Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch

Với lợi thế là cơ quan đi đầu trong các quan hệ ngoại giao với cộng đồng thế giới, có mạng lưới các cơ quan đại diện ở tất cả các châu lục và địa bàn trọng yếu, ngành Ngoại giao đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ, tác động tới sự phát triển của du lịch thông qua các kênh chủ yếu sau:

- Hoạt động ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế như việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế, các ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, các triển lãm nhạc cụ, tranh ảnh giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam… đồng thời qua đó giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và thương mại.

- Hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần tích cực vận động các danh hiệu văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới, Ca trù, Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể…; hỗ trợ các địa phương tổ chức các chương trình văn hóa như các lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực, các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế …

- Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần nhân dân, đồng thời truyền tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên Hợp quốc và UNESCO vào nhiều chương trình hành động quốc gia như xây dựng “xã hội học tập”, “xã hội thông tin”, “giáo dục cho mọi người”…

- Việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước góp phần thúc đẩy phát triển các thị trường du lịch.

- Cùng với việc củng cố quan hệ giữa các nước có quan hệ ngoại giao, những thủ tục dành cho khách du lịch được đơn giản hóa và việc đi du lịch trở nên dễ dàng hơn: thủ tục xuất nhập cảnh, Việt Nam đã miễn visa cho một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN…

- Các hoạt động Ngoại giao văn hóa góp phần tích cực trong việc xây dựng một hình ảnh tốt đẹp, quảng bá điểm đến cho mỗi quốc gia giúp gia tăng lượng khách du lịch với mỗi điểm đến.

- Việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại đã mang đến không chỉ những hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, nguồn vốn ODA mà còn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đến với mỗi quốc gia. Với ngành du lịch, các dự án khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hay vận chuyển khách du lịch đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc đáp ứng ngày một nhiều hơn nhu cầu của du khách.

- Thông qua quan hệ ngoại giao ngày một gắn kết, các quốc gia đã có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển. Trong lĩnh vực du lịch, đã có nhiều dự án liên kết để đào tạo nguồn nhân lực, nhiều chương trình khảo sát, học hỏi kinh nghiệm đã được triển khai…

Như vậy, với quan hệ ngoại giao rộng mở, thiện chí, hòa bình, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Ngoại giao văn hóa mở ra cơ hội to lớn cho du lịch phát triển: gia tăng thị trường khách du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực thu hút du khách quốc tế, thực hiện tăng trưởng và phát triển du lịch theo hướng bền vững và giúp cho du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Tiểu kết

Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Nội hàm và nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa có vai trò mật thiết tới sự phát triển của du lịch Việt Nam. Quá trình toàn cầu hóa – một trong những nét đặc trưng của quan hệ quốc tế đương đại đã làm thay đổi cơ cấu, hình thức quản lý và các loại hình du lịch. Đến lượt mình, du lịch cũng được coi là một trong những công cụ của chính sách đối ngoại. Vị trí, vai trò của du lịch trong hoạt động đối ngoại tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, du lịch ngày càng có ảnh hưởng tới các hoạt động ngoại giao văn hóa.

Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)