Những điểm tồn tại và hạn chế của việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên bắc giang (Trang 116 - 118)

- L∙i thuần tăng(đồng) 7.955

4.3. Những điểm tồn tại và hạn chế của việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho lạc

kỹ thuật che phủ nilon cho lạc

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, kết hợp với khảo sát thực tế tại địa ph−ơng, chúng tôi nhận thấy một số điểm còn hạn chế và tồn tại của việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon lạc cần đ−ợc khắc phục. Theo chúng tôi, đây là một số trong những nguyên nhân chính dẫn tới biện pháp này ch−a đ−ợc áp dụng rộng rãi với quy mô lớn vào sản xuất :

- Đây là một quy trình công nghệ mới, đòi hỏi khi thực hiện phải tuân thủ theo các b−ớc rất nghiêm ngặt, đúng quy trình mới mang lại hiệu quả

cao. Trong khi đó trình độ hiểu biết của đa số ng−ời nông dân còn rất hạn chế, lại mang nặng phong tục tập quán sản xuất cũ, lạc hậu, do đó việc tiếp thu công nghệ mới còn chậm, ch−a thích ứng kịp. Mặt khác, điều kiện trình độ thâm canh, đồng vốn còn hạn hẹp, nên biết là lãi nh−ng ch−a có khả năng và ch−a có điều kiện để làm.

- Giá thành của nilon che phủ còn cao, chất l−ợng ch−a đảm bảo. Tuy hạch toán đầu t− ban đầu cho trồng có che phủ nilon không cao hơn nhiều so với trồng theo tập quán cũ (tăng hơn khoảng 40.000 – 50.000đ/sào Bắc bộ), nh−ng với một hộ nông dân nếu trồng một vụ 4 - 5 sào lạc thì cùng một lúc đầu vụ phải bỏ ra vài triệu đồng, ch−a kể trồng và làm các công việc khác thì khó có thể thực hiện đ−ợc.

- Giai đoạn đầu của quy trình công nghệ phải thực hiện nhiều khâu công việc, trong khi đó ta ch−a có máy móc chuyên dụng để hỗ trợ, chủ yếu làm bằng thủ công, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún…. do đó năng suất lao động thấp, tâm lý của ng−ời nông đân ngại áp dụng.

- Sản phẩm lạc của chúng ta sản xuất ra ch−a thực sự trở thành hàng hoá; thị tr−ờng tiêu thụ và giá cả còn bấp bênh trôi nổi. Hiệu quả giá trị kinh tế mang lại ch−a rõ nét, ch−a kích thích đ−ợc ng−ời sản xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Để khắc phục đ−ợc những hạn chế tồn tại trên, theo chúng tôi cần có những giải pháp sau:

- Cần tăng c−ờng công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với xây dựng các mô hình điểm, thử nghiệm trình diễn và mở lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật đến từng hộ, từng thôn xóm của ng−ời dân, nhất là các vùng có diện tích trồng lạc nhiều, trọng điểm.

- Nhà n−ớc cần có chính sách hỗ trợ, bù giá hoặc cho vay vốn, hay ký kết hợp đồng sản phẩm, đầu t− vào sản xuất, bảo hiểm giá trị hàng hoá… để tạo điều kiện thuận lợi cho ng−ời nông dân.

- Quy hoạch các vùng trọng điểm chuyên canh lạc với quy mô lớn, diện tích ít nhất vài chục ha trở lên để tiện cho việc áp dụng cơ giới hoá, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Yêu tiên thu nhận, xuất khẩu sản phẩm của các vùng trồng lạc trọng điểm theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật che phủ nilon nhằm thâm canh tăng năng suất lac trên vùng đất bạc màu huyện việt yên bắc giang (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)