6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về Ngoại giao văn hóa trong
trong thời kỳ tới
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa mở, bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc gắn chặt với nhau, dễ tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời vẫn có khả năng bảo tồn, duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc. Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng vấn đề văn hóa nói chung, cũng như việc giao lưu văn hóa với thế giới nhằm củng cố, phát huy văn hóa dân tộc, phục vụ quá trình phát triển và hội nhập.
Đại hội Đảng X đã xác định chính sách Ngoại giao văn hóa là: “Mở rộng giao lưu văn hóa, thông tin với thế giới”.
Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XI của Đảng chỉ rõ: “Định hướng sắp tới của Đảng, Nhà nước về Ngoại giao văn hóa: “Đổi mới tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài”.
Theo ông Phạm Sanh Châu, nhiệm vụ chính trị của Ngoại giao văn hóa Việt Nam là giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới để tăng cường sự hiểu biết về Việt Nam. Thông qua việc quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, Ngoại giao văn hóa chính là cầu nối chuyển tới bạn bè quốc tế thông điệp về đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, thân thiện, hiếu khách, phát triển nhanh và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế.
Trong hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006) đã thống nhất và đi vào triển khai đồng bộ chính sách Ngoại giao Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính là
Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế và Ngoại giao văn hóa. Trong đó, Ngoại giao văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần, biện pháp, nội dung và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam, hỗ trợ cho Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế để tạo thành một tổng thể chính sách, phát huy tốt nhất sức mạnh của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại. Sự trân trọng các giá trị văn hóa trong công tác ngoại giao trở thành nhịp cầu nối để vượt qua những khác biệt, đưa các dân tộc xích lại gần nhau, cùng giải quyết những vấn đề chung của mỗi quốc gia, dân tộc và chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Hội nghị Ngoại giao 26 (tháng 12/2008) càng khẳng định rõ hơn những chủ trương trên. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao đã lấy năm 2009 làm năm “Ngoại giao văn hóa Việt Nam”, xác định ưu tiên triển khai các hoạt động Ngoại giao văn hóa trong năm này, lấy đây là tiền đề, tạo bước chuyển biến lớn về nhận thức và hành động, tạo động lực mới cho Ngoại giao nói chung và Ngoại giao văn hóa Việt Nam nói riêng.