Sự ánh xạ ý niệm từ chức năng làm đẹp của trang sức.

Một phần của tài liệu đặc điêm tri nhận của người việt qua trường từ vựng chỉ trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 45 - 47)

Ở đõy ta thấy sự trùng hợp hoàn toàn về khả năng làm đẹp của trang sức cho con người dù đó là loại trang sức nào. Dựa trên ngữ liệu khảo sát về thành ngữ, tục ngữ, ca dao có 67/182 ngữ liệu nói đến chức năng làm đẹp của trang sức:

- Chân đẹp về hài, tai đẹp về hoãn - Mình ở lỗ cổ đeo hoa

- Đánh phấn đeo hoa - Trẻ đeo hoa, già đeo tật - Hỡi người đi dép quai ngang Tay đeo nhẫn bạc em càng say mê

- Những người khéo léo gọn gàngBàn tay ngón nhẫn tốt, càng thong dong Bàn tay ngọc chuốc như sonSuốt đời khỏi phải lo toan vì tiền

Bàn tay ngón nhẫn tốt, càng thong dong Bàn tay ngọc chuốc như son

Suốt đời khỏi phải lo toan vì tiền - Tai nghe lệnh cấm hoa tai

Em đeo hoa lý, hoa lài cũng xinh. - Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên cành mỉa mai Em nghĩ mình em cú cỳc bạc đeo tai

Cúc bạn thỡ cú, trõm cài thỡ khụng Tóc em xanh, em vấn lộn khăn hồng

Quần lónh thõm đôi ba cái, đôi má hồng nhởn nhơ

Qua những dấu vết cũn lại trên ngữ liệu ngôn ngữ dõn gian có thể thấy được “lối nghĩ” của người dõn Việt về chức năng làm đẹp của trang sức. Với người Việt, trang sức khiến con người đẹp hơn “Cô gái đẹp nhờ

cườm cổ vòng tay”.

Theo dữ liệu khảo sát và kết quả khảo sát dõn dã, ở những người có đời sống kinh tế no đủ, dư dả thì nhu cầu làm đẹp cao hơn (102/216 = 41,2%) những người chưa có thu nhập hay thu nhập thấp:

Kết quả Đối tượng Số phiếu Tỉ lệ phần trăm Giới tính Nam 30/102 29,4% Nữ 72/102 70,5% Độ tuổi 10-19 30/102 29,4% 20-30 42/102 41,17% 31-50 30/102 29,4% Nghề nghiệp Tri thức 45/102 44,1% LĐCT 19/102 18,6% HS-SV 38/102 37,2%

Bảng 3.1: Khảo sát điền dã chức năng làm đẹp của trang sức

Không chỉ vậy, nhu cầu làm đẹp nhờ trang sức thiên về giới tớnh nữ và ở độ tuổi 20-30. Điều này cho thấy, phái đẹp và độ tuổi trưởng thành có nhu cầu làm đẹp cao hơn các đối tượng khác.

Ở những cách nói dõn gian, chức năng làm đẹp này thường được quan niệm có ý nghĩa đối lập với giá trị kinh tế, sự sung túc trong đời sống kinh tế của con người. Mặc nhiên khi con người chưa no đủ về đời sống vật chất thì chưa thể nghĩ đến khả năng làm đẹp “Cơm cắn không đầy miệng,

nói chi đeo vãnh đeo hoa”. Trong trường hợp đó, đôi khi những người làm

theo điều ngược lại thường bị chê trách, phê phán. Nhõn dõn ta thường có thái độ gay gắt với sự chăm chút về vẻ đẹp bề ngoài: “Cô kia mặt trẽn mặt

trơ, vàng đeo bạc quấn cũng dơ dáng người” hay “Lẳng lơ đeo nhẫn không chừa, Nhẫn rơi thì mất lẳng lơ vẫn còn” Khi sự chăm chút cho vẻ bề

ngoài được quan tõm thái quá sẽ đem lại những cách thức đánh giá về phẩm chất đạo đức của con người.… Điều đó đã phản ánh được lối sống ưa những điều giản dị, mộc mạc của người dõn Việt ta.

Bên cạnh đó, chức năng làm đẹp của trang sức cũng được quan niệm dựa theo độ tuổi. Dõn ta quan niệm “Trẻ đeo hoa, già đeo tật”. Điều đó nghĩa là chức năng làm đẹp của trang sức thường chỉ gắn với tuổi trẻ, tuổi xuõn của con người. Nếu tuổi đã già mà vẫn cũn chú ý đến điều này thì sẽ “Đã già còn đeo hoa núc nác” hay “Chết già còn đeo hoa nốc nác”…

Kết quả khảo sát điền dã cho thấy đa phần chức năng làm đẹp của trang sức thường được gắn với giới tớnh nữ (70,5%) và điển mẫu “nhẫn”.

Đõy là một thuộc tớnh cho thấy mối quan hệ về giới và vị trí của trang sức. Điều này chúng tôi sẽ nói cụ thể ở mục 3.2.

Như vậy với chức năng làm đẹp, trang sức đã phản ánh những quan niệm, lối nghĩ của người Việt về mối quan hệ giữa “chức năng làm đẹp của

trang sức với đời sống vật chất và với độ tuổi”… Đõy cũng là một ánh xạ

cho thấy nét văn hoá của dõn tộc Việt về trang sức.

Một phần của tài liệu đặc điêm tri nhận của người việt qua trường từ vựng chỉ trang sức trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)