Tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

Với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam thăm dò đầu tư, thương mại, thăm thân và du lịch ngày một tăng. Đời sống nhân dân ngày một được cải thiện nhu cầu đi tham quan du lịch và nghỉ dưỡng ở trong nước tăng, nhu cầu về khách sạn ngày một lớn. Điều này có thể được chứng minh bằng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong giai đoạn này.

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong giai đoạn 1995 – 2012

Đơn vị tính: 1.000 lượt người

Năm Số lượng khách Quốc tế Số lượng khách nội địa

1995 1.351.300 6.900.000

1996 1.607.200 7.300.000

1997 1.715.600 8.500.000

1998 1.520.100 9.600.000

2000 2.140.100 11.200.000 2001 2.330.050 11.700.000 2002 2.627.988 13.000.000 2003 2.428.735 13.500.000 2004 2.927.873 14.500.000 2005 3.477.500 16.100.000 2006 3.583.486 17.500.000 2007 4.229.349 19.200.000 2008 4.253.740 20.500.000 2009 3.772.359 25.000.000 2010 5.004.000 27.000.000 2011 6.014.032 30.000.000 2012 6.847.678 32.500.000 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Số liệu trên cho thấy, trừ một số năm (1997, 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS), các năm còn lại du lịch liên tục tăng trưởng. Khách quốc tế đến Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới (trên 160 nước và vùng lãnh thổ), trong đó khách du lịch đến từ 20 thị trường hàng đầu phần lớn là các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao nên khách chi tiêu bình quân một ngày cao hơn, ở dài ngày hơn nên chi tiêu của khách quốc tế đã tăng qua các năm và đây là một kênh lớn thu hút một lượng ngoại tệ không nhỏ.

Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế mang lại thu nhập không chỉ có những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, là ngành xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ là năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1,350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần. Riêng năm 2008, mặc dù gặp

rất nhiều khó khăn, song hoạt động du lịch vẫn diễn ra sôi động, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2009 đạt 36 nghìn tỷ, năm 2010 đạt 56 nghìn tỷ đồng và chiếm 52,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước, cao nhất trong các nhóm dịch vụ xuất khẩu (theo vneconomy – Khách quốc tế đến Việt Nam tăng “kép”. ITDR ngày 15/1/2011). Theo cách tính của các chuyên gia thì lượng ngoại tệ thu được từ chi tiêu của khách quốc tế có chăng chỉ thấp thua lượng ngoại tệ thu được từ các kênh kiều hối (khoảng trên 6 tỷ USD), kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 4,8 tỷ USD), còn cao hơn kênh vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (trên 2 tỷ USD), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (nếu tính theo vốn gốc cũng chỉ hơn 2 tỷ USD).

Bảng 2.3. Thu nhập xã hội từ du lịch (1995 – 2012)

Năm Thu nhập xã hội từ du lịch (Nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ du lịch (%) 1995 8.000 1996 10.614 132,68 1997 12.919 121,72 1998 12.700 98,30 1999 14.500 114,17 2000 17.400 120 2001 20.500 117,82 2002 23.500 114,63 2003 20.000 85,11 2004 26.000 130 2005 30.000 115,38 2006 36.000 120 2007 56.000 155.56 2008 65.000 110 2009 70.000 118

2010 96.000 35

2011 130.000 30

2012 160.000 23

(Nguồn: Tổng cục du lịch)

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển. Du lịch đã khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 234.000 lao động trực tiếp và khoảng 510.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên mới lập nghiệp. [3, tr 9]. Du lịch phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan khác, cụ thể là: mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cho các ngành liên quan, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hóa nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khách phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền và với quốc tế. Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu góp phần nâng cấp, tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể, hoạt động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phòng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các chương trình du

lịch…, vấn đề an ninh quốc gia luôn được nhấn mạnh. Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý, những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với du khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua diễn ra rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần rất tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 63)