1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên bắc giang

124 662 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lạc trên vùng đất bạc màu huyện Việt Yên – Bắc Giang
Tác giả Lê Duy Thành
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Côn
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp I
Chuyên ngành Kỹ thuật trồng trọt
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

Bộ Giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I

-o0o -

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lạc trên vùng đất bạc màu huyện việt yên – bắc giang

Hà Nội - 2004

Trang 2

Bộ Giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I

-o0o -

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lạc trên vùng đất bạc màu huyện việt yên – bắc giang

Chuyên nghành: Kỹ thuật trồng trọt

M∙ số: 4 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thế Côn

Hà Nội - 2004

Trang 3

Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Lê Duy Thành

Trang 4

Để hoàn thành được luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận

được sự giúp đỡ chân tình và quý báu của các cá nhân và tập thể sau:

Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo , Giảng viên Bộ môn cây công nghiệp và cây thuốc - Khoa Nông học - Trường ĐHNNI, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong bộ môn cây công nghiệp và cây thuốc, các Thầy, Cô giáo và Ban lãnh đạo Khoa Nông học, Khoa sau đại học, Trường ĐHNN I, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đối với ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông lâm; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và UBNN các huyện Việt Yên, Tân Yên, Lục Nam, Hiệp Hoà; Trung tâm khuyến Nông - Lâm và Sở Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang; UBNN xã Trung Sơn - huyện Việt Yên đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Lê Duy Thành

Trang 5

Mục lục

1 Mở đầu 1

2 Tổng quan tài liệu 5

2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước 5 2.2 Tình hình nghiên cứu cây lạc trong và ngoài nước 14 2.3 Những nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 47

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 56

4.1 Kết qủa nghiên cứu thí nghiệm lạc thu đông năm 2003 56 4.1.1 ảnh hưởng của che phủ nilon đến sự nảy mầm

và sinh trưởng phát triển của lạc thu đông năm 2003 56 4.1.2 ảnh hưởng của che phủ nilon đến chỉ tiêu diện tích lá 58

Trang 6

4.1.3 ảnh hưởng của che phủ nilon đến năng suất và các

yếu tố cấu thành năng suất lạc thu đông năm 2003 59 4.2 Kết qủa nghiên cứu thí nghiệm lạc vụ xuân năm 2004 61 4.2.1 Đặc điểm khí hậu, đất đai nơi bố trí thí nghiệm 61 4.2.2 ảnh hưởng của che phủ nilon đến một số chỉ tiêu vật

4.2.3 ảnh hưởng của che phủ nilon đến dung trọng, tỷ

4.2.10 ảnh hưởng của che phủ nilon đến quá trình tích luỹ

4.2.11 ảnh hưởng của che phủ nilon đến năng suất và các

yếu tố cấu thành năng suất lạc xuân 2004 97 4.2.12 Hạch toán kinh tế, so sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng

lạc có che phủ nilon với không che phủ nilon 102 4.2.13 Tình hình sâu bệnh hại trong thí nghiệm lạc trồng có

4.2.14 Tình hình cỏ dại trong thí nghiệm lạc trồng có che

Trang 7

4.3 Những điểm còn tồn tại và hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật

che phủ nilon cho lạc ở huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang 109 4.4 Đề xuất bổ sung quy trình kỹ thuật che phủ nilon cho lạc 111

5 Kết luận và đề nghị 113

Tài liệu tham khảo 115

Phụ lục 118

Trang 9

Danh mục các bảng trong luận văn

Thứ

2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên thế giới

9 2.2A Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Việt Nam và tỉnh

2.2B Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện Việt Yên 13 2.2C Diện tích, năng suất, sản lượng lạc năm 2002 của các vùng

2.3 Hiệu quả của che phủ nilon cho lạc ở những vùng đất có độ

2.4 Kết quả thử nghiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật che phủ

2.5 ảnh hưởng của che phủ nilon đến năng suất sinh vật học

2.6 Số liệu khí tượng trung bình từ 1995 - 2003 tại Việt Yên,

4.1 ảnh hưởng của che phủ nilon đến một số chỉ tiêu sinh

trưởng, phát triển của lạc, vụ thu đông 2003 56 4.2 ảnh hưởng của che phủ nilon đến thời gian sinh trưởng,

4.3 ảnh hưởng của che phủ nilon đến chỉ số diện tích lá năng

4.4 ảnh hưởng của che phủ nilon đến năng suất và các yếu tố

4.5 Số liệu khí tượng 6 tháng đầu năm 2004 tại tỉnh Bắc Giang 61

Trang 10

4.7 ảnh hưởng của che phủ nilon đến nhiệt độ, ẩm độ đất trồng

4.8 ảnh hưởng của hạn và mưa đến nhiệt độ, ẩm độ đất trồng

4.9 ảnh hưởng của che phủ nilon đến dung trọng, tỷ trọng, độ

4.10 ảnh hưởng của che phủ nilon đến thời gian và tỷ lệ nảy

4.11 ảnh hưởng của che phủ nilon đến động thái tăng trưởng

4.12 ảnh hưởng của che phủ nilon đến thời gian phân cành và số

4.13A Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm I và III, giống MD7 84 4.13B Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm II và IV, giống TQ6 84 4.13C ảnh hưởng của che phủ nilon đến đến thời gian ra hoa và

4.14A Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm I, giống MD7 86 4.14B Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm III, giống MD7 87 4.14C Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm II, giống TQ6 87 4.14D Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm IV, giống TQ6 88 4.15 ảnh hưởng của che phủ nilon đến thời gian sinh trưởng, phát

4.16 ảnh hưởng của che phủ nilon đến khả năng tích luỹ chất

4.17 Bình quân khả năng tích luỹ chất khô của lạc trong thí nghiệm

994 4.18 ảnh hưởng của che phủ nilon đến đến các yếu tố cấu thành

Trang 11

4.19 Bảng hạch toán kinh tế chung 104 4.20 Bảng hạch toán kinh tế cho thí nghiệm I 105 4.21 Hiệu quả kinh tế cho một sào lạc trồng có che phủ

4.22 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của lạc che phủ nilon, vụ xuân 2004 107

Trang 12

Danh mục các biểu đồ trong luận văn

1 Diễn biến các yếu tố khí tượng 6 tháng đầu năm 2004

2 ảnh hưởng của che phủ nilon đến nhiệt độ đất trồng lạc 68

3 ảnh hưởng của che phủ nilon đến ảm độ đất trồng lạc 68

4 ảnh hưởng của lượng mưa đến nhiệt độ đất trồng lạc có

9 Diễn biến chiều cao thân chính của lạc trồng che phủ

10 Diễn biến chiều cao thân chính của lạc trồng che phủ

11 Khả năng luỹ chất khô của lạc trong thí nghiệm I 95

12 Khả năng luỹ chất khô của lạc trong thí nghiệm III 95

13 Khả năng luỹ chất khô của lạc trong thí nghiệm II 96

14 Khả năng luỹ chất khô của lạc trong thí nghiệm IV 96

15 Năng suất lạc của thí nghiệm I và III 102

16 Năng suất lạc của thí nghiệm II và IV 102

Trang 13

1 Mở Đầu

1.1 Đặt vấn đề

Cây lạc (Arachis Hypogaea L) là một cây thực phẩm có giá trị kinh tế

cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới Sản phẩm của cây lạc được nhân dân

ta ưa chuộng, dễ sử dụng, có thể dùng trực tiếp ở dạng hạt thô, ép thành dầu làm bánh kẹo đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất béo và chất đạm trong bữa ăn hàng ngày Sản phẩm của cây lạc còn là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ

về cho đất nước Cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất làm tăng năng suất của các cây trồng khác

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đúng đắn trong việc nghiên cứu và phát triển các loại cây đậu đỗ nói chung, trong đó có cây lạc Nhiều tiến bộ mới và kết quả nghiên cứu về cây lạc của thế giới cũng như của nước ta bước đầu đã được áp dụng có kết quả trên đồng ruộng của nông dân

Mục tiêu phấn đấu của nuớc ta tới năm 2005 đưa diện tích lạc của nước

ta lên tới 400.000 ha, năng suất bình quân 15 - 20 tạ/ha; đến năm 2010 diện tích 555.600 ha với sản lượng là 500.000 đến 900.000 tấn Để đạt được mục tiêu đó, trước hết chúng ta cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất

Bắc Giang là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng lạc lớn nhất trong cả nước nhưng năng suất bình quân còn thấp 8 - 10 tạ/ ha Trong những năm gần đây việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như giống mới, các biện pháp

kỹ thuật canh tác tiên tiến … nhằm nâng cao diện tích, năng suất và sản lượng lạc đã được tỉnh đặc biệt chú ý Một trong những biện pháp kỹ thuật mới đó là:

“Công nghệ dùng nilon che phủ cho lạc”. Trên thế giới công nghệ này đã

được áp dụng đầu tiên ở Nhật Bản sau đó đến Trung Quốc và nhiều nước khác;

Trang 14

ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ che phủ nilon cho lạc đã được nhiều nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học và trung tâm khoa học nghiên cứu, thử nghiệm, bước đầu đã đưa vào ứng dụng trong sản xuất có hiệu

quả Bắc Giang trong mấy năm vừa qua, công nghệ mới này cũng đã được thử

nghiệm ở các vùng trồng lạc của tỉnh; tuy nhiên, trong thực tế sản xuất việc áp dụng công nghệ mới này còn nhiều vấn đề tồn tại và bất cập, cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ

Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang Nhân dân ở đây có truyền thống lâu đời về sản xuất lạc Tuy nhiên, ở đây lạc được trồng trên đất bạc mầu nghèo dinh dưỡng cộng với việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lạc còn hạn chế, vì thế năng suất lạc còn thấp Để góp phần làm tăng năng suất lạc của Việt Yên nói riêng, của Bắc Giang nói chung cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách đồng bộ, trong đó việc nghiên cứu và ứng dụng biện pháp kỹ thuật trồng lạc có che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lạc đang là một vấn đề cấp bách đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài:

“ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng

năng suất lạc trên vùng đất bạc màu huyện Việt Yên - Bắc Giang”

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

* Mục đích

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trồng lạc có che phủ nilon

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc

* Yêu cầu

Trang 15

- Tiến hành các thí nghiệm đồng ruộng để nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đến các chỉ tiêu cần nghiên cứu

- Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy trình kỹ thuật của biện pháp che phủ nilon cho lạc để áp dụng rộng rãi vào trong sản xuất, góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả trồng lạc trên đất bạc mầu Việt Yên tỉnh Bắc Giang

- Hạch toán, so sánh hiệu quả kinh tế của việc áp dụng công nghệ mới này với biện pháp kỹ thuật cũ (trồng lạc không che phủ nilon)

- Tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng công nghệ mới

này vào sản xuất và đề xuất hướng khắc phục

1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, các chỉ tiêu kinh tế của lạc thí nghiệm khi trồng có che phủ nilon trên đất bạc màu Việt Yên- Bắc Giang

Dựa trên các kết quả thu được, đánh giá sự ảnh hưởng của công nghệ trồng lạc có che phủ nilon đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất cây lạc Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng công nghệ mới này vào thực tế sản xuất đại trà ở điạ phương

- ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng hoàn chỉnh quy trình áp dụng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho lạc nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất bạc màu Việt Yên - Bắc Giang; đồng thời

có thể tiếp tục nghiên cứu để mở rộng cho các vùng trồng lạc khác

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 16

Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên hai trong số các giống lạc đang

được trồng phổ biến và có triển vọng rất tốt ở các vùng trồng lạc của tỉnh Bắc Giang

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu chính về sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu và hạch toán hiệu quả của việc trồng lạc có che phủ nilon so với trồng không che phủ; trên cơ sở đó phát hiện những điểm còn tồn tại, bất cập của biện pháp kỹ thuật mới này và đề xuất biện pháp giải quyết

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tại vùng đất bạc màu huyện Việt Yên, nơi có điều kiện thâm canh cao, chủ động tưới tiêu nước, nông dân có truyền thống lâu đời về thâm canh cây lạc

2.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước

Trang 17

2.1.1 Tình hình sản xuất lạc của thế giới

Trên thế giới cây lạc đã được trồng ở vùng địa lý từ 40 vĩ độ Bắc

đến 40 vĩ độ Nam Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng lạc trong đó đứng đầu là các nước châu á về cả diện tích lẫn sản lượng, tiếp theo

là châu Phi, châu Mỹ [3]

Theo thống kê của FAO, trong 50 năm từ 1932 đến 1984, diện tích trồng lạc của thế giới tăng từ 5 triệu lên 18,5 triệu ha, tổng sản lượng tăng từ 4.653.000 tấn lên 19.328.000 tấn Như vậy sản lượng tăng lên 4,15 lần chủ yếu do diện tích trồng lạc tăng lên 3,64 lần vì năng suất tăng rất chậm từ 9,2tạ/ha lên 10,5tạ/ha ( tăng13%) [3]

Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, sản xuất lạc của nhiều nước trên thế giới

đạt được những thành tựu to lớn Cũng theo thống kê của FAO năm 1995/1996 đến 1999/2000, diện tích trồng lạc thế giới đạt 20,94 triệu ha, năng suất bình quân 13,6 tạ/ha với tổng sản lượng đạt 28.50 triệu tấn (bảng 2.1) Trong niên vụ 2001 - 2002, diện tích trồng lạc của toàn thế giới đã đạt 22,56 triệu ha, năng suất bình quân đạt 14,9 tạ/ha (tăng 1,3 tạ so với trung bình 5 năm 1995 - 1999) và sản lượng đạt 33,61 tấn Mỹ là nước đứng đầu về năng suất (29,7 tạ/ha), Trung Quốc cũng có năng suất tương đương với nước Mỹ (29,6tạ/ha)

Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển sản suất lạc của mỗi quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trên đồng ruộng của nông dân Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất bình quân của thế giới mới chỉ đạ 13tạ/ha, thì ở Trung Quốc, tại tỉnh Sơn Đông thử nghiệm trên diện tích hẹp đã thu được năng suất khoảng 120 tạ/ha, cao hơn 90 tạ so với bình quân của thế giới Trên diện tích

145 ha, năng suất đạt 98 tạ/ha trên quy mô hàng trăm [31]

Gần đây, tại Viện Quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất lạc trên đồng ruộng của nông dân là từ 40-

Trang 18

50 tạ/ ha Trong khi năng suất của một số cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước

đã gần đạt tới kịch trần và có su hướng giảm dần, ở nhiều vùng trên thế giới thì năng suất lạc còn khác rất xa so với tiềm năng Thực tế này gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản suất lạc trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng Chiến lược này đã áp dụng thành công ở nhiều nước và trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của thế giới

ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại thấp nhất (chỉ đạt 0,96 tấn /ha)[20] Diện tích trồng lạc của ấn Độ là 8,2 triệu ha, sản lượng đạt 7,8 triệu tấn, đã thực hiện chương trình phát triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm giải quyết tự túc dầu ăn cho đất nước từ những năm 1980 Kinh nghiệm của ấn độ cho thấy, nếu chỉ sử dụng giống mới mà vẫn

áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất lạc bình quân chỉ tăng 26-30% Nếu

áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ mà vẫn sử dụng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20-43% Nhưng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tăng năng suất lạc 50-53% trên đồng ruộng của nông dân

Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau ấn Độ về diện tích trồng lạc (4,9 triệu ha), năng suất bình quân là 2,96 tạ/ha năm 2002, sản lượng lạc lớn nhất thế giới (14,5 triệu tấn) Trung Quốc là nước đạt được nhiều thành tựu nhất trong phát triển sản xuất lạc, đặc biệt trong thập kỷ 90 vừa qua Vào những năm 1960, năng suất lạc của Trung Quốc chỉ đạt 11,4 tạ/ ha, năm 1970 là 12,1tạ/ha, năm

1980 là 17,8 tạ/ha Còn vào những năm 1990 năng suất trung bình đạt 25 tạ/ha, năm 1994 đạt 26,9 tạ/ha, năm 2001 đạt 26,9 tạ/ha Tỉnh Sơn Đông là nơi có diện tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc, chiếm 23% diện tích và 33,3% tổng sản lượng lạc toàn quốc Năng suất trung bình lạc ở Sơn Đông cao hơn năng suất lạc của cả nước là 34% Các nhà khoa học của Trung Quốc và thế giới đã khẳng định rằng thành tựu nói trên đạt được là nhờ chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm phát huy tiềm năng to lớn của cây

Trang 19

trồng này trong sản xuất.Trung Quốc là nước đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nhiều năm qua Có tới 60 viện, trường, trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc Trong giai đoạn từ 1982- 1995 đã có tới 82 giống mới có nhiều ưu

điểm được chọn tạo và đưa vào sản xuất đại trà [6] Cũng thời gian này, nhiều biện pháp kỹ thuật đó là cày sâu, bón phân cân đối, mật độ gieo hợp lý, phòng trừ sâu bệnh; đặc biệt là biện pháp che phủ nilon nhằm hạn chế bốc hơi nước, chống hạn, giảm tướí, chống cỏ dại và một số sâu bệnh hại được coi là cuộc "cách mạng trắng"góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc của Trung Quốc Trong những năm tới, chiến lược phát triển sản xuất lạc của Trung Quốc

là ổn định diện tích 4,2 triệu ha/năm, phấn đấu đưa năng suất đạt trên 3 tấn/ha, sản lượng 13 triệu tấn/năm trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới

Achentina cũng là một nước có nhiều thành công trong nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc

Từ năm 1982 nghiên cứu và ứng dụng tín bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường Đến năm 1991, năng suất bình quân của Achentina đã đạt 20 tạ/ha, cao gấp hai lần so với năm 1980 Achentina đã trở thành quốc gia suất khẩu lạc

đứng hàng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, mặc dù diện tích trồng lạc của nước này không lớn, chỉ khoảng 180.000 ha/năm [20]

Hàn quốc là nước khá nổi tiếng ở châu á có đầu tư cao trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho câylạc Nhờ kết hợp giống mới và biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc biệt kỹ thuật che phủ nilon, đến đầu năm 1990 năng suất lạc của Hàn Quốc đã tăng gấp 4 lần so với năm 1960 Hiện nay trên những nông trại lớn của Hàn Quốc có sử dụng giống mới và kỹ thuật tiến

bộ, năng suất lạc đạt trên 60 tạ/ha

Nhìn chung, năng suất lạc của Thế giới còn thấp, do nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi, nguyên nhân chính là: Tại nhiều nước sản xuất lạc chính

Trang 20

trên thế giới như ấn độ, Châu phi… và nhiều quốc gia vùng nhiệt đới á - Phi khác, lạc luôn là cây được đầu tư thấp Trong thời kỳ 1948 - 1980 lạc chủ yếu

được trồng trên đất xấu, hàm lượng dinh dưỡng, độ phì đất thấp và hầu hết không

được tưới Cho nên ấn độ là nước trồng lạc nhiều nhất thế giới, nhưng năng suất thuộc

loại thấp nhất (7 tạ/ha), còn Tây Phi chỉ đạt 4 tạ/ha (Bảng 2.1)

Tóm lại, tất cả các nước đã thành công trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứuvà ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất Tiềm năng to lớn của sản xuất cây lạc chỉ có thể phát huy thông qua việc áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng

2.1.2 Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam

- Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong số 25 nước trồng lạc ở châu á về cả diện tích và sản lượng ở Việt Nam lạc là một trong 10 mặt hàng suất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ Cho tới nay, lạc được trồng khá phổ biến ở mọi nơi trong nước Diện tích trồng lạc chiếm gần 40% tổng diện tích gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ở các giai đoạn như sau :

Bảng 2.1: Diện tích , năng suất và sản luợng lạc của một số nước trên thế giới

(nguồn:USDA - 2002)

TB 1995/1996 - 1999/2000 Năm 2000/2001 Năm2001/2002 Tên nước D.Tích

(1000ha)

N.Suất (tấn/ha) (1000tấn)

S.Lượng D.Tích

(1000ha)

N.Suất (tấn/ha)

S.Lượng (1000tấn)

D.Tích (1000ha)

N.Suất (tấn/ha)

S.Lượng (1000tân)

ấn Độ 7.780 0,95 7.390 810 0,70 5.700 820 0,95 7.800 Trung Quốc 389 2,80 10.900 486 2,97 14.440 490 2,96 14.500

Mỹ 58 2,87 1.670 54 2,74 1.480 58 2,97 1.730 Xênêgan 73 0,90 660 65 1,42 920 70 1,36 950

Trang 21

Braxin 9 1,77 160 11 1,85 200 11 1,86 200 Achentina 29 1,49 430 24 1,52 360 24 1,60 380

Cácnước khác 693 0,98 770 722 1,03 744 716 1,05 750

Việt Nam 258 1,35 348 245 1,45 355 241 1,46 352 Toàn thế giới 20.940 1,36 28.478 22.430 1,39 31.177 22.560 1,49 33.614

+ Giai đoạn từ năm 1975 đến 1989 là giai đoạn mở rộng diện tích Năm 1975, diện tích lạc là 68 ngàn ha, năng suất là 9,5 tạ/ha, sản lượng là 64,6 ngàn tấn Trong những năm thuộc thập kỷ 80 của thế kỷ trước, diện tích lạc đã là 106,1 ngàn ha; đến cuối thập niên, diện tích lạc đã lên tới 201,4 ngàn ha, năng suất chỉ dẩm chân trong khoảng dưới 10 tạ/ha.Trong giai

đoạn này, sản lượng đã tăng 8,62%/năm, chủ yếu là do tăng diện tích 8,33%/ năm Nguyên nhân hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam thấp, theo chúng tôi là do: thứ nhất, chúng còn chưa chọn tạo và nhập nội được những giống tốt có tiềm năng năng suất cao, chủ yếu trồng nhiều giống cũ, chậm đổi mới về giống Thứ hai, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, quy trình sản xuất lạc hậu, chủ yếu sản xuất theo tập quán cũ của riêng từng dịa phương Thứ ba, địa bàn tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, chưa ổn định, nhất là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, sản phẩm chưa trở thành hàng hoá, sản xuất theo lối tự cung tự cấp, do đó người nông dân chưa chú trọng đầu tư thâm canh

+ Giai đoạn 1990-1998 có tốc độ tăng năng suất đạt 3,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng diện tích 3,7%, sản lương tăng 7,7% năm Năm 1990 là năm

đầu tiên năng suất lạc Việt Nam vượt ngưỡng 1,0 tấn/ha [3] Năng suất lạc tăng là do trong những năm 1990 đến nay công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng lạc của chúng ta đã được quan tâm hơn trước Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và mạng lưới đậu đỗ, cây cốc châu á (CLAN), Việt Nam đã tiếp cận và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc của thế giới và trong khu vực Các yếu tố

Trang 22

hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định, từ đó có các hướng nghiên cứu để khắc phục Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho lạc ở vùng Đông Nam bộ,viện cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay thế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi cho sử dụng, giá thành sản xuất hạ 6%, lại vừa tăng năng suất và phẩm chất lạc Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đã được áp dụng như bón NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, che phủ nilon Đặc biệt đã chọn lọc ra giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn là MD7, các giống lạc thích hợp cho vùng thâm canh cao như L02, LVT, L14, L15 nhiều mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng của nông dân ở nhiều địa phương

+ Đến năm 2002, diện tích lạc cả nước đạt 247,6 ngàn ha với năng suất đạt được 16,1 tạ/ha và sản lượng đạt tới 397 ngàn tấn, cao nhất từ trước tới nay Tập trung chủ yếu ở một số vùng trồng lạc chính như: vùng đồng bằng

Sông hồng, duyên hải miền Trung, bắc Trung bộ……(Bảng 2.2A, 2.2B)

2.1.3: Sản xuất lạc ở tỉnh Bắc Giang và huyện Việt Yên

Tỉnh Bắc Giang, trong đó có huyện Việt Yên, là một trong những địa phương có nghề trồng lạc truyền thống từ lâu đời, là một trong những tỉnh có diện tích lạc lớn nhất nằm trong vùng trồng lạc trọng điểm của cả nước Sản phẩm của cây lạc ở đây là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nhất là ở những năm cuối của thập niên tám mươi thế kỷ trước, năng suất lạc bình quân của Bắc Giang và Việt Yên đạt rất thấp, chưa vượt qua ngưỡng 9 - 10 tạ/ha, thậm chí có nhiều nơi chỉ đạt 6 -7 tạ/ha Nguyên nhân chính, theo chúng tôi là do đất đai ở vùng này sấu, tầng canh tác mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, nhất là

Đạm, Canxi, Kali…tuy rằng về thành phần cơ giới, đường kính các cấp hạt trong đất có phù hợp cho cây lạc hơn các địa phương khác Nhìn chung, đất Bắc Giang thuộc loại sấu, bạc màu ở đây, lạc được trồng chủ yếu trên hai loại

đất chính: đất bạc màu, chân vàn cao, khả năng giữ nước kém; loại thứ hai là

đất đồi gò thấp, có độ dốc, dễ bị rửa trôi sói mòn, nghèo dinh dưỡng Mặt khác, trong những năm qua nông dân ở đây chưa đưa được nhiều giống mới

Trang 23

vào sản xuất, chủ yếu là trồng giống địa phươg, giống cũ, tiềm năng năng suất thấp, kết hợp với trình độ và khả năng đầu tư thâm canh kém nên dẫn đến năng suất, diện tích trồng lạc tăng chậm

Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Giang lần thứ XV, trong chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cho những năm tới đã xác

định: " Một trong những chỉ tiêu quan trọng là phải phát triển nhóm cây trồng ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao, trọng tâm là cây lạc và đậu tương." Đây là những cây trồng truyền thống trong sản xuất của tỉnh, có thế mạnh và khối lượng hàng hoá lớn Mục tiêu của Đại hội đề ra đến năm 2005 phải có sản lượng lạc vỏ đạt12.000 tấn

Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua, Bắc Giang đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách mạnh mẽ, tăng nhanh diện tích cây trồng ngắn ngày mà trọng tâm là cây đậu đỗ Diện tích lạc toàn tỉnh đến năm

2004 (ước tính) tăng 25,3% so với năm 2000 (bảng 2.2B) Đã tập trung chỉ

đạo chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất lạc như: khảo nghiệm và đưa nhanh các giống mới có năng suất cao, LO2, LO5 LVT, MD7, TQ6, L14, các giống lạc của Đài loan… trong đó 2 giống chủ lực là L14, MD7, chiếm tới 80% diện tích lạc toàn tỉnh Đã và đang ứng dụng biện pháp kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, xây dựng những điển hình tốt cho năng suất cao Mục tiêu đến năm 2005 dự tính diện tích lạc toàn tỉnh đạt 9500 ha (tăng gần 1000 ha so với mục tiêu chung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá); mở rộng diện tích lạc thu đông lên 2000 – 2500ha Theo đó, nhanh chóng mở rộng diện tích lạc thu

đông ở các vùng trọng điểm lạc của Tỉnh, như các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam… tích cực ứng dụng biện pháp trồng lạc có che phủ nilon để nâng cao năng suất lạc (có sự hỗ trợ vật tư, tiền vốn, kỹ thuật của tỉnh)

Bảng 2.2 A: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc năm 2002

ở các vùng sản xuất chính của Việt Nam

Trang 24

Vïng DiÖn tÝch

(ha)

N¨ng suÊt (t¹/ha)

S¶n l−îng (tÊn)

Ghi chó

SL (1.000tÊn)

DT (1.000ha)

NS (t¹/ha)

SL (1.000tÊn)

- Nguån: Niªn gi¸m thèng kª n¨m 2002- tØnh B¾c Giang

B¶ng 2.2 C: DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n l−îng l¹c cña huyÖn ViÖt Yªn

Trang 25

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sảnlượng (tấn)

* : Vụ lạc xuân - Nguồn: Phòng nông nghiệp - Địa chính, huyện Việt Yên - Bắc Giang

2.2 Tình hình nghiên cứu về cây lạc trong và ngoài nước

Nhìn chung, các nhà khoa học thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu 4 vấn đề lớn về cây lạc:

- Nghiên cứu chọn tạo giống lạc

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lạc

- Nghiên cứu điều kiện sinh thái của cây lạc

-Tìm hiểu những vấn đề khó khăn trọng tâm mà người trồng lạc gặp phải để tháo gỡ cho họ một cách kịp thời và đưa nhanh những tiến bộ kỹ thuật mới vào đồng ruộng

Việt Nam trong những năm qua đã rất quan tâm tới công tác nghiên cứu phát triển sản xuất lạc Chúng ta đã biết tiếp thu một cách sáng tạo những thành tựu

và kinh nghiệm của thế giới Các nhà khoa học Việt Nam đã xác định được những yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc, từ đó có các hướng nghiên cứu để khắc phục Chúng ta đã chọn lọc, nhập nội được một tập đoàn giống lạc với năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt Hiện nay chúng ta đã

Trang 26

chọn được bộ giống lạc tốt cho vùng thâm canh, vùng nước trời, cho xuất khẩu và cho mục đích ép dầu tại chỗ Những giống lạc mới này đã góp phần tăng năng suất và sản lượng lạc một cách nhanh chóng

Những giống lạc có tiềm năng năng suất cao 30 - 40 tạ/ha đã được các vùng sản suất lạc tiếp nhận nhanh chóng như: LO2, LVT, BG78, LO5 ởcác tỉnh vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và khu Bốn cũ; giống LO2 BG78, 1660, V79, Sen lai cho vùng khu Bốn cũ và Duyên hải Nam trung bộ GiốngVD1, LH25, lỳ chọn lọc cho các tỉnh miền đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu long

và Tây Nguyên; gần đây viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo và đưa ra sản xuất 2 giống lạc mới (MG7 và L14) năng suất cao, phẩm chất tốt Hai giống lạc này đang được trồng phổ biến ở các tỉnh Miền Bắc và khu Bốn cũ Chúng ta đã tiến hành thu thập và nghiên cứu nguồn gen của trên 1271 giống nhập nội từ hơn 40 nước trên thế giới và trên 100 giống

địa phương, kết quả đã chọn tạo, phân lập được nhiều giống quí có đặc tính chống chịu rét, chịu hạn… [22]

2.2.2 Về các biện pháp kỹ thuật thâm canh:

Bón phân cho lạc: kết quả nghiên cứu của viện nông hóa thổ nhưỡng cho biết, trên một số đất trồng lạc ở các vùng lạc chuyên canh của ta thì độ ẩm và các chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố hạn chế năng suất lạc Các loại

đất khác nhau thì áp dụng mức phân bón khác nhau Nhưng nói chung, các loại đất trồng lạc điển hình là đất bạc màu, đất cát ven biển, đất xám trung du thì mỗi ha thường sử dụng như sau:

Phân hữu cơ 8-10 tấn; N 15 - 20 kg; P2O5 : 40 - 60 kg; K2O: 30 - 40 kg,

Vôi bột 300-500 kg (nếu đất chua thì cần bón nhiều hơn)

So với yêu cầu trên thì hầu như các nơi đều chưa đạt thậm chí còn thấp

hơn rất nhiều

Nghiên cứu sử dụng phân vi sinh và các chất kích thích cho lạc:

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc, các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng: Molipden và Bo

là 2 nguyên tố vi lượng quan trọng nhất đối với lạc Molipden nằm trong thành

Trang 27

phần của enzim nitrogenaza xúc tác quá trình cố định đạm Trong điều kiện

đủ molipden, số lượng và chất luợng vi khuẩn nốt sần cố định đạm tăng Trong

điều kiện thiếu molipden, số lượng và chất lượng vi khuẩn này giảm Phần lớn các

đất trồng lạc ở Việt Nam đều thiếu molipden Nếu bổ sung Molipden bằng cách xử lý hạt trước khi gieo trồng với dung dịch molipdat amon 0,1 - 0,2 % trong khoảng 5 - 6 giờ hoặc phun dung dịch này với nồng độ 0.3% lên lá lạc khi bắt đầu ra hoa sẽ có tác dụng làm tăng năng suất đáng kể

Bo làm tăng quá trình thụ phấn thụ tinh của lạc Thiếu Bo tỷ lệ hoa

có ích giảm rõ rệt, số lượng hoa cũng giảm dẫn đến giảm số quả trên cây,đồng thời cũng làm tăng hạt lép và sức sống của hạt bị giảm Chúng ta có thể cung cấp Bo cho cây bằng cách phun axít boric 0,03% cho cây lạc lúc ra hoa hoặc bón muối borat 10kg/ha cho lạc đều có tác dụng tăng năng suất[31]

Đất trồng lạc phần lớn cũng thiếu (Cu) đồng Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu khoa học Việt Nam (1977 - 1998) thì việc phun dung dịch CuSO4 (0,1 – 0,2%) cho lạc lúc ra hoa đã làm tăng năng suất lạc từ 23 - 43% Phun boocđô 1-2 lần cho lạc đã làm tăng năng suất lạc 20 - 40%[31]

Kẽm cũng như đồng, có tác dụng như là một chất xúc tác và điều tiết quá trình trao đổi chất trong cây Đặc biệt là quá trình oxy hóa - khử Đa số đất trồng lạc cũng hay thiếu kẽm, phun thuốc trừ bệnh (boócđô hay Zinep) là đã cung cấp trực tiếp Cu và Zn cho lạc

Cây lạc cũng rất cần sắt (Fe) để phát triển bình thường và tổng hợp chất diệp lục Khi bị thiếu Fe cây sẽ yếu, lá non bị úa vàng, các lá già hơn có thể bị chết, cây sẽ có ít nốt sần và quả cũng có ít hơn

Dùng chế phẩm Nitrazin tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc tưới vào hốc (với lượng gấp hai lần tẩm hạt) có thể làm tăng năng suất 50 - 80 kg lạc vỏ/ha Nếu dùng phân vi sinh vật đúng cách, đất thoáng lại được bón đủ lân, vôi và một chút phân đạm thì sẽ làm giảm được 50% nhu cầu phân đạm cần bón [31]

Trang 28

Các nhà chuyên môn khuyến cáo rằng: nếu phun chế phẩm vi lượng cho lạc lúc có 5 - 6 lá thật hoặc lúc bắt đầu tắt hoa sẽ làm tăng số hoa và tăng tỉ lệ

đậu quả Trong trường hợp ruộng lạc sinh trưởng quá mạnh, muốn hạn chế lốp

đổ thì sau khi vun gốc 1 tuần, có thể phun dung dịch axit xuxinic 0,02% hay dùng chất kìm hãm sinh trưởng lên lá lạc để hạn chế sự bốc thân lá, dồn chất dinh dưỡng vào cho quả để làm cho quả chắc hơn, hạt mẩy hơn[31]

Những nghiên cứu về một số chất điều hòa sinh trưởng

- Nghiên cứu về PIX:Chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat chloride có tên

là 1,1- dimethylpiperidinium chloride, tên thương mại là PIX là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật

PIX là chất điều hòa sinh trưởng nội hấp, được thực vật có màu xanh hấp thu ở một bộ phận rồi chuyển vận tới toàn cây, tăng cường sự phát dục và hoạt

động của bộ rễ, điều tiết giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực làm cho lóng ngắn lại và phiến lá dày lên, diện tích lá bé đi (Lý Văn Bính và Phan Đại Lục, 1991) [6] Sau khi xử lý PIX, màu lá sẫm hơn, Phiến lá không phát triển về chiều rộng mà dày thêm, hàm lượng diệp lục tăng lên, lá chậm già hơn, tăng cường hoạt động quang hợp, có tác dụng cải thiện kết cấu quần thể trên ruộng

Bộ môn Sinh lý - Hóa sinh trường Đại học nông nghiệp I đã nghiên cứu và tạo nên chế phẩm đậu hoa đậu quả cho nhiều loại cây trồng sử dụng có hiệu quả trong sản xuất Chế phẩm dạng bột α - NAA dưới dạng hòa tan được trong nước là nguồn auxin bổ sung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B và Cu, ngoài ra có thêm một lượng nhỏ các nguyên tố đa

lượng ( N, P, K) Phun chế phẩm này đã làm cho quá trình đậu quả tăng lên rất

mạnh, hiệu quả này còn được nhân lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh

dưỡng cho cây trồng (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch 1993)

Chlor Cholin chlorid (CCC) là chất đối kháng với Gibberellin vì nó kìm hãm sự tổng hợp Gibberellin trong cây Ngoài các tác dụng như làm lùn

Trang 29

cây, chống lốp đổ nó còn làm tăng sự hình thành diệp lục, xúc tiến sự ra hoa (Nguyễn Quang Thạch và ctv 2000) [30] Hiên nay, CCC đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, với mục đích làm thấp cây, cứng cây, chống lốp đổ và tăng năng suất cho các loại cây ngũ cốc và tạo hình cho cây cảnh

(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1993)

- Chế phẩm tăng năng suất lạc: chế phẩm Fivilac của xí nghiệp liên doanh Fitôhooc môn, bao gồm các nguyên tố vi lượng cùng với chất điều hòa sinh trưởng gibberellin, auxin (α- Naptylaxetic axit và β- Naptoxylaxetic axit) có

bổ sung thêm chất phụ gia, bám dính

Do cung cấp cho cây lạc một lượng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng nhất định, cho nên đã kích thích ra hoa tập trung , tạo tia quả.Kích thích vận chuyển dinh dưỡng vào hạt, quả Tăng cường và kéo dài khả năng quang hợp, cố

định đạm của cây Tăng tỷ lệ đậu quả chắc, tăng năng suất từ 10 - 15% và tăng phẩm chất Nếu được chăm sóc tốt có thể tăng tới 20 - 25% Ruộng được phun chế phẩm, tỷ lệ bệnh thối đen giảm xuống

Chế phẩm được sử dụng ở nhiều tỉnh, đặc biệt ở những vùng trọng điểm trồng lạc như Nghệ An, Thanh Hóa chế phẩm đã được Nhà nước công nhận và cấp bằng độc quyền sáng chế số 148

Chế phẩm tăng năng suất lạc (FIVILAC) phun lên lá vào thời kỳ ra hoa rộ vừa nâng cao năng suất, phẩm chất lại vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất[31]

Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài che phủ nilon cho lạc

2.2.3.1 Kết quả nghiên cứu trên thế giớ:

Biện pháp kỹ thuật che phủ nilon để trồng lạc (Polythene mulched

groundnut - PMG) được bắt nguồn từ Nhật Bản, du nhập vào Trung Quốc từ

Trang 30

năm 1978 và sau đó là nhiều nước khác trên thế giới như ấn Độ, cộng hoà Triều Tiên… trong những năm từ 1978 – 1984 diện tích trồng lạc có che phủ nilon ở Trung Quốc đạt tới 333.000 ha với năng suất 3,75 – 4,5tấn/ha Tăng năng suất so với không che phủ nilon từ 25 – 50% Đặc biệt có những diện

tích năng suất đạt tới 8,09 – 9,56 tấn/ha [20]

Trung Quốc là một trong những nước có diện tích trồng lạc lớn trên thế giới và cũng là nước có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học

kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất lạc 3 tiến bộ quan trọng nhất trong nghề trồng lạc của Trung Quốc những năm vừa qua đó là: tạo giống năng suất cao, xây dựng thành công vụ lạc thu đạt năng suất cao ổn định và ứng dụng công nghệ che phủ nilon cho lạc Trong những năm gần đây diện tích trồng lạc che phủ nilon của Trung Quốc tăng đến trên 370.000 ha, chiếm trên 10,5% tổng diện tích lạc của cả nước Kỹ thuật che phủ nilon được coi là cuộc "Cách mạng trắng" là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất góp phần làm tăng sản lượng lạc ở Trung Quốc

ở ấn Độ, tại ICRISAT ứng dụng trồng lạc che phủ nilon đạt năng suất cao 7tấn/ha, bình quân 5tấn/ha, có hiệu quả cho tất cả các giống, đặc biệt là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn trồng ở vùng lạnh

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đều đi đến thống nhất như sau:

- Năng suất đạt từ 3,75 - 4,75 tấn/ha, tăng so với không che phủ nilon là 20 -50%

- Biện pháp PMG áp dụng có hiệu quả cho tất cả các vùng khí hậu, thời vụ trồng, các loại đất trồng và các giống lạc khác nhau - trong đó vụ lạc thu và vụ lạc đông là có hiệu quả nhất

- Che phủ nilon làm tăng lượng dầu của hạt, hàm lượng Protein và nồng độ của 8 loại axit amin chủ yếu ở trong hạt

- Che phủ nilon rút ngắn được thời gian sinh trưởng từ 8 - 10 ngày do đó vụ

xuân có thể gieo trồng sớm hơn, góp phần làm tăng vụ trong năm

Trang 31

- Che phủ nilon làm tăng tỷ lệ quả chắc/cây thêm 13 – 25%, tăng tỷ lệ

hạt/quả từ 4 – 5% Các tia hình thành ở giai đoạn cuối không thể xuyên qua

tấm nilon chui xuống đất để hình thành quả đ−ợc, nhờ đó tiết kiệm đ−ợc dinh

d−ỡng để nuôi những tia hình thành sớm và đang phát triển quả

Bảng 2.3: Hiệu quả của che phủ nilon cho lạc ở những điều kiện

đất có độ mầu mỡ khác nhau

NMG (tấn/ha) (tấn/ha) (%)

2.2.3.2 Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

ở Việt Nam việc nghiên cứu áp dụng giống mới có năng

s u ấ t c a o v ớ i c ô n g n g h ệ k ỹ t h u ậ t c h e p h ủ n i l o n c h o l ạ c m ớ i

đ − ợ c c h ú ý t r o n g n h ữ n g n ă m g ầ n đ â y v à đ ã t h u đ − ợ c n h ữ n g

k ế t q u ả đ á n g m ừ n g

Những năm 1996 – 2000 các kết quả nghiên cứu về thời vụ,

mật độ trồng lạc có che phủ nilon, nhất là ở vụ xuân của trung tâm

nghiên cứu phát triển đậu đỗ – Viện KHKTNN Việt Nam đã cho

thấy năng suất lạc đã tăng hơn so với không che phủ 43% trong vụ

xuân và 54,7% trong vụ thu đông Vụ xuân năm 1977 trong thí

nghiệm áp dụng che phủ nilon trên 5 bộ so sánh giống, mỗi bộ 20 giống

Kết quả năng suất đạt tăng tối thiểu 30 - 50%, tối đa tăng 2 – 3 lần so với

vụ xuân năm 1996 Đến năm 2000 biện pháp kỹ thuật này đã đ−ợc Bộ

nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật Tuy việc ứng

Trang 32

dụng công nghệ che phủ nilon cho lạc trong sản xuất đại trà ở ta

hiện nay chưa được nhiều

Bắc Giang, là môt trong những tỉnh sớm đi đầu trong việc ứng

dụng, thử nghiệm trồng lạc có che phủ ni lon Trong những năm qua, được

sự giúp đỡ của viện KHKTNN Việt Nam, trực tiếp là trạm nghiên cứu đậu

đỗ, đã giúp đỡ về kỹ thuật, cơ quan khuyến nông tỉnh đã triễn khai nhiều

mô hình sản xuất thử và đã đưa vào sản xuất với quy mô vài chục ha và

thu được kết quả bước đầu (Bảng 2.6) Tuy nhiên đến nay diện tích trồng

lạc che phủ nilon ở huyện Việt Yên nói riêng và toàn tỉnh nói chung còn

rất thấp, có thể nói là không được mở rộng Qua điều tra khảo sát của

chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, song, ở đây có 3

nguyên nhân chính đó là: thứ nhất, giá cả đầu tư ban đầu cho lạc trồng có

che phủ nilon cao, chưa phù hợp với khả năng thực tế của của đa số người

dân (chúng tôi sẽ phân tích và hạch toán kinh tế ở phần cuối của luận

văn) Khi được tỉnh hỗ trợ một phần kinh tế (Giống và nilon) thì người

nông dân làm, khi không được hỗ trợ thì không làm, hoặc làm với diện

tích nhỏ lẻ, làm tuỳ tiện Thứ hai là, tỉnh, huyện chưa xác định được cây

lạc là cây chính trong hệ thống cơ cấu cây trồng của địa phương, nên chưa

thực sự chú ý đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,

nghề trồng lạc chưa thực sự trở thành nghề sản xuất hàng hoá mà làm theo

kiểu tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ hàng hoá không ổn định khiến cho

người dân không giám đầu tư Thứ 3, mật độ trồng thấp, không vượt qua

được 33 - 35 cây/ m2, chưa chủ động được tưới tiêu, đặc biệt là các diện

tích lạc trồng trên các chân đất vàn và vàn cao thường bị hạn vào vụ lạc

thu, vụ đông Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến năng suất lạc bình

quân của Bắc Giang thấp Diện tích lạc trồng nói chung, trồng có che phủ

nilon nói riêng tăng rất chậm, chỉ tập trung chủ yếu ở một số huyện phía

nam của tỉnh và ở một số vùng trọng điểm

Bảng 2.4 : Kết quả thử nghiệm áp dụng kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon

ở tỉnh Bắc Giang từ 1998 - 2004 (1)

Trang 33

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất B.q lạc che phủ (tạ/ha)

Sản lượng (Tấn)

NS tăng so với không che phủ (%)

- Nguồn: sở KHCN; trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang

- Lãi thuần tăng so với trồng không phủ nilon: 3.358.000đ/ha

- (1): Dự án thử nghiệm áp dụng công nghệ mới được tỉnh hỗ trợ một

phần kinh phí và kỹ thuật

2.2.3.3 Những nhân tố góp phần làm tăng năng suất lạc nhờ áp dụng

kỹ thuật che phủ nilon cho lạc

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy

khi áp dụng biện pháp che phủ nilon có các nhân tố chính sau đây góp phần

làm tăng năng suất lạc:

- Tác dụng điều chỉnh nhiệt độ đất: nhìn chung nhiệt độ đất ở những nơi che

phủ đều tăng so với nơi không che phủ, vì nilon có độ dẫn truyền nhiệt lớn hơn

80%, và có khả năng lưu giữ nhiệt tốt

+ Giai đoạn sinh trưởng đầu: nhiệt độ ở lớp đất mặt 5cm nơi che phủ

cao hơn nơi không che phủ là 2,50- 3,90C ; Giai đoạn cuối số đó là 0,60- 1,10C

+ Tổng nhiệt độ đất trong ngày nơi che phủ cao hơn nơi không che

phủ là 1,40- 2,70C

+ Tổng tích ôn trong suốt thời gian sinh trưởg của lạc nơi có che

phủ cao hơn nơi không che phủ là 159,30- 370,80C Mặt khác trong nghững

ngày nắng nóng, lớp nilon có tác dụng bảo vệ đất khỏi bị ánh sáng trực tiếp

của mặt trời và không khí nóng không thể truyền qua được nilon vào đất để

Trang 34

làm tăng nhiệt độ đất quá mức được, do đó duy trì được nhiệt độ thích hợp cho lạc sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn được thời gian sinh trưởng

- Che phủ nilon giữ được ẩm độ cho đất:

Che phủ nilon hạn chế được sự bay hơi nước trong đất, do đó đất thường xuyên được giữ ẩm, nhất là ở giai đoạn đầu của vụ xuân khô hạn Mặt khác khi có mưa to, lớp nilon che phủ có tác dụng ngăn cản mưa rơi trực tiếp, do đó làm giảm sự rữa trôi xói mòn và lượng nước ngấm quá nhiều vào đất, duy trì

ẩm độ thích hợp cho lạc nẩy mầm và sinh trưởng phát triển tốt

- Che phủ nilon cải thiện kết cấu đất:

Đất che phủ nilon tuy không được xới xáo trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, tuy nhiên các tác giả cho thấy rằng: kết cấu đất nơi có che phủ nilon được cải thiện tốt hơn nơi không được che phủ nilon

+ Độ xốp tăng 3,0 – 5,2%

+ Độ thoáng khí tăng 0,4 – 3,5%

+ Mao mạch tăng 1,7 – 7,6%

Kết cấu đất được cải thiện tạođiều kiện cho bộ rễ lạc phát triển tốt hơn

- Che phủ nilon tạo điều kiện cho quần thể vi sinh vật (VSV) có ích phát triển: cũng theo các tác giả trên, che phủ nilon cho đất trồng lạc đã làm tăng hệ VSV đất có lợi hơn so với đối chứng không che phủ nilon, như:

- Che phủ nilon có tác dụng cải thiện vi khí hậu trong ruộng lạc:

Trong ruộng lạc có che phủ nilon khả năng phản chiếu ánh sáng giữa các luống tăng, nhiệt độ không khí lớp gần mặt đất và khả năng lưu thông

Trang 35

không khí trong ruộng lạc cũng tăng… kết quả làm tăng hiệu quả quang hợp

và khả năng tích luỹ chất khô cho lạc Số liệu được dẫn trong bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5:nh hưởng của che phủ nilon đến năng suất sinh vật học của lạc

ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau

Giai đoạn

NS sinh vật học (kg/ha/ngày)

Tăng so với đối chứng (%)

Nguồn:[19]

- Yếu tố giống, mật độ và thời vụ gieo trồng:

Cũng theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy các yếu tố về

giống, mật độ và thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của biện

pháp che phủ nilon khi trồng lạc Các tác giả cho thấy: + Các giống khác nhau thì có phản ứng khác nhau: các giống có thời

gian sinh trưởng trung bình cho năng suất tăng cao nhất, (10,9%), sau đó là

gống ngắn ngày (7%), cuối cùng là các giống dài ngày Các giống có dạng

hình Virginia cho tiềm năng năng suất cao nhất khi trồng có che phủ nilon, sau đó đến

dạng hình Spanish và Valentica

+ Các giống có khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt tốt,

trồng trong điều kiện khô hạn thì tốt nhất là che phủ nilon

- Mật độ gieo khi có che phủ nilon:

Trang 36

Các giống hạt to trung bình, TGST ngắn, trồng trên chân đất xấu hoặc trung

bình, mật độ tốt nhất là: 150.000 – 180.000 khóm/ha, gieo 2hạt/khóm

Các giống có hạt lớn, TGST trung bình, trồng trên đất sấu hay trung

bình, mật độ gieo: 110.000 – 138.000 khóm/ha, gieo 2 hạt/khóm

Các giống hạt lớn, TGST dài, trồng trên đất tốt, mật độ gieo: 110.000 – 120.000 khóm/ha, gieo 2 hạt/khóm

- Thời vụ có hiệu quả rõ rệt là: vụ thu đông, vụ xuân khi nhiệt độ giai

đoạn đầu thấp, khô hạn

2.2.4 Một số đặc điểm thực vật, sinh lý và sinh thái của cây lạc

2.2.4.1 Đặc điểm thực vật học

- Rễ lạc: lạc có rễ cọc và rễ con, chiều dài của rễ cấp 1 tăng nhanh dần

từ khi cây có 6-7 lá đến khi hết hoa rộ, tăng nhanh nhất vào lúc nở hoa, sau đó

lại chậm dần Số lượng của rễ cũng tăng theo chiều hướng trên Trước khi cây

bắt đầu nở hoa, rễ cái ăn sâu rất nhanh, sau đó chậm lại dần Trên rễ lạc có

nhiều nốt sần- là những cái bướu nhỏ bám trên rễ Trong những bướu đó có

chứa rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh Vi khuẩn có khả năng cố định N2 của

không khí, tạo thành đạm dễ tiêu cung cấp cho cây và cho đất Những nốt sần

này tăng nhanh về số lượng và kích thước từ khi cây lạc có 6-7 lá đến lúc hình

thành quả và hạt lạc Trong thời kỳ chín đến thu hoạch, phần lớn nốt sần già và

rụng đi Người ta thấy lạc gieo cụm thì các nốt sần xuất hiện sớm hơn và số

lượng cũng nhiều hơn

- Thân và cành lạc: các giống lạc bò thân dài có khi đến 100 cm

nhưng các giống lạc thân đứng đang trồng phổ biến trong sản xuất thì thân

chính thường chỉ cao 25-50 cm

Từ sau khi mọc đến khi có 3 lá thân vươn cao nhanh và sau đó chậm

dần, đến khi cây ra hoa thì tốc độ tăng trưởng của thân và cành mới tăng và đạt

tốc độ rất nhanh cho đến lúc tắt hoa Tốc độ sinh trưởng của thân thường chậm

hơn của cành Lạc ra cành ngay từ gốc, các cành thường mọc ngang ra lạc có

cành cấp I và cấp II Tốc độ tăng trưởng của cành cấp II cũng nhanh hơn cành

Trang 37

cấp I Cành cấp I mọc ra từ thân chính và thường có 4 - 6 cành Còn cành cấp

II thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp I đầu tiên và thường có 4 cành cấp II

Cành cấp II xuất hiện khi lạc có 5 - 6 lá trên thân chính

- Lá lạc: lạc là cây có lá kép hình lông chim, mỗi phiến lá có 4 lá chét mọc đối nhau, hình trái soan ngược Có hai lá kèm hình dải nhọn bao quanh thân Trên thân chính thường có 20-30 lá Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50 - 80 lá Do lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40 - 60 lá

- Hoa và quả lạc: lạc là cây có hoa tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, khi thấy hoa nở ra là hoa đã thụ phấn xong trước đó 5-10 giờ Quả lạc (mà chúng ta quen gọi là củ) có hình trụ thuôn, thắt lại ở giữa các hạt

Vỏ quả cứng, có gân mạng Mỗi quả có từ 1-3 hạt Hạt hình trứng, có vỏ

lụa màu đỏ, vàng, cánh sen hoặc trắng

2.2.4.2 Đặc đểm sinh lý và sinh thái của cây lạc

- Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan đến thời gian sinh trưởng của cây lạc Là cây trồng nhiệt đới, lạc thích ứng với khí hậu nóng Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt chu kỳ sống cây lạc khoảng

25 - 30 0C, thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây Tích ôn hữu hiệu của lạc 2600 - 48000C thay đổi tùy theo giống Nhiệt độ là một trong hai yếu

tố chính ảnh hưởng đến sự nảy mầm, mọc và tốc độ sinh trưởng ban đầu của cây con [3] Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn 250 - 320o C, nhiệt độ trung bình thích hợp 25-30oC Tốc độ nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32 - 340C Nhiệt độ

đất dưới 180C làm cho cây con mọc chậm [39] Hạt có thể chết ở 50C mặc dù trong thời gian rất ngắn Hạt mất sức nảy mầm ở nhiệt độ đất 540C Tuy nhiên

Trang 38

lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý vì chu kỳ sinh trưởng ngắn và các giống khác nhau có phản ứng với nhiệt độ khác nhau

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, yêu cầu tổng tích ôn 700 - 10000C

hành thuận lợi, nhất là sự phân cành và phát triển bộ rễ Thời gian trước

ra hoa của lạc được kéo dài thích hợp khoảng 30 - 35 ngày ở nhiệt độ

bộ phận dinh dưỡng được thuận lợi, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển các cơ quan sinh sản ở giai đoạn sau Nhiệt độ tối thích cho sinh

trưởng dinh dưỡng làm giảm chất khô tích lũy và giảm số hoa trên cây, do đó làm giảm số qủa và trọng lượng hạt

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, yêu cầu độ nhiệt tương đối cao Thời gian ra hoa, tổng số hoa, tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của thời kỳ này Theo Gllier (1968) độ nhiệt thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24 - 330C và hệ số hoa có ích cao nhất (21%) đạt được ở độ nhiệt ban ngày 290C, ban đêm 230C (Lê Song Dự, 1979) [8].Thời kỳ ra hoa kết quả, cây lạc yêu cầu độ nhiệt cao nhất Thời kỳ này chỉ chiếm 1/3 chu kỳ sống của cây lạc nhưng đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn của cả đời sống cây lạc Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của cây lạc là 15 - 200C

Quá trình chín cần độ nhiệt thấp hơn các thời kỳ trước Độ nhiệt trung bình thích hợp cho thời kỳ này là 25-280C Biên độ nhiệt độ ngày đêm thích

Trang 39

hợp nhất cho thời kỳ này là 9 - 100C (ban đêm 190C và ban ngày 280C Chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm lớn rất có lợi cho sự vận chuyển và tích lũy các chất vào hạt

Độ nhiệt thấp trong quá trình chín (dưới 200C) làm cản trở quá trình vận chuyển các chất vào hạt, nếu thấp dưới 15-160C thì quá trình này bị đình chỉ, hạt không chín được Biểu hiện của hiện tượng này là bộ lá xanh kéo dài nhưng hạt không phát triển được, hàm lượng nước trong lá cao, vỏ quả mềm và gân không nổi rõ Lạc thu trồng muộn và lạc đông dễ sảy ra hiện tượng này làm thời gian sinh trưởng của lạc kéo dài ở thời kỳ sinh trưởng cuối

+ ánh sáng: lạc là cây C3 , ánh sáng ảnh hưởng đến cả quang hợp và hô hấp Cây lạc phản ứng mạnh với ánh sáng toàn phần (Pallmas và Samish, 1974) Ono và Ozaki (1971) cho rằng 60% bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau khi mọc

là cần thiết cho cây lạc Cường độ ánh sáng thấp vào giai đoạn ra hoa làm cho sinh trưởng dinh dưỡng chậm lại (Hudgens và McCloud, 1974) Cường độ ánh sáng thấp trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng làm tăng nhanh chiều cao cây nhưng giảm số hoa và khối lượng lá (Hang và McCloud, 1976) Theo Hudgens

và McCloud (1974) thì sự ra hoa rất nhạy cảm khi cường độ ánh sáng giảm và nếu cường độ ánh sáng thấp trước thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa Các tác giả này cũng cho rằng, nếu cường độ ánh sáng thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả thì làm cho số lượng tia, quả giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả cũng giảm theo Yêu cầu số giờ chiếu sáng trong ngày ở thời kỳ này tốt nhất từ 6 -7 giờ

+ Nước: nước là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất

lạc Tuy rằng lạc được coi là cây trồng chịu hạn, nhưng trong thực tế, lạc chỉ

có khả năng tương đối chịu hạn ở một số thời kỳ sinh trưởng nhất định Thiếu nước ở một số thời kỳ cần thiết đều ảnh hưởng xấu đến năng suất

Hiện nay trên thế giới đa số diện tích trồng lạc không chủ động nước Vì vậy tổng lượng mưa phân bố trong chu kỳ sống của cây lạc là một trong những yếu

tố khí hậu có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc Năng

Trang 40

suất của lạc có thể đạt cao ở khu vực có lượng mưa từ 500 - 1200mm phân phối đều trong cả vụ

Theo John (1949) [35] Lượng mưa lý tưởng để trồng lạc đạt năng suất

cao là trong khoảng 80 - 120mm trước khi gieo để dễ dàng làm đất, khoảng

100 -120mm khi gieo để cho lạc mọc mầm tốt và đảm bảo mật độ Lạc chịu

hạn nhất vào thời kỳ trước ra hoa, vì vậy nếu có một thời gian khô hạn kéo dài

15-30 ngày kích thích cho lạc ra hoa nhiều (Sankara Redi, 1982) Lạc mẫn cảm nhất với hạn ở thời kỳ ra hoa rộ, vì thế lượng mưa cần cho lạc ở thời kỳ từ

bắt đầu ra hoa đến khi tia quả đâm xuống đất vào khoảng 200 mm và vào khoảng 200 mm từ khi quả bắt đầu phát triển đến chín Mưa vào thời kỳ thu

hoạch làm cho lạc nảy mầm ngay tại đồng ruộng đối với những giống lạc không có thời gian ngủ nghỉ (Spanish và Vlencia) dẫn đến giảm năng suất và

chất lượng hạt

ở nước ta, khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát

triển của cây lạc ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng lạc chủ yếu từ tháng 2 đến

tháng 6, thời vụ sớm có thể gieo vào tháng 1, thời vụ muộn có thể thu hoạch

vào tháng 7 Nhìn chung các vùng trồng lạc ở các tỉnh phía Bắc trong vụ xuân

đầu vụ thường hay bị hạn, cuối vụ lại hay gặp mưa lớn kết hợp với nhiệt độ cao (trên, dưới 30oC) của tháng 5, tháng 6, nên dễ làm cho thân lá phát triển

mạnh vào thời kỳ cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng suất và khó khăn cho thu

hoạch Vụ lạc thu do trồng vào tháng 7, lúc mà nhiệt độ và ẩm độ cao, lượng

mưa nhiều do đó việc làm đất gặp nhiều khó khăn Do điều kiện thời tiết vụ thu

không thuận lợi, thời gian sinh trưởng giai đoạn đầu bị rút ngắn, ra hoa kết quả

gặp mưa, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả nên năng suất thấp (7 - 8 tạ/

ha), hạt nhỏ Hiện nay vụ lạc thu đông đang được phát triển ở một số địa phương có kết quả tốt Gieo hạt cuối tháng 8 đầu thang 9 thời tiết thuận lợi Giai đoạn gieo đến ra hoa nhiệt độ không cao qúa (26 - 27oC), độ ẩm lúc này

rất thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng sinh dưỡng Giai đoạn ra hoa đâm tia lượng mưa đầy đủ (120-160 mm), nhiệt độ thích hợp (23 - 240C) nên thuận lợi

Ngày đăng: 08/08/2013, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 :     Diện tích , năng suất và sản luợng lạc của một số n−ớc - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 2. 1 : Diện tích , năng suất và sản luợng lạc của một số n−ớc (Trang 20)
Bảng 2.5:   ả nh hưởng của che phủ nilon đến năng suất sinh vật học của lạc                              ở các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 2.5 ả nh hưởng của che phủ nilon đến năng suất sinh vật học của lạc ở các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau (Trang 35)
Bảng 4.8:           ả nh hưởng của hạn và mưa đến nhiệt độ, ẩm độ                                    đất trồng lạc có che phủ nilon - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.8 ả nh hưởng của hạn và mưa đến nhiệt độ, ẩm độ đất trồng lạc có che phủ nilon (Trang 76)
Bảng 4.9:        ả nh hưởng của che phủ nilon đến dung trọng, tỷ trọng - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.9 ả nh hưởng của che phủ nilon đến dung trọng, tỷ trọng (Trang 79)
Bảng 4.11:  ả nh hưởng của che phủ nilon tới động thái tăng trưởng                                             chiều cao  thân chính của lạc - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.11 ả nh hưởng của che phủ nilon tới động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc (Trang 87)
Bảng 4.12:  ả nh hưởng của che phủ nilon đến thời gian phân cành                                                       và số cành của lạc - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.12 ả nh hưởng của che phủ nilon đến thời gian phân cành và số cành của lạc (Trang 90)
Bảng 4.13A:    Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm I và III- Giống MD7 - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.13 A: Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm I và III- Giống MD7 (Trang 92)
Bảng 4.13B:     Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm II và IV- Giống TQ6 - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.13 B: Động thái ra hoa của lạc trong thí nghiệm II và IV- Giống TQ6 (Trang 93)
Bảng 4.13. C:  ả nh hưởng của che phủ nilon đến thời gian ra hoa                                   số l−ợng hoa  của lạc xuân 2004 - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.13. C: ả nh hưởng của che phủ nilon đến thời gian ra hoa số l−ợng hoa của lạc xuân 2004 (Trang 93)
Bảng 4.14D:      Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm IV giống TQ6                                                                                 (Đơn vị: m 2  lá/m 2  đất) - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.14 D: Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm IV giống TQ6 (Đơn vị: m 2 lá/m 2 đất) (Trang 96)
Bảng 414.C:       Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm II giống TQ6                                                                                      (Đơn vị: m 2  lá/m 2  đất) - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 414. C: Chỉ số diện tích lá của lạc trong thí nghiệm II giống TQ6 (Đơn vị: m 2 lá/m 2 đất) (Trang 96)
Bảng 4.15:       ả nh hưởng của biện pháp CPNL đến thời gian sinh trưởng  phát triển của lạc. - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.15 ả nh hưởng của biện pháp CPNL đến thời gian sinh trưởng phát triển của lạc (Trang 98)
Bảng 4.16:                ả nh h−ởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.16 ả nh h−ởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon (Trang 101)
Bảng 4.18:  ả nh hưởng của che phủ nilon đến các yếu tố cấu thành                              năng suất và năng suất lạc vụ xuân 2004 - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên  bắc giang
Bảng 4.18 ả nh hưởng của che phủ nilon đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ xuân 2004 (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w