1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TÁC ĐỘNG của các yếu tố môi TRƯỜNG đến sự PHÂN bố RỪNG NGẬP mặn KHU dự TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP mặn cần GIỜ, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

6 1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 371,95 KB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Xuân Tuấn 1 , Nguyễn Xuân Tùng 2 1 Viện Nghiên cứ

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN

CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Xuân Tuấn (1)

, Nguyễn Xuân Tùng (2)

(1)

Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng cửa sông ven biển và đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường Sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và phân bố của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi trường nơi chúng sống Bài báo này trình bày những phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, chế độ ngập và độ mặn đến sự phân bố hệ thực vật ngập mặn, tại vùng rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

1 Mở đầu

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng cửa sông ven biển và đóng vai trò quan trọng cả về yếu tố kinh tế lẫn sinh thái cảnh quan và môi trường ở các vùng đất ngập nước ven biển của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và phân bố của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa hình địa mạo nơi chúng sống RNM Cần Giờ là lá phổi xanh và là một trong những Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới Để có thể khai thác hợp lý và bảo tồn rừng ngập mặn, việc nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng của sự thay đổi điều kiện tự nhiên, yếu tố môi trường đến

sự phân bố và phát triển của thực vật RNM trong khu vực Cần Giờ là rất cần thiết Trong nghiên cứu này, các tài liệu, thông tin về điều kiện môi trường của vùng nghiên cứu, diễn biến phân bố của hệ thực vật rừng ngập mặn đã được thu thập, tổng hợp Bên cạnh đó, việc khảo sát, đo đếm và xác định các loài cây ngập mặn đã được thực hiện trên các ô tiêu chuẩn ở 24 tiểu khu rừng Đồng thời, các yếu tố về mức độ ngập triều,

độ mặn, nền đất đã được xác định trong quá trình khảo sát Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đo đạc, việc xác định, phân tích mối tương quan giữa điều kiện môi trường và thực vật rừng ngập mặn đã được tiến hành Nghiên cứu được thực hiện nhờ sự hỗ trợ một phần kinh phí từ đề tài Độc lập cấp Nhà nước MS: 2011-G77

2 Đặc điểm tự nhiên vùng rừng ngập mặn huyện Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm về phía Đông Nam của TP Hồ Chí Minh, thuộc vùng hạ lưu và sông ven biển của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè; Phía Tây Nam giáp tỉnh Long An và

rừng và đất rừng: 36.581,10 ha, Diện tích rừng trồng: 19.096,80 ha, Diện tích rừng tự nhiên: 10.982,80 ha, Đất khác: 6.501,50 ha [1] Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng, có xu hướng tạo thành lòng chảo ở khu vực trung tâm Xét từng khu vực nhỏ thì địa hình không biến đổi nhiều, nhưng có sự chênh lệch về cao độ khoảng 0- 2m, trừ khu vực Giồng Chùa có độ cao lớn nhất là 10,10m

Rừng ngập mặn Cần Giờ được bao bọc bởi các sông lớn với bờ biển dài 14 km

Tổng diện

Trang 2

tích mặt nước của huyện vào khoảng 21.000 ha chiếm gần 30% lãnh thổ Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày) Biên độ trong thời kỳ triều cường từ 3 – 4 m, trong kỳ triều kém từ 1,5 – 2 m Hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam tiếp giáp với Biển Đông Biên

độ triều cực đại trong rừng ngập mặn từ 4,0 – 4,2 m, trong đó biên độ từ 3,6 – 4,1 m ở vùng phía Nam và từ 2,8 – 3,3 m ở vùng phía Bắc Cần Giờ Các bãi bồi được bồi tụ dọc theo sông Nhà Bè, Ngã Bảy, sông Dừa tạo thành vòng cung bao bọc vùng đầm lầy Trầm tích chủ yếu là bột cát sét Cao độ của các loại địa hình theo các mức ngập

có thể chia thành 5 dạng sau: 1) Ngập hai lần trong ngày (0.0 – 0.2m); 2) Ngập một lần trong ngày (0.2 – 0.5m); 3) Ngập theo chu kỳ tháng (0.5 – 1.0m); 4) Ngập theo chu kỳ năm (1.0 – 1.5m); 5) Ngập theo chu kỳ nhiều năm ( >1.5m) Các nhóm đất chính ở huyện Cần Giờ bao gồm:

- Đất giồng cát ở dọc bờ biển có diện tích khoảng 680 ha, hầu như không bị ngập, đất có phản ứng chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo

- Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng có lớp mùn tầng mặt khá cao, phân bố ở xã Bình Khánh, xã Lý Nhơn Ngoài ra, một phần đất phù sa ven sông có tầng loang lỗ đỏ vàng, nhiễm mặn về mùa khô với độ cao trên dưới 2 m ở Bình Khánh

- Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào mùa khô ở phía nam xã Bình Khánh và xã

An Thới Đông, tầng sinh phèn xuất hiện nông, đất sét và thịt

- Đất phèn mặn:

+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều mùn bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên có diện tích 27.280 ha, phân bố tập trung ở lòng chảo giữa huyện Cần Giờ Đất sét và thịt chiếm từ 85% - 95% Đất đang hình thành chưa ổn định, nhão toàn phẫu diện, giàu mùn, đất mặn nhiều

+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ Ngập mặn theo con nước có diện tích là 4.780 ha, phân bố chủ yếu vùng lòng chảo đầm lầy ngập mặn, có độ cao khoảng 1 m Đất sét và thịt chiếm 94% - 95%, tầng mặt đất chặt cứng

+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, đất ngập mặn theo con nước, phân bố ở các giồng cát của xã Long Hoà, cát chiếm ưu thế từ 65% - 80% Đất nghèo mùn, đất nhiễm mặn nhiều Các đầm, hồ nuôi tôm đều không thành công

- Đất than bùn, phèn tiềm tàng có diện tích 210 ha phân bố ở An Nghĩa, tiểu khu 5, tiểu khu 9, cù lao Phú Lợi, bên bờ vịnh Gành Rái, Thiềng Liềng, Ngã Bảy [1,2]

3 Phân bố và khả năng thích ứng của cây rừng ngập mặn với môi trường sống

Do đặc điểm sống trong môi trường ngập nước, yếm khí, đất bùn, độ mặn cao, sóng gió nhiều… nên cây rừng ngập mặn phải thích nghi với các điều kiện bất lợi

để tồn tại Để thích ứng với điều kiện đất bị yếm khí trong khi triều ngập và để đứng vững trên nền đất không ổn định, hệ rễ của cây rừng ngập mặn có các dạng sau: rễ

hình tia như Mắm (Avicennia spp.); gốc bạn h to gồm có Trang (Kandelia candel),

Sú (Aegiceras corniculatum), Dà quánh (Ceriops tagal); rễ chân nơm, rễ chống như Đước, Đưng (Rhizophora spp.) ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây, còn là cơ quan thu

Trang 3

nhận không khí cho phần trong đất vì trên rễ có nhiều lỗ vỏ trung bình 5-10 lỗ vỏ/cm2

(Phan Nguyên Hồng, 1991); rễ bạnh vè như Cui (Heritiera littoralis), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhira); rễ đâm n gược từ mặt đất nên như cây Bần (Sonneratia

spp.) Ngoài ra còn có nhiệm vụ hô hấp và trên bề mặt của rễ có số lượng lỗ vỏ lớn: ở

, chi bần 9-11 lỗ vỏ/cm2

[7] Cũng do sống trong điều kiện môi trường có độ mặn thay đổi và cao, vì vậy một số cây ngập mặn có cơ chế điều chỉnh nồng độ muối trong cây để tồn tại và phát triển như [5]:

• Bài tiết muối: như các loài Sú (Aegiceras spp.), Mắm (Avicennia spp,), Ôrô (Acanthus spp.) có thể thích nghi với điều kiện này do bài tiết muối qua tuyến muối

trong lá

• Giữ muối: Lượng muối dư được giữ trong không bào bài tiết muối rồi thải

qua lá rụng, như Mắm (Avicennia spp.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhira), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)

• Cân bằng tiềm năng thẩm thấu: lũy trọng lượng phân tử carbonhydrat thấp hơn thế năng thẩm thấu và như vậy cây có thể hấp thu nước từ môi trường mặn

• Loại trừ muối: Tính chất vật lý này nhằm ngăn cản muối vào trong xylem

của rễ bằng cơ chế bơm qua màng như Trang (Kandelia candel), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sú (Aegiceras spp.)

Do sống trong môi trường khắc nghiệt, bị tác động của sóng và nền đất không

ổn định, tỉ lệ sống không cao nên cây rừng ngập mặn có các đặc điểm để tái sinh như [4,6,8]:

• “Hiện tượng sinh con” Một đặc điểm đặc biệt của các loài cây ngập mặn là có

hiện tượng sinh con Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và không có thời kỳ nghỉ ngay ở trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm Kích thước và

độ dài của trụ mầm ở các loài cây khác nhau, nhưng đều có dạng thuôn, phần bụng hơi phình to, sau nhọn dần, trù loài vẹt có hình trụ có cạnh đều, hơi nhọn hai đầu Trụ dài nên nó dễ dàng nổi trên mặt nước và phát tán, dễ cắm xuống đất và hướng ngọn lên trên rồi phát triển rễ nhanh chóng Các loài thuộc chi mắm và sú cũng còn có hiện tượng sinh con kín, hạt cũng nảy mầm trên cây mẹ nhưng trụ mầm nằm kín trong vỏ quả, không ló ra ngoài

• Tính thích nghi của các loài không có trụ mầm: Như cây Cui (Heritiera

littoralis) sản xuất trái to bao bọc bằng lớp vỏ cứng, lớp vỏ này không thấm nước làm

như chiếc phao Cây Giá, Tra lâm vồ thì trong trái có nhiều hạt

Như vậy, các loài cây ngập mặn có khả năng thích ứng khác nhau với các yếu

tố môi trường

4 Sự phân bố thực vật ngập mặn dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở Cần Giờ

Hệ thực vật rừng ngập mặn ở Cần Giờ phong phú vào bậc nhất ở Việt Nam Kết hợp việc thu thập số liệu và kết quả nghiên cứu ngoài thực địa trong năm 2012 đã thống kê được 159 loài thuộc 76 họ, trong đó: Loài cây thực sự ngập mặn:36 loài thuộc 15 họ; Loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ; Loài cây trên đất cao: 90 loài

thuộc 42 họ Những loài cây trồng ở đây là: đước (Rhizophora apiculata), trang (Kandelia candel/obovata), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (Ceriops decandra), gõ

Trang 4

biển (Intsia bijuga), tra (Thespesia polulnea), đưng (Rhizophora mucronata), vẹt đen (Bruguiera sexangula)… trong đó có ba loài được trồng nhiều nhất là đước, dà vôi và

cóc trắng Cần Giờ có nhiều quần xã thực vật như: Quần xã bần chua, Mắm; Quần xã Mắm, chà là, gõ biển; Quần xã dà, cóc, giá, lức; Quần xã ráng, chà là, tâm mộc nam, lức; Quần xã cóc kèn, ô rô; Quần xã đước, dà, Mắm; Quần thể chà là; Quần thể mắm biển; Quần thể dừa nước; Quần thể ráng; Quần thể bần trắng; Quần thể Mắm trắng; Quần thể trang; Quần thể đước; Quần thể ô rô; Quần thể dà…

Thực vật vùng rừng ngập mặn Cần Giờ chia thành hai loại đó là: Tổ hợp thảo mộc ở đất thấp ngập nước mặn (nhóm thực vật nước mặn) và các tổ hợp thảo mộc ở đất cao nước lợ (nhóm thực vật nước lợ) [5]

Nhóm thực vật ngập mặn với phân bố như sau:

- Quần thể thuần loại Sonneratia alba (Bần trắng) tiên phong ở khu vực mới bồi, ngập nước triều sâu, một vài chỗ có thêm ít cây Đưng (Rhizophora mucronata)

- Quần xã Đước (Rhizophora apiculata) và Bần trắng (Sonneratia alba)

được hình thành trên đất bồi đã ổn định nhờ quần thể tiên phong, trong quần xã

còn có Xu ổi (Xylocarpus granatum) Trang (Kandelia candel) Các loài tham gia

Derris trifoliata, Aegiceras corniculatum Quần xã này chiếm khoảng 1/10 diện tích

rừng ngập mặn

- Quần xã R apiculata và X granatum trên đất có độ ngập 2 - 2,5 m Đây

là loại quần xã phổ biến chiếm 25% diện tích

- Quần xã R apiculata và Ceriops decandra trên đất ngập triều cao 2,5 - 3,0 m

- Quần xã Avicennia officinalis và Ceriops decandra trên đất ngập triều cao 2,5

- 3,0 m

- Quần xã Excoecaria agalocha (Giá) và Phoenix paludosa (Chà là) trên đất chỉ ngập khi triều cao 3,3 - 4,0 m Các loài khác là X molluccensis,C.tagal,

Acrostichumaureum (Ráng), Heritiera littoralis (Cui biển), Flagellaria indica (Mây

nước)

Nhóm thực vật nước lợ: phân bố dọc theo các mép sông có chiều rộng 5 –15

m Có thể chia thành 4 vùng quần xã:

- Vùng có loài ngập nước triều 1 - 1,5 m với loài tiên phong là

Sonneratia caseolaris (Bần chua)

- Vùng ngập nước triều 1,5 - 2 m có quần xã Cryptocoryne ciliata (Mái dầm)

- Vùng ngập nước triều 2 – 3 m có quần xã Annona reticulata (Mãng cầu) và Flagellaria indica (Mây nước) Các loài khác: Amoora cucullata,

Barringtonia catangula, Gardenia licida

- Vùng ngập nước triều 3 – 4 m có quần xã Melastoma polyanthum (Mua),

Dalbergia candenatensis (Sưa biển) Các loài khác: Pandanus tectorius (Dứa

dại), Glochidion littorale (Bọt ếch) H tiliaceus (Cui), Thespesia populnea (Tra biển), Clerodendron inerme (Ngọc nữ biển), Pluchea indiaca (Lức)

Trang 5

Những loài cây trong rừng ngập mặn phát sinh phát triển theo một trật tự chặt chẽ, thích nghi với môi trường sống theo đặc điểm sinh vật của từng loài Yếu tố chi phối trong trật tự phân bố là mức độ bùn lỏng (đất mới bồi) và chặt, mức độ ngập triều và độ mặn của nước (Bảng 1)

Bảng 1 Mối quan hệ giữ mức độ ngập triều, thể nền và phân bố cây ngập mặn

Mức độ

ngập triều

Ngập mặn thường xuyên

Ngập mặn

từ mức nước triều thấp

Ngập mặn bởi nước triều trung bình

Ngập bởi triều cao

Ngập bởi triều ao bất thường

Ngập triều theo quy luật ổn định, rừng ngập mặn phát triển mạnh

chưa ổn định, chưa xuất hiện lắng đọng

thành bùn lỏng

đang hình thành cố định

Bùn đang trở thành đất mềm

Đất thịt đã

có cấu trúc bền

Đất cứng

Thực vật

ưu thế trôi

cố định

không cố định

Mắm, Bần tiên phong

Đước, đưng, mắm Vẹt, Dà, Su, Cóc,

Đước, Mắm

Tra, Cóc,

Dà, Giá,

Su, Ráng, Chà là

Giá, Chà

là, Ráng, Lức

So sánh sự phân bố của các loài thực vật RNM huyện Cần Giờ với các yếu tố môi trường cho thấy có sự liên quan mật thiết, trong đó các yếu tố chủ đạo bao gồm: tính chất thể nền; độ cao địa hình và mức độ ngập triều; độ mặn [3] Loài có mật độ cây chiếm nhiều nhất là loài Đước và có phạm vi phân bố rất rộng trong vùng ngập mặn, loài này thích hợp ở độ mặn đất 30-35‰ và vùng có tần suất ngập triều trung bình cao Loài Mắm phân bố ở độ mặn khá rộng, tập trung ở độ mặn cao từ 30-38,5‰; phân bố nhiều ở độ mặn thấp từ 19,8 -38‰ Loài Giá phân bố nhiều ở độ mặn 30-35,8‰, Dừa nước 28,5 - 33,5‰, Giá phân bố ở tần suất ngập triều từ 4 - 8 ngày/tháng Cóc trắng phân bố ở vùng có độ mặn cao 30-40‰, ngập triều cao Bần trắng phân bố ở 30-40‰ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự phân bố của cây ngập mặn còn phụ thuộc vào thể nền như đối với loài Chà là gặp phân bố ở độ mặn 30-35‰, với độ ngập triều cao>=2m và dạng đất gần thuần thục đến thuần thục Hoặc đối với loài Dà quánh phân bố thích hợp trong phạm vị độ mặn đất từ 30 –39‰, có tần suất ngập triều từ 3- 7 ngày/tháng Loài Dà vôi từ 30-35‰ và phân bố nhiều ở độ ngập

từ trung bình đến trung bình cao

Kết luận

Cần giờ có Hệ thực vật rừng ngập mặn phong phú, có 159 loài thuộc 76 họ, trong đó loài cây thực sự ngập mặn là 36 loài thuộc 15 họ Các yếu tố về độ mặn, độ ngập và thể nền có tác động trực tiếp đến đa dạng và sự phân bố thực vật rừng ngập mặn ở Cần Giờ Sự thay đổi các yếu tố này có thể dẫn đến sự mất ổn định của hệ thực vật, làm giảm chất lượng “sức khỏe” rừng ngập mặn ở Khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đảm bảo sự ổn định của các yếu tố môi trường trong khu vực cử sông Đồng Nai – Sài Gòn

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (2012) Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm và

kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2012

2 Huynh Thi Minh Hang, Nguyen Hoang Anh (2004) "Geoinformatics in Environment monitoring and Land-use planning for the wetland - Case study of Cangio - Hochiminh City- South Vietnam." ISEIS' 2004 Conference, August

25 - 27/2004, Regina, Saskatchewan, Canada

3 Phan Nguyên Hồng (1991) Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam,Luận án Tiến sĩ Khoa học Sinh học, tr 56 - 60

4 Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sĩ Tuấn và Lê Xuân Tuấn (1999) Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 255 tr

5 Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San (1993) Mangroves of Vietnam -IUCN Bangkok: 35-50

6 Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Bảo Khanh (1984) Đặc điểm sinh học và tái sinh của cây con một số loài chính trong rừng ngập mặn Bến Tre và Minh Hải Hội thảo quốc gia về hệ sinh thái rừng ngập mặn việt nam lần thứ nhất

Hà Nội, 27-28/12/1984: 293-290

7 Tulyathorn, T.and P Butrarat (1989) Anatomy of Rhizophora mucronata and R apiculata Proc 4th Thai’ I Sem on Mangrove Ecology, Nat of Council of Thailand: 622 - 633

8 Viên Ngọc Nam (2008) Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh”

EFFECTS OF ENVIRONMENTAL FACTORS ON MANGROVE DISTRIBUTION IN CANGIO MANGROVE BIOSPHERE RESERVE,

HO CHI MINH CITY

Le Xuan Tuan (1) , Nguyen Xuan Tung (2)

(1)

Research Institute for the Management of Seas and Islands, MONRE;

(2)

Mangrove Ecosystem Research Center, HNUE

Mangroves are ecosystems in coastal estuaries and plays a very important role in the economic, social, ecological and environmental landscape The survival, growth, development and distribution of them heavily dependent on the geomorphic terrain conditions where they live This paper present the analyses, assessments of effects environmental factors including topography, tidal flooding level and salinity regimes on mangrove distribution in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Ho Chi Minh City

Ngày đăng: 10/09/2015, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w