Ngoại giao văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Ngoại giao văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam

Giữa hoạt động ngoại giao và bản sắc văn hóa dân tộc có mối liên quan chặt chẽ. Chính sách đối ngoại của mỗi dân tộc ít nhiều đều chịu ảnh hưởng và sự chi phối bởi chính nền văn hóa của dân tộc đó. Trong quá trình phát triển, mỗi nền văn hóa đều tiếp xúc, giao lưu và đối thoại với nhiều nền văn hóa khác nhau. Giao lưu văn hóa nhằm tăng cường, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về những giá trị chung của toàn nhân loại và tôn trọng sự khác biệt của từng dân tộc. Đồng thời tạo cơ hội cho các nền văn hóa hợp tác cùng chung sống hòa bình và phát triển bền vững. Quá trình tiếp xúc, giao lưu và đối thoại văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng nhờ đó được phong phú, sáng tạo hơn. Chính sự đa dạng của các nền văn hóa đã làm nảy sinh nhu cầu giao lưu và đối thoại văn hóa. Ngày nay, không một dân tộc nào trên thế giới tồn tại tách biệt mà không có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Sự giao lưu văn hóa là nhu cầu nội tại của sự phát triển văn hóa. Một nền văn hóa “không có sự giao lưu

thì sẽ xơ cứng, mất sức sống, dần dần tàn lụi và chủ nhân của nó sớm muộn cũng sẽ biến khỏi vũ đài lịch sử”. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa mở ra những cơ hội mới cho các cộng đồng hiểu nhau và cho chính mỗi cộng đồng hiểu rõ mình hơn. Do vậy sự tương tác giữa các nền văn hóa là một thuộc tính và là tiền đề cho sự phát triển xã hội.

Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nằm ở giữa hai trục Bắc Nam và Đông Tây, ngã tư đường của các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, chúng ta có vị trí rất thuận lợi cho giao lưu văn hóa. Việc tiếp nhận văn hóa ở nước ta diễn ra xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngay cả trong các thời kỳ chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương thức cưỡng chế, áp đặt, âm mưu đồng hóa hay tiếp thu tự nguyện. Nhưng dù theo cách nào thì bản sắc dân tộc là cơ sở quan trọng, nguồn sức mạnh, điểm tựa quý báu để Việt Nam đến với thế giới, hòa đồng, tiếp thu, tiếp nhận mà không mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Hình thành trên nền văn hóa bản địa Nam Á và Đông Nam Á, trải qua hàng ngàn năm giao lưu với văn hóa khu vực, văn hóa Việt Nam dù tiếp thu với nhiều nền văn hóa khác, nhưng vẫn mang bản sắc riêng thống nhất trong đa dạng của 54 dân tộc, với phổ hệ xã hội là gia đình, làng xã và đất nước; với hoàn cảnh thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm; với tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trọng tình, ứng xử mềm dẻo, khoan dung hòa hiếu… Tất cả là nét tâm lý chủ đạo, đồng thời cũng là bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghị quyết TW5 (khóa VIII) khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; lòng nhân ái, bao dung trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”.

Bản sắc văn hóa Việt Nam là nguồn lực và thế mạnh của đất nước có cội nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, được tôi luyện vững bền trong cả quá trình lịch sử lâu dài, không bị văn hóa phương Bắc đồng hóa, đủ sức tiếp biến thành công văn hóa phương Tây và sẵn sàng hội nhập văn hóa trong khu vực và thế giới. Động lực để Việt Nam thực hiện giao lưu văn hóa mà không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc chính là lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc cùng với khát vọng hòa bình, mong muốn tiến kịp văn minh nhân loại, sự bao dung, hòa đồng, mềm dẻo, linh hoạt… Sự từng trải của dân tộc qua xung đột và giao lưu là thế mạnh nổi trội nhất của Việt Nam. Nói cách khác, đó là sự không chối từ trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài trên nền tảng của tư tưởng độc lập dân tộc.

Trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, qua giao lưu, tiếp xúc với những nền văn hóa bên ngoài người bản địa không những quảng bá được những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa của mình, phát huy được những lợi thế sẵn có của mình trong hợp tác kinh tế, quốc tế mà còn làm quen với những yếu tố ngoại lai và nhận biết được những yếu tố nào trong số đó có ích lợi có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có những nền văn hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thì không.

Sự liên kết các nước vào những liên minh như EU hay khối ASEAN chính là một dạng cộng sinh mạnh giữa một số nền văn hóa, vì nó tạo ra những ưu đãi và những lợi thế đặc biệt trong giao lưu văn hóa giữa các nước trong cùng khối, giúp cho toàn bộ văn hóa của mỗi nước phát triển thuận lợi hơn hẳn. Lợi ích to lớn trước mắt mà giao lưu văn hóa đem lại là mỗi nước thông qua xuất nhập khẩu vật chất, năng lượng và thông tin với bên ngoài có thể đáp ứng rất nhanh nhiều nhu cầu bức thiết của mình, giải quyết thuận lợi những khó khăn bức xúc mà nhiều nước đang gặp phải.

Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc

đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn. Theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống vật chất nếu đóng kín sẽ nhanh chóng tiến đến hỗn loạn do không thể trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin cần thiết với bên ngoài để duy trì cấu trúc hoặc những hoạt động chức năng bình thường, và vì vậy cũng khó thực hiện những hoạt động ứng phó cần thiết trước những tác động bất lợi từ phía thiên nhiên hoặc từ bên ngoài; tính mở của hệ thống vật chất là điều kiện cần để hệ thống đó giữ được ổn định và phát triển.

Như vậy, Ngoại giao văn hóa có điều kiện phát hiện, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, mà nhiều giá trị trước đây còn là những “tài sản ẩn” nhưng có điều kiện “thăng hóa” trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác. Việc Ngoại giao văn hóa vận động thế giới công nhận những giá trị/ tài sản văn hóa đấy thành di sản văn hóa thế giới càng tạo điều kiện tôn vinh, giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. Ngoại giao văn hóa góp phần làm gia tăng giá trị kinh tế của tài sản văn hóa, biến chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến với đất nước và cộng động địa phương nơi có di sản.

Ngoại giao văn hóa phối hợp với các cơ quan văn hóa liên quan trong nước đóng vai tròng là “bộ lọc”, “bánh lái” tạo định hướng phát triển cho nền văn hóa Việt Nam. Trong quá trình giao lưu, văn hóa không tĩnh tại mà luôn tiếp biến. Nếu để cho quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra tự nhiên mà không có sự định hướng thì sẽ dẫn đến nguy cơ lai căng, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, là hoạt động góp phần được văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới vào Việt Nam, ngành ngoại giao có thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ Thông tin truyền thông… tạo định hướng cho sự phát triển của văn hóa Việt, thúc đẩy đào thải những điểm chưa hay của văn hóa và tiếp thu những tin hoa văn hóa tiên tiến từ bên ngoài.

Bên cạnh vai trò xúc tác thúc đẩy quan hệ và quảng bá nâng cao hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, Ngoại giao văn hóa còn đưa kinh nghiệm phát triển từ các quốc gia khác để áp dụng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Việc đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động giao lưu như Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản, Malaysia đã giúp các doanh nghiệp, các ngành nghề của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, khắc phục điểm yếu đề phát triển hơn. Không chỉ trong các hoạt động thương mại, các chương trình Ngoại giao văn hóa còn đem lại bài học kinh nghiệm tổ chức sự kiện để thu hút du lịch, quảng bá hình ảnh tại địa phương. Các chương trình như cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới năm 2008, cuộc thi Trình diễn pháo hóa Quốc tế Đà Nẵng tổ chức thường niên hay cuộc Vận động Bình chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới năm 2009 – 2011… đã giúp cho các địa phương nắm được các cách thức quảng bá hiệu quả của nhiều nước trên thế giới, từ đó áp dụng những hình thức phù hợp với đặc điểm của địa phương mình.

2.2.3.Ngoại giao văn hóa góp phần thu hút khách du lịch

Trong lịch sử Việt Nam, Ngoại giao văn hóa đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng văn hóa phục vụ mục tiêu đối ngoại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Với thế mạnh của đất nước nghìn năm văn hiến, Ngoại giao văn hóa góp phần tạo dựng và quảng bá hình ảnh một nước Việt Nam tươi đẹp, phát triển năng động, con người mến khách và một nền văn hóa độc đáo.

Các hoạt động Ngoại giao văn hóa được triển khai đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một tăng, gián tiếp đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Với lợi thế là cơ quan đi đầu trong các quan hệ đối ngoại với cộng đồng thế giới, có mạng lưới ở tất cả các châu lục và địa bàn trọng yếu, ngành Ngoại giao đã quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới dưới các hình thức hỗ trợ cho việc tổ chức và tham dự các hội nghị khu vực và quốc tế, các diễn đàn xúc tiến kinh tế đối ngoại ở các nước sở tại, trao đổi trực tiếp với các đối tác quốc tế. Hội nghị APEC, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO… được đánh giá là những cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam. Những nỗ lực của ngành ngoại giao

đã góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế về Việt Nam, chuyển hình ảnh từ một Việt Nam của chiến tranh sang hình ảnh một Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên của nhân loại.

Ngoại giao văn hóa góp phần tích cực trong việc hỗ trợ mở rộng hợp tác du lịch quốc tế, tham gia và ký kết các thỏa thuận, hiệp định về du lịch với các nước và các tổ chức khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức như: Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội lữ hành và du lịch Châu Á – Thái Bình Dương… Các hình thức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới khác cũng góp phần khai thác tiềm năng du lịch của nước ta, đang kể là ASEAN, Hành lang kinh tế Đông – Tây, hợp tác sông Hằng – sông Mê Koong (MGC), Tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia (CLV), Tiểu vùng sông Mê Koong mở rộng (GMS)…

Ngành ngoại giao đã đề xuất Chính phủ ban hành quy chế miễn thị thực song phương, đơn phương cho nhiều quốc gia, mở thêm nhiều cửa khẩu quốc tế, cho phép người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh 90 ngày không cần visa đã tạo cơ hội thuận lợi cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào du lịch Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định song phương với 47 nước và đơn phương miễn thị thực cho 6 nước. Những biện pháp cảnh cách tích cực thời gian qua đã góp phần giảm chi phí du lịch, tiết kiệm triệt để thời gian làm các thủ tục xuất nhập cảnh và khiến cho việc đến du lịch Việt Nam trở nên dễ dàng hơn với du khách.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tổ chức đăng cai nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế như Hoa hậu hoàn vũ, Lễ hội ẩm thực quốc tế… Các chương trình giao lưu văn hóa được tổ chức tại Việt Nam đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam ngày một đông.

Từ 1990 đến năm 2009, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với hai con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Du lịch

mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: Năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần [36]

Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch của Việt Nam

Chỉ tiêu Năm

Khách du lịch quốc tế đến (Triệu lượt người)

Thu nhập ngoại tệ từ du lịch (Tỷ USD) 2008 4,236 3,930 2009 3,747 3,050 2010 5,050 4,450 2011 6,014 5,620 2012 6,847 6,600

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hóa và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo; khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống. Ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư.

Thành tựu du lịch ngày nay có được là nhờ biết kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch du lịch, các khu sinh thái, kết hợp với lễ hội văn hóa và các hình thức văn hóa khá thể hiện đặc trưng văn hóa vùng, địa phương. Các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tốt, lối ứng xử của người dân cùng những thương hiệu, sản phẩm văn hóa địa phương, đặc sản văn hóa cũng góp

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)