biểu tượng) đến phạm trù mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Để tồn tại và phát triển, con người luôn có sợi dõy liên kết với môi trường xung quanh. Như đã nói ở trên, trang sức tuy rất mong manh nhưng
đã phõn định ranh giới giữa con người với loài khác. Với hai chức năng: bảo vệ và ngăn cách, trang sức đã cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Để tạo ra sự hoà hợp trong mối quan hệ này, con người luôn lựa chọn chất liệu, hình hoa văn trang trí…trên trang sức của mình. Đó là những trang sức được làm từ vỏ ốc, vỏ sò, gỗ - đá, các hình hoa văn trang trí….Theo thống kê kết quả khảo sát chất liệu trang sức, những chất liệu có nguồn gốc tự nhiên chiếm 72/150 (48%). Trong đó, những chất liệu làm từ gỗ, đá, vỏ sò.. được quan tõm hơn cả.
Tiêu chí Đối tượng
Chất liệu
Kim loại Nhựa Vải da Gỗ đá
Giới tính Nam 30/66 12/36 36/66 18/54 Nữ 36/66 24/36 30/66 36/54 Tuổi 10-19 12/66 12/36 24/66 18/54 20-30 12/66 12/36 6/66 6/54 31-50 12/66 12/36 36/66 30/54 Nghề nghiệp Tri thức 6/66 12/36 36/66 28/54 LĐCT 30/66 12/36 8/66 12/54 HS-SV 30/66 12/36 18/66 14/54
Bảng 3.7: Khảo sát chất liệu trang sức
Như vậy, dựa theo kết quả điền dã, ở giới tớnh nam và là tri thức hay dùng những trang sức được làm bằng vải, da, gỗ, đá. Mang trang sức có nguồn gốc từ những chất liệu trên, người sử dụng sẽ khẳng định được phong cách, cá tớnh của mình trong công việc.
Ở độ tuổi 10-19 và tầng lớp học sinh sinh viên ưa dùng những trang sức có chất liệu được làm bằng nhựa. Với ưu điểm là kiểu dáng đẹp, thay đổi theo thời trang của đối tượng, trang sức bằng nhựa cũng chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng.
Với người lao động chõn tay hay ở độ tuổi 31-50 không còn và không có khái niệm dùng trang sức để khẳng định phong cách, cá tớnh mà
chủ yếu chọn chất liệu trang sức từ kim loại (vàng, kim cương, đá quý…). Điều này cho thấy một sự chắc chắn trong tư duy người Việt ở lứa tuổi và nghề nghiệp này.
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên không chỉ thể hiện qua việc con người lựa chọn chất liệu làm nên trang sức mà cũn ở những biểu tượng được in, khắc trên trang sức. Ở những đồ trang sức, biểu tượng in hình hoa văn chiếm 144/216 (66%).
Tiêu chí Đối tượng
Chất liệu
Con vật Vũ trụ Tôn giáo Hoa văn Giới tính Nam 12/35 12/24 30/42 42/144 Nữ 23/35 12/24 12/42 102/144 Tuổi 10-19 24/35 12/24 12/42 30/144 20-30 6/35 6/24 12/42 30/144 31-50 5/35 0/24 18/42 54/144 Nghề nghiệp Tri thức 8/35 6/24 15/42 54/144 LĐCT 19/35 6/24 12/45 18/144 HS-SV 8/35 12/24 18/45 42/144
Bảng 3.8: Thống kê biểu tượng trên trang sức
Với những kết quả từ 216 kiểm viên đã cho thấy giới tớnh nữ có tỉ lệ mạng những trang sức gắn hoa văn nhiều nhất. Điều này có thể lí giải được bởi hoa – cái đẹp cũng như người phụ nữ - phái đẹp. Ở những người lao động chõn tay, sự gắn bó với thiên nhiên rất rõ ràng. Theo kết quả khảo sát về tiêu chí nghề nghiệp, nghề lao động chõn tay chiếm vị trí cao nhất về sự gắn bó với con vật và vũ trụ.
Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên vô cùng phong phú và tinh tế.
Nhưng mối quan hệ giữa những chi tiết trên trang sức và thiên nhiên của người Việt hầu như không được ghi lại trên ngôn ngữ dõn gian. Tớnh chất sống động, đầy chất thơ trên các biểu tượng hoa văn tự nó đã tạo thành một hệ thống ngôn ngữ riêng – không thể dễ dàng chuyển hoá vào ngôn từ.
Trong vốn từ vựng rất hiếm những từ kết hợp tên gọi trang sức và yếu tố chỉ thiên nhiên.
Tiểu kết chương 3:
Từ kết quả nghiên cứu và khảo sát về sự chuyển hoá ý nghĩa biểu trưng của trang sức trong ngôn ngữ thơ ca, ta đã thấy được những lối nghĩ, kiểu tư duy, những quan niệm trong nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Như vậy có thể đưa ra những biểu thức ngôn từ về ý nghĩa của trang sức: TRANG SỨC LÀ VẺ ĐẸP, TRANG SỨC LÀ CỦA CẢI, ĐỊA VỊ, TRANG SỨC LÀ SỰ RÀNG BUỘC CÁC MỐI QUAN HỆ. Thông qua những chất liệu làm nên trang sức, hoa văn hoạ tiết trên trang sức mà có thể biết được mối quan hệ của trang sức với môi trường tự nhiên
Tuy nhiên độ chênh giữa bình diện văn hoá và bình diện ngôn ngữ trong phạm vi biểu trưng của trang sức đã cho thấy quá trình mã hoá ngôn ngữ văn hoá sang ngôn từ nghệ thuật. Có thể khẳng định ngôn ngữ thơ ca chỉ sử dụng 50% các từ vựng biểu thị trang sức của ngôn ngữ văn hoá. Đõy chớnh là quá trình loại trừ những biểu hiện không cơ bản, giữ lại những biểu hiện gần với bản thể, trên cơ sở đó khai triển nét nghĩa biểu trưng khác biệt so với bình diện bản thể.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Đặc điêm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng chỉ trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao”, chúng tôi đi vào hướng nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá – tư duy. Trong đề tài, chúng tôi lựa chọn lí thuyết trường từ vựng của Đỗ Hữu Chõu và lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (nguyên lí dĩ nhõn vi trung, ý niệm hoá và ẩn dụ tri nhận) để tỡm ra nét đặc trưng tư duy người Việt qua đối tượng là trang sức.
Với kết quả khảo sát ngôn ngữ tự nhiên và kho tàng tục ngữ, ca dao, thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi thu được kết quả sau:
1. Trong quá trình tri nhận về trang sức của người Việt, chức năng, vị trí của trang sức được chú ý đến nhiều nhất. Những chất liệu, biểu tượng của trang sức cũng cho thấy mối quan hệ của con người với thiên nhiên.
Từ chức năng, vị trí của trang sức, chỳng tôi rút ra những biểu thức sau về hướng nghĩa biểu trưng của trang sức: TRANG SỨC LÀ VẺ ĐẸP, TRANG SỨC LÀ ĐỊA VỊ, TIỀN BẠC, TRANG SỨC LÀ SỰ RÀNG BUỘC CÁC MỐI QUAN HỆ. Hay nói khác đi, trang sức là sự ánh xạ về
giá trị của con người.
2. Các kết quả khảo sát chương 2 và chương 3 khá thống nhất với kết quả nghiên cứu của ngành văn hoá học. Trang sức là thành phần không thể thiếu được đối với con người. Cách nhìn nhận về trang sức cho thấy những nét văn hoá đặc trưng của người Việt:ưa giản dị, mộc mạc, trọng tình nghĩa và hoà đồng với thiên nhiên.
3. Tiếp cận vấn đề ngôn ngữ - tư duy – văn hoá từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận là hướng nghiên cứu khả quan và triển vọng. Kết quả của đề tài chỉ là những kết quả ban đầu chưa như mong muốn của người viết.
Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn bổ sung những vấn đề cũn chưa được giải quyết trong đề tài. Tác giả mong rằng có điều kiện tỡm hiểu sõu hơn về ngôn ngữ học tri nhận và phát triển đề tài trong tương lai.