1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ

117 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 739,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH ĐỔI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 60 34 82 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI HÀ NỘI - NĂM 2012 1 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập tại Học viện và cho đến hôm nay để hoàn thành được luận văn này, tôi kính bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các thầy, cô Khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo giảng dạy các môn học trong quá trình học tập tại Học viện. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuyết Mai đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu, tài liệu để đưa vào nghiên cứu, dẫn chứng trong luận văn, giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Giang, tháng 8 năm 2012 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 2 LLSX Lực lượng sản xuất NNL Nguồn nhân lực SXKD Sản xuất kinh doanh KT-XH Kinh tế, xã hội KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KCX Khu chế xuất KCNC Khu công nghệ cao CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BT-GPMB Bồi thường, giải phóng mắt bằng GPMB Giải phóng mặt bằng UBND Ủy ban nhân dân 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang đi vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những mũi nhọn nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên là quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Trong đó nguồn nhân lực được xác định là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển. Phát triển nguồn lực là đòi hỏi cấp thiết, khách quan và là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, đặc biệt là NNL quản lý, tham gia vào các quá trình điều hành, quản lý hoạt động nhằm phát huy tối đa những lợi thế của quá trình CNH, HĐH và hạn chế tối thiểu những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến xã hội. Vận dụng những kinh nghiệm từ quốc tế vào thực tế của Việt Nam, từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN, tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước [17, tr.2]. Có thể khẳng định các KCN và Khu chế xuất đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ KH – CN và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước. Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông, một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Kể từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng các KCN đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được 11 khu và cụm công nghiệp, đã thu hút được 109 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 11.122 tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN ở Bắc Giang đã đạt được một số thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH. Tuy nhiên, việc phát triển KCN ở Bắc Giang còn có không ít khó khăn và thách thức. Sức thu hút các dự án đầu tư vào KCN còn chưa hấp dẫn. Các KCN chủ yếu mới thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản, hàng dệt may và một số sản phẩm khác, còn thiếu những dự án sử dụng công nghệ cao. Còn nhiều bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất do phát triển KCN. Những khó khăn, bất cập đó đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chưa phát huy tốt vai trò đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh. 5 Có rất nhiều yếu tố liên quan tác động đến hiệu quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt là vai trò của nguồn nhân lực quản lý. Hiện nay, nguồn nhân lực tham gia quản lý các khu công nghiệp tỉnh giữ vai trò chủ đạo là Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; ngoài ra còn có các nguồn nhân lực quản lý tác động, liên quan như: nguồn nhân lực thuộc cơ quan trực thuộc UBND tỉnh (Sở Tài nguyên môi trường; Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Cục thế, Sở khoa học và công nghệ, Công an tỉnh), UBND cấp huyện, cấp xã có khu công nghiệp đóng… Công tác tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý các lĩnh vực của một số sở, ngành còn chưa chủ động; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa được nhịp nhàng; công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn một số hạn chế; một số địa phương chưa chủ động xử lý những vướng mắc, phát sinh, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của người dân làm cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các dự án… Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tôi nhận thấy rằng cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn vai trò của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có thể đưa ra giải pháp phát huy tối đa năng lực điều hành của nguồn nhân lực này đóng góp vào quá trình phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các KCN trên địa bàn tỉnh; đồng thời có những giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến năng lực điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp địa bàn tỉnh. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi cần có nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ, có năng lực và có tay nghề cao. Trong thời gian qua các KCN, khu kinh tế, khu chế xuất đã góp 6 phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường an ninh quốc phòng. Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phương, hoặc nghiên cứu vấn đề việc làm và thu nhập của người dân có đất bị thu hồi xây dựng KCN, vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại KCN v.v Đã có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu các về vấn liên quan đến KCN, như: "Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tiễn KCN các tỉnh phía Bắc)" luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hồng Yến, trường Đại học Thương mại, (1996); "Cung cầu về nhà ở cho công nhân các KCN hiện nay" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Phạm Xuân Đức, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2005); "Thu nhập của người lao động ở KCN Tân Bình - quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh", luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Lê Công Đồng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2005); "Hiệu quả KT - XH của các KCN ở thành phố Hà Nội" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Cường, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006); “Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công của tác giả Lê Thị Mỹ, Học viện Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh,(2005)… Đã có một số cuốn sách viết về các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp, như: "Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế" của Viện Kinh tế học năm 1994; "Khu công nghiệp và khu chế xuất các tỉnh phía Nam" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản năm 2002 nhằm đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các KCN, KCX tại các tỉnh phía nam nước ta. Cũng trong năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu mô hình quản lý nhà 7 nước về khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam" nội dung giới thiệu kinh nghiệm quản lý các KCN, KCX của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, KCX trong thời gian tới. Năm 2004, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" của tiến sĩ Trư- ơng Thị Minh Sâm, đánh giá khá chi tiết và toàn diện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với vấn đề này ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ngày 17/2/2012, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam. Mục đích chính của Hội nghị là tổng kết, đánh giá đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT trong 20 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng phát triển KCN, KCX, KKT trong giai đoạn tới… Đã có một số các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho quá trình CNH – HĐH đất nước nhưng phần nhiều là nghiên cứu về NNL nói chung cung cấp cho quá trình CNH – HĐH đất nước; hoặc có luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Lê Thị Mỹ nghiên cứu về Tăng cường Quản lý nhà nước về phát triển NNL các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai… Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đặc biệt là nghiên cứu về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp là rất ít. Rõ ràng tầm quan trọng của các khu công nghiệp tham gia vào quá trình CNH – HĐH đất nước là rất lớn, trong đó vai trò mang yếu tố quyết định là nguồn nhân lực quản lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ này. Vì vậy để góp phần vào việc 8 phát huy những thế mạnh của hoạt động khu, cụm công nghiệp và giải quyết vấn đề bất cập, những mặt hạn chế của hoạt động khu công nghiệp cần thiết phải có những nghiên cứu về năng lực điều hành của NNL quản lý này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1-Mục đích: nghiên cứu về mặt lý luận và đánh giá thực tiễn về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra những giải nhằm nâng cao năng lực điều hành đối với NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh. 3.2-Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN đối với quá trình phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh. + Đánh giá thực trạng năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN ở tỉnh Bắc Giang và tìm nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng đó. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm phát huy đa vai trò nguồn nhân lực quản lý tham gia vào quá trình phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Giang; + Về thời gian nghiên cứu: từ khi thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đến nay (từ năm 2002 – năm 2012). + Về khách thể nghiên cứu: cán bộ Ban Quản lý dự án Các khu công nghiệp tỉnh; cán bộ, công chức nhà nước tại các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh 9 tham gia vào công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Sở Kế hoạch – đầu tư; Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Tài chính; Cục thuế tỉnh; Công an tỉnh Bắc Giang…). Do giới hạn thời gian nghiên cứu, tại luận văn này chúng tôi không đề cập đến đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp tại các KCN. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: - Về mặt lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. - Về mặt nghiên cứu: sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực, năng lực điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tác động đến quá trình phát triển KT – XH. - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực điều hành của NNL quản lý của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi tỉnh xây dựng và phát triển các KCN đến nay, tìm ra nguyên nhân tác động mặt tích cực và mặt hạn chế của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy năng lực điều hành NNL quản lý cũng như những giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng đến năng lực điều hành của NNL này nhằm góp phần xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Bắc Giang nói riêng và các tỉnh có KCN nói chung trong thời gian tới. 10 [...]... nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 12 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1- LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC, NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NNL QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1- Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý các KCN 1.1.1.1- Nguồn nhân lực: Trong kinh tế chính trị học, con người được coi... chính công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Các quyết định của UBND các tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chỉ rõ mối quan hệ quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý các khu công nghiệp địa bàn cấp tỉnh Qua đó, xác định NNL tham gia quản lý các. .. động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp KCN đều thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Như vậy, có thể nói NNL quản lý thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp ở cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong điều hành hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Xuất phát từ hoạt động quản lý các KCN tại địa bàn cấp tỉnh và những văn. .. luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp Chương II: Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản. .. hoạt động các KCN, tác giả luận văn đề xuất khái niệm NNL quản lý các KCN như sau: Nguồn nhân lực quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các Khu công nghiệp được giao trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch... nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN; Mọi hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp KCN đều phải thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các KCN Như vậy, nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp ở địa phương (cấp tỉnh) gồm NNL thuộc các cơ quan, đơn vị sau: - Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh 18... cụ thể hơn là tổng thể Năng lực quản lý là năng lực điều khiển tổ chức, năng lực giải quyết những công việc có tính chất cụ thể của tổ chức Có thể hiểu năng lực quản lý là khả năng làm tốt nhất công việc cụ thể của tổ chức [27, tr13] Năng lực điều hành là một phần tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý, là một trong những kỹ năng của hoạt động quản lý Để đánh giá năng lực điều hành cần xem xét ở những... thực tế, phong cách điều hành quản lý và kỹ năng giao tiếp 1.2- NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.2.1- Sự cần thiết ra đời, phát triển các khu công nghiệp 1.2.1.1- Khái niệm khu công nghiệp: Thuật ngữ KCN xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, khi các KCN bắt đầu được hình thành và phát triển Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về KCN Các quan niệm... với công việc, vị trí, trách nhiệm mà họ phải thực hiện Từ những phân tích trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, năng lực điều hành của NNL quản lý được hiểu là: Năng lực điều hành là một trong những khả năng giúp thực thi công việc của mỗi cá nhân theo sự phân công của tổ chức Năng lực điều hành có được dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm quản lý, năng lực. .. cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp 19 1.1.2- Khái niệm năng lực, năng lực điều hành 1.1.2.1- Khái niệm về năng lực: Từ năng lực có rất nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ này Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1996 thì năng lực là “khả năng làm việc tốt” Theo gốc và nghĩa của từ Việt thông dụng thì năng lực được chia ra: năng là làm nổi việc, lực là sức mạnh Năng lực được hiểu là sức . phần nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 11 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG. về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra những giải nhằm nâng cao năng lực điều hành đối với NNL quản lý các KCN trên địa. lý luận về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. Chương II: Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Chương

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Trần Thị Dung (2004), "Về việc phát triển các khu công nghiệp tại các khu vực Bắc Bộ", Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, tr 11-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc phát triển các khu công nghiệp tại các khu vực Bắc Bộ
Tác giả: Trần Thị Dung
Năm: 2004
13. Nguyễn Thành Dũng (2002), "Vai trò của khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế trước thực trạng toàn cầu hóa kinh tế ngày nay", Tạp chí Phát triển kinh tế, tr.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế trước thực trạng toàn cầu hóa kinh tế ngày nay
Tác giả: Nguyễn Thành Dũng
Năm: 2002
14. Lê Tuấn Dũng (2004), "Hướng đi cho phát triển KCN tại một số tỉnh miền núi Bắc Bộ", Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, tr 8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đi cho phát triển KCN tại một số tỉnh miền núi Bắc Bộ
Tác giả: Lê Tuấn Dũng
Năm: 2004
15. Đặng Đình Đào (2006), Một số vấn đề phát triển KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam , Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triển KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Đình Đào
Năm: 2006
16. Lê Văn Hòa (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện hành chính quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở
Tác giả: Lê Văn Hòa
Năm: 2003
17. Cao Thái Hưng (2002), Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện hành chính quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
Tác giả: Cao Thái Hưng
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w