1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở

28 1,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 391,5 KB

Nội dung

Hệ thống các biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp của trường Trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định 15 3.2.1.Biện pháp 1: Nân

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẬP ĐÁ

Sáng kiến kinh nghiệm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO

ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: TRƯƠNG LÊ ĐỨC

Năm học: 2013 - 2014

Trang 2

Trang

1.2 Về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên 8

2 Thực trạng các biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học

2.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi 9 2.2 Chỉ đạo tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi 9

Trang 3

2.2.4 Nội dung và phương pháp bồi dưỡng 11

3 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn-tỉnh Bình Định 14

3.2 Hệ thống các biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp của trường Trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định

15

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 15 3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi 16

3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi 18 3.2.6 Biện pháp 6:Tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi 18 3.2.7 Biện pháp 7: Huy động cộng đồng cùng tham gia 19

Trang 4

cơ sở đã được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX, Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh:

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian gần đây, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đổi mới công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo và nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Với nhận thức việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, trong những năm qua, Sở Giáo dục

và Đào tạo Bình Định, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Nhơn nói chung, trường Trung học cơ sở Đập Đá nói riêng luôn chú trọng đến công tác phát hiện, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của nhà trường Đây là công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi phải có kế hoạch, biện pháp quản lí của Ban giám hiệu nhà trường và sự nổ lực của cả thầy lẫn trò Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì việc nâng cao số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp cũng là nhiệm vụ chính trị mà người lãnh đạo nhà trường phải đặc biệt quan tâm Tại trường Trung học cơ sở Đập Đá việc phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học như thế nào để mang lại kết quả cao, thật là một vấn đề không đơn giản Tuy nhiên, với các biện pháp quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình đồng thuận của đội ngũ giáo viên, hằng năm qua trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, trường chúng tôi đã gặt hái những thành công đáng kể

Với những thành tích mà chúng tôi đạt được trong thời gian qua, nay tôi mạnh dạn đưa ra

những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân trong bản sáng kiến : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ” để đồng nghiệp tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt

nhất khi tổ chức chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường của mình

2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc không thể thiếu và diễn ra hàng năm ở trường Trung học cơ sở nhằm phát hiện nhân tài, ươm mầm những hạt giống tương lai cho

Trang 5

đất nước Nhờ mục tiêu giáo dục toàn diện, nên các em học sinh có điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng của mình Nếu các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy phát hiện, nâng đỡ, dìu dắt và bồi dưỡng thì năng khiếu sẽ được phát triển, còn ngược lại, nếu năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất đi Tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở là để phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng ở học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho bậc Trung học phổ thông, thực hiện chiến lược bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của nhà trường,

là thước đo năng lực giảng dạy của giáo viên và khẳng định được vị thế, uy tín của nhà trường trước cộng đồng, trước xã hội

Ban giám hiệu nhà trường là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nên Ban giám hiệu phải biết tác động đến các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như: vạch kế hoạch, phân công giáo viên bồi dưỡng, tổ chức tuyển chọn, chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị nội dung, tài liệu, phối hợp với phụ huynh học sinh Tất cả là để phát huy các yếu tố thuận lợi nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi mang lại kết quả cao nhất Với cương vị

là người quản lí chỉ đạo công tác chuyên môn, tôi nhận thấy rằng để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp giảng dạy bộ môn cùng với sự hổ trợ đắc lực của các bậc phụ huynh

Bằng kinh nghiệm chỉ đạo của mình trong thời gian qua, tôi hy vọng đề tài : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”, ít nhiều sẽ góp phần nâng cao chất lượng

mũi nhọn của các trường Trung học cơ sở ở địa phương

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong đề tài của mình, tôi chỉ đúc rút một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và quản lí việc tuyển chọn, bồi dưỡng hoc sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở Đập Đá từ năm học 2010-2011 đến nay Trên cơ sở đó, tôi đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lí, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương trong giai đoạn hiện nay

II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.1 Cơ sở lí luận

Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có từ rất lâu Ở Trung Quốc,

từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến sân Rồng để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt

Ở châu Âu, trong suốt thời Phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc,

Trang 6

văn học đều được nhà nước và các tổ chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ

Nước Mĩ, mãi đến thế kỉ XIX mới chú ý tới vấn đề giáo dục học sinh giỏi và tài năng Và trong suốt thế kỉ XX, học sinh giỏi đã trở thành một vấn đề của nước Mĩ với hàng loạt các

tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi ra đời Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kì đã có đạo luật về giáo dục học sinh giỏi, trong đó 28 bang có thể đáp ứng đầy

đủ cho việc giáo dục học sinh giỏi

Ở nước Anh, người ta thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho học sinh giỏi và tài năng trẻ

Giáo dục phổ thông Hàn Quốc có một chương trình đặc biệt dành cho học sinh giỏi nhằm giúp chính quyền phát hiện học sinh tài năng từ rất sớm Năm 1994 có khoảng 57/174 cơ sở giáo dục ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho học sinh giỏi

Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho học sinh giỏi, một số nước coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt

Còn ở Việt Nam chúng ta, ngay từ thời phong kiến, trong chiến lược phát triển đất nước, các bậc cầm quyền đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí có vững mạnh thì thế nước mới mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy Cho nên các đấng minh vương không ai là không chăm lo xây dựng nhân tài” Truyền thống coi trọng nhân tài của cha ông trong quá khứ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nối khi Người sớm nhận ra vị trí hiền tài trong sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc Ngay sau khi mới giành được độc lập, khi nước nhà còn ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vừa phải đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, vừa phải chống lại nạn đói, nạn dốt Cho nên, với cương vị đứng đầu nhà nước cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm nhân tài và trọng dụng nhân tài Trong bài “Nhân tài và kiến quốc”, Người viết:

“Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắc chắn thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi Kiến thiết cần có nhân tài Nhân tài của nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều”1

Kế thừa truyền thống coi trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng nhân tài Vào năm 1961, trong phiên họp của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội bàn về cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh đã viết: “Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng Học sinh cần phải học kiến thức phổ thông toàn diện, nhưng đối với các em có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng” Đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục của nước ta bước sang

1 Báo Cứu Quốc, số 91, ngày 14-11-1945

Trang 7

một giai đoạn cách mạng mới Trước tình hình đó, Bộ Chính trị (khoá IV) ra Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục, trong đó yêu cầu “Trong hệ thống giáo dục phổ thông cần mở những trường - lớp phổ thông cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt ” nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài cho đất nước

Đến Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương có nêu: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tài năng có thể mai một nếu không phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”

Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã thông qua

“Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2000”, trong đó ghi rõ “Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài”

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (giai đoạn: 2011 – 2020), Đảng ta đã chỉ rõ:

“Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lí giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn”.2

Đặc biệt, gần đây nhất, vào ngày 6/11/2013, Nghị quyết lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”

Như vậy, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác đào tạo năng lực trí thức và bồi dưỡng nhân tài, thêm vào đó là sự nổ lực của toàn ngành giáo dục nên những năm gần đây đội ngũ học sinh giỏi của Việt Nam ngày càng tăng nhanh về số lượng và đạt giải cao trong các kì thi quốc gia và thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân phường Đập Đá, các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phường đã ưu tiên tạo mọi điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trường Cùng với sự quan tâm của địa

2 Nghị quyết của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, ngày 24/4/2012

Trang 8

phương là sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Nhơn đã đầu tư cho giáo dục ở trường Trung học cơ sở Đập Đá.

- Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết đều nhiệt tình, thực sự tâm huyết với nghề, tích cực trong cải tiến phương pháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn thông qua hội thảo, hội giảng, thao giảng, sử dụng công nghệ thông tin…góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở từng bộ môn

- Học sinh của trường chủ yếu cư trú tại phường Đập Đá, ngoài ra còn có một bộ phận học sinh ở các xã, phường lân cận như: Nhơn Hậu, Nhơn Thành, Nhơn Hưng và Nhơn An Nhiều học sinh đã đạt học sinh giỏi cấp trường, cấp thị xã từ bậc Tiểu học, nhiều học sinh đam mê, yêu thích học tập các bộ môn từ lớp 6

1.2.2 Khó khăn

- Quan niệm chưa đầy đủ về học sinh giỏi của phụ huynh học sinh và một số giáo viên

Sự quan tâm, đầu tư của phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, ủy thác, giao phó cho nhà trường

- Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng nhiều lúc còn thiếu cơ

sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để

- Chưa có nội dung chương trình chuẩn mực để bồi dưỡng học sinh giỏi, phần lớn theo chỉ đạo của Ban giám hiệu, giáo viên tự tìm tòi và tích lũy

- Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn chưa thõa đáng, nên chưa động viên được người dạy

- Khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh giỏi còn hạn chế, chủ yếu là trông chờ vào việc bồi dưỡng của thầy cô

- Chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp nhất là cấp tỉnh chưa ổn định

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp

Với phương pháp điều tra, tôi đã phát phiếu điều tra với dạng trắc nghiệm hoặc trực tiếp trò chuyện với giáo viên có nhiều kinh nghiệm, với học sinh nhằm mục đích thu thập ý kiến

bổ sung vào đề tài của mình

2.2 Thời gian tạo ra giải pháp

Trang 9

Qua hơn 3 năm học (2010 – 2014) quản lí, chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Đập Đá - thị xã An Nhơn - tỉnh Bình Định, tôi đúc kết được những kinh nghiệm, biện pháp tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục đích nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp ở trường Trung học cơ sở.

Trang 10

B NỘI DUNG

I MỤC TIÊU

1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Thực tế trong nhiều năm qua, tôi đã vạch ra một số biện pháp để quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi từ xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển chọn, tiến hành bồi dưỡng, tổ chức khen thưởng… theo từng năm học Trên cơ sở ấy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, tìm ra được một số giải pháp và có một số đề xuất, kiến nghị để giúp cho việc quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của phó Hiệu trưởng tại trường Trung học cơ sở đạt kết quả cao hơn Đồng thời kiến nghị với các cấp lãnh đạo, nhất là phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu hãy quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cho các phó Hiệu trưởng ở các trường học thường xuyên tìm tòi, áp dụng và đổi mới các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn giáo dục của nhà trường và ở địa phương

Tôi hy vọng đề tài: “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng

học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở” nếu được nhân rộng ra cho cán bộ quản lí ở các

trường trên cùng địa bàn thì sẽ góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng, chính quyền địa phương đặt ra

2 Nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học cơ sở Đập Đá trong điều kiện hiện nay

Thu thập tài liệu, chuẩn bị kế hoạch, cách thức tiến hành, các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường, phù hợp với từng học kì, từng năm học

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường Trung học cơ sở

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1 Vài nét về tình hình trường Trung học cơ sở Đập Đá

1.1.Tình hình chung

Trường Trung học cơ sở Đập Đá được thành lập ngay khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) Lúc bấy giờ, trường có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh phổ thông cơ sở ở các xã cánh Bắc huyện An Nhơn Sau đó, do yêu cầu phát triển giáo dục, nên lần lượt các

xã, phường đều có trường Trung học cơ sở Tuy vậy, do uy tín đã có từ trước, với đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, với chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường được giữ vững, nên hàng năm trường luôn có một lực lượng học sinh ở các xã, phường lân cận theo học Đến năm 1990, theo chủ trương chung của ngành, trường Trung học cơ sở Đập Đá được sáp nhập vào trường Trung học phổ thông số 2 An Nhơn, dưới tên chung là trường Trung học phổ thông Số 2 An Nhơn Sau hơn 16 năm tồn tại, đến tháng 1-2007, theo chủ

Trang 11

trương của ngành, trường Trung học cơ sở Đập Đá lại được tách ra từ trường Trung học phổ thông Số 2 An Nhơn Với sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, sự nhiệt tình say mê công việc giảng dạy của giáo viên, sự nổ lực học tập của học sinh, trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia vào năm 2010.

1.2.Về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên

Tổng số cán bộ công nhân viên - giáo viên: 61/38 nữ

Đội ngũ giáo viên đa số có kinh nghiệm giảng dạy tốt, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Tập thể sư phạm của nhà trường là một tập thể đoàn kết, thực sự tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có kỉ cương – tình thương – trách nhiệm Trong mấy năm gần đây số giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi các cấp tăng lên rõ rệt Trường đã có 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 21 cấp thị xã Nhiều giáo viên đạt trình độ trên chuẩn

1.3 Về tình hình học sinh

Tổng số học sinh toàn trường trong năm học 2013- 2014 là 1317/ 682 nữ, tổng số lớp là 31

Học sinh của trường chủ yếu cư trú tại phường Đập Đá, ngoài ra còn có một số học sinh

ở các xã, phường lân cận như: Nhơn Hậu, Nhơn Thành, Nhơn Hưng và Nhơn An Đại đa số học sinh được tuyển vào trường có trình độ học lực không đồng đều, còn nhiều bỡ ngỡ vì quen với cách dạy và học ở bậc tiểu học, động cơ học tập và tu dưỡng chưa rõ ràng

Trường nằm tại trung tâm phường Đập Đá, bên cạnh sự sôi động của kinh tế thị trường, một bộ phận gia đình học sinh khá giả lên lo tập trung vào làm ăn, buôn bán, thiếu sự quan tâm, nhắc nhở con em học hành, trong khi bên ngoài xã hội là sự cám dỗ của các hình thức giải trí hiện đại, dễ say mê Từ đó, một bộ phận học sinh bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, ham chơi, lười học dẫn đến tình trạng bỏ tiết, bỏ học, gây hạn chế đến công tác giáo dục của nhà trường

Học sinh giỏi của trường, hàng năm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Nhơn, nhà trường luôn có kế hoạch tuyển chọn học sinh giỏi từ lớp 6, tiến hành bồi dưỡng từ lớp 7, lớp 8, lớp 9 Vì vậy, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-

2014 số lượng học sinh giỏi không ngừng tăng cao, trong nhiều năm học, liên tục là một trong những trường có số lượng học sinh giỏi các cấp dẫn đầu thị xã

1.4 Về tình hình cơ sở vật chất

Số phòng học vừa đủ học hai ca, phòng học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém còn thiếu, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng nghe nhìn tương đối đầy đủ thuận lợi cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới.Thư viện nhà trườngđạt chuẩn Thư viện 01 theo qui định thư viện chuẩn của Bộ

Trang 12

Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học của trường Trung học cơ sở Đập Đá đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay

2 Thực trạng các biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở Đập Đá

2.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

- Ban giám hiệu và tập thể giáo viên của nhà trường phải quán triệt, nâng cao nhận thức

về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phải hiểu và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài Ban giám hiệu đã cụ thể hóa Nghị quyết, chủ trương vào từng thời điểm trong hoạt động giáo dục của nhà trường

- Tuyên truyền nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội

- Vận động cha mẹ học sinh cần quan tâm tạo điều kiện cho con em mình học tập, đồng thời phải hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển nhân tài để hợp tác tích cực với nhà trường

- Đội ngũ quản lí xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng học kì, từng năm Tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp

- Xây dựng kế hoạch đầu tư thõa đáng cho việc mua sắm thiết bị, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi

- Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, với cha mẹ học sinh thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, học sinh để thầy trò toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài

2.2 Chỉ đạo tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi

2.2.1.Các tiêu chuẩn chọn học sinh giỏi

- Học sinh giỏi là những học sinh có năng lực tư duy tốt, có trí nhớ tốt, có khả năng suy diễn, giải quyết xử lí tình huống linh hoạt hiệu quả cao

- Là những học sinh có khả năng sáng tạo, luôn phát hiện những điều mới mẻ, độc đáo, luôn chủ động, độc lập trong tư duy, có khả năng tự học và tự tìm tòi

- Là những học sinh có niềm say mê, yêu thích học tập bộ môn, có ý chí vươn lên để khẳng định mình

2.2.2 Tổ chức phát hiện và tuyển chọn

Trang 13

- Căn cứ vào kết quả của các năm học trước, nhất là điểm của các kì thi mà nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc, trung thực Tất nhiên, đây không phải là cơ sở

và căn cứ chủ yếu, càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nhưng đây lại là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào danh sách tuyển chọn

- Thông qua quá trình học tập trên lớp, giáo viên bộ môn theo dõi, phát hiện những học sinh nhạy bén trong việc tiếp thu kiến thức mới, nhớ lâu kiến thức cũ, có khả năng linh hoạt, sáng tạo, có tinh thần say mê, ham học Đây là cơ sở thực tiễn có chiều sâu chính xác và xác suất cao, vì qua thực tiễn của quá trình học tập các em đã bộc lộ và thể hiện đầy đủ những khả năng của mình

- Lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số học sinh có năng lực Qua thực tế thì cách này mang lại hiệu quả khá cao, bởi vì giáo viên bộ môn sẽ phát hiện được những học sinh yêu thích, say mê bộ môn của mình và qua quá trình dạy học giữa thầy và trò bao giờ cũng có sự đồng cảm và ăn ý với nhau

- Tổ chức thi tuyển theo phương pháp ra đề thi truyền thống chọn học sinh đạt kết quả cao vào đội tuyển, giáo viên tiến hành bồi dưỡng sau đó kiểm tra, thi tuyển lại lần cuối rồi lập danh sách chính thức đội tuyển học sinh giỏi

2.2.3 Lập kế hoạch cụ thể và phân công giáo viên bồi dưỡng

- Sau khi chỉ đạo cho các tổ bộ môn và giáo viên tuyển học sinh, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập đội tuyển cho từng môn

- Phân công một Phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách Phó Hiệu trưởng lên kế hoạch bồi dưỡng

- Phân công nhóm và giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là khâu hết sức quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Chính vì vậy, người làm công tác quản lí cần chú ý đến các tiêu chuẩn về chất lượng giáo viên như sau:+ Phải là những giáo viên có phẩm chất tốt, có trình độ năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm giỏi

+ Phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về bộ môn

+ Có kinh nghiệm và phương pháp truyền thụ nội dung, kiến thức phù hợp Có sức khỏe,

tự tin, có tính sáng tạo trong giảng dạy, ham học hỏi, tự tìm tòi, tự bồi dưỡng và cầu tiến.+ Giáo viên phải biết hướng cho các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tạo niềm say

mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập cho các em

+ Người giáo viên phải là người thầy dạy cho các em biết cách học, thầy phải biết trò còncần gì, thiếu gì về kiến thức và phương pháp, biết cách giúp các em lấp đầy lổ hổng và thiếu

Trang 14

sót về kiến thức, nhất là kiến thức nâng cao

2.2.4 Nội dung và phương pháp bồi dưỡng

2.2.4.1 Nội dung

- Ban giám hiệu định hướng cho các tổ, nhóm bộ môn và giáo viên cần biên soạn, tích lũy nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi theo chuyên đề, lĩnh vực, khối lớp mà mình phụ trách

- Lãnh đạo nhà trường, nhất là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần chú trọng khâu kiểm tra, phê duyệt chương trình bồi dưỡng của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu

- Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi mở rộng, nâng cao nhưng phải dựa trên nền tảng vững chắc kiến thức cơ bản Ngoài sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên cần tham khảo một số sách nâng cao và mở rộng của Nhà xuất bản Giáo dục, giáo viên có thể tìm tòi và tích lũy nội dung thông qua việc tham khảo trên thư viện giáo dục, truyền thông, báo chí…

2.2.4.2 Phương pháp

- Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn đạt hiệu quả cao, thầy phải lấy hoạt động học của trò làm trung tâm, chú ý đến các đặc trưng cơ bản là phát huy tính sáng tạo, độc lập tự chủ của các em

- Chú ý rèn luyện cho các em phương pháp tự học, kết hợp hoạt động học tập của cá nhân với hoạt động học tập hợp tác, học theo nhóm

- Thầy giáo phải hiểu nhu cầu và nguyện vọng của học sinh, chú ý đến những đặc điểm tâm sinh lí, tư duy của các em để bồi dưỡng cho các em năng lực độc lập, sáng tạo, khả năng tự giải quyết vấn đề và hướng đến vấn đề cao hơn

- Hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức mới và đặc biệt là nắm vững phương pháp học tập theo từng bộ môn

- Rèn luyện cho các em thói quen khai thác đề theo nhiều góc độ, phương diện khác nhau, tìm được nhiều phương pháp giải, cách trình bày sáng tạo

2.2.5 Thời gian bồi dưỡng

Để công tác bồi dưỡng học sinh có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng góp phần không nhỏ Ban giám hiệu cần có kế hoạch rải đều trong năm, dành nhiều thời gian vào dịp cuối hè

Chỉ đạo cho từng tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho tổ, nhóm và cá nhân mình Ban giám hiệu nhà trường nhận thấy rằng kế hoạch càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và rút kinh nghiệm bấy nhiêu

Ngày đăng: 23/12/2014, 13:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lí trong nhà trường của Đặng Quốc Bảo - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội - Năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lí trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội - Năm 2000
2. Điều lệ trương THCS, trường THPT và trường THPH nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 2/4/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trương THCS, trường THPT và trường THPH nhiều cấp học
3. Chất lượng và quản lí chất lượng giáo dục của Nguyễn Quốc Chính - Đại học Quốc gia Hà Nội - Nxb Giáo dục Hà Nội - Năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lí chất lượng giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội - Năm 2011
4. Chiến lược phát triển Giáo dục năm 2011-2020 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục năm 2011-2020
5. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI của Trần Khánh Đức - Nxb Giáo dục Việt Nam - Năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam - Năm 2010
6. Quản lí nguồn nhân lực trong giáo dục của Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đại học Quốc gia Hà Nội - Nxb Đại học Quốc Gia - Năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí nguồn nhân lực trong giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia - Năm 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w