Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT của hiệu trưởng nhằm xác lập những biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV một cách khoa học, hợp lý, khả thi góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 1Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Người báo cáo: Trần Minh Hùng Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Công Triêm
Trang 2CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có 88 trang, gồm 3 phần chính:
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3 KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm qua Trường CĐSP Đồng Nai đã từng bước đưa CNTT vào ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đặc biệt, chú trọng đội ngũ CB, GV lực lượng trực tiếp tham gia và có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT của đội ngũ CB,
GV còn chậm, chưa xứng với qui mô đào tạo của nhà trường, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn Một trong những nguyên nhân cơ bản là do năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay Hơn nữa việc ứng dụng CNTT còn chịu sự tác động, cách thức quản lý của hiệu trưởng
Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành, trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trường CĐSP Đồng Nai”.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 6MỞ ĐẦU
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý của Hiệu trưởng, các khái niệm CNTT, ứng dụng CNTT, năng lực ứng dụng CNTT và vấn đề nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV
ở trường CĐSP
- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV và công tác quản lý của Hiệu trưởng tại Trường CĐSP Đồng Nai
- Xác lập các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng một cách khoa học, hợp lý để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ
CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên của tỉnh Đồng Nai
- Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Trang 7MỞ ĐẦU
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong hoạt động giảng dạy tại Trường CĐSP Đồng Nai.
Trang 8NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
Chương 2: Thực trạng quản lý việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai
Chương 3: Các biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai.
Trang 9NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý
nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3 NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐSP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT
1.4 NỘI DUNG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT
CHO CB, GV Ở TRƯỜNG CĐSP
1.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO CB, GV Ở TRƯỜNG CĐSP
Trang 10NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Năng lực ứng dụng CNTT
Hiện nay, trong nền “văn minh tin học” thì các ngành khoa học như CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người
và đã mang lại những thành tựu rất to lớn Do đó, ở con người lại xuất hiện thêm những năng lực mới, trong đó
có năng lực ứng dụng CNTT
Có thể hiểu: Năng lực ứng dụng CNTT là khả năng thành thạo sử dụng CNTT với tư cách là phương tiện để đạt kết quả cao trong công việc
Năng lực ứng dụng CNTT được thể hiện qua khả năng lĩnh hội, cập nhật tri thức mới, vận dụng sáng tạo những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo về sử dụng các thiết bị của CNTT vào từng công việc cụ thể.
Trang 11NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Năng lực ứng dụng CNTT
Trong bối cảnh CNTT phát triển rất nhanh và có tác động mạnh mẽ tới GD-ĐT, đặc biệt trong nhà trường cao đẳng, đại học đòi hỏi CB, GV ngoài năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn phải có năng lực ứng dụng CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động nghề nghiệp của mình Năng lực ứng dụng CNTT mà mỗi CB, GV ở các trường đại học, cao đẳng cần có là năng lực cập nhật tri thức về CNTT, năng lực sử dụng máy tính, năng lực sử dụng thiết bị CNTT và truyền thông, năng lực khai thác và sử dụng Internet, năng lực sử dụng các phần mềm chuyên môn nghiệp vụ, năng lực diễn đạt
ý tưởng bằng công cụ CNTT và trình độ tiếng Anh.
Trang 12NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
Để việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường đạt kết quả cao, hiệu trưởng cần phải quản lý, tác động, tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV nâng cao năng lực ứng dụng CNTT Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hiệu trưởng nhà trường trong thời đại hiện nay
Như vậy, quản lý việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong nhà trường là những tác động có
tổ chức, có hướng đích của hiệu trưởng nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, sử dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.
Trang 13NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 1)
Nội dung quản lý việc nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT
- Nâng cao nhận thức cho CB, GV
- Quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho CB,
- Quản lý hoạt động NCKH của CB, GV
- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng
CNTT của đội ngũ CB, GV
Trang 14NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: Thực trạng quản lý việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CỦA ĐỘI NGŨ CB,
GV TẠI TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO ĐỘI NGŨ CB, GV TẠI TRƯỜNG CĐSP ĐỒNG NAI
2.4 NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO ĐỘI NGŨ CB, GV
Kết luận chương 2
Trang 15NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
- Nhiệm vụ của nhà trường là thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các cấp học, bậc học như mầm non, tiểu học, THCS; đào tạo và bồi dưỡng CBQL giáo viên và CB nghiệp vụ các trường THCS, tiểu học, mầm non Bên cạnh đó, trường còn có thể hợp đồng với các trường đại học mở các lớp đào tạo giáo viên có trình độ đại học và nghiên cứu một số chuyên đề khoa học giáo dục phục vụ cho sự nghiệp GD-ĐT ở Đồng Nai
- Đội ngũ CB, GV và nhân viên tổng số là 195 người trong năm học 2006 – 2007 Trong đó, đội ngũ CB, GV là 180 người Hầu hết đều có trình độ từ Đại học trở lên.
- Định hướng Trường CĐSP Đồng Nai sẽ được nâng cấp thành trường Đại học Đồng Nai vào năm 2010 theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII Theo đó, nhà trường đã mở rộng ngành, nghề và quy mô đào tạo, đồng thời cũng xây dựng và ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Năm học 2007 – 2008, trường sẽ tuyển sinh 1.350 SV hệ chính quy
Trang 16NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ( Chương 2)
Thực trạng nhận thức của đội ngũ CB, GV đối với việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
Trang 17NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
trường trong giai đoạn hiện
nay Hơn nữa, CNTT là
ngành luôn phát triển, nếu
chúng ta không bồi dưỡng,
cập nhật kiến thức, rèn
luyện kỹ năng thường
xuyên thì sẽ bị tụt hậu
Trang 18NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV
- Quản lý việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV được thực hiện khá tốt Tuy nhiên, vẫn chưa thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ trong vấn đề này
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT cho CB, GV được thực hiện khá tốt Còn việc khảo sát, đánh giá trình độ về CNTT cũng như chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về CNTT thì chưa thực hiện tốt
- Hiệu trưởng đã quan tâm quản lý việc ứng dụng CNTT của
CB, GV vào hoạt động nghiệp vụ, hoạt động giảng dạy như việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp đánh giá, việc tổ chức xây dựng và ứng dụng các phần mềm dạy học, phần mềm quản lý vào công tác chuyên môn Tuy nhiên, Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến công tác động viên, khen thưởng trong việc ứng dụng CNTT của CB, GV
Trang 19NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 2)
Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV(tt)
- Hiệu trưởng đã quan tâm tổ chức, chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT vào việc thực hiện, báo cáo, trình bày kết quả và triển khai các đề tài NCKH Nhưng việc ưu tiên, hỗ trợ cho các đề tài NCKH có liên quan đến ứng dụng CNTT còn thực hiện chưa tốt
- Công tác quản lý của hiệu trưởng về việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT được thực hiện khá tốt Tin học hoá công tác quản lý bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý đào tạo UNION, phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm quản lý thư viện Tuy nhiên, việc xây dựng các quy định, quy trình về sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT cũng như việc kiểm tra, đánh giá về vấn đề này chưa được quan tâm nhiều
Trang 20NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: Các biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai.
3.1 CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
3.2 KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA
CÁC BIỆN PHÁP
Kết luận chương 3
Trang 21NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV trong nhà trường
a Mục tiêu của biện pháp
Việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT nhằm giúp cho CB, GV thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có ý thức, trách nhiệm đối với việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
Trang 22NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trưởng cần sử dụng nhiều hình thức tác động và làm cho CB, GV nhận thức rõ các nội dung sau:
- Tổ chức cho đội ngũ CB, GV học tập, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV trong nhà trường Triển khai, phổ biến các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá của nhà trường về vấn đề này
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ cần quan tâm thảo luận về năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV đối với việc nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo, nghiên cứu của nhà trường
- Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của đội ngũ CB, GV trong việc ứng dụng CNTT cũng như nâng cao năng lực ứng dụng CNTT để có sự điều chỉnh kịp thời./
Trang 23NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 2: Nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV
a Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được đội ngũ CB, GV không chỉ đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đảm bảo trình độ về ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực này để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Trang 24NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b Nội dung và cách thực hiện
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Dựa vào định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế đội ngũ CB, GV, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trước mắt cũng như lâu dài
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường: Mở các lớp Tin học và Anh văn để CB, GV theo học Tổ chức các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT để CB, GV tham gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
- Tạo điều kiện và cử CB, GV tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường, Hiệu trưởng cần cử CB, GV tham dự đầy đủ các khoá đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT của tỉnh tổ chức.
- Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về CNTT: Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo đội ngũ CB, GV trong việc
tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về CNTT Đây là con đường rất cần thiết và có hiệu quả cao./
Trang 25NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong hoạt động giảng dạy
a Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV vào hoạt động giảng dạy, xem đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Qua đó, làm cho GV phải biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng về CNTT vào công việc cụ thể của mình.
Trang 26NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b Nội dung và cách thực hiện
CNTT là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động giảng dạy của GV Để GV tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy, Hiệu trưởng phải quản lý các nội dung sau:
Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp
Hiệu trưởng chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT vào soạn giáo án, đặc biệt là giáo án, giáo trình điện tử Quản lý việc soạn giáo án của GV được tiến hành thông qua các đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ hay đột xuất của tổ chuyên môn, khoa và BGH
Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giờ lên lớp
- Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH
- Hàng năm, tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH” để đội ngũ GV có dịp thể hiện năng lực ứng dụng CNTT
Trang 27NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Chương 3)
b Nội dung và cách thực hiện (tt)
- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thường xuyên đưa vấn
đề “Ứng dụng CNTT trong dạy học” vào thảo luận, trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
- Tổ chức và chỉ đạo việc dự giờ định kỳ cũng như đột xuất đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT.
- Chỉ đạo, khuyến khích việc sử dụng phần mềm dạy học.
Chỉ đạo ứng dụng CNTT đổi mới việc kiểm tra, đánh giá
Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn, GV nên đổi mới kiểm tra, đánh giá và tăng cường ứng dụng CNTT vào phục
vụ công tác này, như thế sẽ đảm bảo chính xác, khách quan hơn
Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng
Hiệu trưởng cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua những tiêu chí cụ thể của việc ứng dụng CNTT Cần đặc biệt chú ý đến việc đánh giá thi đua, có mức thưởng phù hợp, thích đáng để vừa động viên khuyến khích cá nhân, tập thể
có thành tích tốt, vừa là động lực để mọi GV phấn đấu./