Hạn chế của việc phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoạ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 91)

ở Việt Nam những năm qua

Luận văn sẽ làm rõ một số hạn chế của việc phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực ở Việt Nam trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:

Thứ nhất, về kinh tế.

Trong công tác nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, việc phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn có hạn chế nhất định.

Một là, nhận thức về những vấn đề kinh tế và chất lượng phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế.

Còn một bộ phận trong chúng ta chưa thấy được vai trò quyết định của việc phát huy nội lực với tranh thủ ngoại lực, do vậy, còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngoại lực, không nỗ lực phấn đấu vươn lên. Điều này được thể hiện khá rõ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Khi nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, nhiều người nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơ hội mua được hàng hóa với giá rẻ. Hoặc ngược lại, một bộ phận khác lo lắng rằng, mở cửa hội nhập sẽ làm cho hàng hóa trong nước không cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài, dễ dẫn tới nguy cơ mất việc làm, do vậy, không muốn mở cửa hội nhập, không muốn hợp tác đầu tư với các nước. Một bộ phận khác sợ nguồn vốn nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam sẽ làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ biến động, gây khó khăn cho sinh hoạt. Cả hai khuynh hướng trên đều là sai lầm. Chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này nhằm phát triển nội lực và tranh thủ tối đa ngoại lực, tạo điều kiện phát triển đất nước.

Chúng ta chưa hình thành được khung lý luận vững chắc về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên trong nhiều trường hợp chưa tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc của kinh tế thị trường, chưa xác định rõ và tạo được sự nhất trí cao về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng nhận thức chưa rõ về vị trí, mối quan hệ giữa các nhân tố cấu thành chủ yếu của nền kinh tế thị trường là nhà nước, thị trường và doanh nghiệp, do vậy, chưa phát huy tốt tác dụng của các nhân tố này để tạo động lực phát triển kinh tế.

Chúng ta đã xác định sự tồn tại bình đẳng của các thành phần kinh tế, song mặt khác lại khẳng định, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vậy, điều đó có bất bình đẳng không? Nếu kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì vai trò đó được thể hiện như thế nào? Tất cả những điều đó cần được làm rõ để

phát huy tốt hơn nữa từng thành phần kinh tế và sự hợp tác của các thành phần kinh tế để phát triển đất nước.

Quan niệm về “bóc lột”, về thành phần kinh tế tư nhân chưa thật rõ, một số người còn có ấn tượng khá nặng nề, gây cản trở không nhỏ về tâm lý và chính sách cho sự phát triển kinh tế. Vai trò và xu hướng phát triển của nó có ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng chưa rõ. Có người cho rằng, sự phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản chủ nghĩa là động lực để phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm; ngược lại cũng có ý kiến cho rằng, nếu thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, trong khi đó, thành phần kinh tế nhà nước yếu kém, sẽ không tránh khỏi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức của chúng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng chưa thật rõ. Làm thế nào để giữ vững độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá đang là những vấn đề cần suy nghĩ, làm rõ giúp chúng ta tranh thủ được điều kiện thuận lợi trong quan hệ quốc tế, không rơi vào thế bị động trước những tác động xấu, những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới.

Hiện nay, toàn cầu hóa là một xu thế chủ yếu, tạo ra cơ hội phát triển cho các nước. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, chúng ta sẽ tiếp cận được nguồn vốn, khoa học công nghệ; tiếp cận thị trường, sự phân công lao động quốc tế rộng rãi,... nhưng cũng có nghĩa là phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ: “Các sản phẩm của chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm các nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa” [44; 25]. Điều này không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm phải có chất lượng cao, giá cả phù hợp, mà để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp còn phải có khả năng tổ chức thị trường, làm tốt các dịch vụ sau bán hàng, xây dựng thương hiệu.

Từ những khái quát trên, có thể khẳng định rằng, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn dưới khả năng phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định: “Thời kỳ 1991 - 1995 đạt mức 8,2%, sau đó lại giảm xuống 6,7% (thời kỳ 1996 - 2000) và tăng trên 7,0% (thời kỳ 2001 - nay)” [56; 30-31]. Xu hướng không ổn định về tăng trưởng kinh tế chứng tỏ tiềm lực nền kinh tế chưa được phát huy một cách đầy đủ, nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ môi trường trong nước cũng như trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực thời kỳ công nghiệp hóa: “Năng suất lao động tăng chậm và còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, chi phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả còn thấp” [22; 163]. Tất cả những điều đó làm cho hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh với nhiều nước khác trong khu vực do chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Theo Báo cáo cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2004 của Diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của nước ta xếp thứ 77/104 nước được khảo sát.

Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta thời gian qua đòi hỏi phải có những giải pháp tổng quát để phát huy quan hệ giữa nội lực và ngoại lực nhằm nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, nhưng cơ cấu kinh tế ở nước ta vẫn chuyển dịch chậm, làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: “Sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn;... Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh chưa

được đẩy mạnh; chưa hình thành rõ nét các ngành, sản phẩm động lực, mũi nhọn, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao” [21; 114].

Chất lượng nguồn lao động của nước ta những năm qua đã biến đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã tăng mạnh, số lượng lao động đã qua đào tạo nghề tham gia lao động ngày càng tăng, góp phần làm ra nhiều của cải cho đất nước và đưa nền kinh tế tăng trưởng khá, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam vẫn đang có những tồn tại đáng quan tâm như: Tỷ lệ lao động được đào tạo còn ít, trình độ chuyên môn của người lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và không cân đối. Tức là, thách thức lớn nhất gắn liền với chất lượng nguồn lực con người không chỉ trong tương lai mà ngay cả hiện tại chính là chất lượng lao động:

“Trong năm 2002, chỉ có khoảng 15% dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật - một con số quá thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình trạng này còn trầm trọng hơn ở khu vực nông thôn, với trên 90% dân số không có bất kỳ trình độ chuyên môn, kỹ thuật nào” [24; 68-69].

Hiện nay, công tác đào tạo nghề của chúng ta vẫn còn tồn tại không ít bất cập, như việc quy hoạch hệ thống các trường, các cơ sở dạy nghề còn chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; quy mô, năng lực đào tạo còn hạn chế so với nhu cầu của thị trường và nhiệm vụ được giao; cơ cấu và chất lượng đào tạo chưa phù hợp, chưa đáp ứng được so với cơ cấu và nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường lao động, của các ngành, các lĩnh vực và vùng kinh tế. Hơn nữa, tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ của một bộ phận người lao động cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn lực con người. Và tất nhiên, những điều này đã tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước.

Người Việt Nam được đánh giá là có nhiều tư chất thông minh, sáng tạo, nhạy bén trong tiếp thu và tiếp cận tri thức. Đây là điểm nổi trội của

nguồn lực con người nước ta. Tuy vậy, sự hạn chế về thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu tri thức và trí thông minh của con người Việt Nam. Xu hướng này có chiều hướng ngày càng tăng lên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để cải thiện và nâng cao thể chất của người Việt Nam nói chung, của trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề này không thể khắc phục ngay được mà cần phải có thời gian.

Tất nhiên, thể lực không phải là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng nguồn lực con người; song, cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nếu con người không được nâng cao thể lực thì cũng khó có thể phát triển được trí tuệ, khả năng sáng tạo trong học tập và lao động. Mặt trí lực của người lao động được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá trí lực là trình độ học vấn, kiến thức khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm trong sản xuất mà họ tích lũy, học tập được. Trí lực của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều điểm hạn chế. Biểu hiện ở những khía cạnh, như phần lớn lực lượng lao động là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo chuyên môn còn thấp, thợ lành nghề ít: “Tỷ lệ công nhân lành nghề ở nước ta là 5,5%, ở các nước công nghiệp là 35%; lao động kỹ thuật trung cấp là 3,5%, các nước công nghiệp là 24,5%; tỷ lệ lao động phổ thông ở Việt Nam là 88%, các nước chỉ là 35%” [57; 45]. Do vậy, năng lực thực hành và làm việc độc lập của người lao động nước ta chưa cao.

Ba là, việc áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất ở nước ta còn hạn chế.

Trong những năm qua, việc áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Song, so với yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, khoa học, công nghệ nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Có thể nhận thấy trong 10 năm gần đây, “số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học và công nghệ trong nước đã tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, số công trình, bài báo khoa học của Việt Nam công

bố ở nước ngoài mới đạt khoảng 300 bài/năm, ngang với mức của Thái Lan cách đây 20 năm” [72; 45]. Điều này cho thấy trình độ khoa học và công nghệ của nước ta vẫn còn khoảng cách lớn so với ngay cả các nước trong khu vực.

Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua tốc độ nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ trong thời gian gần đây còn chậm nên hiện nay, mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta vẫn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành: “Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt khoảng 20%” [72; 45].

Việc chưa chú trọng tiếp nhận công nghệ và sự phát triển chậm của lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Việt Nam biểu hiện qua năng lực cạnh tranh công nghệ yếu kém. Theo Báo cáo phát triển công nghiệp 2002 - 2003 của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đánh giá về sự phát triển công nghiệp và năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của 87 nền kinh tế đang phát triển, trong đó có 14 nền kinh tế châu Á thì Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách này.

Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần phải khắc phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.

Thứ hai, về chính trị.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc giải quyết quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, chúng ta cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu sức chiến đấu bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng, dao động niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện rõ nhất là tình trạng phai nhạt lý tưởng, dao động niềm tin về chủ nghĩa xã hội trước sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu” [21; 121]. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây sức ép với Đảng và Nhà nước ta dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo, tiếp tay cho các thế lực phản động và bọn cơ hội chính trị trong nước hoạt động chống phá ta ngày càng quyết liệt. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tới việc phát huy nội lực trong nhân dân.

Có thể nhận thấy những hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng: “Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm... Quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi bị xói mòn do những hạn chế, yếu kém trong công tác tư tưởng chính trị, công tác vận động quần chúng” [22; 262-263]. Đặc biệt, công tác tư tưởng kém sắc bén, nội dung, hình thức còn sơ cứng, do vậy chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và sự thống nhất cao trong nhân dân về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc phê phán những tư tưởng thù địch, chống phá chủ nghĩa xã hội chưa thường xuyên, nhạy bén và chủ động, do vậy, chưa tạo được dư luận xã hội mạnh mẽ để đấu tranh với những tư tưởng sai trái.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề về hệ thống chính trị (Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ) vẫn chưa được làm rõ. Nhân dân làm

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 91)