1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển bền vững

197 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN ---]U^--- Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP

Trang 1

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TP HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ

THỊ VÀ PHÁT TRIỂN

-]U^ -

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TP HỒ CHÍ MINH

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chủ nhiệm: TS Trần Văn Thông

TP Hồ Chí Minh, 12 - 2005

Trang 2

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TP HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ

THỊ VÀ PHÁT TRIỂN

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Các thành viên thực hiện:

TS Trần Văn Thông (Chủ nhiệm)PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân NCV Trần Quang Aùnh

ThS Lê Đức Tuấn ThS Ngô Văn Phong

Cộng tác viên:

ThS Lê Văn Năm ThS Trương Hoàng Trương NCV Tô Thị Hồng Yến NCV Phạm Thanh Thôi NCV Trương Thanh Thảo

TP Hồ Chí Minh, 01 - 2006

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỘT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở RỪNG NGẬP MẶN (RNM) CẦN GIỜ

1.4 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 8

1.8 Tổng quan về thực vật và thảm thực vật RNM Cần Giờ 12 1.9 Tổng quan về khu hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ 18

2.1.3 Di tích tôn giáo – tín ngưỡng 31

II Thực trạng khai thác, sử dụng RNM Cần Giờ trong các hoạt động du lịch 39

III Đánh giá chung về tiềm năng và hoạt động du lịch ở RNM Cần Giờ 47

Trang 4

1 Những thuận lợi 48

CHƯƠNG HAI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH

QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

1 Tác động của các dự án phát triển du lịch 50

1.1 Những tác động do quy hoạch và chuẩn bị địa điểm xây dựng 51 1.2 Những tác động khi các dự án du lịch được thực hiện 52

2.1 Tác động đến tài nguyên nước 54

2.2 Tác động đến môi trường không khí 59

2.3 Tác động đến tài nguyên đất 60

2.4 Tác động đến tài nguyên động, thực vật 61

1 Tác động của hoạt động du lịch đến các ngành kinh tế của địa phương 63

2 Du lịch mang lại việc làm mới cho một bộ phận người dân địa phương 72

3 Du lịch tác động đến tình hình đất đai ở Cần Giờ 80

4 Hoạt động du lịch phát triển đã góp phần làm tăng giá cả

5 Du lịch tác động đến tình hình gia tăng dân số ở Cần Giờ 84

6 Những vấn đề xã hội nảy sinh do tác động của hoạt động

7 Du lịch tác động đến nhận thức, lối sống của người dân Cần Giờ 89

8 Tác động của hoạt động du lịch đến các di tích văn hóa, lịch sử,

làng nghề truyền thống của địa phương 92

9 Du lịch tác động đến đời sống văn hóa lối sống của người dân

CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

II Giải pháp giáo dục ý thức về du lịch sinh thái cho cộng đồng và du khách 105

Trang 5

1 Giáo dục trong trường học 105

IV Giải pháp về đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch 110

V Giải pháp tăng cường đầu tư có hiệu quả trong việc khai thác,

3 Kiến nghị với Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 119

4 Kiến nghị với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 119

5 Kiến nghị với Sở Văn hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh 120

Phụ lục

- Kết quả phân tích môi trường

- Bản đồ các di tích văn hóa – lịch sử huyện Cần Giờ

- Bản đồ phân vùng du lịch sinh thái ø

- Bản đồ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tự nhiên

- Bản đồ hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn

- Bản đồ hiện trạng khu vực bãi biển 30-04

- Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu đô thị - Du lịch lấn biển Cần Giờ do Trung tâm Quy hoạch Đô thị – Nông thôn thuộc Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn, Bộ Xây dựng thực hiện

- Quy chế bảo vệ môi trường du lịch-Bộ Tài nguyên – Môi trường

- Báo cáo điều tra định lượng

- Số liệu điều tra định lượng

Trang 6

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TP HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG (BẢN TÓM TẮT)

Chủ nhiệm: TS Trần Văn Thông

PHẦN MỞ ĐẦU

Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích hơn 70.000 ha có một ý nghĩa cực kỳ to lớn Nó là lá phổi xanh của thành phố và cũng là khu dự trữ sinh quyển của thế giới Việc khai thác rừng ngập mặn Cần Giờ nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở Việt Nam nói chung cho mục đích du lịch hiện nay vẫn còn nặng về mặt lợi ích kinh tế trước mắt Những tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn vẫn chưa được xem xét một cách toàn diện Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch sẽ đưa lại hậu quả trước mắt và lâu dài cho vùng và địa phương như thế nào? Cái được, cái mất là gì?

Hiện nay, du lịch bền vững, trong đó có du lịch sinh thái là một xu hướng chủ đạo của ngành du lịch thế giới nói chung, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới nói riêng Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần phải thỏa mãn ba yếu tố cơ bản sau:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và kinh tế

- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo

Du lịch bền vững có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý các tài nguyên của họ Đây là điểm mấu chốt về bản chất để xem du lịch như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường

Trang 7

Đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng ta phải làm thế nào để khai thác, sử dụng cho mục đích phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất và đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên và nhân văn theo hướng phát triển bền vững

Với các lý do đó, đề tài nghiên cứu cố gắng tìm tòi, lựa chọn một mô hình đánh giá tác động môi trường tự nhiên và nhân văn của hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư, phát triển du lịch đạt hiệu quả cao Trong tình hình hiện nay, đây là một vấn đề có tính cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn

CHƯƠNG MỘT

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

I Tổng quan rừng ngập mặn Cần Giờ

1 Tài nguyên tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện cần Giờ

(về phía Đông Nam của TP Hồ Chí Minh)

Ranh giới: - Bắc giáp huyện nhà Bè

- Nam giáp biển Đông

- Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

- Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là

30 km

1.2 Địa hình: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình

không bằng phẳng và tạo thành dạng hình lòng chảo ở khu trung tâm, độ cao trung bình từ 0 m – 1,5m, trừ núi Giồng chùa là điểm cao nhất khu rừng có độ cao 10,1 m ở tiểu khu 14

Trang 8

1.3 Thổ nhưỡng: Ở rừng ngập mặn Cần Giờ quan sát thấy có 4 loại đất cơ

bản như đất mặn, đất mặn phèn ít, đất mặn phèn nhiều, đất cát mịn (giồng cát) có pha rất ít bùn ven biển

1.4 Khí hậu: khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ, nhìn chung mang đặc tính

nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4

* Mạng lưới sông rạch dày đặc, gồm có sông Lòng Tàu, Soài Rạp, Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu Diện tích sông rạch chiếm 31,76% tổng diện tích của huyện Cần Giờ

* Chế độ thủy triều: rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng trong ngày)

1.5 Tổng quan về sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ

1.5.1 Thực vật:

So sánh với danh mục 36 loài cây ngập mặn chủ yếu ở rừng ngập mặn Việt Nam thì ở rừng ngập mặn Cần Giờ có 33 loài thuộc 19 chi, 15 họ Như vậy, về số lượng loài, so với các nước Đông Nam Á thì hầu hết những loài chủ yếu của rừng ngập mặn đều có mặt ở Cần Giờ

Về quần xã thực vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ có 2 nhóm (hội đoàn) là nhóm ngập mặn và nhóm nước lợ

* Nhóm thực vật ngập mặn gồm quần xã thuần loại bần trắng; quần xã đước đôi; quần xã đước đôi và xu ổi; quần xã đước đôi và đá vôi;…

* Nhóm thực vật nước lợ gồm: bần chua, mái dầm, ô rô, dừa nước, bình bát, nây nước

1.5.2 Động vật:

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trãi qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nạn lạm thác và chiến tranh, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng bị suy giảm Cùng với quá trình suy thoái, hủy diệt của

Trang 9

Sự đa dạng về chủng loài động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ thể hiện qua các khu hệ động vật sau:

- Khu hệ động vật không xương sống thủy sinh có trên 70 loài thộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành

- Khu hệ cá có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ

- Khu hệ động vật có xương sống ở cạn như khu hệ lưỡng thê và bò sát, gồm có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát Trong đó, có kỳ đà nước, rắn hổ mang chúa, trăn mốc…… Trong các loài bò sát hiện diện ở Cần Giờ, 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam

- Khu hệ chim có hơn 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ, trong đó có 51 loài chim nước Loài chim ở Cần Giờ chiếm 33,58% loài chim nước của Việt Nam (51 trên 149 loài)

- Khu hệ thú đã xác định được 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ Các loài thú hữu nhũ ở rừng ngập mặn Cần Giờ hầu hết là các loài thú nhỏ và vừa có thể tồn tại là các con mồi như: cua, cá, nghêu, sò……

2 Tài nguyên nhân văn

Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, Cần Giờ còn có tiềm năng về tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng

2.1 Hệ thống di tích lịch sử văn hóa

2.1.1 Di tích lịch sử: Cần Giờ có di tích lịch sử văn hóa đáng kể như Pháo

đài tiền tiêu Phước Thắng (di tích chống thực dân Pháp); di tích Bến Đình; Rừng Sác, địa danh đã đi vào lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu căn cứ địa cách mạng chiến khu trù mật Động Hang Nai cạnh sông Đồng Tranh, khu căn cứ địa núi Đất ở xã Lý Nhơn, khu Giồng Chùa thuộc xã Thạnh An…

Trang 10

2.1.2 Di tích khảo cổ học: Cần Giờ được nhiều nhà nghiên cứu công nhận

là một vùng đất cổ xưa còn để lại nhiều di chỉ khảo cổ học quan trọng như Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt ở Cần Thạnh Ở Long Hòa còn những ngôi mộ cổ có niên đại hơn 200 năm Tại Giồng Cá Vồ thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa có 10 mộ đất,

301 mộ chum và nhiều hiện vật bằng sắt, đồng có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm Tại khu Giồng Phệt (xã Long Hòa), tìm thấy 59 chum, 22 mộ táng, nhiều di vật như vòng đá, bình và nắp gốm, hạt mã não…

2.1.3 Di tích tôn giáo tín ngưỡng: Ở Cần Giờ hiện có nhiều chùa, thánh

thất, nhà thờ, đình, miếu, lăng… Tổng cộng Cần Giờ có 8 ngôi chùa Phật và một Tịnh độ cư sĩ Chùa cổ xưa nhất là Chùa Thạnh Phước có trên 135 tuổi Cần Giờ cũng là vùng đất có nhiều người dân theo đạo Cao Đài Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở Thạnh Thới vào khoảng năm 1880

Ở Cần Giờ trước đây gần như mỗi làng đều có một ngôi đình Tính ngưỡng tập quán làng này phát triển rất mạnh ở Cần Giờ Điển hình trong đó là Đình Lý Nhơn (thờ ông Lý và ông Nhơn, hai người có công khai khẩn đất hoang đầu tiên)

Ở các xã tiếp giáp biển như Long Hòa, Thạnh An, Cần Thạnh còn có một tín ngưỡng nữa là tôn thờ cá Ông Lăng Ông Thủy tướng ở Cần Thạnh được người dân địa phương tôn tạo khang trang

2.2 Phong tục tập quán lối sống: Người dân Cần Giờ có truyền thống sống

đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, vẫn giữ được cách tổ chức theo phong tục truyền thống các dịp lễ, tang ma, cưới hỏi Ngoài ra họ còn lưu giữ được một tập quán tốt đẹp là tôn kính và ghi nhớ công ơn của những lớp cư dân đầu tiên đến lập ấp

2.3 Lễ hội, trò chơi dân gian: Các lễ hội hiện còn ở Cần Giờ như lễ Kỳ

Yên và lễ Nghinh Ông ở Cần Thạnh, Long Hòa và Thạnh An Lễ Nghinh Ông hàng năm vào ngày 15 tháng 8 ở thị trấn Cần Thạnh được xem là lễ hội lớn nhất của vùng đất này

2.4 Làng nghề truyền thống: Cần Giờ được biết đến là nơi phát triển mạnh

nghề truyền thống của người dân địa phương là nghề làm muối Toàn huyện Cần Giờ có khoảng 1.400 ha sản xuất muối nằm trên địa bàn các xã Lý Nhơn, Thạnh

An, Long Hòa, Cần Thạnh Sản lượng muối trung bình đạt từ 70.000 đến 90.000

Trang 11

II Thực trạng khai thác, sử dụng rừng ngập mặn Cần Giờ trong các hoạt động du lịch

1 Các loại hình du lịch sinh thái

Rừng ngập mặn Cần Giờ với cảnh quan tự nhiên đẹp, không khí trong lành quyến rũ, với sự đa dạng sinh học cùng với bản sắc văn hóa đã trở thành một khu

du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Các loại hình du lịch đang khai thác có hiệu quả như:

- Du lịch tham quan dã ngoại: chủ yếu phục vụ cho du khách du lịch thuần

túy Loại hình này phát triển mạnh ở Lâm Viên Cần Giờ, Vàm sát và bãi biển 30/4 và thu hút 90% du khách nội địa, 10% du khách quốc tế

- Du lịch học tập và nghiên cứu khoa học: Rừng ngập mặn Cần Giờ đã thu

hút được lượng du khách là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học ở

TP Hồ Chí Minh và một số nước Châu Á như Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á và đặc biệt là các nhà nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Tuy nhiên, du lịch nghiên cứu khoa học chỉ mới chiếm 2% trên tổng số du khách đến rừng ngập mặn Cần Giờ

- Du lịch cắm trại, thể tha : bao gồm các loại hình cho học sinh, sinh viên,

chèo thuyền, câu cá,…

2 Sản phẩm du lịch

2.1 Các điểm tham quan du lich và học tập nghiên cứu

* Bãi biển 30/4 với khu resort đầy đủ tiện nghi để phục vụ tắm biển, vui

chơi giải trí

* Lâm Viên Cần Giờ (thuộc tiểu khu 17) bao gồm tham quan Đảo khỉ với

hơn 700 con khỉ ở khe Dinh, khe Ốc, ao cá sấu hoa cà với 62 con

Trang 12

* Chiến khu rừng Sác với nhiều mô hình mô tả lại cuộc sống và chiến đấu

của Trung đoàn Đặc công rừng Sác (Trung đoàn 10)

* Sân chim là một bộ của vườn động, thực vật, chiếm vị trí ở vùng ven bãi

bồi giáp Mũi Nai

* Vườn sinh vật cảnh rừng ngập mặn với diện tích khoảng 169 ha ở xung

quanh khu vực khe Dinh, khe Ốc với sự đa dạng cao

* Bảo tàng Cần Giờ nơi giới thiệu lịch sử vùng đất Cần Giờ và trưng bày

các mẫu mẩu động thực vật khô tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Ngoài

ra, còn có các hiện vật khảo cổ học khai quật tại Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt,

* Điểm du lịch Vàm Sát (thuộc tiểu khu 15) Tại đây khách du lịch được

tham quan Đầm Dơi, bãi chim ăn nằm ở khu vực Gốc Tre Lớn

2.2 Sản phẩm dịch lưu trú

Mạng lưới cơ sở lưu trú đang được quan tâm xây dựng thuộc sở hữu tập thể, tư nhân) nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của du khách Mạng

lưới cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở các khu vực sau:

* Khu Lâm viên Cần Giờ có 5 nhà nghỉ với sức chứa khoảng 100 du

khách Khu nhà nghỉ Nhật Bản có lối kiến trúc kiểu Nhật đẹp, tao nhã

* Khu bãi biển 30/04 có khu Resort của Saigontourist và một số cơ sở lưu

trú của tư nhân xây dựng

* Ở xã Cần Thạnh

Nhìn chung mạng lưới cơ sở lưu trú bước đầu thỏa mãn được nhu cầu lưu trú của du khách Tuy nhiên, giá cả còn cao và chất lượng phục vụ còn yếu kém

(cơ sở lưu trú tư nhân)

2.3 Sản phẩm ăn uống

Mạng lưới cơ sở kinh doanh ăn uống hiện tập trung chủ yếu ở bãi biển 30/4, Lâm viên, Cần Thạnh, với những món ăn đặc sản biển như tôm, cua,

nghêu, sò, hào, cá Mao ếch tạo nên sự cuốn hút du khách

2.4 Sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí

Sản phẩm vui chơi giải trí còn nghèo nàn, đơn điệu, chỉ có một số cơ sở dịch vụ về tắm hơi, Karaoke kém sức hấp dẫnvà chưa đáp ứng được nhu cầu vui

chơi giải trí của du khách

Trang 13

2.5 Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch

* Về Giao thông, du khách đến Cần Giờ thông qua các phương tiện giao

thông đường bộ, trục đường chính đã được trải nhựa dài 36,5 km, cầu Dần Xây được xây dựng xong đã rút ngắn thời gian di chuyển du khách TP Hồ Chí Minh

đi Cần Giờ Về giao thông thủy có thể đi tàu, ghe từ TP Hồ Chí Minh ra Cần

Giờ

* Về điện – nước

- Về điện : được sự quan tâm lớn của TP Hồ Chí Minh đã xây dựng tương

đối hoàn chỉnh, trung thế, hạ thế, phủ kín 6/7 xã

- Về nước ngọt : tuy được quan tâm, nhưng vẫn cònlà một khó khăn lớn

cho dân cư Cần Giờ

* Thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin di động Mobilephone và Vinaphone đã được xây dựng

tạo điều kiện thuận lợi lớn cho hoạt động du lịch và dân cư Cần Giờ

3 Tình hình khai thác thị trường du khách

Lượng du khách đến tham quan khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng gia tăng, kể từ năm 2000 trở lại đây, hàng năm đón trung bình từ

200.000 đến 300.000 du khách

Trong thị trường du khách nội địa thì thành phần sinh viên, học sinh đi theo nhóm trường học chiếm 35%; du khách theo đoàn theo tổ chức và theo công

ty du lịch chiếm 40%; khách đi lẻ, theo nhóm và gia đình chiếm 23%; khách

tham quan nghiên cứu khoa học chiếm 2%

III Đánh giá chung về tiềm năng và hoạt động du lịch ở RNM Cần Giờ

1 Những thuận lợi

Rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam có sự đa dạng về sinh học và cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn mang nét hoang sơ, cảnh quan nhân văn phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho qui hoạch thành một khu du lịch sinh thái lớn của thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

2 Những khó khăn và hạn chế

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của các ngành kinh tế xã hội và của ngành du lịch tuy đã có sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn rất thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch

- Vấn đề đánh giá và giám sát tác động môi trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong giai đoạn khởi công xây dựng các công trình kinh tế - kỹ thuật và du lịch

- Về mức sống và trình độ dân trí của dân cư Cần Giờ còn quá thấp Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và cho du lịch

- Vấn đề giáo dục ý thức môi trường du lịch cho cả du khách và cư dân địa

phương còn nhiều bất cập

Trang 15

CHƯƠNG HAI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở CẦN GIỜ

I Tác động đến môi trường tự nhiên

1 Tác động của các dự án phát triển du lịch

Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, ở Cần Giờ hàng loạt các công trình đã khởi công xây dựng như đường giao thông trục chính và vào các khu du lịch, xây dựng khu Resort ở bãi biển 30/04, xây dựng các cơ sở phục vụ kinh doanh ăn uống tại khu du lịch đảo khỉ Những tác động chủ yếu lên môi trường tự nhiên thể hiện qua các mặt sau:

- Giải tỏa mặt bằng để tiến hành xây dựng dẫn đến làm thay đổi cảnh quan như ảnh hưởng đến hệ sinh thái RNM, 30 ha rừng bị chặt phá để xây dựng đường từ phà Bình Khánh đến Cần Thạnh

- Tác động đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã do tiếng ồn của công trình và của con người gây ra

- Môi trường không khí hiện bị ô nhiễm khói, bụi bởi phương tiện, động cơ xây dựng, môi trường bị tăng độ đục vì ô nhiễm xăng dầu

- Vẽ đẹp của hệ sinh thái RNM ít nhiều đã bị ảnh hưởng

- Các hoạt động san nền, đắp đất sẽ làm thay đổi địa hình của nơi vốn là vùng đất ngập mặn, ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên như ở khu Đảo khỉ, khu

du lịch Đầm chim và ngay cả trục đường chính của địa phận Cần Giờ

=> Phần lớn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường tự nhiên trong giai đoạn này thường chỉ phát sinh trong một thời gian nhưng sự ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động, thực vật là rất lớn

2 Tác động của hoạt động du lịch

Trang 16

Qua công tác điều tra, nghiên cứu các điểm khai thác du lịch hiện tại,

nhóm nghiên cứu đã dựa trên các chất ô nhiễm chỉ thị chủ yếu trong hoạt động

khai thác du lịch và đã có được các kết quả sau:

- Bụi phát sinh trong giai đoạn khách tham quan du lịch

- Tiếng ồn

- Các chất thải từ du khách (bao bì, giấy, chai lọ…)

- Chất thải sinh hoạt

- Các phế phẩm dư thừa (thức ăn, đồ uống…)

2.1 Tác động đến tài nguyên nước

- Do ảnh hưởng thủy triều nên toàn bộ các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà

Bè, Vàm Cỏ, Thị Vải và mạng lưới sông vùng Cần Giờ đều có tương tác với nhau và các nguồn ô nhiễm xâm nhập khu Cần Giờ qua sông Nhà Bè, Lòng Tàu Tất cả các sông trong khu vực Cần Giờ hiện nay đều ở tình trạng ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình, nồng độ BOD5 trong giới hạn từ 7- 8,5 mg/L

Vào thời đoạn nước ròng lượng ô nhiễm gia tăng

- Do tác động của hoạt động du lịch, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu phân

tích tại các địa điểm du lịch như Đầm Dơi, Đầm Chim, Đảo khỉ và khu bãi biển 30/04 Kết quả phân tích so sánh với tiêu chuẩn “Chỉ tiêu chất lượng môi trường để tổ chức loại hình du lịch sinh thái” của Bộ Tài nguyên và Môi trường (29-07-2003) có thể được đánh giá như sau:

* Nồng độ pH: Môi trường nước tại các điểm khảo sát mang tính kiềm

nhẹ (pH 7.0 – 8.0) (nồng độ cho phép tối đa là 9.0) So với tiêu chuẩn nguồn nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm

* Độ mặn: tính chất nước khu vực khảo sát mang tính chất lợ mặn

(trong khoảng 12-15 o/oo) tại thời điểm khảo sát

* Chất hữu cơ: Tại khu vực khảo sát Đầm Dơi, Đầm Chim, Đảo khỉ nơi

diễn ra hoạt động du lịch chủ yếu của Cần Giờ, lượng oxy hòa tan nhiều (DO 4.2 – 5.6 mg/l), các chỉ số BOD5 (1.2 – 6.5 mg/l), tổng Nitơ (0.21 – 0.52 mg/l), tổng Phospho (0.024 – 0.064 mg/l) tương đối thấp chứng tỏ các hoạt động gây ô nhiễm trong vùng khảo sát còn ở mức cho phép

Trang 17

* Rác thải và các chất bẩn lơ lửng trong nước: lượng rác thải thường

cao vào những ngày du lịch cuối tuần Lượng rác thải ra bình quân khoảng

6 tấn/ngày và vào dịp lễ hội nghinh Ông trung bình có 15 tấn/ngày, vào dịp lễ khoảng 12 tấn/ngày

* Mùi nước qua khảo sát tại các điểm du lịch nhận thấy không xuất hiện mùi khó chịu

=> Riêng dự án lấn biển Cần Giờ, theo ý kiến của nhóm nghiên cứu sẽ gây ra hàng loạt các tác động trên nhiều mặt như:

* Mất nguồn mùn bã tác động đến nghề nuôi sò, nghêu, hến… sẽ giảm mạnh

* Mất hệ thống giữ các chất thải rắn và lỏng trong nội địa chuyển ra, các chất thải rắn và lỏng sẽ được chuyển ra càng xa vùng bờ tác động làm thay đổi cân bằng sinh thái vùng bờ biển trên quy mô lớn ảnh hưởng và có khả năng gây suy giảm nguồn cá ở vùng ven bờ biển

* Phá hủy chu trình vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái vùng bờ biển, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học

* Làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, tăng tác hại của nước biển dâng

Chính vì những lý do trên, vấn đề lấn biển cần phải được đánh giá cẩn trọng dự án về mọi mặt trước khi đi đến quyết định thực thi

2.2 Tác động đến môi trường không khí

* Hàm lượng bụi trung bình trong không khí tại các khu du lịch Vàm Sát

và di tích chiến khu Rừng sác là 0,05 mg/m3, còn tại các khu du lịch như Đảo khỉ và bãi biển 30/04, hàm lượng bụi trung bình trong không khí là 0,08 mg/m3 Hàm lượng bụi trung bình như trên vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép

* Hàm lượng trung bình của các loại khí khác như: SO2 là 0,005 mg/m3,

NO2 là 0,001 mg/m3, CO2 là 1,0 mg/m3 , tất cả các thông số trên đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

Trang 18

* Riêng đối với tiếng ồn, kết quả đo đạt cho thấy hầu hết tại các điểm du

lịch thông số đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép của một khu du lịch sinh thái (35

- 40dB) Nguyên nhân gây ra là do các phương tiện giao thông vận chuyển (xe ô tô, xe máy…) và du khách tham quan gây ra

2.3 Tác động đến tài nguyên đất

- Làm thay đổi chức năng của vùng đất này là đất nông nghiệp

- Do các dự án xây dựng làm thay đổi diện mạo, địa hình của vùng đất này

vốn là vùng đất ngập nước

2.4 Tác động đến tài nguyên động, thực vật

- Do chặt cây để khởi công các công trình đã gây ảnh hưởng rất lớn nơi cư

trú, sinh sống của các loại chim, thú và các loài thủy sinh của khu vực (trục đường chính chặt phá 30 ha rừng, tại Đảo khỉ với các dự án được mở

rộng , nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với số lượng du khách tham quan đông)

- Tại khu du lịch Vàm Sát, quan sát thấy lượng chim thường hay hội tụ về đây giảm dần, ở Đầm Dơi trong năm 2003 và đầu năm 2004, theo nhân viên của Công ty du lịch sinh thái Phú Thọ báo cáo thì số lượng dơi có giảm đi trên 40% trong đó phần lớn do bị bắt khi đi kiếm ăn ở các khu vực

lân cận)

Nhận xét: Qua việc đánh giá tác động của các dự án phát triển du lịch

và các hoạt động du lịch đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng ta nhận thấy phần lớn các tác nhân gây ô nhiễm cho nguồn nước, không khí… còn nằm trong mức độ cho phép đối với hệ sinh thái này Tuy nhiên, một số tác nhân khác như tiếng ồn, rác thải, bụi…đang dần có dấu hiệu gia tăng Đó cũng chính là những đối tượng mà chúng ta phải có giải pháp khắc phục ngay từ bây giờ và một điều chúng cũng cần phải lưu ý rằng tất cả các tác nhân gây ô nhiễm trên sẽ

tăng dần theo tỷ lệ thuận với số lượng của du khách đến với Cần Giờ

II Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn

1 Tác động của hoạt động du lịch đến các ngành kinh tế của địa phương

1.1 Về nông nghiệp

Trang 19

- Về phát triển vườn cây ăn trái, huyện hỗ trợ nông dân đầu tư xây dựng trang trại và du lịch nhà vườn gắn với chương trình đầu tư cải tạo, nâng cao giá trị vườn cây ăn trái đặc sản với diện tích 250 ha ở Cần Thạnh - Long Hòa

- Phần lớn các hộ làm nông nghiệp đều chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, ít có người chuyển sang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch Trong tương lai, nếu du lịch phát triển mạnh với quy mô lớn hơn nữa thì nông

nghiệp sẽ giảm nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện

1.2 Về thủy sản

Hiện tại, nuôi trồng và khai thác thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cần Giờ Với gần 1.500 phương tiện đánh bắt thủy sản các loại, 5.000 ha nuôi tôm sú, 3.000 ha nuôi nghêu, sò và các loại hải sản khác Tình trạng ô nhiễm nước dẫn đến các hộ nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, đặc biệt là tôm sú Điển hình như sự cố chìm tàu chở dầu ở vịnh Rành Rái (tháng 3/2003) gây ô nhiễm dầu trên diện rộng

1.3 Về lâm nghiệp

Trồng và bảo vệ rừng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương Từ cuối năm 1999, thành phố đã chuyển giao nhiệm vụ quản lý rừng cho huyện, tiền công giữ rừng được nâng bình quân từ 70.000đ lên 185.000 đ/ha/năm đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho 9 đơn vị và 165 hộ dân chăm sóc, bảo vệ Có thể nói du lịch mà trực tiếp là du lịch sinh thái đã có tác động trực tiếp đến tình hình phát triển lâm nghiệp ở Cần Giờ

1.4 Thương mại, dịch vụ

Người dân làm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chịu sự chi phối và hưởng thụ trực tiếp từ các hoạt động du lịch và họ lại là tầng lớp có thu nhập cao tại địa phương Trong tương lai nếu ngành du lịch phát triển thì sẽ tác động mạnh đến các hoạt động vui chơi, giải trí, trong đó các mặt hàng mỹ nghệ, quà lưu niệm, nhà hàng, quán bar cũng sẽ phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của du khách

Trang 20

2 Du lịch mang lại việc làm mới cho một bộ phận người dân địa phương

Ngành du lịch bước đầu đã góp phần làm tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Cần Giờ Ngoài số hộ tập trung kinh doanh buôn bán, phục vụ khách tại bãi biển 30/4, du lịch còn góp phần tạo ra cơ hội kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho khá nhiều hộ gia đình dọc theo trục lộ chính từ Bình Khánh về Cần Giờ và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Cần Giờ

Những người đang làm việc có liên quan đến du lịch thuộc nhóm tuổi trẻ, tầng lớp năng động và dễ thích nghi Ở độ tuổi từ 16-25 có đến 27.6%, còn ở độ tuổi 26-35 có đến 39.0% - chiếm tỷ lệ cao nhất Theo kết quả điều tra, hầu hết những người đang làm việc có liên quan đến du lịch đều làm từ khoảng 5 năm trở lại đây (chiếm 88.6%)

Về trình độ học vấn, phần lớn nhân viên làm tại các công ty du lịch là có trình độ cấp 3 trở lên (cấp 3, THCN: 56.4%, CĐ-ĐH: 10.3%) Trong khi đó, những buôn bán tại các khu du lịch hầu hết có trình độ thấp (mù chữ và cấp 1: 60.6%)

Những hộ trực tiếp làm các công việc phục vụ du lịch đều đánh giá không cao về độ lâu bền và thu nhập từ công việc du lịch mang lại cho họ Chưa có nhiều người dân Cần Giờ làm du lịch, hiện chỉ có khoảng 40 hộ cho thuê phao dù và buôn bán tại bãi biển là người dân địa phương số còn lại đa số là người từ nơi khác đến

3 Du lịch tác động đến tình hình đất đai ở Cần Giờ

Do sự phát triển của du lịch giá đất ở một số khu vực tăng mạnh, đặc biệt

ở thị trấn Cần Thạnh và đường ven biển thuộc xã Long Hòa.Tình trạng sốt đất ở Cần Giờ một phần do sự phát triển du lịch, một phần do người dân từ địa phương khác đến bỏ tiền mua đất để đầu cơ trục lợi Theo số liệu điều tra trên 260 hộ vào tháng 7/i2 trong 5 năm trở lại đây có 23 hộ gia đình đã sang nhượng đất

4 Hoạt động du lịch phát triển đã góp phần làm tăng giá cả sinh hoạt tại địa phương

Trang 21

5 Du lịch tác động đến tình hình gia tăng dân số ở Cần Giờ

Theo số liệu của phòng thống kê, dân số của toàn huyện Cần Giờ năm

2004 là 66.097 người, mật độ dân số trung bình khoảng 94 người/km2 Số dân nhập cư chiếm khoảng 1-2% dân số toàn huyện, họ đến từ Tiền Giang, Bến Tre, Vũng Tàu, Đồng Nai

Hiện tại, du lịch chưa làm biến đổi nhiều về tình hình phân bố dân cư cũng như biến động dân số ở Cần Giờ Tuy nhiên trong thời gian tới, khi các dự án về

du lịch và cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh, chắc chắn Cần Giờ sẽ lại đón nhận những làn sóng nhập cư mới Nhất là khi khu đô thị du lịch lấn biển được xây dựng xong

6 Những vấn đề xã hội nảy sinh do tác động của hoạt động du lịch trong những năm qua

Song song với sự phát triển du lịch, nhiều dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán ăn, điểm karaoke, cà phê máy lạnh, cà phê sân vườn phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau đã kéo theo tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là mại dâm và ma tuý Theo số liệu của UBND huyện, toàn huyện có 28 đối tượng sử dụng chất ma tuý trong đó có 2 nữ Gái mại dâm hầu hết là từ nơi khác đến, tụ tập trong các quán cà phê để câu khách

Theo số liệu điều tra có đến 85% số người được hỏi cho rằng không có tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cướp giật trước khi du lịch phát triển Từ khi du lịch phát triển , tệ nạn xã hội bắt đầu gia tăng, có đến 37,7% số người được hỏi công nhận rằng rằng nơi ở hiện nay của họ có các tệ nạn xã hội trên

Chính quyền huyện Cần Giờ đã có những biện pháp mạnh mẽ nhằm trấn áp loại tệ nạn này nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy các đối tượng vẫn lén lút hoạt động

Trang 22

7 Du lịch tác động đến nhận thức, lối sống của người dân Cần Giờ

Về ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là các hộ dân giữ rừng khi được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch Việc tiếp xúc thường xuyên với du khách cũng đem lại những kiến thức nhất định cho một bộ phận người dân Tuy nhiên, cũng có nhiều người dân Cần Giờ chưa hiểu rõ về du lịch sinh thái Người dân Cần Giờ chưa được trang bị về kiến thức du lịch sinh thái

Theo số liệu điều tra có đến hơn 37% số người được hỏi vẫn chưa biết rừng ngập mặn Cần Giờ là một khu dự trữ sinh quyển thế giới

8 Tác động của hoạt động du lịch đến các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống của địa phương

Hoạt động du lịch cũng kéo theo các trò chơi dân gian ở Cần Giờ được

khôi phục Đặc biệt là vào dịp lễ hội Nghinh Ông rằm tháng tám, các trò chơi như leo cột mỡ, nhảy bao bố, trói cua, đan lưới… được tổ chức qui mô thu hút nhiều dân cư và du khách tham gia

Tuy nhiên, hiện nay các cụm di tích văn hóa khảo cổ như Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Ao, ở xã Long Hòa; Đá hàn ở Tam Thôn Hiệp, cụm Bến Đình chưa được đưa vào phục vụ cho du khách tham quan

Một vùng văn hóa là khu vực sinh thái nông nghiệp ở các xã phía Bắc Cần Giờ như Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp Vùng văn hóa này có làng chiếu cói nổi tiếng, các đình thần, chùa, thánh thất và những tập tục của cư dân nông nghiệp như thờ cúng thần nông, lễ cầu mưa…chưa được khai thác phục vụ cho du khách tham quan

9 Du lịch tác động đến đời sống văn hóa lối sống của người dân địa phương

Hoạt động du lịch là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp đến sự thay đổi phong tục tập quán của người dân địa phương như:

- Người dân địa phương quan tâm tới hiện tượng tiếp viên nữ tại các quán càphê, karaoke

Trang 23

- Tổ chức tang ma, cưới hỏi được tổ chức tại các quán ăn, nhà hàng thay

vì đãi họ hàng ở nhà như trước đây

- Một bộ phận thanh niên học đòi, bắt chước, thiếu sự chọn lọc phong cách sống của du khách, lười lao động, một số lại nhiễm vào các tệ nạn

xã hội

Tuy nhiên, phần đông người dân Cần Giờ vẫn còn sống chân chất, hiền

hòa, coi trọng tình làng, nghĩa xóm

Trang 24

CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN

Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

I Giải pháp tổ chức quản lý

1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý

Sơ đồ : Bộ máy quản lý hoạt động du lịch sinh thái ở cần Giờ

2 Chức năng, nhiệm vụ

Phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch và UBND huyện Cần Giờ trong việc quản lý khai thác, sử dụng rừng ngập mặn Cần Giờ để đảm bảo hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Phòng Văn hóa

Phòng Kinh tế

Sàigòntourist (Khu du lịch ST Cần Giờ) Công ty du lịch Vàm sát

Trang 25

2.1 Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh: là cơ quan lãnh đạo về mặt nhà nước

cao nhất đối với Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo Sở Du lịch và UBND huyện Cần Giờ trong việc lập kế hoạch và qui hoạch tổng thể phát triển du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ

2.2 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh: chỉ đạo cho các doanh nghiệp du lịch như:

Saigon Tourist (khu du lịch sinh thái Cần Giờ), Công ty Du lịch Phú Thọ (Khu du lịch Vàm Sát) và Ban Quản lý Khu du lịch Sinh thái Cần Giờ xây dựng kế hoạch kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện và khả năng của mỗi doanh nghiệp, đồng thời tạo mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu rừng ngập mặn Cần Giờ

2.3 UBND huyện Cần Giờ: có chức năng chỉ đạo chung về việc khai thác và

phát triển du lịch của huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc huyện tham mưu và giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với RNM Cần Giờ UBND huyện Cần Giờ cần nâng cấp Ban quản lý Khu du lịch 30/04 thành Ban Quản lý Khu du lịch Sinh thái Cần Giờ để tập trung đầu mối, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch

II Giải pháp giáo dục ý thức về du lịch sinh thái cho cộng đồng và du khách

1 Giáo dục trong trường học

Đưa chương trình giáo dục ý thức về tài nguyên môi trường du lịch sinh thái thành một môn học chính khóa và ngoại khóa ở bậc phổ thông từ phổ thông tiểu học, cơ sở đến trung học ở huyện Cần Giờ

2 Giáo dục cộng đồng địa phương

- Giáo dục cho cộng đồng địa phương về Luật Du lịch (đặc biệt là điều 7,

Chương I)

- Giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về lợi ích của rừng ngập mặn về mặt kinh tế – xã hội và về du lịch sinh thái (tổ chức các buổi chiếu phim về RNM trong và ngoài nước, triển lãm tranh ảnh về RNM và thông qua các cuộc họp tổ

dân phố tập huấn công tác môi trường cho dân cư)

Trang 26

- Áp dụng hình thức xử phạt đúng mức đối với những đối tượng vi phạm tài

nguyên môi trường

3 Giáo dục du khách

- Cần có công tác thông tin, tuyên truyền cho du khách hiểu và có cách ứng xử phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn tại Cần Giờ

- Xây dựng quy chế bắt buộc các hãng lữ hành đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch, thông báo, nhắc nhở, chỉ dẫn khách du lịch

tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường nơi đến du lịch

III Giải pháp về quy tắc và Luật Du lịch

1 Giải pháp về qui tắc du lịch

- Đối với các nhà tổ chức, qui hoạch du lịch sinh thái phải nắm rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc và qui trình qui hoạch, quản lý các khu du lịch sinh thái

- Đối với du khách và cộng đồng địa phương phải thực hiện nghiêm các qui định về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

2 Thực hiện luật du lịch

- Thực hiện tốt điều 9 (bảo vệ môi trường du lịch) của Luật Du lịch Việt

Nam

- Thực hiện tốt điều 16, chương I về trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo

và phát triển tài nguyên du lịch

=> Tổ chức phổ biến sâu rộng Luật Du lịch cũng như Quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến các cấp lãnh đạo, đến du

khách và người dân địa phương

IV Giải pháp về đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch

1 Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch ở Cần Giờ đến năm

2010

- Dự báo đến năm 2020 dân số Cần Giờ sẽ tăng lên 300.000 người (gấp

gần 5 lần qui mô dân số năm 2004)

Trang 27

- Dự báo lượng du khách giai đoạn 2006 - 2020

Bảng: Dự báo số lượng du khách đến Cần Giờ đến năm 2010

2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án phát triển du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn Việc xây dựng các công trình tại các khu, điểm du lịch phải hài hòa với cảnh quan và môi trường của rừng ngập mặn

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với tài nguyên và môi trường

* Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn cho cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch và cộng đồng địa phương

* Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường xảy ra như: cháy rừng, tràn dầu,…

* Đảm bảo công tác thu gom và tái chế rác thải

* Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi công tác bảo vệ môi trường ở RNM Cần Giờ

Trang 28

* Giám sát các chỉ số ô nhiễm môi trường tại các điểm diễn ra hoạt động du lịch

* Xác định sức chứa hợp lý cho các điểm du lịch

Bảng số : Sức chứa du khách của một số điểm du lịch

Đvt: người

Các điểm du lịch Diện tích sử

dụng cho du khách (m 2 )

Sức chứa (người)

Hệ số luân chuyển (lần)

Tổng sức chứa tối đa dk/ngày

1 Khu Bảo tồn Cần Giờ

2 Đảo khỉ

3 Sân chim

4 Khu cá sấu

5 Vườn động vật

6 Căn cứ Rừng Sác

7 Lâm viên Cần Giờ

240 18.000 84.300 27,6 12.700

340

450 1.696

6,5 – 8,5

> 30

0

250 0,2 0,3 0,05 0,05 0,001

0

Trang 29

5 Ôxy hòa tan

6 Chất rắn lơ lửng

7 Asen

8 Chì

9 Dầu mỏ

Mg/L Mg/L Mg/L Mg/L Mg/L Mg/L Mg/L

5,5 – 9,0 Không khó chịu

< 25

< 25

> 2

50 0,1 0,1 0,3

Yếu tố môi trường Đơn vị Chất lượng nước biển

< 20

< 25

< 50 6,5 – 8,5 Không khó chịu Không

Yếu tố môi trường Đơn vị Chất lượng

không khí

1 Nồng độ SO2 ( 24 giờ)

2 Nồng độ CO (24 giờ)

3 Nồng độ NO2 (24 giờ)

4 Hàm lượng bụi

35 – 40

Nguồn : Qui chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

(Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành ngày 23/7/2003)

Trang 30

* Bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngậm mặn

* Tăng cường sự giám sát của sở tài nguyên môi trường về chất lượng nước, không khí, tiếng ồn tại các điểm du lịch ở RNM Cần Giờ

V Giải pháp tăng cường đầu tư có hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: mạng lưới đường giao thông đến các điểm du lịch, đồng tư đồng bộ về điện, nước ngọt, bưu chính viễn thông, y tế để phát huy hiệu quả, thu hút du khách đến nghỉ ngơi du lịch nhiều hơn

- Đầu tư khai thác giao thông đường thủy như tàu cao tốc, tàu du lịch trên sông để phục vụ du khách thưởng ngoạn rừng, biển, sông rạch Cần Giờ

- Đầu tư trùng tu các di tích lịch sử, di tích khảo cổ, nhà thờ, chùa, thánh thất, đảm bảo cho khai thác phát triển du lịch, khôi phục các làng nghề truyền thống như làng chài, làng muối

- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho hoạt động du lịch ở RNM Cần Giờ (cần quan tâm đào tạo người địa phương)

- Đầu tư mạnh cho công tác tuyên truyền, quản bá du lịch trong và ngoài nước

VI Các kiến nghị và kết luận

1 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch

- Rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong bốn khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam Do vậy, đề nghị Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt trong việc hỗ trợ ngân sách, đào tạo nhân lực cho công tác bảo tồn sinh thái, đảm bảo sự bền vững cho khai thác phát triển du lịch

- Về ngân sách đầu tư và đào tạo nhân lực cần tranh thủ sự hỗ trợ của Hiệp hội các Khu dự trữ sinh quyển thế giới và các tổ chức bảo vệ môi trường toàn cầu

Trang 31

- Việc khai thác phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ mới ở giai đoạn đầu, do vậy gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, lao động chuyên nghiệp phục vụ trong lĩnh vực du lịch nên cần sự hỗ trợ đầu tư đúng mực của Tổng cục Du lịch về ngân sách đầu tư cũng như về chính sách

2 Kiến nghị với UBND thành phố Hồ Chí Minh

- Cần Giờ hiện vẫn là một huyện nghèo của thành phố Hồ Chí Minh Việc phát triển du lịch sinh thái đang và sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời góp phần tích cực vào việc giữ gìn “lá phổi xanh” và nguồn tài nguyên rừng ngập mặn quý giá của thành phố Vì vậy, thành phố cần có chính sách ưu đãi về vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng của Cần Giờ (giao thông, điện, nước ngọt, hệ thống thông tin liên lạc,….) Ngoài ra, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và đội ngũ cán bộ quản lý cho địa phương cũng cần được sự quan tâm hơn nữa từ chính quyền thành phố

- Đề nghị UBND Thành phố triển khai cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ, đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ thuê đất, hỗ trợ tín dụng ưu đãi và thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Cần Giờ

3 Kiến nghị với Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Đề nghị Sở Tài nguyên – Môi trường hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp du lịch và UBND huyện Cần Giờ trong việc bồi dưỡng kiến thức về đánh giá tác động môi trường, giám sát môi trường Đồng thời hỗ trợ trong việc đo lường các chỉ số về ô nhiễm để có biện pháp kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đạt hiệu quả cao hơn

4 Kiến nghị với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Trang 32

- Sở Du lịch hỗ trợ trực tiếp và tích cực trong việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Cần Giờ

- Quan tâm và hỗ trợ tích cực việc quãng bá khu du lịch sinh thái Cần Giờ với thị trường khách nội địa và quốc tế

5 Kiến nghị với Sở Văn hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh

- Sở Văn hóa – Thông tin phối hợp với các nhà chuyên môn thẩm định và đánh giá xếp hạng các di tích văn hóa – lịch sử trên địa bàn huyện Cần Giờ

- Có kế hoạch khôi phục các lễ hội cổ truyền, trùng tu và bảo tồn hợp lý đối với những di tích có giá trị văn hóa - lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cho thanh niên địa phương và giới thiệu với du khách

6 Kiến nghị với UBND huyện Cần Giờ

UBND huyện Cần Giờ là cấp trực tiếp quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ Vì vậy, UBND huyện cần có biện pháp hiệu quả trong việc phối hợp các ban ngành của địa phương và phối hợp tốt với các doanh nghiệp du lịch để đảm bảo phát triển du lịch sinh thái bền vững

KẾT LUẬN

Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu vực rừng ngập mặn miền Nam (từ Vũng Tàu đến Hà Tiên) Từ năm 1962 đến 1971, khoảng 36% diện tích rừng (104.939 ha) đã bị chất độc phá huỷ Riêng vùng Rừng Sác – Cần Giờ bị phá hoại đến 57% Từ năm 1976 đến nay, rừng được phục hồi bằng cách trồng mới với hơn 20.000 ha

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới Tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ giờ đây đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia Với hệ sinh thái đa dạng và trên đà phục

Trang 33

hồi rất nhanh sau chiến tranh, cộng với việc quản lý tốt, rừng ngập mặn Cần Giờ được xếp vào những khu dự trữ sinh quyển đẹp trên thế giới Vì vậy, tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái của Cần Giờ là rất lớn

Về bề dày lịch sử hình thành, vùng đất Cần Giờ đã gắn liền với lịch sử

chống ngoại xâm của đất nước Những địa danh như Pháo đài Phước Thắng, Di tích Bến Đình, Chiến khu Rừng Sác,… đã đi vào lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Ngoài ra, các di tích khảo cổ học như Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Cá Trăng thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa có niên đại cách nay khoảng 2.800 năm đã cho thấy con người có mặt ở vùng đất này từ rất sớm, và những cư dân từ xa xưa của vùng đất Cần Giờ có liên quan mật thiết với cư dân Đông Nam Á cổ

Về tôn giáo – tín ngưỡng, Cần Giờ đất rộng người thưa nhưng lại có rất

nhiều cơ sở tôn giáo tín ngưỡng như chùa, thánh thất, nhà thờ, đình, miếu, lăng, đền Tín ngưỡng dân gian ở Cần Giờ, đặc biệt là tín ngưỡng tôn thờ cá Ông (cá voi) rất được coi trọng Hàng năm vào ngày rằm tháng tám âm lịch, lễ hội nghinh Ông ở Cần Thạnh được tổ chức quy mô thu hút rất đông du khách đến tham gia Lễ hội đã trở thànnh một nét văn hóa đặc sắc của địa phương

Về tài nguyên sinh thái, rừng ngập mặn Cần Giờ có sự đa dạng sinh học về

các giống loài Rừng ngập mặn ở Việt Nam có 36 loài cây ngập mặn thì rừng ngập mặn Cần Giờ có 33 loài, thuộc 19 chi, 15 họ So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì hầu hết những loài chủ yếu của rừng ngập mặn đều có mặt ở Cần Giờ Các loài động vật cũng hết sức phong phú đa dạng với khu hệ động vật không xương sống thủy sinh Hiện có trên 70 loài thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành Khu hệ cá có đến 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ Khu hệ động vật có xương sống trên cạn gồm 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (trong đó có 11 loài bò sát nằm trong sách đỏ Việt Nam) Khu hệ chim với 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ, trong đó có 51 loài chim nước (chiếm 33,55% so với cả nước) Khu hệ thú có 19 loài, thuộc 13 họ, 7 bộ

Với sự đa dạng sinh học và cảnh quan đẹp của rừng ngập mặn, hàng năm Cần Giờ thu hút từ 200.000 đến 300.000 ngàn du khách Tuy nhiên, trong khai

Trang 34

thác và phát triển du lịch ở rừng ngập mặn Cần Giờ đã bắt đầu xuất hiện một số tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và nhân văn Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đo đạc độ ô nhiễm nước, tiếng ồn, sự thay đổi của hệ sinh thái, tác động của các công trình xây dựng nhằm phục vụ cho du lịch Đồng thời quan sát các hoạt động của du khách tại các địa điểm du lịch, thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để đánh giá tác động về mặt nhân văn

Hiện nay, do lượng du khách đến Cần Giờ chưa đông và các công trình xây dựng cũng mới ở giai đoạn đầu với quy mô chưa lớn nên các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí còn nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên, một số tác nhân khác như tiếng ồn, rác thải, bụi, sự thất thoát một số lượng cá thể (như đàn Dơi Quạ ở Vàm Sát) đang có dấu hiệu gia tăng

Về mặt xã hội, bước đầu đã xuất hiện một số vấn đề cần lưu tâm như nạn

ăn xin, bán hàng rong chèo kéo du khách ở các khu du lịch Tệ nạn mãi dâm, ma túy,… đã có xuất hiện tuy ít nhưng đã gây tâm lý lo ngại cho đời sống cộng đồng Những tệ nạn này nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ tác động xấu lên hoạt động du lịch của Cần Giờ

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên phong phú của rừng ngập mặn Cần Giờ và hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nhân văn, đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ trong tương lai

-

Trang 35

PHẦN MỞ ĐẦU

I MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích hơn 70.000 ha có một ý nghĩa cực kỳ to lớn Nó là lá phổi xanh của thành phố và cũng là khu dự trữ sinh quyển của thế giới Việc khai thác rừng ngập mặn Cần Giờ nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở Việt Nam nói chung cho mục đích

du lịch hiện nay vẫn còn nặng về mặt lợi ích kinh tế trước mắt Những tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn vẫn chưa được xem xét một cách toàn diện Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch sẽ đưa lại hậu quả trước mắt và lâu dài cho vùng và địa phương như thế nào? Cái được, cái mất là gì?

Hiện nay, du lịch bền vững, trong đó có du lịch sinh thái là một xu hướng phát triển của ngành du lịch thế giới nói chung, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới nói riêng Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần phải thỏa mãn ba yếu tố cơ bản sau:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và kinh tế,

- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài,

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo

Du lịch bền vững có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý các tài nguyên của họ Đây là điểm mấu chốt về bản chất để xem du lịch như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường

Đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng ta phải làm thế nào để khai thác, sử dụng cho mục đích phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất và đồng

Trang 36

bộ về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên và nhân văn theo hướng phát triển bền vững

Với các lý do đó, đề tài nghiên cứu cố gắng đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên và nhân văn của hoạt động du lịch Đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị để sử dụng và khai thác tốt hơn Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ Trong tình hình hiện nay, đây là một vấn đề có tính cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở rừng ngập mặn Cần Giờ

Phạm vi nghiên cứu: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

III LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

- Về du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái có xu hướng ngày càng phát

triển nhanh cho nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khoa học Đi tiên phong trong lĩnh vực này trên thế giới là sự đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như:

- Boo, E 1990, Ecotourism - Potential anh Pitfalls (Du lịch sinh thái -

Tiềm năng và hiểm họa), Washington, DC, World Wildlife Fund

- Ceballos - Lascurain H., Tourism, Ecotourism and Resource

Conservation (Du lịch, du lịch sinh thái và các khu bảo tồn), H

Graybooks, 1991

- Cater, E 1993, Ecotourism in the Third World - Problems for

Sustainable Tourism Development, Tourism Management (Du lịch

sinh thái ở các nước thế giới thứ ba - Những vấn đề duy trì sự phát triển du lịch, quản trị du lịch)

- Mamforth, M 1993, In search of Ecotourist and Tourism in Focus

- Kreg Lindberg & Donald E Hawkins, Ecotourism for Planning and

Trang 37

Managers, The Ecotourism Society, North Bennington, Vermont,

1990

- Về tác động của du lịch: Song song với du lịch sinh thái là vấn đề

đánh giá tác động của du lịch đến môi trường Vấn đề này ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học Đã có một số công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới về vấn đề này, ví dụ như:

- George N.Walace, Quản lý khách tham quan - Bài học từ vườn quốc

gia GALAPAGOS ở Ecuador, The Ecotourism Society, North

Bennington, Vermont, 1990

- Geoffrey Wall (Giáo sư Đại học Tổng hợp Waterloo, Canada), Du

lịch và phát triển bền vững ở Bali, Indonesia, (Bài tham luận trong

“Hội nghị quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Huế 22 – 23/5/1997)

- Russell Arthur Smith (Giáo sư Đại học Công nghệ Nanyang,

Singapore), Môi trường và vai trò của nó trong phát triển du lịch

bền vững - Bài học về Pattaya và Pahang (Bài tham luận trong “Hội

nghị quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Huế 22 – 23/5/1997)

- Hanns Stoessel (Giám đốc Chương trình Phát triển Quản lý SAV),

Phát triển du lịch tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường, (Bài tham luận trong “Hội nghị quốc tế về phát

triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Huế 22 – 23/5/1997)

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài về du lịch sinh thái và tác động của du lịch sinh thái đến kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên và nhân văn ở Việt Nam, như:

- Philip Dearden, Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái ở Việt

Nam, trong Tuyển tập báo cáo Hội thảo về “Phát triển cộng đồng

dân tộc thiểu số”, Hà Nội, 16 – 20/2/1998

Trang 38

- Đặng Huy Huỳnh, Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển du lịch

sinh thái ở Việt Nam, (Bài tham luận trong “Hội nghị quốc tế về

phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Huế 22 – 23/5/1997)

- Lê Văn Lanh, Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tự nhiên ở

Việt Nam, trong Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển

du lịch sinh thái ở Việt Nam”, Hà Nội 9/1999

- Phạm Trung Lương, Đánh giá tác động môi trường trong phát triển

du lịch ở Việt Nam, báo cáo trong Hội thảo lần thứ I về “Đánh giá

tác động môi trường”, Hà Nội 6 – 7/6/1997

- Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, Tuyển tập báo cáo Hội thảo “Du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội, 1998

- Phạm Trung Lương, Đỗ Quốc Thông và các tác giả, Du lịch sinh

thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo Dục,

Hà Nội, 6/2002

- Lê Huy Bá, Vài điểm lưu ý khi xây dựng rừng ngập mặn Cần Giờ

thành khu du lịch sinh thái

Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy việc nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái trên thế giới rất phong phú, nhưng việc nghiên cứu tác động của phát triển du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở Việt Nam vẫn còn quá ít, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, những công trình, những bài nghiên cứu khoa học nêu trên là những tài liệu cần thiết để tập thể tác giả đề tài tiếp cận tham khảo

IV PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC HIỆN

Để đánh giá một cách toàn diện những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng tôi quyết định chọn các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát thực địa,

Trang 39

- Phương pháp đánh giá tác động môi trường, phân tích môi trường,

- Phương pháp điều tra xã hội học và tâm lý học,

- Phương pháp chuyên gia,

- Phương pháp bản đồ

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài được chia làm ba chương chính:

Chương một: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở

Rừng ngập mặn Cần Giờ Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan về

du lịch Cần Giờ bao gồm nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và thực trạng khai thác, sử dụng rừng ngập mặn Cần Giờ trong các hoạt động du lịch Chương một làm cơ sở để đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở Cần Giờ trong chương hai

Chương hai: Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự

nhiên và nhân văn ở rừng ngập mặn Cần Giờ Đánh giá tác động của hoạt động

du lịch được xem xét ở hai khía cạnh chủ yếu là môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn

- Về tác động đến môi trường tự nhiên, đề tài đánh tác động của các dự án phát triển du lịch cùng những tác động của hoạt động du lịch đang diễn ra tại địa phương

- Về tác động đến môi trường xã hội, đề tài đánh giá những tác động của hoạt động du lịch đến đời sống kinh tế, đời sống xã hội và đời sống văn hóa của người dân địa phương

Chương Ba: Dựa trên những đánh giá về tác động của hoạt động du lịch

đến môi trường tự nhiên và nhân văn Đề tài đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy thế mạnh của địa phương và giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến khu dự trữ sinh quyển rất nhạy cảm này

CHƯƠNG MỘT

Trang 40

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

I TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

1 Tài nguyên tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ (về phía Đông Nam của thành TP Hồ Chí Minh)

* Tọa độ địa lý:

- Từ 10022’14’’ đến 10040’09’’ vĩ độ Bắc

- 106046’12’’ đến 107000’59’’kinh độ Đông

* Ranh giới:

- Bắc giáp huyện Nhà Bè

- Nam giáp biển Đông

- Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

- Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km

* Diện tích tự nhiên, toàn huyện có: 70.421,6 ha (chiếm 1/3 diện tích

TP Hồ Chí Minh Trong đó diện tích lâm nghiệp, rừng bảo tồn khoảng: 33.000 ha, đất sông rạch khoảng 22.850 ha)

1.2 Địa hình

Rừng ngập mặn cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằng phẳng và tạo thành dạng hình lòng chảo ở khu trung tâm, nếu xét từng khu vực nhỏ thì địa hình cũng có nhiều biến đổi nhưng độ chênh lệch không lớn lắm, độ cao trung bình từ 0 -> 1,5m, trừ núi Giồng Chùa là điểm cao nhất

Ngày đăng: 13/03/2015, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BAN CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN CẦN GIỜ, Báo cáo tổng kết công tác xoá đói giảm nghèo năm 2002 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2003, TP. Hoà Chí Minh, 2-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác xoá đói giảm nghèo năm 2002 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2003
2. BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ MÔI TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINH, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. NXB Nông nghiệp, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giơ
Nhà XB: NXB Nụng nghiệp
3. BẢO TÀNG TP.Hồ Chí Minh, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Trẻ
4. BAN QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, Xây dựng chương trình hoạt động dài hạn cho khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình hoạt động dài hạn cho khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
5. BAN KHOA GIÁO THÀNH ỦY, Hội thảo: Bảo tồn và phát huy thế mạnh của rừng Sác, TP. Hồ Chí Minh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy thế mạnh của rừng Sác, TP. Hồ Chí Minh
6. CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
7. DƯƠNG BÁ PHƯỢNG, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, NXB KHXH, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DƯƠNG BÁ PHƯỢNG, "Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá
Nhà XB: NXB KHXH
8. ĐẶNG VĂN THẮNG, VŨ QUỐC HIỀN, NGUYỄN THỊ HẬU, Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh
9. HOÀNG HƯNG, Con người và môi trường. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và môi trường
Nhà XB: NXB Trẻ
10. HOÀNG NHƯ MAI, Vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống và xây dựng nền văn hóa hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HOÀNG NHƯ MAI, "Vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống và xây dựng nền văn hóa hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh
12. HUỲNH NGỌC TRẢNG, TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG, HỒ TƯỜNG, Đình Nam Bộ-Tín ngưỡng và nghi lễ, TP. Hồ Chí Minh, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Nam Bộ-Tín ngưỡng và nghi lễ
13. LÊ HUY BÁ – VÕ ĐÌNH LONG, Kinh tế môi trường học, NXB Đại học Quoác gia TP.Hoà Chí Minh, TP. Hoà Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường học
Nhà XB: NXB Đại học Quoác gia TP.Hoà Chí Minh
14. LÊ HUY BÁ (chủ biên ), Quản trị môi trường, NXB Khoa học-Kỹ thuật, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị môi trường
Nhà XB: NXB Khoa học-Kỹ thuật
15. LÊ ĐỨC TUẤN, CÁT VĂN THÀNH, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, NXB Nông nghiệp, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
16. LÊ THỊ HƯỜNG, Kinh tế môi trường, Trường Đại học Kinh tế, TP.Hồ Chí Minh, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
17. LÊ TRUNG HOA (Chủ biên), Từ điển thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ TP.Hoà Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Trẻ TP.Hoà Chí Minh
18. LÊ TRUNG HOA, Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh
19. LÊ XUÂN QUANG, Thờ thần ở Việt Nam, tập 1 và 2, Hải Phòng, 1996 20. LINDBERG, K VÀ D.E HAWKIN, Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho cácnhà lập kế hoạch và quản lý, Cục Môi trường tổ chức dịch và xuất bản, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thờ thần ở Việt Nam", tập 1 và 2, Hải Phòng, 1996 20. LINDBERG, K VÀ D.E HAWKIN, "Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các "nhà lập kế hoạch và quản ly
23. NGUYỄN BỘI QUỲNH, Báo cáo thực vật và thảm thực vật khu bảo tồn tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực vật và thảm thực vật khu bảo tồn tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ
24. NGUYỄN ĐÌNH HÒE - VŨ VĂN HIẾU, Du lịch bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w