6. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Thông qua công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác du lịch với cộng đồng quốc tế, thông qua việc phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch, qua phương tiện truyền thông quốc tế và thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài đã góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch đa dạng, đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Trong thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác du lịch địa phương với 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê koong mở rộng, hợp tác hành lang Đông – Tây, hợp tác sông Mê koong – sông Hằng, hợp tác với APEC, ASEM và Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)… Ký và thực hiện tốt 26 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.
Sự ra đời của nhiều chương trình Festival quốc tế xuất phát đầu tiên ở Hà Nội, đặc biệt là sự xuất hiện Chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN, hình ảnh Việt Nam được quảng bá trở thành một trong 10 sự kiện tiêu biểu được ngành du lịch bình chọn của năm 2007. Chính phủ đã chi cho đề án quảng bá du lịch với kinh phí 4,7 tỷ đồng xây dựng một bộ phim về du lịch Việt Nam được phát sóng liên tục trong tháng 10/2007 vào những giờ vàng trên kênh CNN [2]. Đây là một công cụ đắc lực cho việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Du lịch là một hình thức giới thiệu có hiệu quả, trực tiếp thông qua “mắt thấy, tai nghe” về một dân tộc không chỉ ngoan cường trong đấu tranh, kháng chiến bảo vệ tổ quốc mà còn đổi mới thành công với nhiều thành tựu: ổn định
chính trị, xã hội, phát triển kinh tế làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước, một dân tộc thân thiện với bạn bè quốc tế, một đất nước có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là nơi có nhiều món ăn ngon với nghệ thuật ẩm thực tinh tế mà nhiều du khách quốc tế đã trân trọng gọi Việt Nam là một trong những “bếp ăn” của thế giới.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng cao qua nhiều năm vừa qua là kết quả, vừa là thể hiện sinh động chính sách thông thoáng, khuyến khích, tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam để tạo sự thuận tiện cho khách du lịch quốc tế, thể hiện chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia, dân tộc của nước ta, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia các tổ chức, định chế quốc tế. Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia, quan hệ đầu tư với trên 80 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ xuất nhập khẩu với trên 200 nước và vùng lãnh thổ.