Nghiên cứu ý nghĩa của những trang sức được nhắc đến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí của biểu tượng này trong đời sống tinh thần ng
Trang 1Đặc điêm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng chỉ trang
sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Bộ ba tư duy – ngôn ngữ - văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau Trong khoa học ngôn ngữ, việc lựa chọn cách thức nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hoá, tư duy là một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay
1.2 Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong vốn ngôn ngữ văn hoá chớnh những yếu tố phản ánh tư duy và ý thức văn hoá dõn tộc Thông qua ý nghĩa của những sự vật trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ta có thể hình dung được “lối nghĩ” riêng của mỗi con người trên từng vùng lónh thổ Vì vậy, thành ngữ, tục ngữ, ca dao không chỉ được coi là một đơn vị ngôn ngữ
mà hơn thế, nó cũn là một đơn vị ngôn ngữ văn hoá
1.3 Trang sức (nhẫn, vòng tai, xuyến, trõm…) được coi là một di sản văn hoá phi vật thể đã lưu giữ những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia, lónh thổ Thông qua trang sức mà con người sử dụng, ta sẽ thấy được những khớa cạnh khác nhau trong đời sống của họ Với chất liệu, chức năng …khác nhau của trang sức được sử dụng ở những giới tớnh, đẳng cấp…khác nhau của con người sẽ tạo ra ý nghĩa biểu trưng khác nhau
Nghiên cứu ý nghĩa của những trang sức được nhắc đến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí của biểu tượng này trong đời sống tinh thần người Việt, sự tiếp nhận và sáng tạo chúng trong ngôn ngữ nghệ thuật
2 Lịch sử vấn đề
Trang 22.1 Tổng quan về sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học tri nhận 2.1.1 Trên thế giới
Ngôn ngữ học tri nhận ra đời vào những năm đầu của thập niên 60 của thế kỉ XX, song song với một khuynh hướng mới có tên gọi là ngữ pháp cải biến gắn liền với tên tuổi của Chomsky Chomsky và Miler được coi là những người sáng lập ra khoa học tri nhận Đến cuối những năm 70, ngôn ngữ học bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu mang hơi hướng tri
nhận Nhưng “thời điểm ra đời chính thức của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính là năm 1989 là năm mà tại Duisburg (Đức) các nhà khoa học tham dự hội thảo đã thông qua quyết nghị thành lập hội ngôn ngữ học tri nhận và sau đó bắt đầu ra tạp chí “Cognitive Linguistics”[43, 15].
Tuy nhiên, từ trước đến nay, những công trình kinh điển về lí thuyết tri nhận phải kể đến:
- Langacker, Ronald W 1987, 1999 Foundations of cognitive grammar.
- Dirven, Rene and Marjolijn Verspoor, eds 1998 Cognitive
exploration of language and linguistics Philadelphia: John Benjamins
Publishing Company
- Evans, Vyvyan, and Melanie Green 2006 Cognitive linguistics:
An introduction Mawhaw, N.J.: Erlbaum.
- Lee, David 2001 Cognitive linguistics: An introduction New
York: Oxford University Press.……
Theo bài tổng thuật khá uy tín của các tác giả Vyvyan Evans, Benjamin K Bergen and Jorg Zinken (The cognitive linguistics enterprise:
an overview - Tổng quan về trường phái ngôn ngữ học tri nhận) (2006), ngôn ngữ học tri nhận phát triển theo hai hướng chớnh:
Hướng đi thứ nhất: Ngữ nghĩa học tri nhận, với các tác giả tiêu biểu: Lakoff, Johnson, Rosch, Fillmore, Fauconier, …bao gồm các nhánh:
Trang 3(1) Image schema theory (Lí thuyết lược đồ hình ảnh)
(2) Encyclopeadic semantic (Ngữ nghĩa học bách khoa)
(3) Categorization and Idealized Cognitive Model (ICMs) (Phạm trù hoá và các mô hình lí tưởng)
(4) Cognitive lexical semantics (Ngữ nghĩa từ vựng tri nhận)
(5) Conceptual metaphor theory (Lí thuyết ẩn dụ ý niệm)
(6) Conceptual mentonymy (Hoán dụ ý niệm)
(7) Mental spaces theory (Lí thuyết không gian tinh thần)
(8) Conceptual blending theory (Lí thuyết hỗn dung ẩn dụ)
Hướng đi thứ hai: Ngữ pháp học tri nhận, với các tên tuổi: Talmy, Langacker, Goldberg… bao gồm các nhánh:
(1) Talmy’s grammartical vs lexical sub-systems approach (Hướng tiếp cận hệ thống ngữ pháp trong quan hệ với từ vựng của Talmy)
(2) Cognitive grammar (Ngữ pháp tri nhận)
(3) Constructional approaches to grammar (Các hướng tiếp cận ngữ pháp từ cấu trúc), gồm:
Fillmore’s Construction Grammar (Ngữ pháp cấu trúc của Fillmore)
Goldberg’s Construction Grammar (Ngữ pháp cấu trúc của Goldberg)
Radical Construction Grammar (Ngữ pháp cấu trúc gốc)
Enbodied Construction Grammar (Ngữ pháp cấu trúc nghiệm thõn)(4) Cognitive approaches to grammarticalization (Các hướng tiếp cận tri nhận về ngữ pháp hoá)
Về các quan điểm và nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, có các vấn đề sau:
(1) Ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự tri (autonomos)
Trang 4(2) Ngữ nghĩa và ngữ pháp là sự ý niệm hoá (conceptualisation)
(3) Tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ
(4) Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà có nguồn gốc sõu xa từ kinh nghiệm được hình thành trong quá trình con người và thế giới tương tác với nhau, từ tri thức và hệ thống niềm tin của con người; ngữ nghĩa là một bộ phận của hệ thống ý niệm tổng thể chứ không phải là một “module” tự trị độc lập
(5) Vì chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chuyển tải ý nghĩa nên sự khác biệt về hình thức phản ánh những sự khác biệt về ngữ nghĩa Ngữ pháp không nên được coi không phải là một hệ thống quy tắc mà là một bảng danh mục các biểu hiện (symbol) có cấu trúc nội tại bởi sự kết hợp ý nghĩa và hình thức… [43, 20-30]
mô hình tri nhận không gian của người Việt
- Trần Văn Cơ đã xuất bản hai cuốn “Ngôn ngữ học tri nhân (ghi chép và suy ngẫm)” và “Khảo luận về ẩn dụ tri nhận” Đõy là hai cuốn
sách tõm huyết của ông nhằm truyền bá khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận
Trang 5- Tác giả Nguyễn Văn Hiệp, thông qua việc dịch cuốn sách Nhập môn ngữ nghĩa học của John Lyons, trong phần Định nghĩa về nghĩa của
từ, đã đi vào tỡm hiểu về điển dạng.
- Lê Văn Thiêm với Tập bài giảng ngữ nghĩa học, bài 5, Ngữ nghĩa học tri nhận, trình bày về Ngữ nghĩa học tri nhận theo nghĩa hẹp.
Tiếp sau này, đã có nhiều bài báo của các tác giả trình bày về ẩn dụ tri nhận, các luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp đã ứng dụng lí thuyết vào nghiên cứu cụ thể:
Nghiên cứu theo ngữ nghĩa học có các công trình:
- Nguyễn Đức Tồn (2007-2008), Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí ngôn
- Bựi Thị Dung, Ẩn dụ tri nhận trong ca dao, 2008.…
Nghiên cứu theo hướng ngữ pháp học tri nhận, tiêu biểu là các công trình:
- Đỗ Hồng Dương, Bước đầu áp dụng lí thuyết điển mẫu vào nghiên cứu thành phần chủ ngữ trong câu tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, 11/2008.
- Nguyễn Khánh Hà, Lí thuyết điển mẫu và câu điều kiện điển mẫu trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 8/2008.
Trang 6- Ly Lan, Ý niệm biểu đạt trong biểu thức có từ “mặt”, từ “anger” của tiếng Việt và tiếng Ạnh: một khảo sát ẩn dụ tri nhận, Tạp chí ngôn ngữ,
10/2009.……
Có những công trình không đích danh đặt nghiên cứu của mình dưới góc độ lí thuyết tri nhận nhưng cách thưc và kết quả lại là một hướng tiếp cận tri nhận Có thể kể đến các công trình sau:
- Nguyễn Thị Ngõn Hoa, Sự phát triển ý nghĩa hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, LA TS KHNV, 2005.
- Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt, NXB ĐHQGHN, H.2009.
2.2 Lịch sử nghiên cứu trường từ vựng trang sức
Ở một số công trình, theo cách này hay cách khác cũng đã nhắc đến
nhúm từ ngữ liên quan đến trang sức như Nguyễn Đức Tồn với “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự
so sánh với dân tộc khác)”[48] Trong công trình này, bên cạnh những vấn
đề chung về sự phản ánh đặc trưng văn hoá dõn tộc trong ngôn ngữ, tác giả
đã đi vào một số trường từ vựng tiêu biểu Ở một vài ví dụ trong các chương, tác giả đã nhắc đến một vài thành ngữ liên quan đến trang sức như
“trõm góy bỡnh tan”,… Nhưng với hướng nghiên cứu trong công trình,
thành ngữ liên quan đến trang sức chỉ được tiếp cận như một dẫn chứng mà chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu
Tác giả Đỗ Hữu Chõu trong Từ vựng học tiếng Việt [4] cũng đã nhắc
đến tên gọi một số trang sức (thắt lưng, hoa tai…) Tác giả cho rằng đõy là phương thức chuyển nghĩa của từ theo hướng hoán dụ và ẩn dụ Như vậy,
dù không trực tiếp nhưng nhúm từ gọi tên trang sức đã được nghiên cứu như một đối tượng Tuy nhiên, do tớnh chất điển hình, trang sức không được chú ý đến nhiều trong công trình trên
Trang 7Đầy đủ và hệ thống hơn, Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án Tiến sĩ
[22] đã nghiên cứu “Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” Công trình đã trực tiếp tìm hiểu ngữ nghĩa
và tính biểu trưng của hệ biểu tượng trang phục nói chung và biểu tượng trang sức nói riêng Dù công trình không xác nhận mình sử dụng lí thuyết tri nhận nhưng cách thức tiến hành và kết quả tìm ra lại cũng chính là một hướng tiếp cận biểu tượng trang sức dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Như vậy, trường từ vựng chỉ trang sức đã bước đầu được nghiên cứu trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng, giá trị văn hoá và tớnh dõn tộc
Tiếp nối kết quả của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục hướng nghiên cứu nhóm từ gọi tên trang sức với sự quan tâm trực tiếp là đặc điểm tri nhận của người Việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao Đặc điểm tri nhận này đã bước đầu được nói tới trong các mối quan hệ nhận thức, tư duy về trang sức Với tình hình nghiên cứu như vậy, chúng tôi mong muốn tiếp cận thành ngữ, tục ngữ, ca dao liên quan đến trang sức một cách hợp lí từ góc độ
lí thuyết tri nhận để tìm ra đặc trưng văn hoá và tư duy của người Việt
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung tri nhận và cơ chế tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao liên quan đến trang sức Để từ đó tỡm ra đặc điểm tư duy người Việt về trang sức và mối quan hệ giữa chúng với đời sống cư dõn Việt
Trang 8- Đặt ra và trả lời câu hỏi: quá trình phạm trù hoá trang sức đã được người Việt thực hiện như thế nào thông qua cách thức phân loại dân dã trang sức, mô hình thuộc tính phạm trù trang sức và điển dạng của trang sức.
- Tỡm hiểu ẩn dụ tri nhận trong trường từ vựng chỉ trang sức
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các từ ngữ thuộc trường từ vựng liên quan đến trang sức
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Trang 9Chúng tôi thống kê các đơn vị của trường từ vựng chỉ trang sức trong tiếng Việt và hoạt động của chúng trong ngôn ngữ tự nhiên, thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
5.2 Phương pháp miêu tả
5.2.1 Thủ pháp phân tích thành tố
Có thể hiểu phương pháp này là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có ý nghĩa, nhằm phõn giải các ý nghĩa thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu Đối tượng của phương pháp này là tổng thể các từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa
Khi sử dụng phương pháp này, để xử lí ngữ liệu trước tiên là tổ chức sắp xếp ngữ liệu theo nguyên tắc đồng nhất (các từ trong cùng một trường nghĩa) Ví dụ: các từ cùng được xếp vào nhúm đồng nhất về mặt vị trí, đặc điểm…Trong mỗi nhóm lớn lại xếp các nhúm đồng nhất nhỏ hơn, rồi trong mỗi nhúm như vậy lại tiếp tục phõn chia thành các nhúm nhỏ hơn nữa
5.2.2 Thủ pháp miêu tả ý niệm
Miêu tả miền ý niệm nguồn, miền ý niệm đớch phía sau mỗi biểu thức ngôn ngữ cụ thể
5.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Khoá luận lấy một số đơn vị ngôn ngữ thuộc trường từ vựng chỉ trang sức trong tiếng Anh để so sánh đối chiếu, nhằm chỉ ra một số điểm tương đồng và dị biệt, từ đó bước đầu nhận định về đặc điểm tri nhận trang sức giữa người Anh và người Việt
5.4 Phương pháp thực nghiệm
Kiểm chứng về điển dạng trong trường từ vựng chỉ trang sức thông qua khảo sát một số nhúm đối tượng cụ thể (Nội dung thực nghiệm chúng tôi xin trình bày cụ thể ở chương 2)
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm ba chương sau:
Trang 10Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát những biến thể ngôn ngữ trường từ vựng chỉ
trang sức
Chương 3: Đặc điểm tri nhận về khách thể (trang sức) và chủ thể
(con người) qua trường từ vựng trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) là một khuynh hướng
ngôn ngữ học ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX với nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người nhận thức thế giới (thế giới thực tại, thế giới phi thực tại) qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa Do đó đối tượng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học tri nhận không chỉ là những hiện tượng có thể quan sát trực tiếp được, mà còn cả những hiện tượng không thể quan sát trực tiếp được như tri thức, ý thức, tinh thần, ý chí v.v., những cái được gọi là những biểu tượng tinh thần Đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ học tri nhận không phải
là từ, cũng không phải là câu, mà là ý niệm (concept).
Ngôn ngữ học tri nhận cũng chủ trương rằng cùng với ngôn ngữ tự nhiên của con người và liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ là yếu tố văn hóa dân tộc mà người bản ngữ đại diện Với ý nghĩa đó, văn hóa cũng có cương
vị là công cụ (hoặc phương tiện tri nhận), cũng nghĩa là cái lăng kính phản chiếu sự tri nhận thế giới của con người Phương thức tri nhận thứ ba (cùng với ngôn ngữ và văn hóa) làm thành một trong những cơ sở của ngôn ngữ
học tri nhận là kinh nghiệm (experientialism) Tri nhận là một hoạt động
thực tiễn của con người nhằm kiến tạo tri thức về thế giới bằng kinh nghiệm của chính mình thông qua bản thân mình Cỏi cỏch tri nhận này
được gọi là nhập thân ý niệm (conceptual embodiment).
Tìm hiểu về ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi dựa trên nguyờn lớ “dĩ nhân vi trung”, ý niệm hóa về thế giới , cơ chế ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận.
1.1.1.1 Nguyờn lí “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric)
Trang 12Ngôn ngữ học tri nhận đã thiết lập mối liên hệ mật thiết với tất cả các khoa học tri nhận: tõm lớ học tri nhận, văn hóa học, thần kinh học, nhận thức luận, triết học, trí tuệ nhân tạo v.v., lôi cuốn vào phạm vi nghiên cứu của mỉnh cả những hiện tượng ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, ngôn ngữ học tri nhận được xem là môn khoa học liên ngành Ngôn ngữ học tri nhận, một mặt, liên hệ chặt chẽ với viờc nghiên cứu hiện tượng tri nhận trong tất cả các bình diện ngôn ngữ học: từ vựng, ngữ pháp, âm vị; mặt khác, nghiên cứu sự hiểu biết, tri thức trong đầu con người, tạo ta những phương thức miêu tả thế giới, truyền đạt thông tin về thế giới (Soames 1988, Schwarz 1992) Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người (con người suy nghĩ, con người hành động), giương cao ngọn cờ
“hướng tới con người ” – lấy con người là trung tâm “Ngôn ngữ được tạo
ra theo thước đo của con người và thước đo đó được in sâu vào trong bản thân sự định hướng của ngôn ngữ” Nguyờn lớ này trở thành phương pháp
luận chủ đạo của ngôn ngữ học tri nhận
Tư tưởng “dĩ nhân vi trung” đã có lịch sử lâu đời Ngôn ngữ học tiếp thu tư tưởng này từ khá sớm (V.Humboldt “sức mạnh tinh thần của con người”, Benvenise “con người trong ngôn ngữ”) và cuối cùng hình thành
khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại hay còn gọi là ngôn ngữ học tri nhận
Vận dụng nguyờn lớ này trong việc nghiên cứu mô hình không gian,
tác giả Lí Toàn Thắng [43] đã tìm ra tư thế “chuẩn tắc” (tư thế thẳng đứng)
và “không chuẩn tắc” của con người trong định hướng không gian Nhân tố
trung tâm con người được thể hiện rất rõ nét trong cách định hướng không gian, xác định kích cỡ và hình dáng của các bộ phận cơ thể con người Từ không gian cơ thể người sẽ đi đến cách tri nhận về không gian cơ thê vật
Thông qua cách phân tích mô hình tri nhận không gian trên có thể thấy trong ngôn ngữ phản ánh không chỉ tri thức của con người về thế giới
mà còn cả sự hình dung về thế giới đó Trong ngôn ngữ tồn tại không phải
Trang 13một thế giới khách quan mà là một thế giới chủ quan, thế giới đã được
“con người húa” Xuất phát từ con người để nhìn nhận ngôn ngữ, nhìn
nhận thế giới, ngôn ngữ học tri nhận đã nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người
Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt, nguyên lí “dĩ nhân vi trung” của ngôn ngữ học tri nhận được thể hiện rõ nét Ở đó, mọi sự vật
đều để chỉ con người, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm
1.1.1.2 Ý niệm hóa thế giới và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”
Theo William Croft and D.Alan Cruse, “ngôn ngữ học tri nhận hoạt động bên ngoài cấu trúc có thể nhìn thấy được của ngôn ngữ và nghiên cứu những thao tác tri nhận rất phức tạp ở hậu trường, điều đó tạo ra ngữ pháp, ý niệm hóa, ngụn bản và sự suy nghĩ trực tiếp” Hơn thế, hiện thực là
một đường liên tục không có đường phân giới rõ ràng, tuyệt đối, dứt khoát Trong quá trình nhận thức hiện thực khách quan và biểu hiện nhận thức ấy bằng ngôn ngữ, con người đã phạm trù hóa hiện thực khách quan, cấu trúc lại hiện thực hay ý niệm hóa thế giới theo cách nhất định
Đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ học tri nhận không phải là từ, cũng
không phải là câu, mà là ý niệm (Concept).í niệm là đơn vị cơ bản nhất của
ngôn ngữ học tri nhận Một trong những luận thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận là: ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa (semantics is conceptualization [46] Các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, kết cấu) biểu đạt ý niệm (concepts) và ý niệm tương đương với ý nghĩa (meanings) Ý niệm là
“cái chứa đựng sự hiểu biết của con người về thế giới được hình thành trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ Trong ý niệm cú cỏi phổ quát (khái niệm) và các đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau)” [7, 142] Trong cấu trúc nội tại của ý niệm bao gồm
nhiều nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng
Trang 14mang nét phổ quát Mặt khác, nó bao gồm cả những nét đặc trưng văn hóa dân tộc riêng biệt.
Liên quan đến vấn đề ý niệm, các nhà khoa học khẳng định: ý niệm
chính là một mảng thế giới do con người cắt bằng “lưỡi dao ngôn ngữ” để
nhận thức Thế giới tồn tại khách quan nhưng việc chia cắt nó là khác nhau
ở các dân tộc mang những nền văn hóa khác nhau Ý niệm hóa thế giới cho chúng ta những “bức tranh thế giới” trong đó có bức tranh ngôn ngữ về thế giới Đó là bức tranh biểu hiện thế giới khách quan của con người được
phác họa bằng những chất liệu ngôn ngữ Do chỗ “ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với những đặc trưng văn hóa – dân tộc của người bản ngữ với những gam màu đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc [8, 180] Vì thế nó có tính phổ
quát và tính đặc thù Trong ngôn ngữ học tri nhận, bức tranh ngôn ngữ về thế giới được phản ánh trong vốn từ vựng của ngôn ngữ in đậm dấu vết của
lối tư duy “dĩ nhân vi trung”.
Như vậy, dựa trên những tiền đề ngôn ngữ học tri nhận như đã nêu trên, chúng tôi xuất phát từ ý niệm “trang sức” để nghiên cứu về mối liên
hệ giữa thế giới và con người Đõy cũng chớnh là con đường đi vào nghiên cứu những vấn đề như ngôn ngữ và nhận thức, ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ và xã hội Trung tõm chú ý của ngôn ngữ học tri nhận là hình ảnh con người trong văn hoá và ngôn ngữ, do đó với nguyên tắc lấy con người làm trung tõm, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc trưng bản sắc dõn tộc của mô hình “trang sức” và cách nhìn trang sức của con người trên ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao
1.1.1.3 Cơ chế ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận
Trong lý thuyết ngôn ngữ học cổ điển, ẩn dụ được coi là một vấn đề thuộc ngôn ngữ chứ không phải là vấn đề của tư duy Lối nói ẩn dụ được cho là không có trong ngôn ngữ thông tục hàng ngày và ngôn ngữ hằng ngày không có ẩn dụ Nói cách khác, ẩn dụ chỉ được dùng trong các địa hạt
Trang 15bên ngoài ngôn ngữ đời thường Trong nhiều thế kỷ, người ta đã quá tin vào lý thuyết cổ điển, tới mức, chẳng hề nhận ra được rằng chẳng qua nó cũng chỉ là lý thuyết mà thôi Người ta không chỉ tin lý thuyết đó là thật,
mà còn lấy nó để làm định nghĩa Chữ phép ẩn dụ (metaphor) được định nghĩa là cách biểu đạt ngôn ngữ của tiểu thuyết hoặc thi ca trong khi chỉ có một hay vài từ chỉ một khái niệm nào đó được dùng vượt ra ngoài ý nghĩa thông thường của nó để diễn đạt một khái niệm tương tự Nhưng đây lại không phải là vấn đề định nghĩa, mà là vấn đề kinh nghiệm Với tư cách là một người làm khoa học thực chứng và là một nhà ngôn ngữ học, người ta
có thể hỏi: Sự khái quát nào khiến cho những diễn đạt ngôn ngữ trở nên cái
mà các nhà nghiên cứu cổ điển gọi là ẩn dụ thi ca? Khi vấn đề này được tra xét kỹ lường thì người ta sẽ thấy sự sai lầm của ngôn ngữ học kinh điển Sự khái quát thể hiện thành cách diễn đạt ẩn dụ có tính thi ca diễn ra không phải ở trong ngôn ngữ, mà ở trong tư duy: nó là những liên tưởng khái quát vượt qua ranh giới khái niệm Hơn nữa, những nguyên tắc chung quy định những định dạng ý niệm này không chỉ áp dụng vào những hình thức diễn đạt trong thi ca và tiểu thuyết mà còn xuất hiện vô số trong ngôn ngữ thông tục hàng ngày Tóm lại, chỗ của ẩn dụ không hề là ở trong ngôn ngữ mà là
ở trong cỏi cỏch chúng ta khái quát hóa một hiện tượng tinh thần này bằng một hiện tượng tinh thần khác Lý thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập khái quát có tính liên tưởng Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tượng hàng ngày như thời gian, trạng thái, thay đổi, nguyên nhân kết quả hoặc mục đích đều trở nên có tính ẩn dụ Hệ quả là
ẩn dụ (tức là khái quát có tính liên tưởng) chính là tâm điểm tuyệt đối của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ thông tục tự nhiên, và việc nghiên cứu ẩn dụ văn học là một sự mở rộng của việc nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày Phép ẩn dụ được dùng đến hàng ngày (trong ngôn ngữ thường nhật)
là một hệ thống khổng lồ gồm vô số những khái quát liên tưởng, và hệ
Trang 16thống này được sử dụng trong ẩn dụ văn học Nhờ những kết quả thực chứng này, chữ ẩn dụ đã được dùng theo một cách khác trong những nghiên cứu về ẩn dụ hiện thời Chữ ẩn dụ lúc này có nghĩa là một khái quát
có tính liên tưởng trong hệ thống khái niệm Khái niệm sự diễn đạt có tính
ẩn dụ được dùng để chỉ một biểu đạt ngôn ngữ (một chữ, một cụm từ, hoặc một câu) thực hiện được sự khái quát có tính liên tưởng đó [ ] Khác với
ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ ý niệm (hay tri nhận), ngoài chức năng quy ước hóa và từ vựng hóa cũn có chức năng ý niệm hóa, thể hiện cách tư duy, tri nhận về sự vật của người bản ngữ
Từ gúc nhỡn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự “chuyển di” (transfer) hay một sự “đồ hoạ” (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại
của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận nguồn (source) sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích (target) [43, 2005] Thường thỡ cỏc phạm trù ở
mô hình đích trừu tượng hơn, các phạm trù ở mô hình nguồn thì cụ thể hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm những phạm trù sự vật khác
Lí thuyết ẩn dụ của ngôn ngữ học tri nhận cũng đã mở ra cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ và hé lộ cho việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ Theo cách hiểu truyền thống, thành ngữ (idiom) mang tính võ đoán nhưng theo cách hiểu của ngôn ngữ học tri nhận, thì hoàn toàn khỏc Chỳng không hoàn toàn võ đoán mà là có nguyên do Nghĩa là, thành ngữ xuất hiện tự nhiên theo các quy tắc sản sinh (producetive rule), nhưng lại chỉ có thể phù hợp với một hay hơn một mô thức hiện hữu trong hệ thống ý niệm Một thành ngữ như spinning one’s wheel theo nghĩa tinh thần truyền thống là bánh xe của xe hơi bị kẹt trong các vật liệu nào đó như bùn, cát, hay tuyết nên xe không thể nào chuyển động dự mỏy đó khởi động và bánh vẫn quay Một phần tri trức của chúng ta về hình ảnh này là tốn kếm rất nhiều sinh
Trang 17lực, năng lượng mà không mang lại kết quả, tiến bộ nào, rằng tình hình sẽ vẫn không thay đổi hiện trạng, và rằng sẽ phải mất rất nhiều công sức mới làm cho xe khởi động và chuyển động được, và rằng điều đó là hầu như không thể Ẩn dụ Love-as-Journey áp dụng vào trong tri thức về hình ảnh này Ẩn dụ này vạch ra đồ chiếu về tri thức phương tiện với tri thức về quan hệ tình yêu: Tốn công phí sức nhưng thể nào đạt được đến được mục đích chung, sẽ không thể nào thay đổi được hiện trạng, sẽ phải tốn rất nhiều công sức để cả hai cựng nhỡn về một hướng v.v
Tóm lại, khi thành ngữ, tục ngữ, ca dao có liên hệ với các hình ảnh quy ước, thì tất yếu sẽ phải có những ẩn dụ ý niệm mang tính nguyên nhân gắn kết, phụ thuộc để vạch ra đồ chiếu tri thức từ nguồn tới đớch.Thật thú
vị khi thấy những khái niệm về tình cảm như tình yêu và sự giận dữ được biểu đạt qua rất nhiều ẩn dụ cũng như rất nhiều trong số những khái niệm
cơ bản thuộc các hệ thống ý niệm cũng được hiểu thông thường qua các khái niệm ẩn dụ như thời gian, chất lượng, tình trạng, sự thay đổi, hành động, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tỡnh thỏi và thậm chí là các khái niệm về một phạm trù lớn Đõy chính là cơ sở để hình thành cấu trúc
bề mặt, miền nguồn và miền đích trong thành ngữ, tục ngữ
Một trong những cơ chế tri nhận về trang sức của con người trong thành ngữ, tục ngữ chính là ẩn dụ tri nhận.
1.1.1.4 Lí thuyết về các phạm trù tri nhận và điển dạng
Lí thuyết phạm trù tri nhận và điển dạng chúng tôi thừa hưởng những kết quả được trình bày trong công trình của Lí Toàn Thắng và lược thuật rất cụ thể trong [43, 25-35] Ở đõy chỳng tôi chỉ nhấn mạnh vào một số vấn
Trang 18sắc đó Sự phõn loại các màu đó là một quá trình tinh thần phức tạp mà người ta gọi là quá trình “phạm trù hoá” mà sản phẩm của nó là phạm trù tri nhận (như đỏ, vàng, xanh…hay các ý niệm) [43, 30] Các nhà nghiên cứu cho rằng khi phạm trù hoá màu sắc người ta dựa vào một số điểm quy chiếu để định hướng trong việc lựa chọn thẻ màu của một màu nào đó làm tõm điểm (forci = focal point) và dựa vào các màu trung tõm mà các màu trung tõm này có một tôn ti nhất định mang tớnh phổ quát Trong 11 phạm trù màu cơ bản của 98 loại ngôn ngữ trên thế giới thì hai màu đen - trắng luôn xuất hiện, nếu một ngôn ngữ có ba từ chỉ màu thì màu tiếp theo là màu
đỏ, nếu có bốn từ thì từ tiếp theo là từ chỉ màu xanh lá cõy hoặc màu vàng… Trong tiếng Việt, theo Beklin và Kay, chỉ với 9 từ chỉ màu sắc nhưng đã phát triển đến giai đoạn 7
Rosch (1973, 1975) khi nghiên cứu sõu hơn về cương vị tõm lí của các màu trung tõm và mở rộng khái niệm “tõm điểm” (focus) sang “điển dạng” (propotype) Bà đã áp dụng khái niệm này để khảo cứu những lĩnh vực thuộc về hình dáng, vật thể và sinh vật Kết quả là:
S
TT
Bảng 1.1 Một số điển dạng phạm trù của người Mĩ
Các phạm trù tri nhận có cấu trúc hết sức phức tạp, bao gồm nhiều điển dạng, các thí dụ đạt, các thí dụ tồi và có các ranh giới mờ
Cấu trúc thuộc tớnh của các phạm trù điển dạng có thể được hình dung như sau:
(1) Các thành viên điển dạng của phạm trù tri nhận có nhiều nhất các thuộc tớnh chung với các thành viên khác của cùng một phạm trù và ít nhất
Trang 19các thuộc tớnh cũng thấy ở phạm trù lõn cận, tức là các thuộc tớnh của một điển dạng ở phạm trù này là khác tối đa với các thuộc tính của một điển dạng ở một phạm trù khác.
(2) Các thí dụ tồi chỉ có chung một hoặc hai thuộc tớnh với các thành viên khác của cùng một phạm trù, nhưng có một số thuộc tớnh vốn cũng thấy ở các phạm trù khác, nghĩa là ranh giới giữa các phạm trù là ranh giới mờ
Trong khoá luận của mình, chúng tôi đi giải quyết vấn đề, trong trang sức loại nào là điển dạng
1.1.2 Nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa
Đề tài kế thừa các quan điểm khoa học và uy tín về nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa của GS Đỗ Hữu Chõu
a Ý nghĩa biểu vật tương ứng với các chức năng biểu vật
b Ý nghĩa biểu niệm tương ứng với các chức năng biểu niệm
c Ý nghĩa biểu thái tương ứng với các chức năng biểu thái
Đõy là các thành phần ý nghĩa từ vựng, phần ý nghĩa từ vựng này đối lập với ý nghĩa
d Ý nghĩa ngữ pháp tương ứng với chức năng ngữ pháp
Trong từ vựng rất phổ biến trường hợp một từ có nhiều nghĩa Hiện tượng từ nhiều nghĩa này xảy ra với ý nghĩa biểu vật, biểu niệm và biểu thái Đó là kết quả của sự chuyển biến nghĩa của từ
Trang 20Từ mới xuất hiện chỉ có một nét nghĩa biểu vật Sau một thời gian sử dụng, từ có thêm nét nghĩa biểu vật mới Khi nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của từ đó càng có khả năng biến đổi.
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phõn loại nghĩa biểu vật của một
từ Dựa trên tiêu chí lịch sử biến đổi sẽ có nghĩa gốc và nghĩa nhánh, theo khả năng sử dụng sẽ có nghĩa cổ và nghĩa hiện dùng, theo khu vực địa lí sẽ
có nghĩa địa phương và nghĩa toàn dõn, theo lĩnh vực xã hội có nghĩa thuật ngữ nghề nghiệp, nghĩa biệt ngữ so với nghĩa phổ thông của từ Cách phõn loại phổ biến nhất là phõn loại theo nguyên tắc đồng đại Đối tượng của sự phõn loại là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ, không kể đó là từ nguyên hay nghĩa gốc Các cuốn từ điển trước đó đề nghị phõn chia nghĩa đen hay nghĩa bóng, hoặc nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, để phõn loại các nét nghĩa hiện dùng của một từ Đỗ Hữu Chõu đề xuất cách phõn chia nghĩa chớnh hay nghĩa phụ
Hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản nhất là ẩn dụ và hoán dụ Đó đều là cách chuyển nghĩa của từ dựa trên những nét tương đồng (ẩn dụ) hay những nét gần gũi (hoán dụ) giữa các sự vật được gọi tên Các cơ chế chuyển nghĩa đã được Đỗ Hữu Chõu trình bày chi tiết trong cuốn Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên lí thuyết tri nhận, trong đó đặc biệt quan tõm đến quan niệm mới về ẩn dụ của G.Lakoff
1.1.2.2 Trường từ vựng ngữ nghĩa
Theo Đỗ Hữu Chõu có thể phõn chia trường nghĩa – những tập hợp
từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa – thành trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường tuyến tớnh và trường liên tưởng Trong đề tài của mình, chúng tôi quan tõm nhiều nhất đến trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm
Trang 21Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật [3,172] Theo Đỗ Hữu Chõu, để xếp các từ vào cùng một trường nghĩa
biểu vật thì phải chọn các danh từ làm gốc Các danh từ này phải đảm bảo
có tớnh khái quát cao
Trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm [3, 178] Cũng giống như các trường nghĩa biểu vật, trong một
trường nghĩa biểu niệm lại có các trường nghĩa biểu niệm nhỏ hơn Các trường biểu vật và trường biểu niệm có thể giao thoa nhau và cốt lừi trung tõm là các từ điển hình
Khi áp dụng trường nghĩa vào đề tài của mình, chúng tôi nhận thấy: các từ trong một trường biểu vật giống nhau về số lượng và tổ chức Giả sử trong một trường có các “miền” (trường nhỏ, nhúm nhỏ hơn) thì số lượng
từ trong mỗi miền là khác nhau, đồng thời ở mỗi một ngôn ngữ, cùng một miền có mật độ cao thấp khác nhau Do vậy, trường biểu vật có tớnh ngôn ngữ và tớnh dõn tộc
Để khảo sát ngữ liệu cho đề tài, điều đầu tiên chỳng tôi quan tõm là tiêu chí xác lập trường từ vựng trang sức Đõy là một trường từ vựng khá rộng, tuỳ từng tiêu chí mà có thể chia thành nhiều tiểu trường khác nhau Dựa vào mối quan hệ của đồ trang sức và vị trí cơ thể, có thể chia trang sức thành 5 tiểu trường sau:
1 Tên trang sức liên quan đến phần đỉnh đầu, tóc
2 Tên trang sức liên quan đến phần tai
3 Tên trang sức liên quan đến phần cổ
4 Tên trang sức liên quan đến phần tay
5 Tên trang sức liên quan đến phần thắt lưng
Trang 221.2 Cơ sở văn hoá học
1.2.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy – văn hoá
Nếu tri nhận luận сú đối tượng nghiên сứu là trí tuệ, tư duy, và các quá trình tinh thần của con người, thì ngôn ngữ học tri nhận thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng ấy với ngôn ngữ tự nhiên mà con người sử dụng trong giao tiếp thường nhật Ở đây thật đúng lúc, nếu ta nhắc lại quan niệm của F de Saussure về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy Ông viết:
"Ngôn ngữ xét như là tư duy được tổ chức trong chất liệu âm thanh Để thấy rõ rằng ngôn ngữ chỉ có thể là một hệ thống những giá trị thuần tuý, thì chỉ cần xem hai yếu tố được vận dụng trong cách hoạt động của ngôn ngữ: các ý niệm và cỏc õm” Về phương diện tõm lớ, nếu trừu xuất sự thể
hiện ra bằng từ ngữ, tư duy của chúng ta chỉ là một khối vô hình thù và không tách bạch Các nhà triết học và các nhà ngôn ngữ học xưa nay vẫn đồng ý với nhau mà thừa nhận rằng nếu không có sự hỗ trợ của các dấu hiệu, thì chúng ta sẽ không thể nào phân biệt được hai ý một cách rõ ràng
và nhất quán Xét bản thân nó, tư duy cũng tựa hồ một đám tinh vân, trong
đó không có gì được phân giới một cách tất nhiên Không làm gì có những
ý niệm được xác lập từ trước, và không có gì tách biệt, trước khi ngôn ngữ xuất hiện Trước cái địa hạt mông lung này, âm thanh tự nó có phải là những thực thể được phân định từ trước khụng? Khụng Vai trò đặc biệt của ngôn ngữ đối với tư duy không phải là tạo nên một phương tiện ngữ âm vật chất để biểu hiện những ý niệm, mà là làm trung gian giữa tư duy và ngữ âm trong những điều kiện như thế nào mà sự kếnhững phương thứct hợp của hai cái đó tất nhiên dẫn đến chỗ cái này phân định đơn vị cho cái kia Tư duy, vốn hỗn mang tự bản chất nó, buộc lòng phải trở thành chính xác trong khi được phân định ra Như vậy đây không phải là tư tưởng được vật chất hoá, cũng không phải là âm thanh được tinh thần hoá; đây là một
sự kiện có phần huyền bí, là cái "tư duy - âm thanh" bao hàm những sự
Trang 23phân chia, và ngôn ngữ cấu tạo nên những đơn vị cho nó bằng cách tự hình thành ra giữa hai cái khối không có hình thù
Ngôn ngữ còn có thể so sánh với một tờ giấy: mặt phải là tư duy, mặt trái là âm thanh; không thể cắt mặt phải mà không đồng thời cắt luôn cả mặt trái; trong ngôn ngữ cũng vậy, không thể nào tách biệt âm thanh ra khỏi tư tưởng, mà cũng không thể tách biệt tư tưởng ra khỏi âm thanh; chỉ
có thể đạt đến chỗ đó bằng một sự trừu tượng hoá mà kết quả sẽ làm một công việc tõm lớ học thuần tuý hoặc ngữ õm-õm vị học (phonologie) thuần tuý" [42, 217-219] Ngôn ngữ học tri nhận tiếp cận đặc biệt đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu những hệ thống ý niệm của con người và những phương thức tri nhận Tất nhiên ngôn ngữ có vai trò trong việc cấu trúc hóa những phạm trù ý niệm cơ bản như không gian và thời gian, những cảnh và sự kiện, những thực thể và quá trình, sự chuyển động và vị trí, động lực và quan hệ nhân-quả Nó cũng liên quan đến việc cấu trúc hóa những phạm trù tưởng tượng và cảm xúc được quy cho cỏc tỏc thể tri nhận như sự chú ý và phối cảnh, ý chí và chủ định Ngôn ngữ học tri nhận thừa nhận quan niệm cho rằng nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, song phải là thứ ngôn ngữ tự nhiên được người dân thường sử dụng trong giao tiếp thường nhật Thứ ngôn ngữ tự nhiên này là cái lăng kính phản chiếu cách con người suy nghĩ, ý niệm hóa thế giới, tóm lại, phản chiếu cách con người tri nhận thế giới
Đồng thời, ngôn ngữ học tri nhận cũng chủ trương rằng cùng với ngôn ngữ tự nhiên của con người và liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ là yếu
tố văn hóa dân tộc mà người bản ngữ đại diện Với ý nghĩa đó, văn hóa cũng có cương vị là công cụ (hoặc phương tiện tri nhận), cũng nghĩa là cái lăng kính phản chiếu sự tri nhận thế giới của con người Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá từ lõu đã là chủ đề quan trọng của nhiều lí thuyết ngôn ngữ học “Lối nghĩ”, “cách tư duy” của một dõn tộc – như một thuộc
Trang 24tớnh của văn hoá là một nội dung chủ yếu của một giả thuyết nổi tiếng trong ngôn ngữ học được gọi là nguyên lí Spair – Whorf về tớnh tương đối của ngôn ngữ.
Là một thành tố của nền văn hoá tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biêt bởi ngôn ngữ là điều tất yếu nảy sinh, phát triển những thành tố khác của văn hoá Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của một dõn tộc Chính trong đặc điểm ngôn ngữ, truyền thống văn hoá dõn tộc được lưu lại rừ ràng nhất
Như vậy, với những vấn đề chung về mối quan hệ ngôn ngữ - văn hoá – tư duy, đề tài của chúng tôi được tiến hành trên cơ sở mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ với tư duy, nhận thức của con người và mối quan
hệ của thành ngữ, tục ngữ, ca dao với văn hoá dõn tộc
1.2.2 Đặc điểm giá trị văn hoá của trang sức
Là một biểu tượng trong hệ biểu tượng trang phục, trang sức mang những giá trị văn hoá nhất định
Theo C Jung và các nhà nghiên cứu văn hoá: biểu tượng là một biến thể ở bình diện văn hoá, bình diện chủ thể của mẫu gốc [5, 77-78] Biểu
tượng được xem xét trong mối quan hệ hai chiều giữa thế giới đời sống tõm
lớ cá nhân và đời sống tâm linh của cộng đồng xã hội, tách khỏi mối quan hệ
đó, biểu tượng không tồn tại với những năng lực mang ý nghĩa giàu có tiềm
tàng của nó nữa “Không thể xem biểu tượng như một yếu tố tĩnh mà luôn phải nhỡn nó trong quá trình vận động, trong sử dụng và tái tạo nó trong quá trình vận động, trong sử dụng và tái tạo nó của đời sống xã hội” [22,
16] Vì vậy, hệ biểu tượng trang phục nói chung và biểu tượng trang sức nói riêng chỉ tồn tại trên bình diện chủ thể trên cơ sở bình diện khách thể
Mang chức năng của một biểu tượng, trang sức có các chức năng cơ bản sau: chức năng nhận thức, chức năng biểu hiện, chức năng trung
chuyển, chức năng giáo dục và trị liệu, chức năng xã hội hoá… “Chức
Trang 25năng của biểu tượng thơ ca là sự hiện thực hoỏ cỏc chức năng của biểu tượng văn hoá thông qua ngôn từ nghệ thuật” [22, 19] Khi tỡm hiểu trang
sức như một biểu tượng, chúng tôi chú ý đến chức năng thẩm mĩ, chức năng biểu hiện và chức năng xã hội hoá của chúng
Với đặc điểm bản thể “che phủ thõn thê”, trang phục nói chung và trang sức nói riêng có mối liên quan mật thiết với biểu tượng “thõn thể” Trong những công trình nghiên cứu theo khuynh hướng nhõn loại học cấu trúc cũng kết luận rằng y phục (giày, quần áo…) luôn là trung gian giữa tự nhiên hoang dã (bản năng) và những giá trị tinh thần tốt đẹp (nhõn tớnh, văn hoá) Như vậy biểu tượng trang sức là một biến thể của biểu tượng thõn thể và biểu tượng tinh thần Mỗi bộ phận trên cơ thể đền tương ứng với những trang sức, gợi ra ý nghĩa biểu trưng cho cả hai chiều tự nhiên và văn hoá: tay – vòng, nhẫn , eo - thắt lưng, dõy lưng, đai…,tai – khuyên tai, vòng tai…Theo [22], biểu tượng có thể phõn loại dựa vào hai tiêu chí: tiêu
chí loại hình và tiêu chí nguồn gốc, chất liệu [22, 21-22] Hai tiêu chí này
chính là cơ sở xác định sự biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trang sức.
(xem sơ đồ 1.2 và 1.3 trong [22])
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở ngôn ngữ học và văn hoá về ngôn ngữ học tri nhận, về lớp từ thuộc trường nghĩa “trang sức”, những vấn đề chung về tư duy - ngôn ngữ - văn húa và giá trị văn hoá của trang sức Chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ học tri nhận và quá trình tri nhận của con người là tiền đề cho chúng tôi tỡm hiểu đặc điểm tri nhận của con người về trang sức – như một mã văn hoá, biểu tượng văn hoá đặc thù của nhõn loại
Trang 26Chương 2
KHẢO SÁT NHỮNG BIẾN THỂ NGÔN NGỮ TRƯỜNG
TỪ VỰNG CHỈ TRANG SỨC
2.1 Phân loại trang sức
Nằm trong hệ thống phạm trù hệ biểu tượng trang phục, nhúm từ ngữ chỉ trang sức được phõn loại dựa vào nghĩa từ vựng cơ bản Trong từ điển tiếng Việt 2000, chúng tôi khảo sát được 12 đơn vị cơ bản (bao gồm các từ như hoa tai, dõy chuyền, cravát, bùa, vòng tay, nơ…) định danh trang sức Nhưng ngôn ngữ thơ ca chỉ sử dụng khoảng 50% số lượng từ vựng trong nhúm từ chỉ trang sức của ngôn ngữ văn hoá Tuy nhiên, so với thành ngữ và tục ngữ, những biến thể trang sức trong ca dao được chỉ ra cụ thể và phong phú hơn Trong những cõu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trang sức chỉ xuất hiện với tần số không cao, chủ yếu là dõy lưng, nhẫn, hoa tai, vòng, vàng, hoãn (hoa tai) Sự lựa chọn của chủ thể trong ngôn ngữ văn hoá để đưa vào thơ ca cũng phụ thuộc vào những biến đổi lịch sử, hoàn cảnh và khống chế lựa chọn này
Dựa vào mối quan hệ giữa các đồ trang sức và bộ phận thõn thể mang trang sức có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhúm từ ngữ liên quan đến phần đỉnh đầu, tóc: vương miện, trõm, thoa, lược cài đầu, nơ
- Nhúm từ ngữ gọi tên trang sức liên quan đến phần tai: khuyên, hoa tai, trằm, vòng, vòng tai
- Những từ ngữ gọi tên trang sức liên quan đến phần cổ: dõy chuyền, tràng hạt, bùa
- Nhóm từ ngữ gọi tên trang sức liên quan đến phần tay: nhẫn, vòng tay, xuyến…
Trang 27- Nhóm từ ngữ gọi tên trang sức liên quan đến phần thắt lưng: thường xuyên song hành với “cái thắt lưng” của cô gái là “xà tích”
- Trong một số ngữ cảnh “vũng ” không thể xếp vào nhóm nào vị
thiếu những yếu tố tương tác có vai trò định vị: “Vòng vàng chỉ lấy mười đôi/ Nhiễu tàu trăm tấm, tiền rời một muôn”….
Có thể thấy, cách phõn loại này đã chia trang sức theo vị trí liên quan của chúng tới bộ phận thõn thể mang trang sức Trong tiếng Anh, việc phõn loại trang sức cũng dựa trên tiêu chí là mối quan hệ của trang sức tới bộ phận thõn thể mang trang sức Nhưng do đặc thù ngôn ngữ, trong tiếng Anh trang sức được phõn chia thành những tiểu loại nhỏ hơn:
Hair ornaments (trang sức phần tóc)
Hairpins (kẹp tóc)
Head ornaments
Body piercing jewellery(trang sức hình miếng ở thân thể
Earrings(bông tai)
Clip-on earrings (bông tai bạc),Earcuffs (bông tai hình cúc áo), Magnetic earrings(bông tai có tính nam
Trang 28(TS phần đầu)
Nose piercing jewellery (trang sức hình miếng
ở mũi)
Nose rings (TS hình nhẫn)Nose studs (TS hình đinh)Nose chains (TS hình chuỗi)
Crowns (mũ miện)
Circlets (vòng nhỏ)Coronets (mũ miện nhỏ)Diadems (vương miện)Tiaras (mũ tiara)
Grills(mũ sắt)
Neck (cổ) Necklaces
(chuỗi hạt) Chokers
Trang 29(vòng cổ)
Arms (tay) Armlets
(vòng tay)(upperarm braceletsBracelets (xuyến),Cuff links (măng sét tay), bangles (vòng)
Hands
(bàn tay)
Rings (nhẫn) Champions
hip rings (nhẫn (được nhận) vô địch)Class rings (nhẫn cổ điển)Engagemen
t rings (nhẫn đính hôn)Promise rings (nhẫn hứa hôn)Wedding
Trang 30rings (nhẫn cưới)
Body (cơ
thể)
Belly chains (chuỗi thôi miên)Breastplates (yếm)Brooches (trâm)Chatelaines (xà tích)
Japa malasPrayer
Trang 31Special functions (vị trí đặc biệt)
Prayer jewellery (trang sức cầu nguyện)
beads(tràng hạt cầu nguyện)Prayer ropes(chuỗi cầu nguyện)Rosary beads (chuỗi tràng hạt)Puzzle
jewelryPuzzle ringsCelibacy vow ringsSignet ringsThumb rings
Bảng 2.1: So sánh phân loại trang sức giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Như vậy, trong tiếng Việt, trường từ vựng chỉ trang sức có thể chia nhỏ ra 5 tiểu trường, trong mỗi tiểu trường là các nhõn tố không thể chia
nhỏ hơn được nữa Trong tiếng Anh, trường từ vựng trang sức (jewelry)
chia thành 8 tiểu trường, trong mỗi tiểu trường lại chia thành các nhúm nhỏ hơn Ví dụ: trong tiểu trường trang sức phần đầu (Head ornaments) chia thành 4 nhúm nhỏ: trang sức phần tai (Earrings), trang sức phần mũi (Nose piercing jewellery), mũ miện (Crowns)và vòng sắt (Grills); trong mỗi nhúm lại chia thành các nhúm nhỏ hơn nữa
Khảo sát nhóm từ vựng chỉ trang sức trong tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy rằng: trong cách phân loại trang sức ngoài tiêu chí mối quan hệ
Trang 32của trang sức với bộ phận mang trang sức, ngôn ngữ tiếng Anh còn phân chia dựa theo chức năng, chất liệu và mục đích sử dụng Ví dụ: phân loại theo chức năng: chia trang sức mang chức năng làm đẹp và chức năng phù
hộ, may mắn….Với tiêu chí phân loại này, một số trang sức liên quan đến
bộ phận thân thể nhưng không được xếp trong nhóm cùng loại Ví dụ: bùa thuộc nhóm trang sức liên quan đến phần cổ nhưng lại được xếp vào nhóm trang sức có chức năng đặc biệt (cùng với vòng hộ mệnh, chuỗi tràng hạt…)
2.2 Kết quả khảo sát tên gọi các biến thể của trang sức
2.2.1 Tên gọi trang sức
Khái niệm “trang sức” trong tiếng Anh được dịch là “jewelry”,bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng Pháp cổ "jouel" vào khoảng thế kỷ
13 Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có nghĩa là đồ chơi Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất, là “làm đẹp và sang trọng hơn vẻ bề ngoài của con người bằng cách đeo, gắn thêm những vật quý hiếm” (theo Từ điển tiếng Việt) Với cách hiểu trên, vật
được gọi là trang sức phải chứa những nét nghĩa: /chức năng / /vị trí/ /chất liệu//hỡnh dỏng/…Vớ dụ “khuyờn tai” được gọi là trang sức mang những nét nghĩa:/vật để làm đẹp, thể hiện của cải, địa vị//liờn quan đến phần tai của người//làm bằng vàng, bạc…/ /hình tròn/ Như vậy với 4 nét nghĩa trờn
đó khu bịờt “khuyờn tai” với “nhẫn” về nét nghĩa chỉ vị trí, khu biệt nghĩa với “vũng tai” về nét nghĩa chỉ chất liệu….Trong tiếng Anh, trang sức được
định nghĩa “là một hình thức trang điểm cá nhân” (is a form of personal
adornment) [http://en.wikipedia.org/wiki/Jewellery].Cách định nghĩa này
đã cho thấy chức năng quan trọng nhất của trang sức là làm đẹp
Theo số liệu khảo sát trong Từ điển tiếng Việt và bổ sung nguồn ngữ liệu tự nhiên, chúng tôi thu được 34 tên gọi trang sức:
STT Tên Tên Tên Tên Tên Tên Tên Tên
Trang 33gọi 1 gọi 2 gọi 3 gọi 4 gọi 5 gọi 6 gọi 7 gọi 8
1 Hoa
tai
Bông tai
Nụ Hoãn Khuyên
tai
Vòng tai
Xước Bờm Cặp
tóc
Cặp mái
cổ
Dây chuyền
Tràng hạt
Kiềng Bùa Cravat
4 Dây
lưng
Thắt lưng
miện
Vương miện
7 Nhẫn Xuyến
Bảng 2.2: Phân loại tên gọi các biến thể trang sức
Nhận xét: Như vậy, về tên gọi của các biến thể trang sức có thể có hoặc không có lí do Phần nhiều các tên gọi được định danh theo kiểu định danh bậc 1 (không có lí do) chiếm đa số Ví dụ: lược (cài đầu), nơ (cài đầu), vương miện, nhẫn…Các tên gọi được định danh bậc hai chiếm ít hơn
Ví dụ: hoa tai, xuyến, kiềng, nụ….Chính kiểu cấu tạo theo định danh bậc hai là đối tượng chớnh mang nhiều lớp nghĩa
Về kiểu cấu tạo tên gọi của cùng một loại chỉ cùng vị trí có 3 dạng:
Một là: Các tên gọi thuần Việt đầy đủ/ rút gọn: Khuyên tai, vòng tai,
vòng tay, thắt lưng… Ở dạng này, tên gọi trang sức được cấu tạo chủ yếu
dựa trên vị trí của trang sức liên quan đến bộ phận cơ thể người sử dụng Các từ trong dạng 1 chỉ chung những trang sức trên từng bộ phận cơ thể người Có thể lập nét nghĩa biểu niệm của những từ này như sau: /trang sức/, /của người/, /được đeo, mang trên 1 bộ phận nào đó/
Trang 34Hai là: Các tên gọi thuần Việt khác hoàn toàn: trõm, hoón, xuyến,
kiềng, nhẫn…Trong nhúm thứ hai này, các từ gọi tên trang sức được cấu tạo dựa trên phương thức chuyển nghĩa của từ (ẩn dụ, hoán dụ) Ví dụ: trang sức “kiềng, xuyến…” được chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng tương đồng về hình dáng Cái kiềng có ba chõn vững chắc, hình trũn, mang nét nghĩa về sự cố định, ổn định có liên tưởng tương đồng trang sức
“kiềng” cũng hình trũn, chắc chắn, đeo ở cổ
Ba là: Các tên gọi hiện đại / du nhập: lắc (tay, chõn), cravat, cặp
mái….Ngôn ngữ biến đổi nhanh, mạnh, rừ rệt cùng với sự biến đổi nhanh, mạnh của xã hội và thị trường Theo con đường vay mượn và tạo từ theo các phương thức sẵn có trong tiếng Việt, các từ ở dạng 3 này thường được
sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà ít gặp trong văn chương, sách vở
Do sự khác nhau về cấu tạo và đặc điểm loại hình ngôn ngữ, trong tiếng Anh, cấu tạo tên gọi của trang sức theo cách định danh bậc 2 chiếm
đa số Xét thấy, cùng chỉ trang sức ở một vị trí, chức năng nhưng những từ gọi tên trang sức chiếm tỉ lệ cao hơn Ví dụ: earring (hoa tai), necklaces (chuỗi hạt đeo cổ), armlets (vòng tay)…Có thể rút ra công thức cho những
từ gọi tên trang sức theo định danh bậc hai như sau:
Tên gọi trang sức = vị trí trang sức + hậu tố
Cách gọi tên này, vì thế, không chỉ cho thấy được vị trí của trang sức
mà cũn thấy được chức năng của chúng với chủ thể sử dụng Đõy chớnh là giá trị thực dụng của trang sức
2.2.2 Sự phõn hoỏ cỏc biến thể và hướng nghĩa biểu trưng của các từ gọi tên trang sức.
2.2.2.1 Sự phõn hoỏ cỏc biến thể trang sức
Theo kết quả khảo sát (bảng 2.2), các tiểu trường chỉ trang sức có 7 nhúm biến thể Sự phõn hoá các biến thể là không đều ở các tiểu trường
Trang 35Trường từ vựng chỉ trang sức liên quan đến phần tai nhiều nhất (8 các gọi tên khác nhau) và trường từ vựng chỉ trang sức liên quan đến phần tay và phần đỉnh đầu có số biến thể ít nhất (2 cách gọi tên) Điều này đã cho thấy, trang sức liên quan đến phần tai được sử dụng rộng rói tớnh theo cả hai hệ
trục: lịch đại và đồng đại Trang sức liên quan đến phần tay (vòng tay, nhẫn) tuy cũng được sử dụng rỗng rói ở thời đương đại, nhưng xét ở góc độ
lịch đại, hai loại trang sức này được coi không phù hợp với người bình dõn thời bấy giờ Riêng trường hợp của nhúm từ gọi tên trang sức phần đỉnh
đầu (vương miện, mũ miện), do đõy là hai từ cổ không được tái tạo ở đời
sống đương đại nên ít có biến thể khác
Trong cùng một nhúm từ vựng chỉ trang sức cũng có thể chia theo hai trục lịch đại và đồng đại: Đồng đại
Lịch đại
Sơ đồ 2.3: Sự phõn hoỏ cỏc biến thể trang sức.
Có thể cụ thể hoá sơ đồ 2.3 như sau:
- Miền I: các biến thể vừa đồng đại, vừa lịch đại
- Miền II: các biến thể chỉ lịch đại, không đồng đại
- Miền III: các biến thể không lịch đại, không đồng đại
- Miền IV: các biến thể chỉ đồng đại, không lịch đại
Trang 36Nhìn vào sơ đồ có thể điền các biến thể từ vựng chỉ trang sức vào từng miền.
- Miền I bao gồm: hoa tai, bông tai, khuyên tai, nhẫn, vòng tay, bùa, dõy lưng, thắt lưng…
- Miền II: xà tích, mũ miện, vương miện, trõm, thoa, trằm, hoón…
- Miền III: không có biến thể nào phù hợp
- Miền IV: lắc tay, cravat, cặp tóc, cặp mái
Miền I và II là hai miền có các biến thể chỉ trang sức được nhắc đến nhiều trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao Miền IV không xuất hiện ở giới hạn khảo sát của đề tài do miền không có tớnh lịch đại Riêng trường hợp của miền III, không có biến thể nào vừa không có tớnh đồng đại, vừa không có tớnh lịch đại do tớnh mõu thuẫn của ngôn ngữ và hiện tượng tự nhiên
Trang 372.2.2.2 Hướng nghĩa biểu trưng của các từ gọi tên trang sức
Theo số liệu thống kê khảo sát của chúng tôi nhóm từ gọi tên trang sức trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam xuất hiện182 lần mang hướng nghĩa biểu trưng cụ thể như sau:
NghĩaBiến thể
Đẳng cấp
Đạo đức
Giới tính
ngưỡng
Bảng 2.4: Hướng nghĩa biểu trưng của các biến thể trang sức
Những hướng nghĩa biểu trưng của các biến thể trang sức, chúng tôi
sẽ trình bày cụ thể ở chương 3
2.3 Vấn đề điển dạng của trang sức
2.3.1 Theo tài liệu khảo sát trong kho tàng văn học dõn gian Việt Nam, từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, chúng tôi đã thu được tần số xuất hiện của các biến thể trang sức như sau:
1 Dây lưng, Thắt lưng, Xà tích… 49
4 Dây chuyền, tràng hạt, bùa… 28
Bảng 2.5: Tần số xuất hiện của các biến thể trang sức trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam
Nhìn vào bảng trên, chúng tôi nận thấy, trong các biến thể của trang
sức thì dõy lưng, thắt lưng, xà tích…có tần số xuất hiện cao nhất (49 lần), đứng thứ hai là nhẫn (34 lần), đứng tiếp theo là hoa tai, bông tai…(29 lần)