khi thấy hoa nở ra là hoa đã thụ phấn xong tr−ớc đó 5-10 giờ. Quả lạc (mà chúng ta quen gọi là củ) có hình trụ thuôn, thắt lại ở giữa các hạt. Vỏ quả cứng, có gân mạng. Mỗi quả có từ 1-3 hạt. Hạt hình trứng, có vỏ lụa màu đỏ, vàng, cánh sen hoặc trắng.
2.2.4.2. Đặc đểm sinh lý và sinh thái của cây lạc - Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh: - Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có t−ơng quan đến thời gian sinh tr−ởng của cây lạc. Là cây trồng nhiệt đới, lạc thích ứng với khí hậu nóng. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt chu kỳ sống cây lạc khoảng 25 - 30 0C, thay đổi tùy theo giai đoạn sinh tr−ởng của cây. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2600 - 48000C thay đổi tùy theo giống. Nhiệt độ là một trong hai yếu tố chính ảnh h−ởng đến sự nảy mầm, mọc và tốc độ sinh tr−ởng ban đầu của cây con [3]. Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn 250 - 320o C, nhiệt độ trung bình thích hợp 25-30oC. Tốc độ nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32 - 340C. Nhiệt độ đất d−ới 180C làm cho cây con mọc chậm [39]. Hạt có thể chết ở 50C mặc dù trong thời gian rất ngắn. Hạt mất sức nảy mầm ở nhiệt độ đất 540C. Tuy nhiên
lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý vì chu kỳ sinh tr−ởng ngắn và các giống khác nhau có phản ứng với nhiệt độ khác nhau.
Thời kỳ sinh tr−ởng dinh d−ỡng, yêu cầu tổng tích ôn 700 - 10000C.
Nhiệt độ trung bình 20 - 300C. Nhiệt độ tối thích trung bình trong thời kỳ
này là 250C. ở nhiệt độ này, các quá trình sinh tr−ởng dinh d−ỡng tiến
hành thuận lợi, nhất là sự phân cành và phát triển bộ rễ. Thời gian tr−ớc
ra hoa của lạc đ−ợc kéo dài thích hợp khoảng 30 - 35 ngày ở nhiệt độ
trung bình 25 - 280C. ở điều kiện này khả năng tích lũy chất khô ở các
bộ phận dinh d−ỡng đ−ợc thuận lợi, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát
triển các cơ quan sinh sản ở giai đoạn sau. Nhiệt độ tối thích cho sinh
tr−ởng dinh d−ỡng của lạc khoảng 27-300C tùy thuộc vào giống (Frestier,
1957) [29]. Nhiệt độ không khí quá cao (30-350C) rút ngắn thời kỳ sinh
tr−ởng dinh d−ỡng làm giảm chất khô tích lũy và giảm số hoa trên cây, do đó làm giảm số qủa và trọng l−ợng hạt.
Thời kỳ sinh tr−ởng sinh thực, yêu cầu độ nhiệt t−ơng đối cao. Thời gian ra hoa, tổng số hoa, tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của thời kỳ này. Theo Gllier (1968) độ nhiệt thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24 - 330C và hệ số hoa có ích cao nhất (21%) đạt đ−ợc ở độ nhiệt ban ngày 290C, ban đêm 230C. (Lê Song Dự, 1979) [8].Thời kỳ ra hoa kết quả, cây lạc yêu cầu độ nhiệt cao nhất. Thời kỳ này chỉ chiếm 1/3 chu kỳ sống của cây lạc nh−ng đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn của cả đời sống cây lạc. Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của cây lạc là 15 - 200C.
Quá trình chín cần độ nhiệt thấp hơn các thời kỳ tr−ớc. Độ nhiệt trung bình thích hợp cho thời kỳ này là 25-280C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm thích
hợp nhất cho thời kỳ này là 9 - 100C (ban đêm 190C và ban ngày 280C. Chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm lớn rất có lợi cho sự vận chuyển và tích lũy các chất vào hạt.
Độ nhiệt thấp trong quá trình chín (d−ới 200C) làm cản trở quá trình vận chuyển các chất vào hạt, nếu thấp d−ới 15-160C thì quá trình này bị đình chỉ, hạt không chín đ−ợc. Biểu hiện của hiện t−ợng này là bộ lá xanh kéo dài nh−ng hạt không phát triển đ−ợc, hàm l−ợng n−ớc trong lá cao, vỏ quả mềm và gân không nổi rõ. Lạc thu trồng muộn và lạc đông dễ sảy ra hiện t−ợng này làm thời gian sinh tr−ởng của lạc kéo dài ở thời kỳ sinh tr−ởng cuối.
+ ánh sáng: lạc là cây C3 , ánh sáng ảnh h−ởng đến cả quang hợp và hô hấp. Cây lạc phản ứng mạnh với ánh sáng toàn phần (Pallmas và Samish, 1974). Ono và Ozaki (1971) cho rằng 60% bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau khi mọc là cần thiết cho cây lạc. C−ờng độ ánh sáng thấp vào giai đoạn ra hoa làm cho sinh tr−ởng dinh d−ỡng chậm lại (Hudgens và McCloud, 1974). C−ờng độ ánh sáng thấp trong giai đoạn sinh tr−ởng dinh d−ỡng làm tăng nhanh chiều cao cây nh−ng giảm số hoa và khối l−ợng lá (Hang và McCloud, 1976) .Theo Hudgens và McCloud (1974) thì sự ra hoa rất nhạy cảm khi c−ờng độ ánh sáng giảm và nếu c−ờng độ ánh sáng thấp tr−ớc thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa. Các tác giả này cũng cho rằng, nếu c−ờng độ ánh sáng thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả thì làm cho số l−ợng tia, quả giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối l−ợng quả cũng giảm theo. Yêu cầu số giờ chiếu sáng trong ngày ở thời kỳ này tốt nhất từ 6 -7 giờ.
+ N−ớc: n−ớc là yếu tố ngoại cảnh ảnh h−ởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy rằng lạc đ−ợc coi là cây trồng chịu hạn, nh−ng trong thực tế, lạc chỉ có khả năng t−ơng đối chịu hạn ở một số thời kỳ sinh tr−ởng nhất định. Thiếu n−ớc ở một số thời kỳ cần thiết đều ảnh h−ởng xấu đến năng suất.
Hiện nay trên thế giới đa số diện tích trồng lạc không chủ động n−ớc. Vì vậy tổng l−ợng m−a phân bố trong chu kỳ sống của cây lạc là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất lạc. Năng
suất của lạc có thể đạt cao ở khu vực có l−ợng m−a từ 500 - 1200mm phân phối đều trong cả vụ.
Theo John (1949) [35]. L−ợng m−a lý t−ởng để trồng lạc đạt năng suất
cao là trong khoảng 80 - 120mm tr−ớc khi gieo để dễ dàng làm đất, khoảng 100 -120mm khi gieo để cho lạc mọc mầm tốt và đảm bảo mật độ. Lạc chịu
hạn nhất vào thời kỳ tr−ớc ra hoa, vì vậy nếu có một thời gian khô hạn kéo dài 15-30 ngày kích thích cho lạc ra hoa nhiều (Sankara Redi, 1982). Lạc mẫn cảm nhất với hạn ở thời kỳ ra hoa rộ, vì thế l−ợng m−a cần cho lạc ở thời kỳ từ bắt đầu ra hoa đến khi tia quả đâm xuống đất vào khoảng 200 mm và vào khoảng 200 mm từ khi quả bắt đầu phát triển đến chín. M−a vào thời kỳ thu hoạch làm cho lạc nảy mầm ngay tại đồng ruộng đối với những giống lạc không có thời gian ngủ nghỉ (Spanish và Vlencia) dẫn đến giảm năng suất và chất l−ợng hạt.
ở n−ớc ta, khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu sinh tr−ởng và phát triển của cây lạc. ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng lạc chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 6, thời vụ sớm có thể gieo vào tháng 1, thời vụ muộn có thể thu hoạch vào tháng 7. Nhìn chung các vùng trồng lạc ở các tỉnh phía Bắc trong vụ xuân đầu vụ th−ờng hay bị hạn, cuối vụ lại hay gặp m−a lớn kết hợp với nhiệt độ cao (trên, d−ới 30oC) của tháng 5, tháng 6, nên dễ làm cho thân lá phát triển mạnh vào thời kỳ cuối vụ, gây ảnh h−ởng đến năng suất và khó khăn cho thu hoạch. Vụ lạc thu do trồng vào tháng 7, lúc mà nhiệt độ và ẩm độ cao, l−ợng m−a nhiều do đó việc làm đất gặp nhiều khó khăn. Do điều kiện thời tiết vụ thu không thuận lợi, thời gian sinh tr−ởng giai đoạn đầu bị rút ngắn, ra hoa kết quả gặp m−a, ảnh h−ởng đến quá trình hình thành quả nên năng suất thấp (7 - 8 tạ/ ha), hạt nhỏ. Hiện nay vụ lạc thu đông đang đ−ợc phát triển ở một số địa ph−ơng có kết quả tốt. Gieo hạt cuối tháng 8 đầu thang 9 thời tiết thuận lợi. Giai đoạn gieo đến ra hoa nhiệt độ không cao qúa (26 - 27oC), độ ẩm lúc này rất thuận lợi cho cây lạc sinh tr−ởng sinh d−ỡng. Giai đoạn ra hoa đâm tia l−ợng m−a đầy đủ (120-160 mm), nhiệt độ thích hợp (23 - 240C) nên thuận lợi
cho qúa trình hình thành và phát triển của quả. Thời kỳ phát triển quả vào tháng 11 ch−a phải là lúc hạn gay gắt nhất (l−ợng m−a trung bình/ tháng 70-80 mm), nhiệt độ 22-23oC. Tháng 12, thời kỳ chín nhiệt độ xuống thấp (19-20oC) nên ít ảnh h−ởng đến năng suất lạc. Tháng 12 cũng là mùa khô nên thu hoạch lạc rất thuận lợi và baỏ quản giống dễ dàng.