GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế những năm gần đây (Trang 33)

3.1. KẾT LUẬN

Sau thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài “ Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây”. Tôi đã rút ra kết luận sau:

* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai:

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính: hiện nay có 21/21 xã, thị trấn có bản đồ địa chính phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: huyện A Lưới đã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2005-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, quy hoạch tổng thể giai đoạn 2010-2020 cũng đã được thông qua. Trên cơ sở đó các phường lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt.

- Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, thống kê kiểm kê, cấp GCNQSDĐ còn thiếu chặt chẽ.

- Công tác giao đất, cho thuê đất: Các xã giao đất không đúng thẩm quyền cho 26 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích 3758,8 m2 và cho thuê đất trái thẩm quyền cho 42 trường hợp với diện tích là 11.048,2 m2

- Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai: các văn bản ban hành đôi khi còn chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai còn gặp nhiều vướng mắc do hệ thống pháp luật đất đai còn thiếu đồng bộ, thiếu kịp thời.

* Đối với các chủ sử dụng đất:

- Không sử dụng đất được giao liên tục trên 12 tháng; - Sử dụng đất không đúng mục đích được giao.

- Lấn chiếm:

Công tác giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Các đơn thư được giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật đất đai.

3.2. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

Trước khi đề xuất những giải pháp và kiến nghị, ta sẽ đề cập đến nguyên nhân gây ra những bất cập trong vấn đề thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện A Lưới trong những năm gần đây. Lưu ý chỉ xét trên phương diện phương thức, quy trình của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Còn nguyên nhân xét trên các phương diện khác đã được đề cập ở chương trước

Thứ nhất, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về đề nghị, kiến nghị và trình tự, thủ tục xem xét và giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị.

Thứ hai, có một phần trách nhiệm của một số cán bộ được giao trực tiếp xem xét, theo dõi và quản lý đã không hoặc chưa kịp thời phân tích trong xử lý đơn. Nói cách khác còn non kém về trình độ, năng lực xử lý đơn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Thứ ba, do trình độ người dân còn có những hạn chế nhất định, chưa phân biệt rõ thế nào là đơn khiếu nại, đơn tố cáo hay đề nghị, kiến nghị dẫn đến việc tuỳ tiện trong trình bày nội dung, thể hiện hình thức đơn.

Cùng với những nguyên nhân đã được nói đến ở chương 2, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị sau:

Một là: trong công tác xây dựng pháp luật cần có chế định làm rõ thế nào là “đề nghị”, thế nào là “kiến nghị” cũng như trình tự, thủ tục xem xét giải quyết đối với các loại đơn, vụ việc này.

Hai là: thanh tra Chính Phủ cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét giải quyết và việc quản lý các đơn thư của cá nhân hay tập thể. Đồng thời xây dựng biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể và hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Ba là: thanh tra các địa phương thông qua các công tác tập huấn hướng dẫn cụ thể các yêu cầu đối với cấp xã, phường về lĩnh vực này. Thanh tra các huyện quận cũng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp đối với cấp cơ sở để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Bốn là: xét trên phương diện người quản lý, các địa phương cần phải công khai, nhất quán các quy hoạch, tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng; điều chỉnh giá đất phù hợp. Trong thực tế việc định giá đất của các địa phương ngay từ đầu đã không đúng giá trị thực, nên khi áp giá đền bù dù có đúng giá quy dịnh thì người dân vẫn khiếu nại về giá, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai vì không thể tăng giá đền bù, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra khiếu nại về giá đền bù trong thời gian qua.

Năm là: cần chấm dứt việc quy hoạch chạy theo doanh nghiệp hoặc giao cho doanh nghiệp khảo sát, tự thoả thuận nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của dân để xây dựng dự án. Quy định rõ quyền lợi cuả người dân sống trong vùng quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch để người dân an tâm. Trong thực tế nhiều công dân trong diện này khiếu nại vì không được cấp GCNQSDĐ, lo lắng không được bồi thường, không được bố trí tái định cư… Đồng thời phải có chính sách đảm bảo cuộc sống cho nông dân bị hồi đất, mất đất sản xuất.

Sáu là: công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, phổ biến các kiến thức về luật đất đai để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các vụ vi phạm của người dân. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện các sai phạm đúng theo quy định của pháp luật.

Bảy là: trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan, đề xúc tiến công việc một cách đồng bộ, hiệu quả hơn.

Tám là: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh./.

Một phần của tài liệu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế những năm gần đây (Trang 33)