TÁC ĐỘNG DO DỊCH BỆNH TRÊN tôm sú QUẢNG CANH cải TIẾN đối với KINH tế hộ NUÔI tôm ở cà MAU

9 400 1
TÁC ĐỘNG DO DỊCH BỆNH TRÊN tôm sú QUẢNG CANH cải TIẾN đối với KINH tế hộ NUÔI tôm ở cà MAU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG DO DỊCH BỆNH TRÊN TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU Nguyễn Thị Kim Quyên 1 *; Lê Xuân Sinh 1 & Đinh Thị Thủy 2 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa thủy sản của Việt Nam, nơi đóng góp trên 40% sản lượng khai thác, trên 50% diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Trong đó, ngành hàng tôm sú của ĐBSCL còn có vai trò quan trọng hơn, với trên 80% diện tích nuôi, khoảng 80% tổng sản lượng và trên 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Sự phát triển của ngành hàng này phụ thuộc rất lớn vào các vấn đề về môi trường và quản lý dịch bệnh bên cạnh các vấn đề về cung ứng đầu vào (giống, thức ăn, thuốc) và tiêu thụ đầu ra. Theo tổng kết của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ở vùng ĐBSCL (2011) thì năm 2010 toàn vùng có tổng diện tích nuôi tôm mặn lợ vào khoảng 558.740 ha, trong đó nuôi thâm canh/bán thâm canh (TC/BTC) chiếm 12%; luân canh Tôm –Lúa (T-L) khoảng 25%; còn lại là quảng canh/quảng canh cải tiến (QC/QCCT) chuyên tôm hoặc kết hợp với một số đối tượng khác (Tôm-Rừng, Tôm-Cua,…). Như vậy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm TC/BTC ở vùng ĐBSCL đã tăng khoảng 6 lần sau 10 năm (năm 2000 có khoảng 2% tổng diện tích nuôi là TC/BTC). Lê Xuân Sinh & ctv (2006) cho thấy nuôi tôm QCCT gặp rủi ro nhiều nhất với 33,3% số hộ bị thua lỗ so với mức bình quân chung 19,4% của các mô hình nuôi tôm sú ven biển ĐBSCL. Theo các nghiên cứu gần đây của DIFID, RIA2 & CTU (2005) về bệnh trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL thì bệnh đốm trắng xuất hiện rất phổ biến trên cả 3 mô hình nuôi (TC, BTC, QCCT), nhưng nuôi QCCT có mức độ nhiễm cao hơn. Với nuôi TC & BTC thì hai loại bệnh phổ biến tiếp theo là phân trắng và đầu vàng, nhưng với nuôi QCCT lại là đen mang và nhiễm khuẩn. Theo Nguyễn Công Thành & ctv (2011) thì tỷ lệ xuất hiện cao nhất là 5 loại bệnh: đỏ thân, đốm trắng, đen mang, đầu vàng và gan tụy. Với 5 loại bệnh phổ biến nhất mà người nuôi nhận biết được thì đều có tỷ lệ xuất hiện trên 40% và mức thiệt hại rất cao, nhất là khi xảy ra đốm trắng, đầu vàng và đỏ thân (trên 60% năng suất). Thực trạng sự xuất hiện và lan rộng của bệnh trên tôm sú nuôi song hành với việc mở rộng diện tích nuôi và tăng cường mức thâm canh trong thời gian qua là rất đáng lo ngại. Lê Xuân Sinh & Nguyễn Thị Phương Nga (2004) cho thấy sự gia tăng sử dụng thuốc thú y thủy sản của người nuôi tôm sú đi kèm theo xu hướng đó. Đáng quan ngại là việc sử dụng không hợp lý thuốc thú y thủy sản trong phòng trị bệnh có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm và gây nguy cơ xấu cho khâu tiêu thụ (xuất khẩu) sản phẩm (VASEP, 2010 và 2011). Nghiên cứu này tập trung vào mô hình nuôi tôm sú QCCT nhằm xác định thiệt hại về kinh tế ở mức nông hộ do tác động của việc 1 Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ; Email: ntkquyen@ctu.edu.vn và lxsinh@ctu.edu.vn 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 – Tp. Hồ Chí Minh; phòng trị bệnh cũng như đề xuất một số giải pháp liên quan tới phòng trị bệnh cho đối tượng tôm sú nuôi theo mô hình nêu trên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông tin thứ cấp liên quan tới nuôi tôm sú nuôi được thu thập từ báo cáo các Sở NN&PTNT/ Chi cục thủy sản thuộc ĐBSCL và các trường, viện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp 67 hộ nuôi tôm sú QCCT ở Cà Mau. Nghiên cứu này tập trung phân tích các tác động kinh tế đối với hộ nuôi do bệnh và việc phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi thông qua thống kê mô tả. Vai trò của nghề nuôi tôm sú đối với kinh tế của các hộ khảo sát được xem xét thông qua các chỉ tiêu như: chi phí, thu nhập và lợi nhuận, việc sử dụng lao động cũng như khả năng chi tiêu cho sinh hoạt và mức sống. Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng kết hợp với tần suất và phần trăm. Việc so sánh hiệu quả sản xuất cũng như tác động của dịch bệnh trên tôm sú nuôi được tiến hành giữa hai nhóm hộ: tôm cá nuôi bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh thông qua so sánh thống kê về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như: chi phí, thu nhập, lợi nhuận, chi phí sinh hoạt và khả năng tích lũy (riêng cho tôm sú và chung cho toàn bộ các hoạt động kinh tế của những hộ được khảo sát). Thống kê nhiều chọn lựa và phân tích bảng chéo được áp dụng cho phân tích nhận thức của nông dân về các vấn đề có liên quan tới chủ đề nghiên cứu, nhất là khó khăn và giải pháp của người nuôi trong phòng trị bệnh cho tôm. Tác động của bệnh trên tôm sú đến kinh tế hộ có thể bị nhiễu rất nhiều do tác động của các yếu tố khác như môi trường bị ô nhiễm hơn, giá đầu vào và giá sản phẩm biến động mạnh,…. Do giới hạn về phạm vi và thời gian nghiên cứu nên đề tài này không thu thập hay phân tích các vấn đề về dịch tễ học và các tác động ở cấp độ ngành hay vùng, cũng không phân tích các giải pháp/chi phí của ngành/địa phương/vùng cho việc phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm sú QCCT ở tỉnh Cà Mau Do đặc điểm của mô hình nuôi và địa bàn, mỗi hộ nuôi tôm sú QCCT ở Cà Mau có diện tích đất trung bình 3,99 ha (±1,17), chỉ có 17,91% số hộ khảo sát có diện tích đất sản xuất dưới 2,0 ha. Diện tích đất nuôi tôm sú bình quân chiếm 79% tổng diện tích đất của hộ, được thiết kế chủ yếu với 1-3 ao có diện tích mặt nước khá lớn, khoảng 1,60 ha/ao (±0,72). Đa số các hộ có 2 ao (80,6%) và số hộ chỉ có 1 ao là 10,45%. Bề rộng các mương được đào tay thường chỉ là 3,52 m (±0,74) với mực nước trên trảng chỉ khoảng 38 cm (±8). Các hộ đã nuôi tôm trung bình 9,8 năm (±0,8). Nguồn nước cấp chủ yếu từ kênh cấp 2 (67,16%) và kênh cấp 3 (28,36%). Các hộ đều có cống cấp thoát nước với khẩu độ 0,57 m (±0,13) nhưng có tới 95,52% cho biết ao nuôi tôm của họ bị rò rỉ nước. Mỗi hộ nuôi tôm sú QCCT ở Cà Mau có bình quân 4,33 nhân khẩu (±1,05), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2,94 (hay 67,93% số nhân khẩu). Mỗi hộ trung bình có 2,27 người (±0,48) tham gia nuôi tôm sú với mức bình quân 190,6 ngày công/người/năm (±44,5). Tính theo diện tích thì cần 157,41 ngày công/ha/năm (± 90,43). Có 37/67 hộ hay 55,22% áp dụng việc rải vôi trong cải tạo ao, trong khi tỷ lệ có bón phân gây màu nước là 29,85% và có khoảng 22,39% dùng hóa chất cải tạo ao hoặc xử lý nước. Tôm giống với kích cỡ PL12-15 được 53,73% số hộ sử dụng, số hộ còn lại thả nuôi giống từ PL15 trở lên. Việc kiểm tra chất lượng tôm giống và thực hiện ương giống chỉ được áp dụng tương ứng bởi 23,88% và 19,4% số hộ nuôi. Tuy 89,55% số hộ cho biết họ mua tôm giống từ nguồn sản xuất trong tỉnh nhưng khó có thể xác định được nguồn tôm giống một các chính xác vì hầu hết được mua thông qua các cơ sở ương vèo tôm giống. Toàn bộ các hộ có cho tôm ăn bổ sung, trong đó đa số các hộ (89,55%) kết hợp cả thức ăn viên và thức ăn tự chế, nhưng số hộ còn lại chỉ dùng thức ăn viên bổ sung cho tôm. Tất cả các hộ đều thay nước khi nuôi tôm, nhưng với tần suất rất khác nhau; 53,73% số hộ thay nước hằng ngày trong khi chỉ có 2,99% số hộ thay nước lâu hơn một tuần/lần, số còn lại thay nước với tần suất 2-6 ngày/lần. Đáng ngạc nhiên là trong khi 49,25% số hộ có quản lý dịch hại thì chỉ có 5,97% số hộ theo dõi các chỉ tiêu môi trường ao nuôi. 3.2. Mức độ nhiễm bệnh của tôm sú nuôi QCCT và giải pháp Tất cả các hộ nuôi tôm sú đều cho rằng nếu không xuất hiện bệnh trên tôm trong vụ nuôi nào thì họ đều có lời từ vụ nuôi đó (lợi nhuận dương). Một tỷ lệ chung là có 53,73% số hộ được khảo sát cho biết có thấy xuất hiện bệnh trên tôm nuôi, trong đó tới 97,22% là nhiễm bệnh đốm trắng, còn lại là bị đóng rong. Trong 5 năm qua, tỷ lệ số vụ nuôi hoặc số năm có bệnh tôm xuất hiện bình quân là 18,23% (một vụ nuôi tính bằng một năm đối với nuôi tôm QCCT). Khi vụ nuôi bị nhiễm thì 76,87% số ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Nếu ao nuôi bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ số tôm trong ao bị nhiễm bệnh bình quân là 24,75%. Đáng quan tâm là 91,67% các hộ có tôm bị nhiễm bệnh nhận thấy các hộ kế bên cũng có tôm bị nhiễm bệnh. Tôm nuôi bị nhiễm bệnh sau đó chết rải rác là biểu hiện khá chung (66,67% số hộ). Tuy nhiên, thời gian tôm chết biến động không lớn (9,24±2,25 ngày) và tôm khi nhiễm bệnh/chết là đủ cỡ (75%). Nguyên nhân gây bệnh trên tôm sú được đề cập tới bởi người nuôi là do: 1- Nguồn nước bị ô nhiễm (77,78%); 2- Thời điểm giao mùa (8,33%); 3- Thời tiết trở lạnh bất thường (8,33%) và 4- Trời nắng kéo dài (5,56%). Khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh, có tới 58,33% số hộ ngưng thay nước, khoảng 69,44% số hộ thực hiện rải vôi quanh bờ ao, trong khi 27,78% ngưng cho ăn và 16,67% có sử dụng hóa chất để xử lý nước. Ngoài việc áp dụng các giải pháp trên, khi tôm nhiễm bệnh mà đã đạt cỡ thương phẩm thì có 100% số hộ thực hiện việc thu hoạch sớm thay vì cố gắng trị bệnh tôm do lo ngại có thể gặp rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên, các biện pháp áp dụng (ngoài việc thu hoạch sớm) hầu hết chỉ có hiệu quả dưới 30% so với không xảy ra bệnh (58,33% số hộ) trong khi mức hiệu quả 30- 50% được phản ảnh bởi 13,89% số hộ. Có tới 27,78% số hộ cho rằng các biện pháp mà họ áp dụng trong phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi đều không mang lại hiệu quả chút nào. Điều này cho thấy việc áp dụng các biện pháp trị bệnh khi tôm sú bị nhiễm bệnh không mang lại hiệu quả đáng kể. 3.3. Ước thiệt hại và chi phí phòng trị bệnh cho tôm sú nuôi QCCT Để phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi, các hộ phải bỏ ra chi phí bình quân là 13,15 tr.đồng/ha/năm. Trong đó, những hộ có xuất hiện bệnh trên tôm sú phải chi 13,38 tr.đồng/ha/năm, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những hộ không xuất hiện bệnh trên tôm (12,54 tr.đồng/ha/năm). Khi bệnh xảy ra trên tôm nuôi, nhẹ nhất cũng có 5,97% số hộ nuôi tôm bị lỗ (lợi nhuận âm) với mức thiệt hại do tăng chi phí khoảng 4,19 tr.đ/ha/vụ. Trong đó quan trọng nhất là các khoản chi tăng thêm cho nhân công (50,0%), thuốc phòng trị bệnh và xử lý nước (20,0%), cũng như thức ăn và chất bổ trợ cho tôm (12,0%). Khi xem xét hai nhóm hộ nuôi tôm sú QCCT: tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tôm nuôi không bị nhiễm bệnh, kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (theo /ha/vụ hay /ha/năm) cho thấy: Khi tôm nhiễm bệnh (nhất là vào giai đoạn 2 tháng cuối trước thu hoạch) thì có ảnh hưởng xấu về mọi mặt. Chi phí gia tăng do tăng chi phí trị bệnh (27,0±12,9 tr.đồng/ha/vụ so với 31,3±13,1 tr.đồng/ha/vụ), năng suất tôm giảm 93,5 kg/ha/vụ (do chậm lớn, hao hụt nhiều hơn hoặc thu hoạch sớm), giá bán giảm gần 36.000 đồng/kg do thu tôm kích cỡ nhỏ hơn hoặc khi tôm bị mềm vỏ. Điều này làm cho lợi nhuận bình quân/ha/vụ của hộ có tôm bị nhiễm bệnh chỉ còn ít hơn ½ so với hộ có tôm không bị nhiễm bệnh và biến động cũng nhiều hơn (15,8 so với 36,8 tr.đ/ha/vụ). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức α=5% giữa hai nhóm hộ nuôi tôm sú không bệnh và có/bị bệnh. Bảng 1: Hiệu quả nuôi tôm sú và tác động của bệnh trên tôm sú nuôi tính/ha/năm Chỉ tiêu ĐVT Tôm không nhiễm bệnh Tôm có/bị bệnh Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC - Chi phí cho tôm/ha/vụ Tr.đ 27,0 a 12,9 31,3 b 13,1 - Năng suất tôm /ha/vụ Kg 401,5 a 213,7 308,0 b 144,1 - Giá bán tôm ‘000đ/kg 188,1 a 18,3 152,2 b 22,5 - Doanh thu từ tôm/ha/vụ Tr.đ 63,8 a 29,9 47,1 b 22,4 - Lợi nhuận từ tôm/ha/vụ Tr.đ 36,8 a 17,3 15,78 b 13,32 - Tỷ suất lợi nhuận lần 1,38 a 0,21 0,48 b 0,35 - Mức lời/ha/vụ Tr.đ 36,8 17,3 17,03 12,84 - Mức lỗ/ha/vụ Tr.đ - - -2,32 2,06 Ghi chú: Những số ở cùng hàng có ký hiệu cùng chữ là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α=5%. 3.4. Vai trò của tôm sú đối với kinh tế hộ và tác động của dịch bệnh Hằng năm, tổng chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động sinh kế của hộ nuôi tôm sú QCCT được khảo sát ở Cà Mau trung bình khoảng 119,7 tr.đ/hộ (±57,6), trong đó các khoản chi cho nuôi tôm sú chiếm đa số (tới 68,23%). Các hộ có tôm bị bệnh tuy có tổng chi phí cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu khác cao hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các hộ mà tôm nuôi không bị nhiễm bệnh (120,91 tr.đ/năm và 107,81 tr.đ/năm). Chi phí nuôi tôm cũng như tỷ lệ chi phí nuôi tôm trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các hộ có tôm nhiễm bệnh tuy cũng đều cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê so với các hộ có tôm không nhiễm bệnh (84,95 tr.đ/hộ/năm và 70,26% so với 72,87 tr.đ/hộ/năm và 67,59%). Những hộ nuôi tôm không bị nhiễm bệnh có tổng thu từ tất cả các nguồn thu (sản xuất kinh doanh và khác) là 203,29 tr.đ/hộ/năm với 172,70 tr.đ từ nuôi tôm (chiếm 84,95%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các hộ có tôm bị nhiễm bệnh (tổng thu 158,05 tr.đ với 128,04 tr.đ từ tôm, chiếm 81,01%). Tỷ lệ số hộ nuôi tôm sú QCCT bị lỗ bình quân là 5,97%; những hộ nuôi tôm không nhiễm bệnh có hiệu quả chi phí bình quân 2,37±2,40 lần/năm, cao hơn và ít biến động hơn so với những hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh (1,51±2,01 lần/năm). Nói chung, nuôi tôm có hiệu quả chi phí cao hơn các hoạt động kinh tế khác của những hộ được khảo sát. Bảng 2: Vai trò của tôm sú QCCT đối với kinh tế hộ và tác động của dịch bệnh trên tôm nuôi Chỉ tiêu ĐVT Tôm không bệnh Tôm có/bị bệnh Tr.bình ĐLC Tr.bình ĐLC - Tổng chi phí cho các HĐKT/hộ/năm Tr.đ 107,81 a 47,16 120,91 a 64,23 + Trong đó: Chi cho nuôi tôm sú Tr.đ 72,87 a 31,31 84,95 a 32,55 • Tỷ lệ chi cho tôm /Tổng chi phí % 67,59 70,26 - Tổng doanh thu từ các HĐKT Tr.đ 203,29 a 94,90 158,05 b 125,0 + Trong đó: Thu từ nuôi tôm sú Tr.đ 172,70 a 75,25 128,04 b 65,37 • Tỷ lệ thu từ tôm /Tổng thu % 84,95 81,01 - Hiệu quả chi phí nói chung (TR/TC) lần 1,89 2,01 1,31 1,31 + Hiệu quả chi phí của nuôi tôm lần 2,37 2,40 1,51 2,01 - Tổng lợi nhuận từ các HĐKT/hộ/năm Tr.đ 99,83 a 44,73 83,12 b 61,2 + Lợi nhuận từ tôm sú/hộ/năm Tr.đ 95,48 a 50,34 55,17 b 39,53 • Tỷ lệ lợi nhuận từ tôm /Tổng LN % 95,64 66,37 - Tổng lợi nhuận/người/năm Tr.đ 23,59 a 16,80 20,12 b 18,73 + Lợi nhuận từ tôm sú/người/năm Tr.đ 24,31 a 15,02 13,35 b 8,2 - Tổng chi sinh hoạt/hộ/năm Tr.đ 26,27 a 7.28 24,91 a 6.53 + Tổng chi sinh hoạt/người/năm Tr.đ 5,93 a 0.58 5,89 a 0.96 - Khả năng tích lũy/hộ/năm Tr.đ 73,59 a 51.27 58,21 a 9.37 + Khả năng tích lũy/người/năm Tr.đ 18,66 a 16,80 14,23 b 13.77 * Ghi chú: Những số ở cùng hàng có ký hiệu cùng chữ là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α=5%, Lợi nhuận bình quân từ nuôi tôm sú đạt 95,48 tr.đ/hộ/năm (±59,0), đóng góp tới 95,64% trong tổng lợi nhuận từ tất cả các hoạt động kinh tế và nguồn thu khác của các hộ nuôi tôm không nhiễm bệnh (99,83 tr.đ/hộ/năm). Như vậy, cho thấy tôm sú đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ. Việc tôm bị bệnh làm cho tỷ lệ lợi nhuận thu được từ tôm sú trong tổng thu từ các hoạt động kinh tế của hộ giảm đi gần 30%. Cả lợi nhuận từ tôm sú, tỷ lệ đóng góp từ tôm nuôi và tổng lợi nhuận hằng năm của nhóm hộ nuôi tôm không nhiễm bệnh đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh (55,17 tr.đ/hộ/năm; 66,37% và 83,12 tr.đ/hộ/năm). Mức lợi nhuận/hộ/năm này đem lại lợi nhuận bình quân/người/năm của các hộ nuôi tôm sú không bị nhiễm bệnh là 23,59 tr.đ (±16,80), cao hơn và ít biến động hơn so với các hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh (20,12±18,73 tr.đ) do sự thành công hay thất bại trong nuôi tôm cũng như các hoạt động kinh tế khác. Mức chi phí sinh hoạt bình quân/hộ/năm và /người/năm vào khoảng 26,27 tr.đ và 5,93 tr.đ của nhóm hộ nuôi tôm không bị nhiễm bệnh tuy có cao hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai chỉ tiêu này của nhóm bị nhiễm bệnh (24,91 tr.đ và 5,89 tr.đ). Từ đó tính được khả năng tích lũy trung bình theo /hộ/năm của nhóm hộ nuôi tôm không bị nhiễm bệnh là 73,59 tr.đ, tuy lớn hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh (58,21 tr.đ). Tuy nhiên, khả năng tích lũy /người/năm của nhóm hộ nuôi tôm không bị nhiễm bệnh đạt 18,66 tr.đ/người, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ nuôi tôm bị bệnh (14,82±59,05 tr.đ). Khác biệt lớn về mức thu nhập hay lợi nhuận từ hiệu quả nuôi tôm sú và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng như quy mô diện tích và số nhân khẩu/hộ làm cho mức lợi nhuận/người/năm và khả năng tích lũy/người/năm khác biệt giữa hai nhóm hộ và giữa các hộ trong từng nhóm. 3.5. Sự hỗ trợ, khó khăn và đề xuất đối với việc phòng trị bệnh cho tôm cá nuôi Thời gian qua, người nuôi tôm sú có nhận sự trợ giúp của các đơn vị chức năng như Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục NTTS và Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư đối với công tác phòng trừ dịch bệnh trên tôm sú nuôi. Tuy nhiên, các sự hỗ trợ này đối với người tôm sú nuôi QCCT được đánh giá là chưa hiệu quả. Đáng ngạc nhiên là không ai đề cập tới sự hỗ trợ/tư vấn từ các đơn vị/cá nhân khác có vai trò quan trọng trong ngành thủy sản như: tập huấn/chuyển giao công nghệ và thông tin khoa học kỹ thuật từ các trường viện (qua các phương tiện truyền thông hoặc lớp tập huấn), các công ty/đại lý/ngân hàng (thông qua cung cấp thức ăn, thuốc, tiền vốn,…) và các hiệp hội nông dân/thủy sản hay từ những nông dân trong cùng địa bàn. Người nuôi tôm cá thường được nhận hỗ trợ nhiều hơn từ các ban ngành chức năng và các đơn vị/cá nhân khác khi quy mô diện tích và mức độ thâm canh gia tăng. Các khó khăn chủ yếu trong phòng trị bệnh cho tôm sú nuôi QCCT mà người dân phản ảnh chính là: (1) Chi phí kiểm dịch cao cùng với các chi phí đi kèm khiến cho nhiều hộ không muốn thực hiện việc kiểm dịch giống; (2) Không rõ/khó xác định nguồn gốc tôm giống do trên 50% lượng tôm sú giống được sử dụng hiện nay ở ĐBSCL được nhập từ khu vực Miền Trung và Đông Nam Bộ; (3) Hiệu quả xử lý thấp có thể do chưa dùng đúng thuốc, dùng thuốc liều thấp hoặc chất lượng thuốc không tốt; (4) Thiếu vốn khiến một số hộ không thể thực hiện các giải pháp phòng trị bệnh cho tôm nuôi. Người nuôi tôm sú QCCT ở Cà Mau cho rằng cần chú ý tăng cường công tác kiểm dịch giống tôm gắn với sự hỗ trợ về kiến thức phòng trị bệnh cũng như có chính sách ưu đãi vốn tốt hơn cho người nuôi tôm. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tôm sú đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ vì sử dụng phần lớn tổng chi cho các hoạt động kinh tế cũng như mang lại thu nhập chủ yếu cho các hộ nuôi tôm sú QCCT. Khi bệnh xảy ra trên tôm sú nuôi có ảnh hưởng xấu về mọi mặt đối với hộ nuôi tôm. Chi phí gia tăng, năng suất tôm giảm, giá bán giảm và tỷ lệ số hộ nuôi bị lỗ tăng và lợi nhuận bình quân/ha/vụ của hộ có tôm bị nhiễm bệnh chỉ còn ít hơn ½ so với hộ có tôm không bị nhiễm bệnh. Từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống của người nuôi tôm sú QCCT, đặc biệt là khả năng tích lũy/người/năm. Lợi nhuận từ tôm nuôi/hộ/năm, tổng lợi nhuận/hộ/năm, lợi nhuận/người/năm và khả năng tích lũy/người/năm của hộ nuôi tôm không bị nhiễm bệnh lớn hơn và ít biến động hơn có ý nghĩa thống kê so với hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Người nuôi tôm sú QCCT gặp nhiều khó khăn trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi. Các giải pháp quan trọng nhất được đề xuất là: tăng cường công tác kiểm dịch giống tôm gắn với sự hỗ trợ về kiến thức phòng trị bệnh cũng như có chính sách ưu đãi vốn tốt hơn cho người nuôi tôm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng năm 2011. Le Xuan Sinh & Le Le Hien (2010). Supply and use of catfish (Pangasianodon hypothalmus) seed in the Mekong Delta of Vietnam. Journal of Aquaculture Asia, Vol.XV, No.1, Januar- March, 2010, p26-33. Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hảo, Lê Xuân Sinh & Đặng Thị Phượng (2011). Cung cấp và sử dụng giống tôm sú (Penaneus monodon) ở bán đảo Cà Mau. Kỷ yếu Hội thảo khoa học thủy sản toàn quốc tổ chức tại Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 16/12/2011, tr.71-80. Sinh, L.X.; N.A. Tuan; T. T.Dung, D. M. Chung; N. Q. Thinh; and P. C. Thien (2006). Assessment of information relating to the fish health management in Tra (Pangasius hypophthalmus) farming in An Giang province, Vietnam. Report submitted to DIFID. Tổng cục Thống kê, 2011. Số liệu thống kê nông lâm ngư nghiệp và thủy sản. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3, truy cập 31/10/2011. VASEP, 2009. Báo cáo tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản năm 2009. VASEP, 2010. Báo cáo tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản năm 2010. Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản (2009). Quy hoạch nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL tới năm 2015 và định hướng phát triển tới năm 2020. IMPACTS OF DISEASES ON BLACK TIGER SHRIMP (PENANEUS MONODON) CULTURED IN IMPROVED EXTENSIVE FARMS IN CA MAU PROVINCE ABSTRACT This study focused on the evaluation of economic losses at household level due to the prevention and treatment of shrimp diseases, as well as suggested some solutions for prevention and treatment of shrimp diseases. Data were collected from 67 improved extensive farms (IEX) of black tiger shrimp (Penaneus monodon) in Ca Mau province. Research activities were carried from October 2011 to February/2012. The comparison of production efficiency and also impacts of shrimp diseases were made between two groups: group B (farmers whose shrimp were infected) and group A (farmers whose shrimp were not infected). Major financial indicators were used such as cost, revenue, profit, living expenses and savings. When the disease occurred on IEX shrimp, there were negative impacts on all aspects of the farm households. Increase in costs and rate of farms with negative profit, but decrease in shrimp yield and selling price. This made the average profits of group B equaling a half of that of group A. Group A had profit and savings per capita higher than those of group B at a statistically significant level (23.59 million VND compared to 20.12 million VND; and 18.67 million compared to 14.82 million VND, respectively). Shrimp famers, sector managers and related institutions in Ca Mau province should give more concern to the quarantine of shrimp seed in association with more supports in terms of technical knowledge in prevention and treatment of shrimp diseases, as well as better supply of capital/credits. Key words: black tiger shrimp, cost, disease, improved extensive, profit, savings. . ở Cà Mau. Nghiên cứu này tập trung phân tích các tác động kinh tế đối với hộ nuôi do bệnh và việc phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi thông qua thống kê mô tả. Vai trò của nghề nuôi tôm sú đối với. TÁC ĐỘNG DO DỊCH BỆNH TRÊN TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU Nguyễn Thị Kim Quyên 1 *; Lê Xuân Sinh 1 &. phòng trị bệnh trên tôm sú nuôi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm sú QCCT ở tỉnh Cà Mau Do đặc điểm của mô hình nuôi và địa bàn, mỗi hộ nuôi tôm sú QCCT ở Cà Mau có

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan