Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ

99 613 1
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI VĂN CƯƠNG NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHO GIỐNG CHÈ PH11 TẠI PHÚ THỌ NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ NGỌC OANH TS. ĐẶNG VĂN THƯ Thái Nguyên – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vi Văn Cương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của Khoa sau đại học; Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến : - TS. Đỗ Ngọc Oanh – Giảng viên khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - TS. Đặng Văn Thư – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Những người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ viên chức trong Khoa Sau đại học, Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè, nơi tôi công tác và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn. Phú Hộ, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Vi Văn Cương MỤC LỤC 1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài: 2 2.1. Mục đích của đề tài. 2 2.2. Yêu cầu của đề tài: 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1.Cơ sở khoa học của giâm cành chè 3 1.2.Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm 6 1.3.Vai trò sinh lý của phân đa lượng ( N : P : K ) đối với cây chè. 7 1.4. Vai trò và cơ chế tác động của chất kích thích sinh trưởng (gibberellin) đối với cây trồng. 9 1.5. Kỹ thuật giâm cành chè. 10 1.5.1. Các bước cơ bản của giâm cành chè. 10 1.5.2. Quy trình giâm cành chè 11 1.6. Nghiên cứu về giâm cành chè 21 1.6.1. Những nghiên cứu trên thế giới. 21 1.6.2. Những nghiên cứu Việt Nam. 24 1.7. Nguồn gốc và đặc điểm của giống chè PH11 27 1.7.1. Nguồn gốc giống chè PH11 27 1.7.2. Đặc điểm của giống chè PH11 28 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.2. Vật liệu nghiên cứu. 29 2.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu: 29 2.3.1 Thời gian nghiên cứu: 29 2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: 29 2.4. Nội dung nghiên cứu: 29 2.5. Phương pháp nghiên cứu. 30 2.5.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm. 30 2.5.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Đặc điểm về sinh trưởng búp của giống chè PH11. 35 3.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến khả năng sản xuất hom của giống chè PH11 36 3.2.1. Ảnh hưởng bón phân cho cây mẹ đến sản xuất hom chè giống. 36 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 38 3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm. 40 3.3. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành trong vườn ươm của giống PH11. 42 3.3.1. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 42 3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm. 44 3.3.3 Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con. 45 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây chè giống trong vườn ươm của giống chè PH11 49 3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè con 49 3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè giống trong vườn ươm 51 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng cây chè con của giống chè PH11 52 3.5.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trong vườn ươm. 53 3.5.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân, khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong giai đoạn vườn ươm 54 3.5.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hóa nâu và tỷ lệ xuất vườn của cây giống trong vườn ươm 55 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 4.1. Kết luận 57 4.2. Đề nghị 57 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn Đ/C : Đối chứng KHKT : Khoa học kỹ thuật QĐ : Quyết định TT : Thông tư CCN : Cây công nghiệp CT : Công thức TCN : Tiêu chuẩn ngành ST : Sinh trưởng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m 2 ) 18 Bảng 3.1 : Các đợt sinh trưởng tự nhiên của giống chè nghiên cứu. 35 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến sản lượng hom giống 37 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến chất lượng hom chè giống 38 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 39 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm 41 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 43 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm 44 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con 46 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con 47 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng 50 của cây giống trong vườn ươm. 50 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng thân, khối lượng rễ và tỷ lệ xuất vườn của cây giống trong vườn ươm 51 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm 53 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân, khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong vườn ươm 54 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng 56 đến chất lượng cây giống 56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chè (Camellia sinensis ( L ) O Kuntze ) là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, ngày nay cây chè đã được trồng ở cả những nơi khác xa so với nguyên sản của nó. Chè là cây trồng có lợi thế trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động của vùng đồi núi, trung du. Do đó phát triển chè ở nước ta còn là biện pháp sử dụng hợp lý lao động dư thừa, nhất là việc trồng chè ở vùng núi, vùng sâu vùng xa ngoài việc xoá đói giảm nghèo còn có ý nghĩa trong việc phân bố lại dân cư, lao động và chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Với mục tiêu chọn tạo và nhân nhanh các giống chè có chất lượng cao để đa dạng hoá sản phẩm, những năm qua Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã nghiên cứu và chọn tạo ra rất nhiều giống chè đáp ứng các yêu cầu về năng suất và chất lượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá, trong đó có giống chè PH11. Đây là giống có ưu thế về năng suất và chất lượng nhưng có những đặc điểm khác biệt so với những giống chè khác do đó khi áp dụng những quy trình hiện hành để mở rộng diện tích đã gặp phải những vấn đề như: tỷ lệ xuất vườn thấp, khả năng giâm cành kém và chưa có quy trình kỹ thuật giâm cành riêng cho giống. Với định hướng đó chúng tôi tiến hành thực 2 hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại Phú Thọ”. Với mục đích hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm cành chè để nâng cao tỷ lệ xuất vườn của giống chè PH11. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài: 2.1. Mục đích của đề tài. Xác định kỹ thuật giâm cành thích hợp cho giống chè PH11. 2.2. Yêu cầu của đề tài: - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến kết quả sản xuất hom giống của giống chè PH11. - Đánh giá ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành trong vườn ươm. - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè con trong vườn ươm. - Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây chè giống trong vườn ươm. 3. Ý nghĩa của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả của đề tài đánh giá được ảnh hưởng của kích thước lá mẹ, chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân bón đến tỷ lệ xuất vườn trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế của giống chè PH11. Kết quả của đề tài sẽ có giá trị bổ sung tư liệu nghiên cứu về giống chè PH11, góp phần hoàn thiện quá trình nghiên cứu về giống chè này trước khi đưa ra sản xuất 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Các kết quả của đề tài sẽ giúp cho người sản xuất nhân nhanh và mở rộng diện tích trồng giống chè mới PH11, tạo ra những nương chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế. [...]... xuất cây giống và tăng sức sinh trưởng của cây chè khi trồng mới là một yêu cầu cấp bách và cũng là quá trình hoàn thiện việc nghiên cứu cho giống chè PH11 cũng như một số giống chè triển vọng khác vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại Phú Thọ ” 1.7 Nguồn gốc và đặc điểm của giống chè PH11 1.7.1 Nguồn gốc giống chè PH11 Giống chè PH11 được... nhiên để trồng chè bằng cành giâm thành công cần phải lưu ý một số vấn đề là: tùy theo giống và chất lượng hom giống mà có kỹ thuật tác động phù hợp Nhằm nâng cao hiệu quả nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật tác động vào hom giống, giúp hom giống ra rễ, bật mầm 26 Khi nghiên cứu thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1 các tác... cây 21 1.6 Nghiên cứu về giâm cành chè 1.6.1 Những nghiên cứu trên thế giới Giâm cành chè được xem là một tiến bộ khoa học quan trọng của ngành chè Ưu điểm của phương pháp là cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè đồng đều, rất thuận lợi cho chăm sóc, thu hái và chế biến, hệ số nhân giống cao ( 1ha vườn giống cung cấp đủ giống để trồng 80ha ) Giâm cành đã được bắt đầu nghiên cứu ở Trung... VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của giâm cành chè Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống bằng hai phương pháp: Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Nhân giống vô tính chè cũng giống như các loại cây trồng khác bao gồm: nuôi cấy mô, triết, ghép và giâm cành (giâm hom) trong đó phương pháp giâm cành là... năng suất thì cho hom giâm tốt Đối với giâm cành chè ở Srilanca các nhà nghiên cứu cho rằng không nên tiến hành khi thời tiết khô hanh hay hạn hán Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Liên Xô cũ cho thấy thời vụ giâm cành tốt nhất vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 Theo Watt 1940 sự khác nhau về kết quả giâm cành là do đặc điểm của giống cây gây nên, các giống chè gần giống Trung Quốc cho tỷ lệ ra rễ... Văn Niệm kỹ thuật giâm cành chè ở Việt Nam được áp dụng rộng rãi trong sản xuất khi có giống chè PH1 ra đời và khi giống này được phép khu vực hoá vào năm 1972 - Khi nghiên cứu thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1 các tác giả đã xác định có hai thời vụ chính: Vụ đông xuân giâm từ tháng 12 đến tháng 2 và vụ hè thu từ tháng 6 đến 15 tháng 7 nhưng thời vụ giâm cành tốt nhất đối với giống chè PH1 là... cứu, phục vụ cho việc mở rộng diện tích giống chè này và một số giống chè có đặc điểm tương tự ra sản xuất nhằm tăng nhanh diện tích các giống chè chất lượng cao thay thế các giống chè có năng suất thấp và chất lượng kém giúp cho ngành chè Việt Nam sản xuất hiệu quả hơn 1.2 Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm Cây chè có thể nhân giống bằng 2 phương pháp khác nhau: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính... trình nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè, ở Ấn Độ năm 1911, ở Gruzia năm 1928, ở Nhật Bản năm 1936 và ở Srilanka năm 1938 Hiện nay, hầu hết các nước trồng chè trên thế giới đều áp dụng nhân giống bằng phương pháp giâm cành vào sản xuất Qua các công trình nghiên cứu, các tác giả Srilanca cho rằng quá trình ra rễ của cành giâm không ảnh hưởng bởi tuổi của cây mẹ Tuy nhiên trong sản xuất những cây chè. .. Khi nghiên cứu kích thước lá chè tác giả kết luận: Kích thước lá biến động theo giống và tuổi của cây chè, thường những giống chè Ấn Độ có kích thước lá lớn nhất, kích thước lá của những giống chè Nhật Bản thường nhỏ hơn Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lượng chè Vũ Công Quỳ (1982 ) cho rằng: Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè màu vàng là đặc trưng có lợi cho. .. vườn khác nhau Các giống khác nhau, tỷ lệ xuất vườn cũng khác nhau Như vậy, khả năng giâm cành của cây chè phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hom và giống đem giâm [ 5 ] Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành đang được áp dụng phổ biến ở các nước trồng chè trên thế giới Ở nước ta giống chè cành cũng đang dần thay thế các giống chè hạt năng suất thấp, khả năng thành công của phương pháp này tương đối

Ngày đăng: 26/08/2015, 18:57

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...