Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước

Ngoại giao văn hóa là một công cụ quan trọng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, là chất keo dính làm bền chặt mối quan hệ chính trị với các nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước, quảng bá đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển, con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Từ đó, tranh thủ thiện cảm của thế giới đối với Việt Nam và đấu tranh chống lại những âm mưu chống phá của các lực lượng cơ hội; đồng thời

tạo nhịp cầu kết nối kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc và cô lập các phần tử cực đoan trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Các hoạt động Ngoại giao văn hóa như giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế ở trong và ngoài nước, đăng cai tổ chức những sự kiện văn hóa quốc tế, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài… được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện trong thời gian qua đã góp phần to lớn vào việc quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo một vị thế mới cho Việt Nam, không chỉ là đất nước anh dũng trong đấu tranh bảo vệ độc lập tự chủ, mà còn là một dân tộc với bề dày truyền thống, giàu bản sắc văn hóa và tự tin trước hội nhập quốc tế.

Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức hàng năm tại nhiều nước trên thế giới là một hoạt động Ngoại giao văn hóa đóng vai trò tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam. Chương trình gồm những nội dung chính: các hoạt động ngoại giao chính trị của Việt Nam như gặp gỡ, hội đàm; giới thiệu cơ hội hợp tác về đầu tư thương mại, du lịch và dịch vụ với Việt Nam dưới một số hình thức như diễn đàn, hội thảo, tọa đàm doanh nghiệp, triển lãm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài là tổng hợp các hoạt động về chính trị, kinh tế và văn hóa được thực hiện tại một số quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định nhằm góp phần triểu khai chính sách đối ngoại của Việt Nam. Giới thiệu văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động nghệ thuật như triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật; chiếu phim, tọa đàm về văn hóa Việt, giới thiệu thời trang Việt Nam, ẩm thực Việt Nam; các hoạt động giao lưu nhân dân, các hoạt động truyền thông và một số hoạt động cụ thể khác để tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện này.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Ngày Việt Nam ở nước ngoài giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, bền

vững và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giữa nhân dân các nước với Việt Nam; đồng thời, vận động thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tại điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, thương mại, du lịch và dịch vụ khác.

Một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, của đời sống dân tộc Việt Nam chính là văn hóa ẩm thực. Với nhiều món ăn, thức uống có tiếng lâu đời với những kỹ thuật chế biến tinh xảo và cầu kỳ, sử dụng những nguyên liệu đặc trưng của từng vùng miền trên khắp đất nước. Ẩm thực trở thành một thế mạnh để Việt Nam có thể khai thác nhằm quảng bá đất nước thông qua các hoạt động Ngoại giao văn hóa.

Mỗi năm có khoảng 500.000 du khách Nhật Bản tới Việt Nam với thời gian lưu trú trung bình khoảng 3 – 4 ngày. Điều gì có thể hấp dẫn du khách Nhật trong khoảng thời gian đó, điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của rất nhiều du khách Nhật? Một trong các yếu tố níu chân người Nhật chính là ẩm thực Việt Nam. Món ăn được các du khách người Nhật, đặc biệt là các bà các chị ưa thích thưởng thức là những món ăn nhẹ như phở, nem cuốn, nem rán, giò chả… Nhiều món ăn của Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều địa phương của Nhật, điển hình như những quán phở bên cạnh những tiệm mì soba của Nhật tập trung xung quanh các tòa nhà công sở ở Tokyo. Cũng có nhiều du khách Nhật Bản sau khi được thưởng thức ẩm thực Việt Nam tại Nhật đã quyết định chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch của mình, cũng có trường hợp nhờ vậy mà quyết định đến Việt Nam tìm hiểu đầu tư, kinh doanh, sản xuất…

Chính nhờ những nỗ lực trong công tác Ngoại giao văn hóa, hình ảnh Việt Nam và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên một tầm cao mới. Ngày càng nhiều các quốc gia quan tâm tìm hiểu về Việt Nam với mức độ rộng hơn, sâu hơn và mang tính thực tiễn hơn. Thông qua các hoạt động Ngoại giao văn hóa, thông qua du lịch, Việt Nam được biết đến, được nhìn nhận là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, với bề dày lịch sử dựng

nước và giữ nước hàng nghìn năm, và nay là một quốc gia hòa bình, thân thiện, sẵn sàng mở cửa làm bạn với thế giới. Những vấn đề về lịch sử, về văn hóa, về lối sống của người Việt, của dân tộc Việt được tiến hành tìm hiểu dưới mọi góc độ và với mọi cách nhìn nhận.

Với những thành quả được ghi nhận, Việt Nam được thế giới tín nhiệm chọn làm nơi tổ chức, đăng cai nhiều Lễ kỷ niệm các sự kiện văn hóa, nhiều Hội nghị, Hội thảo lớn của khu vực và thế giới như: Hội nghị Phụ nữ Châu Á – Thái Bình Dương với Văn hóa Hòa Bình (12/2000), Hội thảo Xây dựng Báo cáo định kỳ của Khu di sản thiên nhiên và hỗn hợp thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (1/2003), Hội nghị “Đối thoại Văn hóa văn minh vì hòa bình và phát triển châu Á – Thái Bình Dương (12/2004) và Hội nghị cấp nguyên thủ quốc gia như APEC, ASEM. Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai hoa hậu hoàn vũ thế giới. Cuộc thi quy tụ 80 người đẹp đến từ 80 quốc gia tham dự. Hình ảnh về nét đẹp của đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam được giới thiệu gói gọn trong vòng 9 phút xen kẽ trong các phần thi của vòng chung kết Miss Universe 2008, trực tiếp trên kênh truyền hình Mỹ NBC, ước tính có hơn 1 tỉ người theo dõi. Đêm chung kết cuộc thi diễn ra tại Nha Trang, Việt Nam và được truyền hình trực tiếp đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới qua kênh NBC. Đây là một cơ hội quý báu để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới, giúp người dân quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người, văn hóa và du lịch trong nước.

Với những nỗ lực ngoại giao, Việt Nam đã vận động UNESCO công nhận:

* Di sản thiên nhiên thế giới:

1. Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới.

2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003. * Di sản văn hóa thế giới:

1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993. 2. Phố Cổ Hội An, năm 1999.

3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999.

4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010. 5. Thành nhà Hồ, năm 2011.

* Các danh hiệu được UNESCO công nhận khác:

1. Cao nguyên đá Đồng Văn được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu năm 2010.

2. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại năm 2003.

3. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2005.

4. Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh được UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại năm 2009.

5. Ca trù, của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp ngày 1/10/2009.

6. Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

7. Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2009.

8. 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long được công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2010.

9. Hát xoan được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp ngày 24/11/2011.

10. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ). Đúng 12h10 (giờ Paris, tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Một số danh hiệu khác:

1. NGUYỄN TRÃI: Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.

2. NGUYỄN DU: Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

3. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: Khóa họp Đại hội đổng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

* Hà Nội được trao giải thưởng “Thành phố vì Hòa bình” (1999) và được chọn là nơi tổ chức Lễ phát động năm quốc tế văn hóa Hòa bình”

* Tháng 10/2009, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2009 – 2013 và UNESCO thông qua Nghị quyết tham gia Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)