công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam

43 1.7K 5
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Đối với nước ta một nước đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN thì việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Để tiến hành quản lý chặt chẽ đất đai về mặt quản lý Nhà nước, thì mỗi cấp, mỗi ngành cần phải thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm hơn, đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Huyện Thăng Bình là một Huyện nằm ở phía Bắc của Tỉnh Quảng Nam cách Tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 25km, là một Huyện nằm trung tâm thuộc khu vực phát triển năng động của tỉnh. Thăng Bình có diện tích tương đối rộng với tổng diện tích tự nhiên là 38.560,24 ha, các loại đất phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Thăng Bình đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện cũng đang phát triển mạnh, tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai cũng gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND, phòng TNMT huyện Thăng Bình phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý, chính vì vậy mà công tác quản lý sử dụng đất đai phải được chú trọng và quan tâm. Hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó công tác QLNN về đất đai phải được đưa lên hàng đầu để thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 1 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam 1.2. Mục đích, Yêu cầu. 1.2.1. Mục đích. - Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả và khoa học góp phần giảm thiểu các quy hoạch sử dụng đất không đúng mục đích, yêu cầu đặt ra. - Thông qua đánh giá tình hình QLNN về đất đai tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007 – 2011, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai cho địa phương trong năm tới. - Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hóa việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch. - Khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả, đúng pháp luật, trên cơ sở tiết kiệm, ổn định lâu dài, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2. Yêu cầu. Nắm được hệ thống pháp luật đất đai và các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý đất đai. Tài liệu, số liệu trong chuyên đề phải có cơ sở, đầy đủ và trung thực, đảm bảo tính pháp uy của công tác đánh giá tình hình QLNN về đất đai. Kết quả nghiên cứu phải mang tính khoa học và thực tiễn, những giải pháp đặt ra phải mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của địa phương. Phải phân tích đánh giá đúng thực trạng về tình hình QLNN về đất đại trên địa bàn huyện, từ đó rút ra kinh nghiệm về công tác QLNN về đất đai và đề xuất ý kiến để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai trong những năm tới. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 2 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Các khái niệm: - QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng của từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo từng đơn vị hành chính để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước, trở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng không đúng mục đích hoặc bỏ hoang, bỏ hóa làm cho đất xấu đi. - Thống kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chínhvề hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê. - Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực trạng về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. - Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cá nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. - Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên toàn quốc theo đơn vị hành chính xã phường thị trấn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 2.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.2.1. Đặc điểm về đai đai. Đất đai được hình thành do quá trình phong hoá của đá mẹ dưới tác động của nhiều yếu tố bao gồm: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người. Còn đất đai theo định nghĩa của FAO thì đất đai được hiểu là: “đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố hình thành nên môi trường sinh thái ngay cả trên và dưới bề mặt đất”. Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng và có giá trị cố định trong không gian không thể thay thế, thay đổi theo chủ quan mong muốn của con người, chính đặc điểm này là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về giá trị của đất đai ở những vị trí khác nhau. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Là một vật thể tự nhiên đồng thời cũng là nơi sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 3 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Đất đai là một tài sản đặc biệt, nếu quá trình sử dụng loại tài sản này với hình thức khác nhau và có mức đầu tư khác nhau thì nó mang lại hiệu quả về sản xuất và xã hội cũng khác nhau. Với nông nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành này mà nó còn là yếu tố quyết định cho sản xuất. Việc sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tự nhiên. Đất có hai chức năng đặc biệt quan trọng : - Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng các yếu tố cần thiết để đảm bảo cho cây trồng tồn tại và phát triển. Đất được xem là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Ngoài ra đất còn có các đặc điểm khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác. - Đặc điểm tạo thành: Mọi tư liệu sản xuất khác đều là sản phẩm của lao động, còn riêng đất là sản phẩm của tự nhiên. Đất có trước lao động và là điều kiện của lao động. Đất xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người, chỉ khi tham gia vào quá trình sản xuất đất mới trở thành tư liệu sản xuất. - Tính hạn chế về mặt số lượng: Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn cùng với sự phát triển của sức sản xuất các tư liệu sản xuất khác tăng lên về mặt số lượng và tốt lên về mặt chất lượng còn đất có giới hạn về số lượng trong lục địa. - Tính không đồng nhất: Đất là tư liệu sản xuất có vị trí không thể thay đổi trong không gian, làm cho các mảnh đất khác nhau cũng khác nhau về giá trị. - Tính không thay thế: Trong quá trình sản xuất con người có thế thay thế tư liệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác còn đất thì không thể thay thế. - Tính vĩnh cửu: Trong quá trình sản xuất mọi tư liệu sản xuất khác bị hao mòn, hư hỏng, bị đào thải còn đất là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không bị thời gian phá huỷ. Đồng thời nếu sử dụng hợp lý đất không bị hư hỏng mà còn tăng sức sản xuất và hiệu quả sử dụng. Qua đó ta thấy được đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng của con người. Vì vậy phải có sự quan tâm đúng mức trong quản lý đất đai sẽ làm cho hiệu quả lao động của con người tăng lên, môi trường sinh thái sẽ được đảm bảo, là cơ sở cho phát triển bền vững… 2.1.2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai. Luật đất đai 2003 quy định tổ chức hệ thống cơ quan quản lý đất đai như sau: - Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. - Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ TNMT. - Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 4 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam - Cơ quan quản lý đất đai ở cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước ở cấp đó. - Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ. - Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. - Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương. - Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Sơ đồ: Cơ cấu quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003. Ngày 26 tháng 11 năm 2003. Quốc Hội đã thông qua Luật đất đai 2003. Tại điều 6 luật này Nhà nước quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 5 - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Sở T ài Ng uyê n v à M ôi Trư ờng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường UBND xã, phường, thi trấn UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn Chính phủ Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam 3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Tổng quan tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta. Vấn đề ruộng đất thuộc loại vấn đề chính trị và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. “Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng và phát triển bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế”. * Thời kì phong kiến. Đất nước ta với bề dày lịch sử rất đáng tự hào qua 4000 năm văn hiến, riêng về lịch sử quản lý đất đai và đo đạc cũng đã được Quốc Tế thừa nhận. Năm 1428, triều hậu Lê bắt đầu việc kiểm kê lập sổ sách đất đai, vua Lê Thánh Tông đã cho thành lập bản đồ tổng hợp Quốc gia đầu tiên mang tên Hồng Đức Đồ Bản (1490). Dưới triều Nguyễn, Luật Gia Long có 14 điều nhằm điều chỉnh quan hệ nhà, đất và thuế lúa. Năm 1834, nhà Nguyễn đã cho thành lập bản đồ Quốc gia lần thứ hai, mang tên Việt Nam thống nhất toàn đồ, đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ nước ta. * Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp điều chỉnh lại quan hệ đất đai theo pháp luật của Pháp: công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai và đánh thuế nông nghiệp rất cao ngoài các thứ thuế bất hợp lý khác, bên cạnh đó Pháp còn lập hệ quy chiếu Bomb cho nước ta, đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo toạ độ, lập sổ địa bạ. * Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 thành công đến năm 1986. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về đất đai với những chủ trương: - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 6 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp để chống đói cho dân, Luật cải cách ruộng đất (14/12/1953) được Quốc hội thông qua nhằm thực hiện triệt để khẩu hiệu người cày có ruộng. . . . Ngày 3/7/1958, Cơ quan QLNN về đất đai đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được thành lập, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài Chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, quyền sở hữu tập thể về đất đai. Lúc này, sở địa chính được chuyển từ Bộ Tài Chính sang Vụ Quản Lý Ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở mang ruộng đất. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, hàng loạt các văn bản được ban hành nhằm tổ chức lại hệ thống địa chính và hoàn thiện chính sách sử dụng đất đai, ngày 07/11/1979, Tổng Cục Quản lý ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phương thuộc UBND các cấp được thành lập. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam và khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi toàn diện ở Việt Nam bằng các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp: coi vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi mới kinh tế. Hiến pháp năm 1980 ban hành quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Tuy nhiên trong thời gian này, chúng ta chưa có một hệ thống quản lý đất đai đủ mạnh trên phạm vi toàn quốc, chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, Nhà nước mới chỉ quan tâm tới việc quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp nên đã dẫn đến việc giao đất và sử dụng các loại đất tùy tiện, chuyển mục đích sử dụng các loại đất không theo quy hoạch. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Nam. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau gồm: cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các con sông thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu, Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.040.683 ha. Đã sử dụng 651,5 nghìn ha vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó: - Đất sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha (10,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). - Đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp 430.033 ha (41,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác là 25,6 nghìn ha (2,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 7 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam - Diện tích đất ở có 6.980 ha (chiếm 0,67% diện tích tự nhiên) trong đó đất ở đô thị có khoảng 1000 ha và đất ở nông thôn là 5.980 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng có 466.951 ha (44,87% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cần phủ xanh vùng đất này. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng lãnh thổ hiện nay chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng. Đó là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh. Trong thời gian qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Sở TNMT tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác QLNN về đất đai. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao. Sở TNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT các huyện trong công tác quản lý chặt chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn theo bản đồ, hồ sơ địa chính đã được xác lập theo Chỉ thị 364/CP và theo các quy định về điều chỉnh địa giới của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2007 thực hiện Nghị định số 85/2005/NĐ- CP của Chính phủ ngày 07/7/2007 về việc thành lập các xã mới thuộc huyện Điện Bàn và Núi Thành tỉnh Quảng Nam thì ranh giới và diện tích tự nhiên của xã thuộc huyện Núi Thành và huyện Điện Bàn được điều chỉnh theo Nghị định nêu trên và năm nay đã đi vào ổn định. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai cũng được Tỉnh chú trọng nên trong thời gian qua việc khiếu kiện đông người có xu hướng giảm mạnh, không xảy ra điểm nóng. UBND Tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành đều bố trí tiếp công dân theo quy định. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai được kịp thời, đạt kết quả khá tốt. Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả và đã hoàn thành một số khâu trong công tác QLNN về đất đai, đã thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả. Kết quả trên đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, an ninh quốc phòng được ổn định. 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thăng Bình. Cũng như thực trạng QLNN về đất đai của Tỉnh thì huyện thăng bình cũng có 9 loại đất khác nhau gồm: cồn cát và bãi cát trắng vàng, đất mặn, đất phù sa, đất xám - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 8 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam trên phù sa cổ và sản phẩm hồng tích, đất đỏ trên đá Macma axit, đất nâu vàng trên phù sa cổ và sản phẩm của hồng tích, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất xói mòn trơ sỏi đá, vàng đỏ biến đổi do trồng lúa. Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các con sông, suối thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu… Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 38.560,24 ha. Đã sử dụng 35.566,79 ha vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó: - Đất sử dụng vào nông nghiệp là 24.940,23 ha (chiếm 64,68% diện tích đất tự nhiên của huyện). - Đất sử dụng vào phi nông nghiệp 10.626,46 ha (chiếm 27,56% diện tích tự nhiên của huyện). - Diện tích đất ở năm 2010 là 3.389,68 ha trong đó đất ở đô thị có khoảng 185,89 ha và đất ở nông thôn 3.203,79 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng có 2.993,45 ha (chiếm 7,76% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cần phủ xanh vùng đất này. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng đất đai hiện nay chủ yếu vào nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng chưa khai thác hết được tiềm năng của đất nông nghiệp, và cần phải tiến hành khai thác nguồn đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng. Đó là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao. Sở TNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT huyện trong công tác quản lý chặc chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Các vấn đề trong công tác sử dụng và QLNN về đất đai của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007-2011. 3.2. Nội dung nghiên cứu. - Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 9 - Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam - Đánh giá tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2007– 2011. - Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Thăng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình trong năm tới. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. Để điều tra, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho chuyên đề được thực hiện các phương pháp sau: - Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý như: + Báo cáo đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình. + Kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện Thăng Bình qua các năm: 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011. + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện. + Bản đồ đánh giá đất đai của huyện. + Các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Điều tra phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý địa phương và người sử dụng đất. 3.3.2. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích. - Thông kê các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý đất đai của địa phương trong giai đoạn 2007 – 2011 và một số tài liệu có liên quan. - So sánh tài liệu, số liệu và tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập qua những năm và tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu đó. 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. - Xử lý số liệu theo phần mềm Excel. - Minh họa bằng bản đồ. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình. Thăng Bình "cửa ngõ phía Bắc của Thủ phủ Quảng Nam", là miền đất "đầu cầu" của các tỉnh nam trung Trung Việt, cửa ngõ xuất quân của đoàn quân đi mở sinh lộ vào miền Nam… Trong suốt nhiều thế kỷ từ khi hình thành đến nay nhân dân Thăng Bình đã chung sức, chung lòng chống chọi với thiên tai, họa hạn, xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước, đã hun đúc nên phẩm chất và phong cách tốt đẹp của người dân Phủ Thăng: cần cù, dũng cảm, trung thực, nghĩa tình, yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 4.1.1.1. Vị trí địa lý. - SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 10 - [...]... Qung Nam Bng 4.8: Tng hp din tớch kho sỏt cỏc loi t nm 2011 huyn Thng Bỡnh - tnh Qung Nam n v tớnh: ha STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Tổng diện tích tự nhiên Đơn vị hành chính Huyện Thăng Bình Thị trấn Hà Lam Xã Bình Dơng Xã Bình Giang Xã Bình Nguyên Xã Bình Phục Xã Bình Triều Xã Bình Đào Xã Bình Minh Xã Bình Lãnh Xã Bình Trị Xã Bình Định Bắc Xã Bình Định Nam Xã Bình Quý... Bình Trị Xã Bình Định Bắc Xã Bình Định Nam Xã Bình Quý Xã Bình Phú Xã Bình Chánh Xã Bình Tú Xã Bình Sa Xã Bình Hải Xã Bình Quế Xã Bình An Xã Bình Trung Xã Bình Nam 38560.24 1170.51 2055.24 1716.80 727.37 1815.46 1266.26 1152.91 1181.59 1929.51 1991.71 1456.00 1682.47 2702.14 2672.43 1489.25 2003.54 2039.85 1251.24 1557.62 2162.42 1918.74 2617.18 Đất nông nghiệp 24940.33 682.44 1322.69 754.58 425.89 1005.04... Trung tõm k thut thụng tin TNMT Tnh Qung Nam trin khai quy hoch s dng t ca hai xó Bỡnh nh Nam v Bc vi tng din tớch t nhiờn l: 3.134,47 ha Trong ú: - Xó Bỡnh nh Bc : 1.452,00 ha - Xó Bỡnh nh Nam : 1.682,47 ha SVTH: Nguyn Thin Ti Trang - 32 - Trng Cao ng Kinh t - K thut Qung Nam Bờn cnh ú huyn cũn phi hp vi Trung tõm k thut TNMT tnh Qung Nam thuc S TNMT Qung Nam cựng c quan chc nng thc hin lp quy hoch... Triu, Bỡnh Tr, Bỡnh Phc, Bỡnh Hi, Bỡnh Giang, Bỡnh Minh, Bỡnh o, Bỡnh Dng, Bỡnh Nguyờn, Bỡnh nh Bc, Bỡnh nh Nam, Bỡnh Sa, Bỡnh Nam, Bỡnh Chỏnh, Bỡnh Lónh v Th Trn H Lam Huyn Thng Bỡnh cú v trớ a lý khỏ thun li, quc l 1A, 14E, ng st Bc Nam, ng T 603 l trc ng chớnh kt ni huyn vi cỏc tnh phớa Bc, phớa Nam, ca ng i cỏc huyn phớa Tõy ca tnh Cú bi bin kộo di 25 km l mt tim nng v li th phỏt trin nghnh du lch... trờn a bn huyn ó t c nhng kt qu sau: 4.2.2.1 Ban hnh cỏc vn bn quy phm phỏp lut v qun lý, s dng t v t chc thc hin cỏc vn bn ú Ban hnh cỏc vn bn phỏp lut v qun lý, s dng t v t chc thc hin cỏc vn bn ú l mt ni dung ht sc quan trng cú tỏc dng nh hng cho cỏc hot ng qun lý v s dng t ai, to cn c phỏp lý cho cỏc hot ng qun lý ca chớnh quyn cỏc cp v cỏc ngnh chuyờn mụn thc hin tt ni dung QLNN v t ai Chớnh sỏch... qun lý v s dng trờn a bn huyn SVTH: Nguyn Thin Ti Trang - 27 - Trng Cao ng Kinh t - K thut Qung Nam Cựng vi vic ban hnh cỏc vn bn v qun lý v s dng t, UBND, phũng TNMT, chi cc thu v cỏc c quan chuyờn mụn thng xuyờn phi hp t chc cỏc bui tp hun cho cỏc cỏn b lm cụng tỏc qun lý t ai cp xó nhm trin khai cỏc ni dung mi theo tinh thn ca Lut t ai 2003 Nhỡn chung, vic trin khai cỏc vn bn phỏp lut v qun lý. .. p nh bói tm Bỡnh Minh, Bỡnh Dng, Bỡnh Nam 4.1.1.4.8 Thc trng mụi trng Trờn a bn huyn Thng Bỡnh thỡ cỏc vn v mụi trng cng ang c quan tõm v x lý mt cỏch cú hiu qu Phn ln trờn a bn huyn l sn xut nụng nghip, v vi khu cm cụng nghip nh, lng cht thi ó c x lý mt cỏch hiu qu nờn vic gõy ụ nhim n mụi trng l khụng ỏng k, nhng khụng phi vỡ th m ch quan trong cụng tỏc x lý cỏc cht thi, gõy c hi cho mụi trng nh:... cht thi ca cỏc cm cụng nghip Hin nay thỡ Cụng ty Mụi Trng ụ Th Qung Nam ó thc hin vic thu gom v x lý rỏc thi ti trung tõm huyn v cỏc trc ng chớnh trờn a bn huyn Cỏc vn v rỏc thi sinh hot cng cn c quỏn trit trong mi ngi dõn trỏnh s lm dng ch quan ca con ngi lm nh hng trc tip n mụi trng Do vy cn phi s dng, x lý, bo v mụi trng mt cỏch hp lý v hiu qu m bo cho nhu cu phỏt trin bn vng 4.1.2 Thc trng kinh... Vỡ vy cn phi xõy dng k hoch khai thỏc s dng hp lý qu t ai cho cỏc mc ớch, gii quyt hi hũa cỏc mi quan h v t ai nhm khai thỏc hiu qu tim nng t ai cho phỏt trin kinh t - xó hi trong s phỏt trin bn vng, lõu di v qu t 4.2 ỏnh giỏ tỡnh hỡnh qun lý Nh nc v t ai ti huyn Thng Bỡnh tnh Qung Nam giai on 2007- 2011 4.2.1 Hin trng s dng t ca huyn Thng Bỡnh tnh Qung Nam 4.2.1.1 Khỏi quỏt hin trng s dng t huyn Thng...Trng Cao ng Kinh t - K thut Qung Nam Thng Bỡnh l mt huyn thuc duyờn hi Min trung, nm Trung tõm ca Tnh Qung Nam (c chia thnh 3 vựng lónh th: Vựng ụng l vựng t ven bin, vựng trung l vựng ng bng phự sa, vựng Tõy l vựng i nỳi thp) Cú to a lý nh sau: 150 30/ dn 150 59/ : V Bc 0 / 0 / 107 06 n 108 30 : kinh ụng Huyn Thng Bỡnh c t trung tõm Th trn H Lam Cỏch Tnh l Qung Nam( Thnh ph Tam K) 25 km v phớa . tiết kiệm và hợp lý, chính vì vậy mà công tác quản lý sử dụng đất đai phải được chú trọng và quan tâm. Hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bên cạnh những. thuật Quảng Nam - Đánh giá tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2007– 2011. - Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Thăng Bình. -. chung công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả và đã hoàn thành một số khâu trong công tác QLNN về đất đai, đã thúc đẩy việc quản

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan