1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế những năm gần đây

37 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 749 KB

Nội dung

Hiến pháp năm 1980 của nước CHXHCN Việt Nam quy định tại điều 20: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.” Quyết

Trang 1

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Mạnh Hùng

LỚP: HCC 16M MÔN:

A Lưới, tháng 4/2013

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU………5

CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 4

1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 4

1.2 CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 4

1.3 HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC 5

1.3.1 Vị trí, vai trò của thanh tra Nhà nước 5

1.3.2 Hệ thống thanh tra Nhà nước 6

1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra Nhà nước 6

1.4 HỆ THỐNG THANH TRA ĐẤT ĐAI 7

1.4.1 Vị trí, vai trò của hệ thống thanh tra đất đai 7

1.4.2 Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai 8

1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của thanh tra đất đai 8

1.4.4 Đối tượng, nội dung, quy trình của thanh tra đất đai 9

1.5 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI 10

1.5.1 Khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 10

1.5.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai 11

1.5.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo 12

1.5.4 Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai 13

1.5.5 Những hình thức tranh chấp và khiếu nại đất đai thường gặp 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ … ……… …16

2.1 KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN A LƯỚI NHỮNG NĂM QUA 16

2.1.1 Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng đất 16

2.1.2 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 17

2.2 CÔNG TÁC THANH TRA ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN A LƯỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA 18

2.2.1 Kết quả thanh tra các cơ quan quản lý Nhà nước 19

2.2.2 Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các chủ sử dụng đất 21

2.3 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN A LƯỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA 23

2.3.1 Giải quyết khiếu nại 23

Trang 3

2.3.2 Giải quyết tố cáo 24

2.3.3 Giải quyết tranh chấp đất đai 24

2.4 NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI 30

CHƯƠNG 3 31

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 33

3.1 KẾT LUẬN 34

3.2 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

DANH MỤC VIẾT TẮT

TW: TRUNG ƯƠNG

TNMT: TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

UBND: UỶ BAN NHÂN DÂN

ĐKĐĐ: ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

GCNQSDĐ: GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trênnền tảng quan trọng nhất đó là đất đai Ngay từ khi xuất hiện, con người đã lấy đất đailàm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển Ngày nay đất đai trở thành tài nguyên đặc biệtquan trọng đối với từng quốc gia, nó luôn gắn với cuộc sống, với lao động của conngười nên nó có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội Tuy nhiên, đất đai chỉphát huy tác dụng dưới sự tác động tích cực và thường xuyên của con người

Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác quản lý về đất đai của Nhà nước taluôn là vấn đề hàng đầu Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt của đất đai màcông tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc củatoàn xã hội Trong thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập,bên cạnh những địa phương, những đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng đất đúngpháp luật vẫn còn không ít các địa phương, đơn vị buông lỏng công tác quản lý đấtđai Việc thực hiện pháp luật đất đai chưa tốt không chỉ đối với các chủ sử dụng đất

mà ngay cả với cơ quan Nhà nước Do vậy vẫn xảy ra nhiều vi phạm như: sử dụng đấtkhông đúng mục đích được giao, lấn chiếm đất đai, mua bán đất trái phép, giao đất vàcấp đất không đúng thẩm quyền… dẫn đến các tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo các hành

vi vi phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều Ở những địa phương yếu kém, nhữngkhiếu nại, tố cáo đó dẫn đến các đơn thư yêu cầu giải quyết liên tục bị tồn đọng, trởthành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của địa phương,làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật và vai trò quản lý Nhànước về đất đai của chính quyền cơ sở giảm sút

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây”.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và tranh chấp đất đai

- Nghiên cứu thực trạng về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàtranh chấp đất đai trên địa huyện

- Đề xuất những ý kiến đóng góp, giải pháp về công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp luận trong nghiên cứu

- Cơ sở của phương pháp này là dựa trên phép biện chứng duy vật về nhận thứcthể hiện ở các điểm sau:

+ Nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, phạm trù xã hội trong mối liên hệ phụthuộc lẫn nhau trong trạng thái vận động

+ Xem xét các sự kiện và hiện tượng trên quan điểm thống nhất của các mặt đốilập

+ Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình vận động và phát triển

Trang 5

CHƯƠNG I.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

Trang 6

1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Mọi nguồn của cải, vậtchất phục vụ cho đời sống con người đều được sinh ra từ đất Nó gắn bó mật thiết vớimọi ngành kinh tế, mọi nhu cầu của đời sống xã hội Vì vậy, quản lý đất đai luôn làvấn đề chiến lược của mỗi quốc gia, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phảiquản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Mỗi thời kỳ lịch sử với chế độ chính sáchkhác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho mỗi thời kỳ lịch sử đó Đểquản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý, hiệu quả, Nhà nước ta

đã ban hành nhiều văn bản về quản lý, sử dụng đất đai

Hiến pháp năm 1980 của nước CHXHCN Việt Nam quy định tại điều 20: “Nhà

nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được

sử dụng hợp lý và tiết kiệm.”

Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 về việc thống nhất quản lý đất đai và tăng

cường công tác quản lý đất đai trong cả nước: “ Tất cả quỹ đất thuộc cả nước đều do

Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung, nhằm đảm bảo ruộng đất đựoc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đi lên theo hướng sản xuất sản xuất lớn XHCN.”

Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc: “

Công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất nhằm nắm chắc số luợng và chất lượng ruộng đất, xác định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất, phân hạng đất canh tác thuộc từng đơn vị sử dụng, thực hiện thống nhất trong cả nước.”

đình, cá nhân thuê đất Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận Ngày 29/12/1987 Luật Đất đai ra quy định về chế độ quản lý

và sử dụng đất đai Trong văn bản này Luật đã khẳng định Nhà nước thống nhất quản

lý về đất đai

Do yêu cầu của thực tiễn Luật Đất đai 1993 ra đời thay thế Luật Đất đai 1987,

tại điều 8 Luật này quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong cả nước.

UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định trong Luật này Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở TW chịu trách nhiệm trước Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai tại địa phương chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.”

Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nôngnghiệp

Nghị định 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định về việc quản lý và

sử dụng đất đô thị

Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ quy định về xử phạt hànhchính trong quản lý và sử dụng đất

Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 quy

định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước

giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ( gọi chung là tổ chức ), hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử

Trang 7

dụng đất Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia quyền sử dụng đất từ người khác trong Luật này gọi chung là người sử dụng đất.”

Luật Đất đai 2003 ra đời đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước, điều 6 Luậtnày quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và điều 7 Luật Đất đai 2003

quy định: “Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc TW và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền của Luật này.”

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luậtđất đai 2003

Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hànhchính trong lĩnh vực đất đai

1.2 CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, có nhiều hình thức Nhà nướckhác nhau với các chế độ chính trị khác nhau Mỗi thời kỳ lịch sử, các chế độ sở hữuNhà nước về đất đai có bản chất khác nhau phụ thuộc vào bản chất của giai cấp thốngtrị trong mỗi xã hội Nước ta do đặc thù riêng của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩanên ngay từ khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời cũng đồng thời xuất hiện quyền

sở hữu tối cao của Nhà nước đối với đất đai

Ở nước ta, trong quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường só sự quản lý của Nhà nước đã và đang đặt ra một yêu cầukhách quan phải xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với cơ chếmới Để đáp ứng yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương duy trì chế độ sởhữu Nhà nước đối với đất đai đồng thời xây dựng các chính sách kinh tế nói chung vàchính sách đất đai nói riêng sao cho phù hợp với lợi ích của người sủ dụng đất

Tinh thần này đã được cụ thể hoá trong điều 17 Luật Đất đai năm 1992: “Đất

đai, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời… là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Tại điều 1 Luật Đất đai 1993 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước thống nhất quản lý Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất.”

Trong điều 7 Luật Đất đai 2003 khẳng định: “ Nhà nước thực hiện quyền đại

diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.”

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai, đất đai trên toàn bộ lãnhthổ cả nước thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Trên cơ sở đó, Nhà nước vừa là chủthể quyền sử dụng vừa là chủ thể quản lý đối với đất đai Quyền sở hữu Nhà nước đốivới đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt

Trang 8

Quyền chiếm hữu: quyền chiếm hữu của Nhà nước đối với đất đai là quyền nắm

giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước, quyền kiểm soát chi phối mọi hoạtđộng của người sử dụng đất Quyền này không hạn chế về không gian, thời gian đốivới toàn bộ đất đai nằm trong lãnh thổ quốc gia

Quyền sử dụng: quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích từ

đất để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh té và đời sống xã hội Nhà nướckhông trực tiếp sử dụng mà giao một phần đất đai của mình cho các tổ chức, hộ giađình và cá nhân sử dụng đất Người sử dụng đất có nghĩa vụ đối với Nhà nước nhưnộp thuế sử dụng đất, tuân thủ những quy định của Nhà nước về sử dụng đất

Quyền định đoạt: quyền định đoạt đất đai của Nhà nước là quyền quyết định số

phận pháp lý của đất đai Quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai được thểhiện: Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và Nhà nước quy định quyền vànghĩa vụ của người sử dụng đất

1.3 HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC

1.3.1 Vị trí, vai trò của thanh tra Nhà nước

Cùng với cơ quan bảo vệ pháp luật, ngành thanh tra có vị trí, vai trò quan trọngtrong hệ thống bộ máy nhà nước Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quanquản lý nhà nước, là phương tiện đảm bảo tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nướcthực hiện quyền dân chủ CNXH

Qua công tác thanh tra cơ quan quản lý biết được việc tổ chức thực hiện, kếtquả thực hiện chủ trương chính sách trong thực tiễn, phát hiện kịp thời những ưu thế,khiếm khuyết của các chủ trương chính sách đó Thanh tra là một khâu quan trọngtrong hoạt động quản lý góp phần làm cho hoạt động quản lý ngày càng hoàn thiệnhơn và có hiệu quả hơn nữa Với vai trò như vậy tổ chức thanh tra không thể tách rờihoạt động quản lý

Từ khi thành lập đến nay, qua các giai đoạn cách mạng và những tên gọi khácnhau, vị trí của các cơ quan thanh tra nhà nước vẫn không thay đổi và đến nay đãđược tổ chức thành hệ thống từ TW đến địa phương Vị trí của các tổ chức thanh tranhà nước còn được khẳng định rõ trong điều 112 Hiến pháp 1992 (được bổ sung năm2001) thông qua việc quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong việc tổ chức và lãnhđạo công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước Trong toàn bộ các văn bản pháp luật từtrước đến nay có đề cập đến vị trí của tổ chức thanh tra đều xác định các tổ chứcthanh tra nhà nước là cơ quan nằm trong các cơ quan hành chính nhà nước, thuộc hệthống hành pháp

1.3.2 Hệ thống thanh tra Nhà nước

Theo quy định tại Điều 10, Điều 13 và Điều 23 Luật thanh tra năm 2004 hệthống thanh tra nhà nước bao gồm:

1- Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính

Gồm có:

- Thanh tra Chính phủ

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là thanh tratỉnh)

Trang 9

- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là thanh trahuyện )

2- Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vựcGồm có:

- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là thanh tra bộ)

- Thanh tra sở

Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tac, tổ chứcnghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên

1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra Nhà nước

1.3.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra theo cấp hành chính

- Chức năng: Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính là cơ quan của Chính phủ,

UBND cấp tỉnh và cấp huyện; chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhànước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi quản lýnhà nước của Chính phủ đối với thanh tra Chính phủ và có trách nhiệm giúp UBNDcùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền hạn thanh trahành chính trong phạm vi quản lý của UBND cùng cấp đối với thanh tra tỉnh và thanhtra huyện

- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính là

thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan Chính phủ, UBND cấp tỉnh và cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc cấptỉnh và UBND cấp huyện

1.3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực

- Chức năng: Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực là cơ quan quản lý của Bộ

và Sở, có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan mình quản lý nhà nước về công tácthanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành trong các lĩnh vực phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đối với thanh tra Bộ vàtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở đối với thanh tra Sở

- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực là thanh tra

việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, côngchức các Bộ, Sở và thanh tra việc thực hiện pháp luật, những quy định về chuyên môn

- kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ,Ngành, Sở với đối tượng chủ yếu là các công dân, doanh nghiệp

1.4 HỆ THỐNG THANH TRA ĐẤT ĐAI

1.4.1 Vị trí, vai trò của hệ thống thanh tra đất đai

Thanh tra đất đai là một chức năng thiết yếu của Thanh tra Nhà nước, làphương thức đảm bảo pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật Nhà nước và thực hiệnquyền dân chủ trong quản lý và sử dụng đất đai

Hoạt động của thanh tra Địa chính nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịpthời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của các cơ quan có chứcnăng quản lý và của người sử dụng đất; giúp cho các đơn vị, tổ chức cá nhân thấy rõtrách nhiệm của mình trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm bảo vệquan hệ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đảm bảo sử dụng đất đúng pháp luật, củng cố

Trang 10

đoàn kết toàn dân; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luậtđất đai để kiến nghị với cơ quan nhà nước thẩm quyền các biện pháp khắc phục, sửađổi, bổ sung nhằm nâng cao hiêu quả quản lý và hoàn thiện các văn bản pháp luật vềđất đai đồng thời biểu dương kịp thời các cơ quan, đơn vị cá nhân chấp hành tốt phápluật đất đai, phát huy nhân tố tích cực, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng đất.

1.4.2 Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai

Cơ quan thanh tra về đất đai của nước ta từ TW đến địa phương gồm có:

- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: là tổ chức thanh tra thuộc hệ thốngthanh tra Nhà nước và được tổ chức theo quy định của Chính phủ

- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: là tổ chức thuộc hệ thống thanh traNhà nước, là cơ quan của Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ chức theo quy địnhcủa thanh tra Sở Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm: chánh thanh tra,phó chánh thanh tra và thanh tra viên

- Thanh tra cấp huyện: là cơ quan thanh tra chung các vấn đề, lĩnh vực trong phạm vicấp huyện Đối với lĩnh vực đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cử ngườiđảm nhiệm chức năng thanh tra đất đai

- Thanh tra cấp xã: thanh tra đất đai cấp xã là một trong những chức năng,nhiệm vụ của UBND xã do cán bộ địa chính trực tiếp giúp UBND xã thực hiện

1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của thanh tra đất đai

- Chức năng: Các tổ chức thành viên và cán bộ thanh tra của các cơ quan quản

lý đất đai phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp để giúp chính quyền mình thựchiện nhiệm vụ thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai theo phâncấp, phối hợp với thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phòngngừa đấu tranh chống vi phạm pháp luật đất đai

- Nhiệm vụ: Điều 132 Luật đất đai năm 2003 quy định nhiệm vụ của thanh tra

đất đai như sau:

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đấttrong việc quản lý và sử dụng đất đai

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật đất đai

1.4.4 Đối tượng, nội dung, quy trình của thanh tra đất đai

1.4.4.1 Đối tượng thanh tra việc quản lý, sử dụng đất

Đối tượng thanh tra việc quản lý và sử dụng đất là các chủ thể tham gia quan hệđất đai Trong quá trình thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai đòi hỏi Nhà nướcphải tác động tới cả hai nhóm chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai đó là:

- Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai: bao gồm UBND các cấp và các cơ quan

có chức năng về đất đai

- Chủ thể sử dụng đất: gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giaoquyền sử dụng đất

1.4.4.2 Nội dung thanh tra đất đai

Theo quy định của Pháp luật đất đai hiện hành tại khoản 2 Điều 132 Luật đấtđai năm 2003 việc thanh tra đất đai bao gồm 2 nội dung sau:

Trang 11

- Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của tổchức, cá nhân khác

1.4.4.3 Quy trình thanh tra đất đai

Khi tiến hành thanh tra đất đai thường trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng nội dung kế hoạch thanh tra

Nội dung kế hoạch thanh tra gồm 3 phần:

- Phần 1: Nhận định, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất ở các cấp, các

ngành

- Phần 2: Nêu cụ thể nội dung các vấn đề cần thanh tra , phạm vi, địa điểm, nhu

cầu cán bộ và các vấn đề cần thiết khác để tiến hành thanh tra

- Phần 3: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được thực hiện.

Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra

Khi tiến hành thanh tra, các cơ quan thanh tra phải thành lập đoàn thanh tra vàtiến hành cuộc thanh tra theo một tuần tự nhất định, cụ thể qua 4 bước sau đây:

- Bước 1: Ra quyết định thanh tra: phải theo đúng thẩm quyền và phải ban hành

văn bản

- Bước 2: Chuẩn bị thanh tra: nhằm trang bị cho các thanh tra viên những hiểu

biết cần thiết về địa bàn thanh tra và những kiến thức chuyên môn cần thiết phục vụthanh tra

- Bước 3: Trực tiếp thanh tra: yêu cầu chính là thu thập đầy đủ các chứng cứ

cần thiết của vấn đề thanh tra, xác định đúng sai, xác định nguyên nhân chủ yếu vàtrách nhiệm cụ thể đối với đối tượng bị thanh tra

- Bước 4: Kết thúc thanh tra: sau khi tiến hành trực tiếp thanh tra căn cứ vào tài

liệu, chứng cứ thu thập được, đoàn thanh tra phải có văn bản kết quả thanh tra vớingười ra quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kháchquan của báo cáo đó Người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra.Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, xử

lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp theothẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phụchoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật

1.5 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi tạiHiến pháp năm 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật khiếu nại, tố cáonăm 1998 Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếunại, tố cáo của mình, tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân Tronghoạt động quản lý và sử dụng đất đai tại Điều 138 và Điều 139 Luật đất đai năm 2003

quy định: “Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi

hành chính về quản lý đất đai Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý

Trang 12

và sử dụng đất” Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai được tiến hành

theo Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo

1.5.1 Khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức do Luật

khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xétlại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, côngchức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của mình

Tố cáo: là việc công dân, theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định, báo

cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật củabất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Tranh chấp đất đai: là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

1.5.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

1.5.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Khiếu nại đối với quyết định hành chính của UBND cấp huyện trong quản lýđất đai hoặc hành vi hành chính của cán bộ công chức thuộc UBND cấp xã, thuộcphòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc UBND cấp huyện trong khi giải quyết côngviệc về quản lý đất đai thì Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai

do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ývới quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tụckhiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh Trong trường hợp khiếu nại lên Chủ tịchUBND cấp tỉnh thì quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùngKhiếu nại đối với quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường, củaUBND cấp tỉnh trong quản lý đất đai; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc

Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc UBND cấp tỉnh trong giải quyết công việc vềquản lý đất đai thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm giải quyết Trường hợpkhiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịchUBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết địnhthì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân

1.5.2.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai

Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đựocthực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản

lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơquan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu

cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơquan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản

lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết

Trang 13

1.5.2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bênđương sự không nhất chí thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loạigiấy tờ quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đất đai và tranhchấp về tài sản gắn liền với đất thì Toà án nhân dân giải quyết

- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đấtđai được giải quyết như sau:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau Trường hợp không đồng ý với quyết địnhgiải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xingiải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; quyết định giải quyết tranhchấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức,

cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhânnước ngoài với nhau hoặc giữa các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưtại nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịchUBND cấp tỉnh thì bên tranh chấp đất đai có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấpđất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đaicủa Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng

1.5.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo

1.5.3.1 Chủ thể và đối tượng của khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại:

+ Chủ thể: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân + Đốitượng: các quyết định hành chính, hành vi hành chính và các quyết định kỷ luật cáccán bộ công chức

1.5.3.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại: Khoản 1 và 2 Điều 17 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:

Các chủ thể khiếu nại có các quyền như sau:

+ Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyếtđịnh giải quyết khiếu nại

+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật

+ Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy địnhcủa Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính

Trang 14

+ Rút khiếu kiện trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

Các chủ thể khiếu nại có các nghĩa vụ sau:

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyếtkhiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp cácthông tin, tài liệu đó

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực phápluật

Tố cáo: Khoản 1 và 2 Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:

Các chủ thể tố cáo có các quyền sau:

+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.+ Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình

+ Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trảthù

Các chủ thể tố cáo có các nghĩa vụ sau:

+ Trình bày trung thực nội dung tố cáo

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật

1.5.4 Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai

1.5.4.1 Tổ chức tiếp dân và nhận đơn thư khiếu tố

Trong quá tình tiếp dân, cán bộ phải lắng nghe những sự việc mà đương sựtrình bày, thái độ phải mềm dẻo, nhã nhặn, phải ghi chép đầy đủ những thông tin cầnthiết vào sổ tiếp dân Cuối buổi phải thu nhân đơn và những đơn thư kèm theo, nếukhông có đơn thì phải lập biên bản ghi cụ thể những nội dung mà đương sự trình bày

và yêu cầu họ ký tên vào biên bản

Khi nhân đơn, thư khiếu tố phải đảm bảo giữ bí mật cho người tố cáo nếu họyêu cầu Đối với những trường hợp nhất định, phải lắng nghe và giải thích pháp luậtcho đương sự về các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

1.5.4.2 Quản lý và xử lý đơn thư khiếu tố về đất đai

Quá trình quản lý và xử lý đơn, thư khiếu tố, cơ quan Tài nguyên và Môitrường có trách nhiệm chủ yếu sau:

- Nắm chắc những đơn thư thuộc trách nhiệm theo dõi, đôn đốc giải quyết

- Phân loại đơn, thư gửi tới để xác định rõ phạm vi thẩm quyền giải quyết củacác cơ quan Nhà nước

- Đơn, thư sau khi phân loại xong phải được xử lý kịp thời, những đơn thưkhông thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Tài nguyên và Môi trường thì pahỉchuyển đơn tới những cơ quan có trách nhiệm giải quyết, trả lời

- Đơn thư có nội dung phức tạp phải chuyển cho thủ trưởng trực tiếp cho ý kiếngiải quyết

Trang 15

- Cán bộ xử lý đơn phải tuyệt đối giữ bí mật về nội dung và tên, địa chỉ củangười gửi đơn.

1.5.4.3 Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai

Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Nghiên cứu đơn, thư khiếu tố

Đây là công việc đầu tiên của nghiệp vụ xét khiếu tố, là công việc quan trọngnhất để đưa ra các kết luận một cách chính xác Do vậy, đòi hỏi việc nghiên cứu đơnthư phải được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ thông qua đó tìm ra những mâu thuẫn, bảnchất của vấn đề, phán đoán những nguyên nhân chủ yếu, chuẩn bị những tài liệu, vănbản pháp luật có liên quan để giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu một cáchchính xác, khoa học và đúng pháp luật

Bước 2: Tiến hành gặp đương sự

Đây là một yêu cầu không thể thiếu khi giải quyết đơn thư khiếu tố Quá trìnhgặp đương sự cần tạo không khí thoải mái, tạo lòng tin cho đương sự vào sự côngbằng của pháp luật, qua đó để đương sự trình bày đầy đủ về tâm tư, nguyện vọng, tìmhiểu, thu thập được những thông tin quan trọng của nội dung vấn đề Sau khi gặpđương sự, người trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố phải tiếp xúc với cơ quan nơiphát sinh sự việc, thu thập các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ, phân tích các chi tiết diễnbiến một cách có hệ thống, khoa học

Bước 3: Điều tra, xác minh, kiểm tra các chứng lý trong hồ sơ

Sau khi thu thập đủ các chứng lý cần thiết và tiến hành lập hồ sơ, trước khi viếtbáo cáo kết quả, cán bộ trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố phải tiến hành xác minhlại các số liệu, chứng lý đã thu thập trong hồ sơ

Bước 4: Viết báo cáo kết quả xác minh

Trong báo cáo kết quả phải nêu rõ những mâu thuẫn chủ yếu và dự kiến cáchgiải quyết Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:

- Giới thiệu và nêu khái quát nội dung chính của sự việc

- Kết quả xác minh sự việc

- Nhận xét, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết với 2 bên

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu tố về đất đai

Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải ra quyết định giải quyết bằng văn bản

và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, tố cáo, người có lợi ích liên quan

1.5.5 Những hình thức tranh chấp và khiếu nại đất đai thường gặp

1.5.5.1 Những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp

* Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh

chấp thường xảy ra ở vùng nông thôn, xuất phát từ việc sản xuất, canh tác, các hộ giađình hoặc cá nhân đã chuyển đổi quyền sử dụng cho nhau

Việc phát sinh loại tranh chấp này thường là do lúc chuyển đổi hai bên khônglàm hợp đồng viết, hoặc có hợp đồng viết nhưng đơn giản, vì thế sau một thời gianmột bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp

* Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường

xảy ra do một hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như: hết thời hạn thuê đất, sử dụng

Trang 16

đất không đúng mục đích khi thuê, đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng Ngoài ra khicác bên giao kết phổ biến là hợp đồng miệng nên thường xảy ra tranh chấp.

* Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng: Đây là dạng tranh chấp khá phổ biến,

thường xảy ra do:

- Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những thừa kế theopháp luật không thoả thuận với nhau về phần thừa kế hoặc không hiểu quy định củapháp luật thừa kế nên tranh giành nhau

- Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng đấtnhưng do không biết pháp luật nên một phần di chúc bị trái pháp luật hoặc hình thức

di chúc không đúng pháp luật Việc lập di chúc không rõ ràng, cụ thể cũng dễ gâytranh chấp

* Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Dạng tranh chấp

này diễn ra khá phổ biến trong nhân dân, việc phát sinh tranh chấp thường xảy ra domột hoặc cả hai bên không thực hiện đúng giao kết như không trả tiền hoặc khônggiao đất, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy giá quá

rẻ nên rút lại hợp đồng Nhiều trường hợp do không làm thủ tục, trình tự theo quyđịnh của pháp luật hoặc trốn thuế ( chỉ hợp đồng miệng hoặc làm hợp đồng viết tay,không nói rõ ai đóng thuế… ) cũng dẫn đến tranh chấp

* Tranh chấp về lấn chiếm đất đai: Đại đa số loại tranh chấp này xảy ra do lấn

chiếm đất đai, một số ít là do chiếm luôn diện tích đất của người khác hay có khi mộthoặc cả hai bên không nắm vững pháp luật hoặc trước đó đã sang nhượng đất củangười khác và khi bàn giao với nhau không rõ ràng, cụ thể dẫn đến một bên tự chiếmcho rằng mình đã sang nhượng được

* Tranh chấp về cản trở việc thực hiện quyên sử dụng đất: Thực tế thì loại

tranh chấp này là rất ít nhưng nó lại khá phức tạp, thông thường do một bên ở sâuhoặc xa mặt tiền và một bên do có thành kiến cá nhân đã cản trở bên kia thực hiệnquyền sử dụng đất ( không cho đi nhờ qua, không bơm nước qua để đến được đất nhàbên kia… ) do đó dẫn đến tranh chấp

* Tranh chấp tài sản gắn liền đất: Các tranh chấp này thường xảy ra dưới các

hình thức như tranh chấp về sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản… Nó bao giờ cũng gắnliền với việc yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranhchấp tài sản

* Tranh chấp trong vụ án ly hôn: Dạng tranh chấp này thường xảy ra trong

các vụ án ly hôn, đặc biệt là những vụ án ly hôn ở nông thôn mà người vợ hoặc chồng

là thành viên trong hộ gia đình được quyền sử dụng đất

1.5.5.2 Những hình thức khiếu nại thường gặp

* Khiếu nại về quyết định giao đất hoặc thu hồi đất:

Trang 17

- Không cấp GCNQSDĐ mà không có lý do chính đáng, rõ ràng

- Giải quyết hồ sơ chậm chễ gây phiền hà

- Đòi hỏi những thủ tục trái pháp luật

* Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp của UBND

Nguyên nhân:

- Không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND

- Có sai sót trong quyết định như: sai tên chủ sử dụng đất, sai diện tích

- Việc giải quyết không đúng thẩm quyền, sai căn cứ pháp lý

- Không giải quyết hoặc đòi hỏi những thủ tục phiền hà

* Khiếu nại về việc thu hoặc truy thu lệ phí đất đai

Nguyên nhân:

- Quyết định thu, truy thu lệ phí đất đai với mức thu không hợp lý, trái quyđịnh, không có căn cứ hoặc sai thẩm quyền, không đúng thời gian

- Thu, truy thu lệ phí đất đai nhưng không thực hiện đúng thủ tục ( không lập

sổ, không ra biên lai )

- Việc thực hiện chính sách miễn giảm thuế không đúng hoặc không thực hiện

* Khiếu nại về việc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất

Nguyên nhân:

- Không tiến hành làm thủ tục chuyển quyền mà không có lý do chính đáng

- Làm thủ tục nhưng gây phiền hà, đòi hỏi những thủ tục không đúng quy định

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN A LƯỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA

Những năm gần đây, vấn đề tranh chấp đất đai đang là một điểm nóng trên địabàn Huyện A Lưới Công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện được tổ chức thựchiện tương đối tốt nhưng còn một số thiếu sót, lỏng lẻo nhất là chính quyền cơ sở yếukém, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã để xảy ra nhiều trường hợp vi phạmnghiêm trọng pháp luật đất đai, nổi cộm là tình trạng giao đất, cấp đất trái thẩmquyền, trái pháp luật xảy ra ở một số địa phương hay vi phạm trong công tác giảiphóng đền bù, thu hồi đất để giải phóng mặt bằng ở dự án thủy điện A Lưới Sai phạmtrong công tác giao đất và triển khai dự án giao đất làm nhà ở cho nông dân ở xã PhúVinh…

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo

và tranh chấp đất đai đối với việc làm trong sạch bộ máy quản lý, giảm thiểu những viphạm pháp luật đất đai, tạo một môi trường bất động sản ổn định, tiến bộ, thúc đẩykinh tế xã hội phát triển UBND huyện A Lưới đã cùng Phòng Tài Nguyên và Môitrường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc côngtác này và đã đạt được một số kết quả nhất định

2.1.1 Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng đất

Trong những năm qua, A Lưới luôn thực hiện đầy đủ công tác thanh tra, kiểmtra việc quản lý sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và hộ gia đình, cánhân

Hiện nay, trước tình hình những vi phạm đất đai ngày càng nhiều UBND huyện

A Lưới đã thành lập nhiều tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xem xét, xử lý các saiphạm trong công tác giao đất và triển khai dự án giao đất làm nhà ở cho nông dân tạikhu vực tái định cư Thủy điện A Lưới Ngoài ra các đoàn công tác cũng rà soát lạiquy hoạch sử dụng đất và toàn bộ các dự án giao đất cho các doanh nghiệp kinhdoanh phát triển nhà, thuê đất sản xuất kinh doanh cho công dân làm nhà ở và tái địnhcư

Công tác thanh tra đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong quản lý Nhà nước

về đất đai của chính quyền địa phương mà phổ biến là: giao đất trái thẩm quyền,không theo quy hoạch; thu tiền sử dụng đất không theo quy định; tiền sử dụng đấtkhông ke khai và không nộp vào Ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng đất tuỳ tiện, tráimục đích được giao, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, lợi dụngviệc bán tài sản để bán đất Qua thanh tra các đoàn thanh tra chuyên ngành, liên ngành

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003.2. Hiến pháp năm 1992 Khác
3. Luật khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi bổ sung năm 2004), Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004 Khác
4. Luật thanh tra năm 2004, Nhà xuất bản tư pháp – 2004 Khác
5. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2005-2010 Khác
6. Báo cáo tổng kết về thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2005 – 2010. Thanh tra huyện A Lưới Khác
7. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 của thanh tra đất đai phòng Tài nguyên Môi trường Khác
8. Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất từ năm 2009 đến năm 2011 của huyện A Lưới Khác
10. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của UBND huyện A Lưới Khác
11.Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất Khác
12.Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong sử dụng đất Khác
13.Nghị định 181 và 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 và xử phạt hành chính trong đất đai Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w