Tăng cường vai trò của báo chí truyền thông

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Tăng cường vai trò của báo chí truyền thông

Báo chí có vai trò quan trọng trong tuyên truyền tiến bộ xã hội, ngày càng tỏ rõ một thứ quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những thông tin được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác động rất nhanh chóng đến công chúng. Ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc thông tin trên toàn cầu với ưu thế về thời gian, đa dạng về hình thức, các phương tiện thông tin đại chúng có thể phản ánh tình hình thời sự ở các lĩnh vực khác nhau, trên tất cả các bình diện khác nhau. Báo chí có thể phổ biến, đưa thông tin đến đông đảo công chúng trong cùng một thời điểm. Đây là ưu thế tuyệt đối mà các phương tiện thông tin khác không có được.

Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 630 cơ quan báo chí với 803 ấn phẩm, một hãng thông tấn quốc gia. Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình trung

ương và địa phương. Số lượng các cơ quan báo chí cung cấp thông tin trên internet là 168. Trong đó, số lượng các báo điện tử không phụ thuộc tòa soạn báo in hoặc đài phát thanh truyền hình là 10 báo. Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng với thời lượng hơn 200 giờ mỗi ngày trên 6 hệ phát thanh, trong đó có hệ phát thanh đối ngoại VOV5 với 12 thứ tiếng, phục vụ đối tượng thính giả là người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam và kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc. Đài truyền hình Việt Nam phát sóng với thời lượng 112,5 giờ/ngày, trong đó có kinh VTV4 là kênh thông tin đối ngoại hiện đang phát sóng đến nhiều châu lục.

Với ưu thế đó, báo chí và truyền thông có thể coi là một công cụ hữu hiệu để tiến hành các hoạt động Ngoại giao văn hóa với vai trò thông tin, quảng bá, đấu tranh. Lực lượng truyền thông đại chúng rộng lớn ở Việt Nam như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử với khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ đã đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí, xây dựng các chuẩn mực lối sống, đạo đức, ứng xử tốt đẹp, bồi dưỡng nhân cách làm phong phú thêm đời sống văn hóa của toàn xã hội, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động Ngoại giao văn hóa và phát triển du lịch. Thông tin đại chúng là phương tiện truyền bá văn hóa, giáo dục văn hóa, bồi dưỡng năng lực sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi người. Trong quá trình công bố, truyền tải, lưu giữ đồng thời cũng làm chức năng tiêu thụ các sản phẩm văn hóa do các nghệ sĩ, nghệ nhân và quần chúng sáng tại nên. Đồng thời, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, các danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch Việt Nam đến với bạn bè thế giới; giới thiệu văn hóa các dân tộc trên thế giới với công chúng Việt Nam.

Thông tin truyền thông phải đi trước một bước, phải thực sự là người lính xung kích mở đường cho việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khi tiến hành các hoạt động Ngoại giao văn hóa. Do đó, cần tăng cường, quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin của Việt Nam và các nước thông tin, hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa của các quốc gia trên thế giới để giúp

cho nhân dân mỗi nước hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, làm tiền đề cho công tác ngoại giao văn hóa.

Thường xuyên mới và trao đổi các đoàn phóng viên báo chí của các loại hình báo chí trực tiếp đến Việt Nam tiếp xúc, khai thác, hợp tác sản xuất chương trình và giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước bạn những thông tin và hình ảnh của đất nước là một hoạt động hiệu quả giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đại sứ quan Việt Nam ở các nước để chủ động hơn nữa việc tổ chức mời, trao đổi, cung cấp thông tin để các phương tiện thông tin nước ngoài hiểu đầy đủ, toàn diện và có thái độ khách quan khi thông tin về tình hình nước ta.

Nâng cao hơn nữa trình độ mọi mặt, sự hiểu biết về văn hóa của các dân tộc trên thế giới cho đội ngũ nhà báo Việt nam, góp phần làm tốt hơn vai trò là người xung kích trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền về Ngoại giao văn hóa và giới thiệu du lịch Việt Nam.

Phát huy lợi thế của báo chí điện tử, trang tin điện tử trên mạng internet để làm nhiệm vụ tuyên truyền về văn hóa, du lịch và ngoại giao văn hóa. Tranh thủ các kênh để đưa báo chí, sách Việt Nam ra nước ngoài. Chủ động tham gia các hội chợ sách báo quốc tế để quảng bá, giới thiệu về văn hóa và du lịch Việt Nam.

Hiện nay có khoảng 3,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cộng đồng người Việt được xã hội sở tại nhìn nhận như là một hình ảnh thu nhỏ, một tấm gương phản chiếu hình ảnh Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho việc phát triển cộng đồng về mọi mặt, cả chính trị, kinh tế - văn hóa, cả vật chất và tinh thần nhằm xây dựng các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, đoàn kết, văn minh, thành đạt, duy trì bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và hướng về quê hương. Từ đó, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài có thể đóng vai trò như những nhà ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước mình, truyền bá những giá trị và tinh hoa văn hóa, tinh thần của dân tộc.

Trong sự nghiệp này cần tận dụng tối đa thế mạnh của truyền thông. Thông qua các phương tiện thông tin, báo chí, cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình đất nước. Các cơ quan chức năng Nhà nước và các cơ quan truyền thông trong nước cần định hướng và hỗ trợ mọi mặt cho báo chí, truyền thông, sinh hoạt văn hóa, văn học nghệ thuật của Cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tổ chức các chương trình thông tin, vận động và giới thiệu về Việt Nam trong cộng đồng người Việt nam đang sinh sống ở nước ngoài để họ có cái nhìn đúng và đủ về đất nước.

Tiểu kết

Chương 3 trình bày những mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020. Trên cơ sở đó, người viết đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam. Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, làm tốt công tác Ngoại giao văn hóa sẽ tạo động lực để ngoại giao Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể phát huy được vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với du lịch, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và thế giới, cũng như triển khai một cách hiệu quả nhất các hoạt động này.

KẾT LUẬN

Với dân tộc Việt Nam, Ngoại giao văn hóa không phải là một khái niệm mới. Gần sáu thế kỷ trước, Nguyễn Trãi đã từng tự hào: “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Lịch sử ngoại giao của dân tộc ta từ trước đến nay không có thời kỳ nào là không in đậm dấu ấn của văn hóa. Những bức thư ngỏ gửi đối phương thông qua phương thức “ngoại giao tâm công” hay những câu chuyện về sứ thần Đại Việt lấy thơ ca để “đối đáp” với người phương Bắc trong lịch sử đã thể hiện lối ứng xử thông minh và đậm chất văn hóa của dân tộc ta. Trong những tình huống phức tạp, thời điểm cam go, cách thức đối ngoại linh động và đầy tình hòa hiếu, nhân văn ấy đã góp phần giúp chúng ta giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao và làm sâu sắc thêm truyền thống văn hiến của dân tộc.

Không chỉ kế thừa kho tàng văn hóa đặc sắc kết tinh qua nhiều thế hệ, Ngoại giao văn hóa hôm nay còn là sự phát huy những thành tựu của hơn hai mươi năm đổi mới, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những giá trị truyền thống và một nền ngoại giao hiện đại, là sự mở rộng tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại trong thời kỳ hội nhập. Qua hai kỳ Hội nghị Ngoại giao (lần thứ 25 năm 2006 và lần thứ 26 năm 2008), Ngoại giao văn hóa đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trong công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới với nội hàm được cụ thể hóa và làm sâu sắc, như một bông hoa năm cánh đầy đặn, một biểu tượng của Năm Ngoại giao văn hóa 2009: là nhân tố dòng hải lưu mở đường cho quan hệ giữa Việt Nam và một số quốc gia, là chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, là công cụ quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam, là kênh vận động hiệu quả cho các di sản của đất nước và là cửa ngõ tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại.

Có thể nói, Ngoại giao văn hóa bằng công tác quảng bá và vận động, đã hỗ trợ đắc lực cho các địa phương giới thiệu hình ảnh, danh lam thắng cảnh và những nét đặc sắc văn hóa của mỗi vùng miền, góp phần xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư, đóng góp trực tiếp, thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của các địa phương có di sản.

Ngoại giao văn hóa được xác định là nhiệm vụ không chỉ của riêng Bộ Ngoại giao hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà là của mọi cơ quan từ Trung Ương đến địa phương và của toàn xã hội. Sự đa dạng hóa về lực lượng tham gia, từ các Bộ, Ngành, Địa phương và doanh nghiệp tới các tầng lớp nhân dân đã hình thành nên một sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự khởi sắc của các hoạt động Ngoại giao văn hóa. Ngoài ra, sự chuyển biến này còn có tác động lan tỏa, là chất xúc tác cho sự phối hợp thường xuyên hơn, chặt chẽ hơn giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các đơn vị và địa phương liên quan. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững lâu dài cũng như góp phần nâng cao vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội”, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr 9

2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, 2011.

3. Nguyễn Mạnh Cầm, “Một vài suy nghĩ về khái niệm, nội hàm của Ngoại giao văn hóa”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, trang 27 – 32.

4. Phạm Sanh Châu (2008), “Báo cáo dẫn đề: Ngoại giao văn hóa Việt Nam, những khởi đầu thuận lợi để hướng tới tương lai”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, trang 262 – 269.

5. Bạch Ngọc Chiến (2008), “Vai trò của truyền thông trong công tác Ngoại giao văn hóa”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, tr.262 - 269.

6. Nguyễn Mạnh Cường (2008), “Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động du lịch”, “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới.

7. Đỗ Quý Doãn (2009), “Thông tin truyền thông và việc đẩy mạnh Ngoại giao văn hóa”, Tạp chí cộng sản, tr. 16 – 20.

8. Dương Danh Dy (2008), “Một vài nhận thức ban đầu về Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, tr. 176 – 184.

9. Đảng Cộng sản Việt nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 (1940 – 1945), NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14.Ngô Văn Điểm (2004), “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,

15. Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2004), “Giáo trình kinh tế du lịch”, NXB Lao động.

16. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), “Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Hà Nội. 17. Vũ Dương Huân (2007), “Vài suy nghĩ về Ngoại giao văn hóa”, Tạp chí

nghiên cứu quốc tế, tr. 18 – 24.

18. Vũ Dương Huân (2008), “Nhân tố văn hóa trong Ngoại giao Việt Nam”,

Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”,

NXB Thế giới, tr.129 – 154.

19. Đỗ Huy (2003), Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 – Những giá trị tư tưởng, văn hóa, Viện Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Nguyễn Khánh (2008), “Ngoại giao văn hóa và văn hóa ngoại giao”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, trang 42 – 47.

21. Phạm Gia Khiêm (2007), “Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại Đại hội X của Đảng”, Tạp chí Cộng sản,

tr. 26 – 30.

22. Phạm Gia Khiêm (2007), “Vươn lên tầm ngoại giao khu vực và quốc tế”, Tuần báo Thế giới và Việt nam, tr. 15 – 17.

23. Vũ Khiêu (2008), “Ngoại giao văn hóa dưới góc nhìn Văn hóa”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, tr. 283 – 290.

24. Đinh Trung Kiên (2004), “Một số vấn đề về Du lịch Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2006), “Việt Nam 20 năm đổi mới”, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), “Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005”, Hà Nội.

27. Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), “Quyết định 23/1999/QĐ-TTg ngày 13/2/1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch”, Hà Nội.

28. Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Quyết định 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010”, Hà Nội. 29. Nguyễn Bắc Sơn (2008), “Vai trò của Ngoại giao văn hóa trong chính

sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Ngoại giao văn hóa “Vì một bản sắc Việt nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, tr.96 – 110.

30. Bùi Thanh Sơn (2008), “Vai trò của Ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, tr.111 – 128.

31. Nguyễn Văn Tình (2008), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.

32. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2008), “Thúc đẩy

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)