TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu đặc điêm tri nhận của người việt qua trường từ vựng chỉ trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 44 - 45)

Trong chương này, chúng tôi khảo sát hiện tượng chuyển biến của ý niệm gốc – ý niệm về trang sức sang các phạm trù khác của tiếng Việt. Trong thực tế ngôn ngữ của tiếng Việt, quá trình ánh xạ thường ẩn, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kết quả của quá trình ẩn dụ ý niệm đó trong các hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng và nhiều nghĩa lời nói. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là xác định các ẩn dụ ý niệm bên trong biểu thức ngôn ngữ biểu đạt chúng. Đõy là quá trình đi ngược lại ngọn nguồn của nhận thức. Quá trình này gồm các bước sau:

- Xác định các ý niệm được xõy dựng từ những thuộc tớnh điển mẫu đã được lựa chọn trong miền nguồn (trang sức).

- Xác định các phạm trù miền đích (các ý niệm không phải là trang sức) mà ánh xạ hướng tới.

- Lí giải mối quan hệ ánh xạ giữa miền nguồn với miền đích

Cả bai thao tác trên đều kế thừa kết quả tổng hợp mô hình thuộc tính phạm trù, đặc biệt là hệ thống các thuộc tính điển mẫu về trang sức trong chương 2. Tuy nhiên từ những thuộc tính cơ bản đến tính khu biệt của điển mẫu đã là sự chọn lọc, từ các thuộc tính điển mẫu đến hình thành ý niệm về miền nguồn, từ miền nguồn qui chiếu sang miền đích của ẩn dụ tri nhận là một quá trình chọn lọc nữa, có tính đến sự ưu tiên của tư duy, tõm lớ, văn hoá dân tộc, cộng đồng cũng như nhận xét đánh giá chủ quan của người nói.

Sau khi hoàn tất cả ba thao tác kể trên chớnh là ta đã kiến tạo thành công cấu trúc của ẩn dụ ý niệm: TRANG SỨC LÀ NGƯỜI, và sẽ tỡm được đặc trưng văn hoá tư duy tõm lí của người Việt. Đó chớnh là quá

trình ánh xạ miền nguồn - phạm trù trang sức sang miền đớch - phạm trù người.

Một phần của tài liệu đặc điêm tri nhận của người việt qua trường từ vựng chỉ trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)