dụng CNTT của CB, GV ở trường CĐSP. Từ đó xác định được các nội dung cần quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV.
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
+ Về thực trạng
Luận văn đã phản ánh khái quát yêu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Nai; chủ trương, định hướng phát triển đối với Trường CĐSP Đồng Nai của tỉnh, của nhà trường và đặc điểm tình hình nhà trường.
Thực trạng khảo sát cho thấy, trong những năm qua, Trường CĐSP Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu, nhưng nhìn chung năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV còn hạn chế. Điều kiện về CSVC, hạ tầng, thiết bị CNTT còn chưa đảm bảo yêu cầu phát triển của nhà trường. Một số CB, GV chưa nhận thức đúng đắn việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
Trong công tác quản lý việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, Hiệu trưởng vẫn còn nhiều lúng túng, chưa rõ phải tác động vào những nội dung chủ yếu nào và cách làm, cách giải quyết như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm giải quyết khó khăn trên là một việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
+ Các biện pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề ra 7 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB, GV tại Trường CĐSP Đồng Nai
Khi triển khai các biện pháp, Hiệu trưởng cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thời điểm và tình hình cụ thể của nhà trường mà Hiệu trưởng có thể lựa chọn một hoặc vài biện pháp chủ đạo.
Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm trong thực tế và được đánh giá có tính khả thi cao. Có thể khẳng định rằng, luận văn đã hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh
KHUYẾN NGHỊ
KHUYẾN NGHỊ
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo