6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy đầu tư, thương mại về du lịch
Thông qua vai trò mở đường, hoạt động Ngoại giao văn hóa thời gian qua đã phát huy sức mạnh của ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế để khai thông, mở rộng và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vào chiều rộng và chiều sâu; đi tiên phong trong việc khai mở các thị trường, các lĩnh vực hợp tác quốc tế mới, trong đó có thị trường du lịch và đầu tư FDI, ODA cho ngành du lịch.
Ngành ngoại giao thực hiện vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành và địa phương trong việc hoạch định chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển, các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế và kinh nghiệm, chính sách của các nước. Với mạng lưới trên 80 cơ quan đại diện tại khắp các châu lục, ngoại giao có điều kiện nắm bắt tình hình, tiếp cận đối tác ngay tại bản đại và do đó có thể tham mưu và giúp các ngành/ địa phương tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch cũng như xác minh, thẩm định thông tin về bạn hàng, đối tác nước ngoài.
Vai trò hỗ trợ: thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại, ngành ngoại giao đã tham gia để hỗ trợ, giải quyết những vấn đề vướng mắc trong triển khai các kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài, song không dẫm chân, làm thay. Thông qua vai trò đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, các cam kết quốc tế về kinh tế đối ngoại nói chung và du lịch nói riêng.
Ngoại giao văn hóa không mang nặng tính nhạy cảm của chính trị hay cạnh tranh của thương mại mà đi vào lòng người, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ những rào cản khác biệt trong quan hệ giữa các bên. Hoạt động ngoại giao được sử dụng các hình thức văn hóa như nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, thông tin… Ngoại giao văn hóa là nhân tố thay đổi “đối thủ” thành “đối tác”, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các bên.
Các chương trình văn hóa được tổ chức nhân các chuyến thăm cấp cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tới các nước ngoài việc tăng cường, thắt chặt hơn quan hệ chính trị, các hoạt động đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế. Các chương trình đó đã khiến các nhà đầu tư, các đối tác hiểu
biết hơn, tin tưởng hơn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, Ngoại giao văn hóa đã xóa bỏ những căng thẳng của chính trị trong chuyến thăm và đem lại bầu không khí thân thiện, hợp tác cùng phát triển.
Chương trình văn hóa Việt Nam tại Anh nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (3/2008), Ngày Việt Nam tại Bắc Âu trong chuyến thăm Thụy Điển, Phân Lan, và Đan Mạch của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (6/2008) và Lễ hội Việt Nam tại Singapore nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (5/2008) đã mang lại nguồn đầu tư 1 tỷ USD từ các đối tác Anh, các nguồn hỗ trợ từ Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển hay sự thắt chặt quan hệ thương mại sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.
Các đầu sách bằng tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc giới thiệu tiềm năng kinh tế của các vùng miền, kêu gọi hợp tác đầu tư để phát triển hợp tác kinh tế - thương mại đã được các tổ chức xúc tiến thương mại xuất bản. Trong cac ấn phẩm đó không chỉ có các chỉ số thống kê khô cứng mà còn có các bài phân tích, các kết quả điều tra, nghiên cứu và được minh họa bằng hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đang hoạt động trong các môi trường quốc tế năng động như “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO”, “Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và các làng nghề truyền thống”… đã cung cấp nhiều thông tin hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thông qua các hoạt động đầu tư, chúng ta không chỉ thu hút vốn FDI, chuyển giao công nghệ mà còn tiếp thu được văn hóa quản lý tiên tiến của các đối tác. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chính là những sứ giả của Ngoại giao văn hóa. Họ đã cho chúng ta những kinh nghiệm quản lý, cách ứng xử, giao tiếp trong công việc, giúp chúng ta trở thành những người năng động hơn, sáng tạo hơn và có phong cách làm việc văn minh hơn.
Bên cạnh đóng góp cho du lịch và đầu tư, Ngoại giao văn hóa còn tăng sức cạnh tranh cho lĩnh vực xuất khẩu. Một quy luật vô hình trên thế giới là khi các sản phẩm cùng giá trị thương hiệu, cùng chất lượng và giá thành cạnh tranh
lẫn nhau thì sản phẩm nào mang hàm lượng văn hóa cao hơn, xuất xứ từ nơi có truyền thống văn hóa nổi tiếng hớn, sản phẩm ấy sẽ có lợi thế vượt trội. Việt Nam cũng vậy, truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời sẽ là thế mạnh cho hàng xuất khẩu như lụa tơ tằm, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Một trường hợp điển hình nhất là việc giới thiệu Phở 24 tại Singapore. Nhờ vào hoạt động Ngoại giao văn hóa, Phở Việt Nam đến với người dân nơi đây không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc sắc.
Các hoạt động lễ hội quốc tế, sự kiện văn hóa quốc tế… được tổ chức tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho các địa phương có thể giới thiệu những sản phẩm văn hóa của mình, quảng bá thương hiệu cho các đặc sản của vùng đất, quê hương mình tới bạn bè quốc tế. Qua đó, các sản phẩm xuất đi sẽ nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam tại các cuộc triển lãm quy mô quốc gia – quốc tế ở trong nước hoặc tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, bằng phương pháp văn hóa đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và du lịch của đất nước. Hiện đã có nhiều hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam đứng vững tại các thị trường trọng điểm. Một số sản phẩm, một vài doanh nghiệp đã giành được các giải thưởng quốc tế. Dòng chữ “Made in Việt Nam” (sản xuất tại Việt Nam) đã trở nên quen thuộc trên thị trường quốc tế. Kết quả đó chính là nhờ hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển. Ngược lại, khi đã tạo được ấn tượng về đất nước và con người Việt Nam càng củng cố lòng tin của bạn hàng quốc tế vào những sản phẩm được làm ra bằng những bàn tay khéo léo, trí sáng tạo của những con người trên dải đất thân thiện này.
Các hoạt động Ngoại giao văn hóa giúp tăng cường mối quan hệ quốc tế, từ đó đem lại cho Việt Nam những nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu và đầu tư, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đó là con số 48 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2007 và khoảng 62,9 tỷ USD năm 2008. Trong đó các đối tác có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên với Việt Nam, có một số thị
trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Từ con số 312 triệu USD trong năm 1998, nay đã thu hút nguồn vốn trên 60 tỷ USD trong năm 2008 [8].
Từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, nền kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ khó khăn và suy giảm trầm trọng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đã tác động mạnh đến cục diện thế giới và quan hệ quốc tế, đặc biệt làm cho sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các quốc gia diễn ra nhanh hơn, thúc đẩy sự hình thành của những cơ chế hợp tác đa phương mới để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề khác của đời sống quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh các hoạt động Ngoại giao văn hóa, chọn năm 2009 là năm Ngoại giao văn hóa với tin tưởng rằng các hoạt động Ngoại giao văn hóa sẽ giúp Việt Nam giảm bớt ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các hoạt động của “Năm Ngoại giao văn hóa 2009” được triển khai một cách chủ động và sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần giúp đất nước vượt qua khủng hoảng. Nhận thức về Ngoại giao văn hóa với nội hàm trọng tâm là “quảng bá, xúc tác, mở đường, vận động, tiếp thu” đã được nâng cao và chuyển hóa thành những hành động và kết quả cụ thể. Nổi bật là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… trong việc quảng bá mạnh mẽ hình ảnh và tiềm năng đất nước, góp phần tranh thủ nhiều hơn các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển. Con tàu kinh tế Việt Nam như có thêm những “tay chèo” vững để vượt sóng bão suy thoái. Kinh tế đất nước đã cán đích với tốc độ tăng trưởng khoảng 5,2%. Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp hơn so với những năm gần đây, nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Việt Nam đứng trong top 5 nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Lạm phát tiếp tục được được duy trì dưới mức 7%. Đó chính là những thắng lợi cơ bản, được bạn bè thế giới đánh giá là rất ấn tượng. Sự ấn tượng ấy được thể hiện qua niềm tin của chính các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam trong năm 2009 với số vốn kỷ lục, hơn 8 tỷ USD. Thêm một sự ngạc nhiên và khâm phục của cộng đồng quốc tế đối với Việt
Nam khi mà trong lúc kinh tế khó khăn, Việt Nam lại càng coi trọng bảo đảm an sinh xã hội với tổng số chi cho an sinh xã hội năm 2009 ước đạt 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008 [39].