Năm 1992, khi công bố công trình Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, các tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cũng đã dành một phần để nói về truyện Ba Phi trong
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học dân gian Việt Nam, thể loại truyện cười dân gian được sưu tầm, nghiên cứu ở bình diện phổ quát, toàn dân và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu truyện Trạng dân gian ở các vùng khác nhau của đất nước ta càng được chú trọng hơn Vì vậy đã đạt được những kết quả hết sức khả quan Tuy nhiên, truyện
Trạng dân gian ĐBSCL chưa được chú trọng khai thác “Giới sưu tầm truyền thống dân gian VN - chỉ nói riêng về phần văn học còn nợ đất miền Nam nhiều quá” Vũ Ngọc Khánh [36:2] Từ việc nhận ra những giá trị
thực sự hữu ích của truyện cười dân gian nói chung, truyện Trạng nói riêng, việc sưu tầm nghiên cứu vốn tri thức phong phú mà thể loại VHDG này mang lại đang là một hướng đi được giới nghiên cứu VHDG Nam Bộ đặc biệt quan tâm và chú ý khai thác
1.2 Kho tàng truyện cười dân gian người Việt bao gồm hai bộ phận:
bộ phận truyện cười riêng lẻ và bộ phận truyện cười gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh một nhân vật nào đó kiểu Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Ngộ, Thủ Thiệm, Ba Phi Bộ phận này khá phổ biến trong nhân dân
và cũng được nhân dân hết sức yêu thích Tuy nhiên, nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đồng bộ Đặt truyện Ba Phi vào hệ thống truyện cười xoay quanh một nhân vật ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập trung nghiên cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng
hệ thống như Ông Ó, Thủ Thiệm… ít được chú ý nghiên cứu một cách qui
mô và dưới cái nhìn Folklore học Do vậy, nghiên cứu truyện Ba Phi từ góc
độ văn hoá dân gian Nam Bộ không chỉ có ý nghĩa đóng góp về mặt tư liệu cho kho tàng truyện Trạng VN nói chung mà còn góp phần định dạng truyện Trạng Nam Bộ dưới góc nhìn Folklore học
Trang 21.3 Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện Trạng ở Cà Mau nói riêng gần đây đã có những bước tiến triển đáng
kể Tuy nhiên, ngoài việc sưu tầm tư liệu thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu phần lớn chỉ có những bài riêng lẻ đăng tải trên các tạp chí và các bài tham luận trong cuộc hội thảo được tổ chức ở Cà Mau Vì vậy, từ sự kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với những phát hiện mới của mình để viết nên một đề tài khoa học tạm gọi là có qui mô về nguồn truyện Ba Phi vùng Tây Nam Cà Mau và đặc biệt, lại đặt nó trong môi trường văn hóa dân gian để khảo sát vẫn là một khát vọng bấy lâu nay của tôi Việc làm này, thiết nghĩ không chỉ có tác dụng lưu truyền và gìn giữ những giá trị đích thực của nguồn truyện mà còn góp phần khẳng định nét đặc thù văn hoá của một miền đất trẻ nơi tận cùng đất nước
1.4 Là một người con của quê hương Cà Mau và là một cán bộ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP), việc sưu tầm và nghiên cứu kiểu truyện Ba Phi không chỉ có ý nghĩa hoàn thành một luận văn sau đại học mà còn có tác dụng giúp cho tôi giảng dạy và bồi dưỡng cho sinh viên trường CĐSP Cà Mau có thêm vốn kiến thức về truyện Ba Phi cả về tư liệu cũng như lý luận, để họ có thể dạy tốt phần văn học địa phương trong chương trình của trường trung học cơ sở sau khi ra trường
2 Lịch sử vấn đề
Quá trình nghiên cứu truyện Trạng có thể được chia làm 2 giai đoạn:2.1 Trước năm 1954, truyện Trạng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết Nhìn chung các nhà nghiên cứu
và các nhà sưu tầm chỉ giới thiệu một cách sơ lược về một vài nhân vật Trạng khi công bố một số truyện Trạng Nguyễn Thúc Khiêm giới thiệu truyện Trạng Gầu, Trạng Khiếu Bùi Quang Nho giới thiệu truyện Ông Ó Nguyễn Văn Minh giới thiệu về Nguyễn Giản
Trang 3Thanh Truyện Trạng và hệ thống truyện Trạng chưa được chú ý nghiên cứu nhiều.
2.2 Sau năm 1954, cùng với sự phát triển của khoa học Folklore
VN, việc nghiên cứu truyện Trạng có nhiều khởi sắc và đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu rất có giá trị như: “Tìm hiểu tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh, “Nghiên cứu tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam” của Đỗ Bình Trị Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chủ
yếu chỉ đề cập đến truyện Trạng Quỳnh và Trạng Lợn Ông Ó ở Nam Bộ tuy được Bùi Quang Nho chú ý khá sớm, nhưng đây chỉ đơn thuần là công trình sưu tầm các câu truyện kể dân gian về Ông Ó Năm 1999 tác giả Cao Thanh Giản cũng đã tiến hành phân loại truyện Trạng người Việt theo đề tài, chủ đề, và theo vị trí địa lý Như vậy, có thể nói hệ thống truyện Trạng
ở Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với quá trình sưu tầm
và nghiên cứu truyện Trạng ở miền Bắc
2.2.1 Truyện Ba Phi là một hệ thống truyện Trạng được sưu tầm khá muộn so với các hệ thống truyện Trạng khác cùng thể loại Năm 1976, Hà Châu giới thiệu nguồn truyện này trên báo Nhân dân (số ra ngày 30 tháng 6) Năm 1978, tác giả Nguyễn Việt Tùng cũng bắt đầu giới thiệu những mẩu truyện Ba Phi liên tục trên 42 số báo của Báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Năm 1979, Văn nghệ Minh Hải đã lần lượt xuất bản các tập
truyện mà Nguyễn Việt Tùng đã công bố trên báo chí với tựa đề Chuyện vui Ba Phi gồm 34 truyện Và cũng năm ấy cuốn Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương Chính và Phong Châu đã giới thiệu một số truyện Ba Phi
trong diện mạo truyện cười dân gian Việt Nam Năm 1990, các tác giả Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị đã giới thiệu 8 mẩu truyện Ba Phi cùng với một số hệ thống truyện Trạng Nam Bộ khác Cùng năm này,
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tập truyện Những câu
Trang 4truyện lý thú của bác Ba Phi do Phan Anh Tuấn biên soạn Năm 1994, tác giả Hồng Điệp tuyển chọn và giới thiệu tập truyện Bác Ba Phi Các tác giả
Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương cũng đã công bố bộ sách
Kho tàng truyện Trạng dân gian Việt Nam (6 tập) trong đó cũng có giới thiệu
về nguồn truyện Ba Phi gồm 43 truyện Năm 1997, khoa ngữ văn trường
ĐHSP Cần Thơ xuất bản cuốn Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long
giới thiệu 8 truyện Ba Phi Đến năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên giới thiệu 4 tập sách Bác Ba Phi với 39 truyện do Hoàng Oanh tuyển chọn Năm
2001, tác giả Nguyễn Giao Cư công bố 32 truyện Ba Phi trong cuốn Giai thoại truyện Trạng do nhà xuất bản Trẻ phát hành Tuy số lượng truyện sưu
tầm ở các sách nêu trên là khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đã sưu tầm được hầu hết các truyện Ba Phi lưu truyền ở miền Tây Nam bộ
2.2.2 Công việc nghiên cứu Truyện Ba Phi cũng chỉ bắt đầu học sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Tác giả đầu tiên đề cập đến truyện Ba Phi là Hà Châu Ban đầu bà giới thiệu Truyện Ba Phi trên báo Nhân Dân, sau
đó bà lại công bố kết quả nghiên cứu của mình trong bài viết in ở tập san của hội văn nghệ dân gian Việt Nam Tác giả Bùi Mạnh Nhị, người dồn nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm, nghiên cứu cũng như gìn giữ và bảo tồn mảng VHDG miền Nam, đã dành rất nhiều công sức và tình cảm của mình cho mảng truyện Ba Phi Ông đã giới thiệu nguồn truyện Ba Phi trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và trên tạp chí Văn hoá dân gian số 2 năm
1985 Đặc biệt ông là người có công rất lớn trong việc giúp đỡ tỉnh Cà Mau trong quá trình tổ chức hội thảo về truyện Ba Phi cũng như đưa ra nhiều nhận định, đánh giá có giá trị về nguồn truyện Ba Phi trong các bài viết như:
Truyện Ba Phi và văn hoá dân gian Nam Bộ, Rừng cười Ba Phi Năm 1992, khi công bố công trình Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, các tác giả
Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cũng đã dành một
phần để nói về truyện Ba Phi trong cuốn Rừng U Minh hùng vĩ.
Trang 5Ngày 28 tháng 11 năm 2002 Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học
“Truyện Ba Phi và Văn hoá dân gian Nam Bộ” Đây là một cuộc hội thảo
đầu tiên, có qui mô lớn nhất về truyện Ba Phi Hội thảo có hơn 30 bài tham luận có giá trị của các nhà nghiên cứu xoay quanh một số chủ đề sau:
* Chủ đề thứ nhất: gồm 7 bài tham luận, trình bày một cách khái
quát về hoàn cảnh xuất thân, gia đình, quê hương và cuộc đời của Nguyễn Long Phi tác giả của hiện tượng văn hoá dân gian Nam Bộ: Truyện kể Bác
Ba Phi
* Chủ đề thứ hai: gồm 15 bài tham luận chủ yếu bàn về những giá trị
về mặt nội dung và nghệ thuật của hệ thống Truyện Ba Phi
* Chủ đề thứ ba: gồm 8 bài trong đó các tác giả tập trung khẳng định
lại một lần nữa những giá trị của nguồn truyện và đưa ra những kiến nghị nhằm bảo tồn và gìn giữ nguồn di sản phi vật thể có giá trị này
Có thể coi cuộc hội thảo này là một mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống Truyện Ba Phi và luận văn mà chúng tôi đang nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện thêm công cuộc nghiên cứu về hệ thống truyện này
3 Mục đích nghiên cứu và nhiêm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm vào các mục đích sau:
3.1.1 Định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Trạng Việt Nam nói chung và làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ thống truyện Ba Phi
3.1.2 Khảo sát một cách hệ thống những giá trị về nội dung và nghệ thuật của kiểu truyện với hy vọng thế hệ trẻ của Cà Mau sau này sẽ có một tài liệu khá đầy đủ về kiểu truyện này để học tập, nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ
Trang 6Để đạt được những mục đích trên chúng tôi phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
3.2.1 Miêu tả một cách khái quát về tài nguyên thiên nhiên, con người, đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân Cà Mau để thấy được thiên nhiên và con người, đặc biệt là dấu ấn văn hoá Nam Bộ đã đi vào mảng truyện Ba Phi như thế nào Bên cạnh đó chúng tôi phải tìm hiểu khá
kĩ lưỡng về lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Cà Mau nói riêng vì quá trình này gắn liền với lịch sử hình thành và lưu truyền kiểu Truyện Ba Phi
3.2.2 Đặt hệ thống truyện Ba Phi dưới góc nhìn Folkore học, khảo sát, phân tích, đánh giá những giá trị về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của hệ thống truyện Ba Phi trong mối quan hệ mật thiết với Văn hoá dân gian Nam Bộ, để định dạng hệ thống truyện Ba Phi trong hệ thống
truyện Trạng VN
4 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyện Ba Phi là hệ thống những câu chuyện rất quen thuộc với người dân Cà Mau nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung Ở hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, người dân đều biết kể hoặc ít nhất là họ cũng được nghe
kể chuyện Ba Phi, vì vậy hiện nay có rất nhiều dị bản về các câu truyện Ba Phi ở các vùng và các tỉnh khác nhau Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ lấy hệ thống truyện Ba Phi sưu tầm và lưu truyền ở vùng đất trẻ Tây Nam Cà Mau - Quê hương của Bác Ba Phi làm đối tượng để nghiên cứu
Sau một thời gian điền dã ở các huyện của Cà Mau và ngay ở cả huyện Trần Văn Thời, nơi Bác Ba và gia đình Bác sinh sống và lập nghiệp, chúng tôi nhận thấy số lượng truyện Ba Phi được lưu truyền ở các huyện của tỉnh Cà Mau dao động ở khoảng từ 40 đến 48 truyện (không kể những truyện được sáng tác mô phỏng theo phong cách Ba Phi) Các câu chuyện
Trang 7mà chúng tôi được nghe trong quá trình điền dã ở các huyện cũng như các câu chuyện đã được in thành văn bản có nội dung cơ bản là giống nhau, chỉ
có tên truyện và độ dài ngắn của văn bản là khác nhau Những truyện mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu gồm 40 mẩu chuyện được tổng hợp trong quá trình điền dã và từ các tư liệu sau:
- Truyện vui Ba Phi, gồm 33 truyện [76 ]
- Những câu chuyện lý thú của Bác Ba Phi, gồm 38 truyện [75 ]
- Chuyện của Bác Ba Phi, gồm 39 truyện [16 ]
- Truyện Bác Ba Phi, gồm 42 truyện [15 ]
- Kho tàng truyện tranh Ba Phi, gồm 42 truyện [70 ]
- Truyện Ba Phi, một di sản VHPVT Cà Mau, gồm 40 truyện [33 ]
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
4.2.1 Phương pháp điền dã
Phương pháp này một mặt giúp chúng tôi giúp có điều kiện kiểm tra lại những truyện đã được định thành văn bản và một mặt sưu tầm thêm những truyện còn tồn tại trong dân chưa được giới thiệu
4.2.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Trang 8Truyện Ba Phi không chỉ là một hiện tượng của VHDG mà còn là sản phẩm của văn hoá xã hội Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung Do vậy, khi nghiên cứu các tác phẩm này cần vận dụng những kiến thức của những ngành khoa học khác để phân tích và lý giải.
Ngoài các phương pháp cơ bản trên, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân tích, tổng hợp Các thao tác này giúp chúng tôi khám phá đối tượng một cách toàn diện và đầy đủ hơn
5 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
A Phần mở đầu
B Phần nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Vùng đất Tây Nam Cà Mau, quê hương Bác Ba Phi Môi
trường hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi
Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện Bác Ba Phi
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện Bác Ba Phi
C Phần kết luận
6 Đóng góp của luận văn
- Qua việc điền dã, thống kê, phân loại luận văn đã có được một nguồn tư liệu đáng tin cậy về hệ thống truyện Ba Phi ở Cà Mau
- Đặt truyện Ba Phi trong mối quan hệ với văn hóa dân gian Nam
Bộ, luận văn đã chỉ ra được dấu ấn văn hóa Nam bộ đã đi vào hệ thống truyện Ba Phi như thế nào và hệ thống truyện này biểu hiện nó ra sao trên
cả hai phương diện: nội dung và hình thức
- Hiện nay, vấn đề xếp truyện Ba Phi vào thể loại nào vẫn chưa đi đến thống nhất Đại đa phần các nhà nghiên cứu đã xếp truyện này vào loại truyện Trạng Luận văn của chúng tôi góp thêm tiếng nói khẳng định truyện Ba Phi là truyện Trạng
Trang 9PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 VÙNG ĐẤT CÀ MAU - MIỀN TÂY NAM BỘ - MÔI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI
1 Vùng đất trẻ Cà Mau - miền Tây Nam Bộ - quê hương Bác Ba Phi
Xã Khánh Hưng thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quê hương của Bác Ba Phi, là vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) Vùng đất này được các nhà địa lý gọi là vùng đất mới Tây Nam Bộ và được tác giả Hà Châu gọi là vùng đất trẻ Tây Nam Là vùng đất trẻ, bởi lẽ so với lịch sử hình thành lâu đời của dân tộc Việt Nam, địa danh này mới được hình thành khoảng 300 năm Tuy là vùng đất mới nhưng Cà Mau đang gìn giữ những giá trị văn hoá của tổ tiên được kết tinh từ ngàn năm Nó là sản phẩm của những con người vốn được sinh ra và lớn lên ở những miền đất có bề dày văn hiến của miền Bắc, miền Trung và những dân tộc láng giềng di dân
và khẩn hoang vào vùng đất tận cùng của Tổ quốc Đây là vùng đất được
thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”; “đồng xanh thẳng cánh chim bay” Thêm vào đó là sự chung lưng đấu cật của các bà con người Việt, Hoa,
Khmer trong việc khai khẩn, gìn giữ và bảo vệ, làm cho vùng đất này ngày
một phong phú và giàu đẹp thêm Chúng ta sẽ thấy rõ thế giới động thực vật,
hình thái lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất và tinh thần của ĐBSCL nơi
đây in dấu đậm đặc trong hệ thống truyện Ba Phi như thế nào
1.1 Tài nguyên và sản vật
1.1.1 Tài nguyên lúa, hoa màu và một số cây khác
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm lúa của cả nước Cà Mau là một tỉnh thuộc ĐBSCL và cũng được xem là vùng trọng
Trang 10điểm lúa của Miền Nam Với diện tích đất canh tác lúa chiếm 180.000 ha, sản lượng hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn Bà con nông dân ở đây có thể trồng hai vụ lúa trong một năm Giống lúa đa dạng nào Nàng Thơm, Bông Đinh, Trứng Tép; nào Nàng Tương, Nàng Xao, Ruột Lớn, Thần Nông đỏ, Quản tám, Bảy Giáo; lại còn lúa trời cho, lúa chim móng vàng, lúa một bụi và cho năng suất khá cao.
Việc trồng lúa của bà con nông dân ở ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng an nhàn hơn so với ĐBSH Tuy nhiên, do đặc thù của miền đất mới, phù sa bồi đắp quanh năm, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm đa phần nên ngoài cây lúa chỉ có một số loại cây có thể phát triển tốt ở Cà Mau như cây dừa, cây đu đủ, cây chuối, cây dừa, cây khóm, cây mía, khoai lang, khoai mì…
1.1.2 Vật nuôi và thuỷ hải sản
Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản là những ngành chính mang lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở
Cà Mau Đào mương, nuôi cá, lên liếp, trồng cây là những công việc truyền thống mà bà con nông dân ở đây vẫn làm Hệ thống kênh, rạch, ao, mương chằng chịt và nguồn cá vốn có của tự nhiên đa dạng về chủng loại: cá lóc,
cá trê, cá rô, cá bổi, cá thác lác… tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá đồng phát triển hầu hết ở các vùng ngọt hoá của bán đảo Cà Mau Hàng năm, cứ tới mùa mưa là chúng sinh sôi, nảy nở dọc theo mùa lúa, rồi đến mùa hạn lại kéo vào các đìa (ao) và người nông dân chờ đến ngày nước cạn hơn để thu hoạch Sản lượng thu hoạch có thể đạt 10.000 tấn/ năm Những sản phẩm được chế biến từ cá rất đa dạng phong phú, có giá trị về mặt kinh
tế và là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho Cà Mau
Ngoài nghề nuôi cá đồng, ở Cà Mau còn phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm Đây cũng là một công việc mang lại thu nhập chính cho
Trang 11bà con trong những đợt nông nhàn Nguồn rau cỏ tự nhiên phong phú và tươi tốt tạo điều kiện cho bà con có nguồn lợi cao, vốn ít lãi nhiều.
Nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm xuất khẩu là ngành chính, đem lại siêu lợi nhuận cho Cà Mau Với chiều dài bờ biển 251,7 km, với những cửa sông lớn như: Bồ Đề, Ông Trang, Ông Đốc…là những ngư trường rộng lớn
có các loài thuỷ sản phong phú, có thể cho sản lượng 600.000 tấn/ năm
Sự trù phú mà nguồn tài nguyên, sản vật này mang đến cho Cà Mau không chỉ ở phương diện kinh tế nó còn là nguồn đề tài và nguồn cảm hứng cho các sáng tác VNDG phát triển, trong đó có hệ thống truyện Ba Phi
1.1.3 Tài nguyên rừng và sản vật rừng
U Minh (Rừng Tràm) và Đất Mũi (Rừng Đước) đựợc xem là hai lá phổi xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái cho ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng Hai cánh rừng độc đáo này có rất nhiều điều cần khảo sát, nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến những yếu tố liên quan đến nguồn truyện kể Ba Phi
Rừng U Minh
Vượt qua những kênh rạch chằng chịt chúng ta đến rừng U Minh, rộng khoảng 190.000 ha Bà con gọi phần rừng phía Bắc là U Minh thượng, phần rừng phía Nam là U Minh hạ Rừng U Minh có thể gọi là rừng Tràm bởi vì cây tràm là loại cây chính của khu rừng Hoa tràm thơm dịu cho nhụy nuôi ong Khí hậu vùng ven rừng tràm luôn luôn trong sạch Từ đầu tháng
ba, vào mùa trổ hoa, những bông tràm nhỏ với chùm nhụy trắng phớt, hương tràm lan tỏa lôi cuốn đàn ong về làm tổ trên cây tràm, chúng chăm chỉ kết mật suốt mùa hoa Bà con trong vùng hàng ngày vào rừng tìm tổ ong lấy mật Con người nhập vào quá trình ấy một cách tự nhiên, dần dần hình thành lớp thợ chuyên việc lấy mật ong trong rừng Trong quá trình đi “ăn ong” họ
đã tích lũy được kinh nghiệm lấy mật, hiểu được sở thích và tập quán của
Trang 12“đón” bầy ong về đóng tổ Khi ong đã chịu về “căn nhà ” rồi, họ chỉ lo bảo
vệ và chăm sóc Có thể nói nơi đây người nông dân biết kết hợp giữa qúa trình phát triển tự nhiên của bầy ong với lao động cụ thể của con người
Khu rừng độc đáo này còn có rất nhiều sân chim, nơi tụ họp của thế giới loài chim: vịt trời, ngỗng, chim sen, chim lông ô, chim riêng, chim vỏ
ốc, chim gạt giang, sến, cao các, chảo đông, chằng bè, còng cọc… Những bãi trứng trong sân chim như một cảnh quan huyền thoại Cứ đến mùa mưa, từ những vùng khác nhau, các loại chim bay đến làm tổ la liệt Sân chim rải rác trong khắp khu rừng, ven đầm nước Các sân chim ở đây đã trở thành các khu du lịch sinh thái và các loại chim cũng được khai thác hợp lý để phục vụ cho khách du lịch góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh nhà
Cá trong rừng U Minh là nguồn thực phẩm dồi dào của dân quanh vùng Chúng sống trong các đầm, đìa, kênh, rạch, chui trong lớp bùn mỏng
Cá lóc (tức cá chuối ), cá trê, cá sặc bổi, cá thác lác, cá trạch, cá chình… Hàng năm, bà con nông dân giăng lưới, giăng câu, đặt đó dọc theo những kênh mương để bắt cá
Ngoài cây tràm, rừng U Minh còn có những thứ cây quý khác như: cây kè, cây nhum, cây dâu đất, cây tai mang, cây choại… Các loại cây này được bà con sử dụng làm nhà và đồ dùng trong nhà
Rừng đước Cà Mau
Đây là một cánh rừng ven biển rộng khoảng 120.000 ha Suốt quá trình đất liền lấn ra biển, con người đã chứng kiến các loại cây vượt qua mọi thử thách Đước là một trong số những cây chịu được sự nuôi dưỡng của nước mặn Đước có bộ rễ to và khoẻ, chùm rễ rậm rạp, có khả năng giữ thân cây đứng vững khi có mưa giông và những đợt sóng triều… Bà con ở quanh vùng nói nhiều đến quả đước như chiếc thoi dài rụng xuống bùn sâu, rụng đến đâu cây mọc lên ngay ở đó Vì vậy trong rừng, đước mọc chi chít chen nhau
Trang 13Không khí trong vùng ẩm ướt luôn luôn, lá cây đầy mọng nước Rừng đước
và rừng tràm là hai lá chắn bền bỉ bảo vệ người dân Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung khỏi thiên tai lũ lụt
Rừng đước Cà Mau là một nguồn lợi lớn Gỗ đước cho than tốt vào bậc nhất Bà con có tập quán xây lò đốt củi lấy than cung cấp khắp vùng Tôm, cua, cá… sống ở các kinh rạch trong rừng với mật độ dày đặc Vì vậy nghề chài lưới rất phát triển
Động vật trong rừng vẫn còn là bằng chứng cảnh quan kỳ lạ Cách đây không lâu (khoảng dăm chục năm) người ta nói nhiều đến giống cọp
và các loài thú khác như: heo rừng, chồn, nai, cáo Đặc biệt vẫn còn rất nhiều loài thú quí hiếm hiện thời vẫn còn đang sống trong các ngóc ngách của rừng
1.2 Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau
1.2.1 Khái lược về cộng đồng người Việt và cộng đồng các cư dân khác ở Nam Bộ - những chủ thể của vùng văn hoá Nam Bộ
Những lớp cư dân người Việt đầu tiên đến khai thác vùng Nam Bộ hầu hết là người ở Thuận Quảng vào Cha ông họ đã theo chúa Nguyễn Hoàng bỏ quê (chủ yếu là Thanh Hoá) vào lập nghiệp ở phía nam Hoành Sơn Qua sử
liệu, ta biết được thành phần các lớp cư dân đi lập nghiệp, vài ngoài “cự tộc”
hầu hết là dân nghèo Trước vùng đất mới đầy rẫy những khó khăn, họ đã phải chung lưng đấu cật hết lòng vì nhau để sống còn Họ cộng cảm với nhau trong tâm lý dấn thân vì chẳng ai còn đất cũ để quay về nữa Họ chung tay cùng khai sơn phá thạch, lập xóm làng kề cận nhau ở những ngã ba sông và những thôn ấp dọc theo các bờ kênh rạch, để dễ bề cưu mang nhau như cái truyền thống làng ngàn xưa Chính cái hoàn cảnh đó đã tạo nên những nét đặc thù của phong cách, tính khí người Nam Bộ, để rồi từ những nhân cách cụ thể sẽ
xuất hiện những biểu hiện văn minh - văn hoá của những truyền thống đặc
Trang 14Cũng căn cứ theo sử liệu ta thấy, khi cư dân người Việt đặt chân đến khai phá vùng đất Nam Bộ, họ đã thấy có sự hiện diện của người Khmer Nhưng đây chỉ là những cộng đồng người phân tán, sống rải rác trên những giồng đất ven sông Cộng đồng ấy tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển mới của Nam Bộ, nhưng vẫn luôn bảo vệ nét đặc thù văn hoá của mình “…
người Khmer mà trong truyền thuyết khởi nguyên là con cháu của dòng dõi chim thần Garuda có sức điều động lửa và sấm sét phối hợp cùng vị thống lĩnh các nguồn nước, mưa, sông, rạch của dòng dõi cá thần hay rắn thần Naga, đã có một lịch sử văn hoá, nhân chủng, tổ chức xã hội và chữ viết Pali mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Ấn Độ cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc này Từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa và từ tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên một truyền thống văn hoá cá biệt với những kiến trúc chùa nguy nga, với các mô típ Ria - hu, tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong cách riêng”[43; 29] Tuy nhiên, cuộc sống cộng cư
hàng trăm năm qua giữa người Việt và người Khmer đã góp phần tạo nên
sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Nam Bộ
Có thể nói, người Chăm là cộng đồng người đến vùng đất Nam Bộ gần như sau hơn so với người Khmer và người Việt Họ là những thần dân
phiêu tán của vương quốc Chăm Pa vào cuối thế kỷ XVII “Con đường phiêu bạt” của họ đến đất Nam Bộ gần như phải đi một đường vòng từ Nam Trung Bộ sang Campuchia rồi di chuyển về ĐBSCL “Con đường phiêu bạt”
làm cho văn hoá Chăm ở Nam Bộ có những nét riêng so với vốn văn hoá truyền thống của người Chăm ở Nam Trung Bộ, là kết quả của các ảnh hưởng bởi văn hoá Hồi giáo (Islam) thay vì chủ yếu là văn hoá Bà La Môn giáo trước kia Như vậy, có thể văn hoá Chăm nơi đây gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi quá trình giao tiếp văn hoá Việt - Chăm trên bước đường của người Việt qua đất miền Trung để vào Nam Bộ, hoặc là trực tiếp giao lưu
Trang 15trong quá trình cộng cư của người Chăm và người Việt ngay trên mảnh đất Nam Bộ: Bằng nhiều con đường mà văn hoá Chăm đã từng bước in dấu ấn khá rõ nét trong nhiều mặt đời sống văn hoá của người Việt ở Nam Bộ.
Tương tự người Chăm, bộ phận người Hoa đông đảo trên đất Nam
Bộ ban đầu với tư cách là thần dân của vương triều Minh mới vừa sụp đổ, sang xin tị nạn chính trị ở Việt Nam vì không chịu thuần phục nhà Thanh đang “lên ngôi” ở Trung Quốc Sau khi tìm được chỗ “đất lành chim đậu”,
họ không trở về cố hương nữa Đến Nam Bộ họ cũng mang theo rất nhiều những nét văn hoá truyền thống như: những tín ngưỡng, lễ hội thờ Bà Thiên Hậu, Quán Thánh, Đế Quân, Ông Bổn Người Hoa giỏi nhiều nghề, đặc biệt là nghề buôn bán Là tộc người rất có đầu óc kinh doanh nên người Hoa nói chung rất thực tế và thực dụng Yếu tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến lớp cư dân người Việt cũng như các tộc người khác ở Nam Bộ
1.2.2 Cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khmer Cà Mau
Trong quá trình Nam tiến, Cà Mau được xem là vùng đất dừng chân cuối cùng của những kẻ li hương Cộng đồng cư dân ở Cà Mau chủ yếu gồm ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer Trong những năm tháng khẩn hoang đầy khó khăn, nguy hiểm và những năm tháng kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đầy gian nan, vất vả, họ đã đồng cam cộng khổ bám đất, bám rừng xây dựng và bảo vệ mảnh đất nơi tận cùng Tổ quốc này
Người Việt
Khi nói về nguồn gốc của người Việt ở Nam Bộ (Cửu Long - Đồng Nai) GS Trần Văn Giàu nhận định rằng:
“Gốc gác người nông dân lục tỉnh chủ yếu gồm:
Thứ nhất là những nông dân Trung, Bắc bần cùng, lưu tán hay muốn tránh cuộc phân tranh đẫm máu kéo dài giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn
Trang 16từ đầu thế kỉ XVII đã lần lượt theo gió mùa vào vùng Đồng Nai - Cửu Long để kiếm sống và an thân
Thứ nhì là những người (số ít) có tiền của, có quyền thế, chiêu mộ dân nghèo (số nhiều) ở miền Trung đi vào Nam khẩn đất theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn.
Thứ ba là những lính tráng cùng nhiều tội đồ được triều đình sai phái, bắt buộc vào miền Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ biên cương, giữ trị
an vừa mở ruộng lập vườn xung quanh các cứ điểm quân sự”[69;198]
Dân số người Việt hiện nay ở Cà Mau có khoảng 1.120.000 người, chiếm 96% dân số của tỉnh Cư dân Việt sống rải rác khắp nơi ở Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn Họ làm rất nhiều nghề: công chức, buôn bán, làm ruộng, làm vuông… Ngoài những người sống ở thành phố và các thị trấn, người Việt lập làng (ấp) dọc theo các kênh rạch và các ngã ba sông để tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá
Ngay từ những năm tháng mới đặt chân đến miền đất “Muỗi kêu như hát bội, đỉa lền tựa bánh canh” rồi đến những năm đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược, người Việt Cà Mau ý thức được rằng để vượt qua khó khăn, gian khổ thì mọi người phải đồng tâm hiệp sức với nhau Chính vì vậy tư tưởng của họ rất thoáng và tấm lòng của họ cũng rất cởi mở Đúng như nhà văn Sơn Nam nhận xét chung về cách sống và lối cư xử của người Nam Bộ mà
Cà Mau cũng là một thành viên trong đó
“…Lối cư xử với bạn bè:
- Niềm nở với người chưa quen hay mới quen lần đầu; không thắc mắc với quá khứ của bạn Nặng về cảm tính khi đánh giá con người.
- Sẳn sàng nhường nhịn bạn, nhưng nếu bạn có ý xấu thì chỉ nhịn đôi lần mà thôi, sau đó dứt khoát tỏ thái độ.
- Ăn ở có hậu, mang ơn thì nhớ trọn đời Bạn gặp khó khăn, sa sút
về kinh tế, về địa vị thì vẫn trọng
Trang 17- Có lỗi với bạn bè thì xin lỗi ngay Muốn nhờ bạn việc gì nên nói thẳng, chẳng nên quanh co Giữ lời hứa, nói là làm, đáng ghét là những ngưòi nói mà không làm.”[43;91].
Người Khmer
Khmer là một trong ba dân tộc có mặt ở Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng trong những ngày đầu khẩn đất cũng như trong những năm kháng chiến trường kì Hiện nay, người Khmer có khoảng 24.000 người, chiếm khoảng 2,1% dân số của tỉnh Đa số họ là những người thật thà, chất phác, cần cù lao động Họ làm rất nhiều nghề: làm ruộng, làm vuông, làm thợ thủ công…Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn là những nông dân nghèo và phải
đi làm thuê làm mướn theo mùa vụ Họ sống tập trung ở những phum, srok hoặc sống xen kẽ cùng với người Hoa và người Việt trong các làng, các thị trấn và thành phố
Tuy là dân tộc thiểu số, nhưng người Khmer có nền văn hoá đa dạng
và hết sức độc đáo Người Khmer Cà Mau theo đạo Phật, phái Tiểu thừa Ở những khu dân cư tập trung đông đúc của họ thường có một ngôi chùa với một Sala (nhà hội) Chùa của người Khmer rất đồ sộ, chạm trổ và trang trí theo phong cách dân tộc rất độc đáo Chùa vừa là nơi thờ cúng tôn giáo, vừa
là nơi sinh hoạt văn hoá, tổ chức hội hè, đồng thời cũng là nơi tu học chữ và học làm người của thanh niên Khmer khi đến tuổi trưởng thành Người Khmer rất tin ở kiếp sau bởi họ nghĩ rằng nếu sống thiện ở kiếp này sẽ được hưởng phước ở kiếp sau Chính vì vậy mà họ sống rất lương thiện và từ bi
Trong quá trình khai hoang và sinh sống ở vùng đất tận cùng của Tổ quốc này, người Khmer cùng với người Việt và người Hoa chung lưng đấu cật khai phá và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp
Người Hoa.
Là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa đã
Trang 18của Mạc Cửu hay là những người di dân từ những năm đầu của thế kỷ XX thì hầu hết họ là những người chạy nạn do phải chịu sự phân biệt đối xử giữa con dân của triều đình nhà Minh với con dân của triều đình nhà Thanh, đồng thời họ cũng là nạn nhân của sự áp bức về kinh tế của bọn phong kiến thực dân ở Trung Hoa Họ tìm đến Cà Mau và xem Cà Mau là quê hương thứ hai của mình, sống rất chan hoà cùng với người Việt cũng như người Khmer
Hành trang văn hoá mà người Hoa mang theo sang Việt Nam nói chung
và Cà Mau nói riêng là rất đáng trân trọng Nếp sống thuận hòa, kính trên nhường dưới, tiết kiệm, cùng với phong tục thờ cúng thần thánh, tổ tiên…của
họ đã có rất nhiều tác động tốt đến nếp sống của người Việt và người Khmer ở
Cà Mau
Người Hoa ở Cà Mau chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến Hiện nay người Hoa có khoảng 21.000 người ở Cà Mau, chiếm 1,9% dân số trong tỉnh Họ rất cần cù lao động và làm rất nhiều nghề: trồng rẫy, làm muối, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt người Hoa rất giỏi buôn bán Những người Hoa sống ở thành phố và các thị trấn ở các huyện của Cà Mau thường là những người có đầu óc kinh doanh nên đa số họ là những người giàu có
Giống như người Việt và người Khmer, người Hoa cũng đã chia ngọt
sẻ bùi, đồng tâm hiệp lực với hai dân tộc anh em khai phá, gìn giữ và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp
1.3 Văn hoá, xã hội
Ngoại trừ các thị trấn, nội thành thành phố và một số phum srok của người Khmer thì cộng đồng Việt, Hoa, Khmer ở Cà Mau sống đan xen nhau trong những đơn vị dân cư nhỏ gọi là ấp (làng), xã Trong các ấp, người Việt chiếm tỷ lệ đa số nên khi đề cập đến làng Nam Bộ người ta
Trang 19thường gọi là làng Việt Là một tỉnh thuộc ĐBSCL nên ấp, xã của Cà Mau cũng mang những đặc điểm chung của làng Nam Bộ.
1.3.1 Một số đặc điểm của làng Nam Bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng [69]
* Các đặc điểm của làng Nam Bộ
+ Tuổi đời trẻ
Tuổi đời của làng ở ĐBSCL ít hơn nhiều so với tuổi đời của làng ở ĐBSH Làng cao tuổi nhất cũng chỉ khoảng hơn ba trăm năm có từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu Ngoài người Việt, ở ĐBSCL còn có các dân tộc khác đến sinh sống, nhưng đa số họ sống rải rác ở khắp nơi Có thể nói mãi cho đến khi người Việt đặt chân đến vùng đất này, các làng theo đúng nghĩa của nó mới thực sự ra đời Chính vì vậy khi đề cập đến làng Nam Bộ người
ta thường gọi là làng Việt Trải qua tiến trình lịch sử, làng Nam Bộ có những nét riêng, do đặc điểm thiên nhiên, lịch sử, xã hội nơi này tạo ra
+ Các đặc điểm định cư: từ giồng xuống trũng
Nhìn từ góc độ quan hệ với thiên nhiên ta thấy: các địa điểm định
cư của người dân ở Nam Bộ đều rất thích ứng với thiên nhiên Con người lựa chọn những nơi thích hợp để định cư, họ thích nghi với thiên nhiên một cách chặt chẽ Sau một cuộc di cư dài đến miền đất mới còn rất hoang
vu, việc đầu tiên mà những lưu dân mới ấy phải làm là thích ứng với thiên nhiên còn hoang dã, nơi sẽ trở thành quê hương mới của họ Buổi đầu những lưu dân Việt chọn những con “giồng” làm đất dừng chân Bởi lẽ, giồng vừa có nước ngọt lại vừa cao ráo nên con người có thể tránh được muỗi mòng, rắn rết Nó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sống còn đầu tiên của người dân mới đến khai phá một vùng đất lạ Tại những con giồng làm đất dừng chân này, lưu dân Việt trồng rau màu ngắn ngày, từ đó mới dần dà tiến xuống đầm lầy, đất trũng…
Cũng về địa điểm định cư, người Việt, khi xuống đất trũng làng lập còn
Trang 20nghề chài lưới, dọc hai bờ sông còn có loại lập làng gần nơi “ giáp nước”, nơi gặp nhau giữa nước thủy triều chảy ngược và nước sông chảy xuôi Thuỷ triều đẩy nước vô các “kinh rạch”, gặp dòng chảy của nước sông ra biển: khi gặp nhau, dù “nước rong” hay “nước ròng”, nước đều không chảy nữa Phù sa lắng đọng ở những nơi này, mà cư dân quen gọi là “lưng lừa” Thuyền ghe ngược xuôi buôn bán thường nghỉ lại đây, chờ con nước Làng mạc mọc lên chính ở những nơi đây Có thể nói: ở đâu là nơi giáp nước, ở đó trên bờ là thị trấn, thị tứ, chợ búa, tiệm ăn,…
+ Hình thức quần cư: làng kéo dài trên diện rộng
Trong những mối quan hệ với thiên nhiên, hình thức quần cư của làng Nam Bộ cũng khác với ở ĐBSH Hình thức này đã được P.Gourou
[72;18 ] miêu tả qua tác phẩm Nông dân vùng châu thổ Bắc Kỳ Theo ông,
có ba loại làng cả thảy: làng trên dải đất cao ven sông, làng ven đồi, làng duyên hải Vẫn theo ông, hình thức quần cư ấy khiến cho mỗi làng là một quần thể khép kín, với lũy tre bao bọc quanh làng, với tường hay rào bao quanh từng nhà Hình thức ấy, ta không gặp lại khi nhìn vào làng của ĐBSCL Ở ĐBSCL có ba hình thức quần cư chính: tập trung, tương đối rải rác, hoàn toàn phân tán trên diện rộng Phân tán trên diện rộng là dạng phổ biến hơn cả, trong đó chủ yếu là quần cư theo tuyến hay toả tia Nói một cách khác, làng mạc được phân bố theo dạng kéo dài, lấy kinh mương hay lộ giao thông làm trục, dân cư ở hai bên kinh rạch hay dọc theo những con lộ, mặt nhà đều quay ra lộ hoặc kinh mương Nhìn từ trên cao, các làng mạc cứ như những tia dài Chính vì luôn kéo dài như thế, nên làng không có lũy tre bao quanh, không thành một quần thể riêng biệt, không cách bức với các làng khác như ở ĐBSH Hình thức quần cư ấy phải chăng là sự thích ứng hữu hiệu với môi trường chằng chịt kinh rạch? (ý kiến của phái đoàn chuyên gia thuỷ lợi và kinh tế Hà Lan từng khảo sát miền Nam Bộ cho chính quyền
cũ trước 1975) Nét riêng này của làng Nam Bộ, cùng với hệ thống kinh rạch
Trang 21chằng chịt, có khả năng tạo ra cho văn hoá dân gian của người dân ở đây nhiều nét khác biệt so với đồng bằng Bắc Bộ.
+ Làng khai phá
Nhìn dưới góc độ lịch sử, làng Nam Bộ là làng khai phá Nét riêng của làng Nam Bộ khiến cho nó khác hẳn với làng ở ĐBSH Nếu như làng Bắc Bộ xuất hiện từ sự tan rã dần của công xã nông thôn, thì làng ở ĐBSCL
ra đời từ nhu cầu cấp tốc khai phá đất mới, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
Có làng do dân cư từ nhiều nguồn tập hợp lại mà lập nên trong quá trình khai phá, có làng vốn là đồn điền của chúa Nguyễn, của nhà Nguyễn và có làng lại được hình thành từ việc lên bờ của các nhóm cư dân làm nghề chài lưới Nhưng nhìn vào mặt cắt dân cư nhiều làng ở Nam Bộ, ta đều nhìn thấy
có sự tập hợp của nhiều làng khác nhau, nhiều dòng họ khác nhau
Thời gian định cư của các “kiến họ” (tức dòng họ, theo cách gọi của Nam Bộ) trên đất của các làng ở đây diễn ra, tính cho đến nay, mới chừng chín, mười thế hệ Như vậy, làng Nam Bộ là làng khai phá Đặc điểm ấy
chi phối làng ở đây ít nhất cùng trên hai mặt Một là, trong lối sống của
người nông dân Nam Bộ, không có sự phân biệt của dân chính cư và dân
ngụ cư như làng Việt ở Bắc Bộ Hai là, làng Nam Bộ không có cảnh “ba họ
chín đời” như ở Bắc Bộ, do đó tính cố kết trong quan hệ làng xã là không chặt chẽ Trong hoàn cảnh chung ấy, mối gắn bó giữa người và người trong một làng không phải là quan hệ dòng họ, thậm chí cũng không phải là quan hệ
láng giềng lâu đời nữa Cùng chung cảnh ngộ, cùng rời bỏ quê hương đến làm ăn nơi đất lạ, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, dây liên kết gắn bó con người chỉ còn là quan hệ tình nghĩa Chất dân chủ và quan hệ bình đẳng trong cách đối xử của từng người với mọi người, trong từng làng Việt Nam Bộ, cội nguồn sâu xa là thế Thái độ trọng nghĩa khinh tài “Thấy
việc nghĩa mà không làm là đồ bỏ”, mà người dân vùng sông nước Nam Bộ
Trang 22biểu lộ trong lề thói sống hàng ngày, không phải không có căn nguyên rõ ràng.
Làng Nam Bộ chủ yếu là do người Việt khai phá nhưng nó lại được tạo lập trong quá trình người Việt cùng khai phá miền Nam Bộ này với người Khmer, người Chăm, người Hoa, thậm chí cả người Mạ, người Mnông, người Stiêng nữa Trong quá trình khai phá, không diễn ra sự loại trừ lẫn nhau giữa người Việt và các tộc người khác mà chỉ tồn tại sự hoà hợp, sự đoàn kết tương thân tương ái Sự hoà hợp ấy khiến cho làng Việt Nam Bộ mang một số nét khác, so với làng trên đồng bằng sông Hồng, nơi chỉ thuần có người Việt trên một vùng châu thổ khá rộng Ở các vùng nông thôn Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn, cạnh những nếp nhà, những làng của người Việt, còn có những phum, srok của người Khmer Ở An Giang, cạnh người Việt là người Chăm Tại đấy, làng Việt đương nhiên đã tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của các tộc người khác
do nhà nước trung ương tập quyền áp đặt lên những người dân khai phá
Nó không mạnh bằng chính bộ máy ấy ở Bắc Bộ: đứng về mặt nào đó mà nói, có thể nghĩ rằng nó không thể xiết chặt vòng kiềm toả quanh mọi người dân Thiên nhiên Nam Bộ còn khá rộng rãi và hào phóng với con người, đã thế, ở đây lại không có tâm lí phân biệt người chính cư và người ngụ cư, nên người dân sẵn sàng bỏ đi nơi khác, nếu nơi ở cũ, họ cảm thấy không còn sống được nữa, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
Trang 23Như đã trình bày ở trên, các tổ chức tương đối ẩn tàng như giáp, họ, phe, mà ta thường gặp ở nông thôn Bắc Bộ, lại không có mặt, hay gần như thế, trong cơ cấu tổ chức của làng Việt Nam Bộ Ở Bắc Bộ tổ chức họ được
nuôi dưỡng bằng hình thái thờ phụng tổ tiên, có quy ước cho một thành viên, có nhà thờ họ, thì các làng ở Nam Bộ, cũng có hình thức thờ phụng ấy
nhưng chủ yếu là hoạt động của từng gia đình nhỏ.
Tóm lại, trong làng Nam Bộ, các tổ chức tương đối ẩn tàng không đầy đủ, trọn vẹn, như ở Bắc Bộ Như vậy, tính cố kết của làng rõ ràng không bền vững bằng Con người gắn bó với nhau thành một cộng đồng mà chất kết dính là nghĩa, sống với nhau vì nghĩa Lòng hâm mộ của đa số nông dân Nam bộ đối với Lục Vân Tiên, hay một Hớn Minh, trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, cũng như mức độ xuất hiện đậm đặc của từ
“nghĩa” trong ca dao và những truyện kể Nam Bộ phải được lý giải từ đây
+ Một nền kinh tế hàng hoá
Nét riêng cuối cùng của làng Việt Nam Bộ là người làng đã sớm tiếp xúc với một nền kinh tế hàng hoá Với hệ thống kênh, rạch dày đặc là điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hoá Khác với người Bắc bộ, người Nam bộ không hề nuôi lòng kỳ thị đối với buôn bán “Đạo nào vui bằng đạo đi buôn; Xuống bể lên nguồn gạo chợ nước sông ”
Nét riêng này, cộng với tính chất không khép kín của làng mạc, khiến người nông dân trên ĐBSCL có điều kiện làm quen với những chân trời rộng, không bị cầm chân trong khép kín của lũy tre làng như người nông dân Việt trên ĐBSH.
* Đặc điểm của làng Cà Mau
“Làng xóm Cà Mau với những nhà sàn dựng ven sông rạch, mái lợp
lá dừa nước, sàn ghép mảnh gỗ đước là những sản phẩm của rừng biển, biển rừng đã giúp nhà khảo cổ hình dung được những xóm làng - đồng
Trang 24trên mặt nước) theo ý kiến của các nhà văn hoá khảo cổ phương Tây Làng ngoảnh mặt ra sông nước, hứng gió mát thổi qua sông nước, lưng tựa vô rừng đước, rừng tràm, rừng dừa… luôn rì rào với tháng năm vào mùa gió chướng Con người và văn hoá không - hay chưa - tách khỏi tự nhiên mà còn dựa dẫm chặt chẽ với tự nhiên, quyện lẫn với biển rừng - sông rạch …
mà ở đây, ở Cà Mau - biển - rừng - đảo - đồng bằng cũng đan xen nhau, quyện với nhau, chặt chẽ trong hệ sinh thái đặc thù của miền rừng ngập mặn” Trần Quốc Vượng [79;489]
Trải qua một chuyến đi dài hàng vài trăm cây số, với những thôn xóm mọc dọc theo hai đường quốc lộ từ Sài Gòn xuống đến Cà Mau, rồi len lỏi vào những kênh rạch chằng chịt với những xóm, ấp dọc theo hai bên
bờ ở nông thôn Cà Mau ta mới thấy nhận định trên đã khái quát một cách đầy đủ về bức tranh làng ở Cà Mau Như vậy có thể nói: Nó mang đầy đủ các đặc điểm của làng Nam Bộ và cũng mang một số những đặc trưng riêng do tiến trình khai phá vùng đất này chậm hơn và điều kiện tự nhiên cũng khắc nghiệt hơn
1.3.2 Tác động của làng Nam Bộ lên văn hoá dân gian Nam Bộ nói chung
và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng
Nhìn từ nhiều góc độ ta thấy, từ tuổi đời, từ địa điểm định cư, hình thức quần cư, từ lịch sử, xã hội, kinh tế…, làng Nam Bộ đều có những nét riêng biệt, khi ta so sánh với làng Bắc Bộ Và chính những nét riêng đó có những tác động rất mạnh mẽ lên văn hoá dân gian ở ĐBSCL cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần Từ thực tế nghiên cứu cho thấy: với những nét đặc trưng dường như rất lỏng lẻo, với ranh giới dễ dàng giãn nở, với biệt tính không trói chặt con người… tưởng chừng như tổ chức làng nơi đây sẽ không có ảnh hưởng gì đến văn hoá dân gian Thế nhưng, từ bản chất của làng, gắn chặt với làng quê cụ thể, với lối sống dân quê, nhất là văn hóa dân gian của một nước thuần nông nghiệp như Việt Nam trước đây và cũng
Trang 25chính làng đã góp công đầu vào việc tạo ra những nét riêng đặc sắc, độc đáo của nền văn hoá dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng
Văn hoá dân gian người Việt ở đây chưa đủ thời gian để lắng đọng
dày Nếu như so với ĐBSH thì các lớp văn hoá của ĐBSCL, với lịch sử hình thành hơn ba trăm năm, nó chưa đủ cho các lớp văn hoá ở đây định hình Cộng thêm vào đó, văn hoá dân gian người Việt Nam Bộ hình thành và
phát triển bên cạnh một số nền văn hoá khác như: văn hoá Khmer, văn hoá Chăm, văn hoá Trung Hoa Ngay từ buổi đầu và trong suốt tiến trình lịch sử,
văn hoá dân gian Việt trên ĐBSCL luôn đứng trước những đòi hỏi phát triển
mà vẫn giữ được bản sắc của mình, đồng thời cởi mở để thu hút những tinh hoa văn hoá của dân tộc khác qua đó để khẳng định mình ThÕ nhưng, khi bản sắc đó chưa kịp định hình thì văn hoá dân gian người Việt lại đứng trước một thử thách mới đó là phải tiếp nhận một số nét văn hoá của một nền văn hoá mới (Pháp), một nền văn hoá mà trong tâm tưởng của mỗi người dân Việt không nhiệt tình tiếp nhận Vì vậy văn hoá của người Việt
Nam Bộ luôn bị đặt trước những thử thách khác nhau và phát triển trong thế không ổn định và rất khó lòng mà định hình được cho thật bền vững
Làng Việt Nam Bộ, như đã nói, được tạo lập trong quá trình người Việt cùng khai khẩn đất đai với nhiều tộc người khác (Việt, Hoa, Khmer…) Trong quá trình cộng cư, người Việt đã phải tiếp nhận nhiều nét văn hoá của các tộc cùng họ sống trên một địa bàn chung Nhìn mặt cắt của văn hoá dân gian người Việt ở đây, thật khó xác định đâu là yếu tố ngoại nhập, đâu là yếu tố vốn có người Việt mang theo Nhà sàn của người Khmer đã được người Việt cất rất nhiều ở các vùng có mùa nước nổi như: Đồng Tháp, An Giang hay vùng có nước thuỷ triều lên xuống ở Cà Mau; Các món ăn của người Khmer, qua kỹ thuật nấu của người Hoa, rồi truyền tới người Việt đã trở thành món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ:
Trang 26canh chua, cá kho tộ và các món mắm… Tuy nhiên, bên cạnh những nét văn hoá tiếp nhận được từ các dân tộc khác, người Việt luôn tạo cho dân tộc mình những nét bản sắc riêng Điều này góp phần khẳng định sức sống
mãnh liệt của văn hoá Việt trên một miền đất mà họ chưa sinh sống lâu đời Đặc biệt, dấu ấn và các đặc điểm Việt của làng Nam Bộ còn in đậm nét trong vốn văn học dân gian của vùng này Từng câu hò, điệu lý luôn gắn chặt với miền quê sông nước, với tình cảm chân chất mang tình người, tình quê Nam Bộ
- “Anh về, em túm áo la làng,
Bỏ chữ thương chữ nhớ lại giữa đàng cho em.”
- “Bớ cô má lúm đồng tiền, Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa”
Ở mảng truyện dân gian, dấu ấn về làng thời kì khẩn hoang vùng đất Nam Bộ càng in đậm nét, từng tên đất, tên người, từ thiên nhiên, cảnh vật đến nếp sống vất vả mà chất chứa nghĩa tình của cư dân trong làng Nam Bộ đều được thể hiện trong các câu chuyện dân gian của họ (Sự tích Cầu Ông Lãnh, sự tích Ao Bà Om, sự tích cây rau răm, sự tích bánh tét, sự
tích cây lúa trời, Dâu giỏi khỏi lo, Thạch Sùng tiếc của ) Đặc biệt, trong mảng truyện Trạng, mà tiêu biểu là truyện Ba Phi vùng Tây Nam
Cà Mau dấu ấn về một miền quê sông nước với chằng chịt kênh rạch, với sự trù phú của thiên nhiên, với sự khó khăn vất vả trong những năm tháng phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt của những cư dân li hương, lập làng sinh sống ở mảnh đất nơi tận cùng của Tổ quốc, được thể hiện rất rõ nét Đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm về nội dung
cũng như những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của hệ thống truyện
Ba Phi ở các chương sau ta sẽ thấy rõ được dấu ấn văn hoá của làng
Trang 27Nam Bộ được in đậm nét trong hệ thống truyện Trạng này nói riêng và văn học dân gian Cà Mau - Nam Bộ nói chung
1.3.3 Một số di sản văn hoá phi vật thể của Cà Mau
* Quan niệm về di sản Phi vật thể
Khi phân loại di sản văn hoá Luật di sản văn hoá khẳng định:
“Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [68;7]
Di sản văn hoá là thành phần cốt lõi làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, đó là nguồn sức mạnh, là động lực thúc đẩy dân tộc phát triển đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp, nhất là những giá trị về tinh thần
Như vậy, truyện Ba Phi đáp ứng được những tiêu chí về nội dung và phương thức truyền bá văn hoá do Luật Di sản văn hoá đề ra Trên thực tế, truyện Ba Phi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng Cà Mau - Nam Bộ và cả Việt Nam nói chung
* Văn hoá phi vật thể
- Lễ hội
Khi không khí tết Nguyên Đán còn lắng đọng trong tâm hồn của những cư dân nơi mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, phố phường Cà Mau đã lại tấp nập bởi những đoàn người từ các nơi trong tỉnh kéo về chùa Phật Tổ
Trang 28để dự rằm Thượng Nguyên Đây là rằm cầu bình an và cũng là dịp để mọi người hướng thiện.
Tháng Giêng đi qua, vào khoảng tháng Ba âm lịch, bà con Khmer lại
nô nức chuẩn bị đón tết truyền thống của dân tộc họ (lễ hội Cholchnam Thmay - tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng Tư dương lịch) Lễ hội này được bà con tổ chức ở các ngôi chùa của người Khmer Ở đây đồng bào vừa lễ Phật vừa cầu tài, cầu lộc và cầu bình an
Cũng trong tháng Ba âm lịch, đồng bào người Hoa ở Cà Mau tưng bừng đón ngày vía Bà Thiên Hậu (23/3) Đồng bào người Hoa đi biển lập chùa, miếu thờ Bà rất nhiều bởi họ tin bà luôn hiển linh nơi biển cả để cứu giúp những ngư dân khi họ gặp nạn Ở Cà Mau cũng có một lễ hội riêng của người Việt nhằm mục đích cầu bình an và cầu sự trợ giúp của những người dân đi biển giống như lễ hội Bà Thiên Hậu tổ chức vào rằm tháng hai hàng năm gọi là lễ hội Nghinh Ông (“Ông” là Cá Voi) mà bà con người Việt làm nghề biển xem là điểm tựa tinh thần mỗi khi sóng gió trên biển
Lễ Vu Lan được xem là lễ hội kết thúc mùa lễ hội ở Cà Mau được tổ chức vào rằm tháng bảy âm lịch ở chùa Đây vừa là dịp lễ báo hiếu cho ba mẹ vừa là lễ xá tội vong nhân Lễ hội này thể hiện lòng bao dung và hướng thiện của con người
- Văn nghệ dân gian
ĐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng với đặc trưng văn hoá sông nước, là cái nôi sản sinh ra những câu hò, điệu lý, những bài vọng cổ mà nổi tiếng, những câu chuyện dân gian đậm chất Nam Bộ, trong đó hệ thống truyện Ba Phi là đặc sắc nhất Có thể nói, cho đến thời điểm này công việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ĐBSCL nói chung và văn học dân gian các tỉnh vùng sâu vùng xa như Cà Mau nói riêng vẫn còn rất hạn chế Mặc dù vậy chúng tôi cũng đã cố gắng sưu tầm được một số tác phẩm văn
Trang 29học dân gian thuộc cả hai thể loại: văn xuôi dân gian và văn vần dân gian hiện nay đang được lưu truyền ở Cà Mau
+ Các thể loại văn xuôi dân gian
Cho đến nay số lượng truyện dân gian sưu tầm được ở Cà Mau cho đến nay không nhiều Ngoài hệ thống truyện Ba Phi (dao động trong con số 40) không tính các truyện mô phỏng theo phong cách Ba Phi (của Hai Rắn
Hổ sưu tầm và một số của nhà văn Anh Tuấn sáng tác) Số lượng các truyện dân gian được lưu truyền rộng rải ở Cà Mau là rất hạn chế, chỉ có vài truyện như: Họ Phạm bị cọp ăn (truyện được sưu tầm ở xã Công Điền - Huyện Trần Văn Thời), bị sấu đớp mà thoát được (Huyện Năm Căn - Cà Mau)
+ Thể loại văn vần dân gian
Sông nước hữu tình và tâm tình cởi mở của con người Nam Bộ đã sản sinh ra rất nhiều câu hò điệu lý chan chứa tình cảm Sinh ra và lớn lên cùng sông nước, gắn bó với lao động sản xuất nên thiên nhiên mang đặc trưng vùng đã đi vào văn nghệ dân gian, tạo nên sắc màu độc đáo cho mảng văn nghệ dân gian ở Cà Mau Nam Bộ
- Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch Ngó xuống rạch thấy cá chạch đỏ đuôi.
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Anh mảng thương nàng biết được hay không.
(Ca dao Nam bộ)
- “ Hò ơ Rừng U Minh có nhiều củi lụt Gái U Minh vừa hiền thục, vừa xinh
Đó với đây như bóng với hình
Trang 30Nếu mà đó ưng thuận
Hò ơ nếu mà đó ưng thuận, đây xin trình song thân.
Hò ơ Rừng U Minh tuy có nhiều củi lụt
Gái U Minh tuy vừa hiền thục, vừa xinh
Tuy đó với đây như bóng với hình
Nhưng đây đà có chủ
Hò ơ nhưng đây đà có chủ xin đó đừng trình với song thân ”
(Hò Nam Bộ)
2 Sơ lược về lịch sử hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi
2.1 Bối cảnh lịch sử, điều kiện sinh sống ở xứ rừng
Với lịch sử 300 năm hình thành và phát triển của vùng đất mới Sài Gòn - Gia Định cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ vẫn được xem là vùng đất trẻ so với lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Do vậy nơi đây vẻ hoang sơ của vùng đất rừng phương Nam giàu có, nhiều sản vật mà cũng lắm hiểm nguy vẫn còn in đậm trên bề mặt ngôn từ nghệ thuật của VHDG ĐBSCL:
“Bao giờ hết đước Năm Căn Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng”
“Cà Mau khỉ khọt trên cây Dưới sông cá lội, trên rừng cọp um”
(Ca dao Nam Bộ )Theo bước chân Nam tiến, chắc chắn vùng Cà Mau - U Minh Hạ là vùng đất còn rất hoang sơ và là địa danh được người Việt tiếp cận, sinh sống tương đối muộn màng so với vùng đất cao ráo, thuận lợi khác Theo
Trang 31sử liệu, mãi đến năm 1908, viên chủ tỉnh Cà Mau người Pháp vẫn báo cáo
về soái phủ ở Sài Gòn: ‘‘xung quanh thị xã Cà Mau có rất nhiều cọp” Dường như thiên nhiên huyền bí, hung dữ vẫn có sức mạnh ghê gớm đến tận cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Khi nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, nhiều vùng đất mới được bàn chân con người đến chinh phục Từ năm 1802 đến năm 1885, triều đình đã ban hành cả thảy 16 quyết định khẩn hoang trong phạm vi lục tỉnh Nam Kỳ, trong tổng số 25 quyết định khẩn hoang của cả nước Như vậy, chứng tỏ bước chân Nam tiến đến cuối thế kỷ XIX vẫn là những bước chân mạnh mẽ mang tính chiến lược lâu dài Cũng dưới thời nhà Nguyễn, trong khi bến cảng Sài Gòn được kiểm soát tương đối chặt chẽ, thì các thương cảng phía Tây như Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau trở thành nơi khá lý tưởng cho các tàu buôn cập bến, buôn bán giao lưu mà tránh được các loại thuế thu của nhà nước Đây cũng
là một thời cơ thuận lợi giúp các vùng đất nơi tận cùng của Tổ quốc, trong
đó có Cà Mau, phát triển về mọi mặt Nhà văn Sơn Nam đã nói về hiện trạng của Cà Mau những thập niên đầu của thế kỷ XX khi ông dẫn tư liệu của người Pháp như sau:
“Cà Mau là đồng cỏ bao la che kín chân trời, không một bóng cây cao, cỏ mọc dày, rễ bám vào bùn Mùa nắng cỏ vẫn không chết Mùa mưa nước ngập, cỏ lên cao đến một mét rưỡi” [41;252]
Những cư dân từ bỏ “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình tìm đến những vùng đất mới chủ yếu là những người xuất thân nghèo khó, do cuộc sống ở quê gốc bị đàn áp về chính trị và quá khó khăn, vất vả về kinh tế mà phải ra đi Phần khác, họ là những tội nhân trốn chạy hay là những người lính bất mãn với chế độ đương thời phiêu bạt đến những vùng đất mới Dầu vậy, một số nét chung nhất ta tìm thấy ở họ là bản lĩnh ngang tàng, dám chấp nhận nguy hiểm và đương đầu với thử thách của số phận Họ luôn
Trang 32phải lựa chọn hai thế cực: hoặc là tiến lên để sống, hoặc là bị nguy hiểm quật ngã Đứng trước lựa chọn khốc liệt của cuộc sống mới, thiên nhiên hoang sơ là bài toán, là lực lượng bí hiểm luôn thử thách những người dân
mở đất Thiên nhiên hoang sơ không dễ dàng cho họ những điều kiện thuận lợi Cuộc vật lộn giữa con người với kẻ thù hai chân và bốn chân – tôi luyện họ thành những con người can trường Vũ khí để chiến thắng được mọi thử thách chính là ý thức cộng đồng và lòng tương thân tương ái của
những người cùng cảnh ngộ, cùng chung chí hướng Trong các câu chuyện
kể của Ba Phi, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những điều kiện khó khăn cho con người hiện hữu khá rõ nét Các địa danh xuất hiện trong câu chuyện có Cà Mau, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Lùm, Trùm Thuật, Bãi Ghe,
Kinh Ngang, Đường Ranh, Lum Tràm, Cầu Sập, Năm Căn Ông Đốc ,
Phong Lưu, Cạnh Đền, Cái Đôi, Khánh Bình Tây, Cơi Năm, Đá Bạc đã bao quát phạm vi rộng lớn chứng tỏ bác Ba Phi đã đi săn thú và khá tường tận những địa danh trên, hoặc những câu chuyện khôi hài góp vui của bác
Ba Phi có ý nghĩa phổ quát về thiên nhiên xứ U Minh hạ nên có sức lan toả rộng rãi trong vùng.
Thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên được quy định bởi một số điều kiện như: phương thức cư trú, khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, tầm nhìn thái độ thưởng thức Những điều kiện này đều được biểu hiện ở các truyện của Ba Phi
Sinh ra cùng kênh rạch, lớn lên với chiếc xuồng, dây câu, cỏ cây, chim thú, thiên nhiên luôn đầy ắp trong cuộc sống của người Cà Mau Tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên, là bạn bè với giới tự nhiên, tự nhiên hoang sơ vừa là đối tượng hấp dẫn gọi mời chinh phục, vừa lạ lẫm nguy hiểm khiến cuộc sống luôn là bài ca tươi nguyên nhựa sống
Trang 33Cà Mau mênh mang sông nước, kênh rạch bao quanh chằng chịt, đước, tràm đâm cành toả rễ vươn ra giữ đất, giữ nước, chống chọi với sóng, với gió Vùng sinh thái đa dạng của xứ rừng với hệ sinh thái nước ngọt, nước
lợ, ngập mặn là nơi trú ngụ sinh sôi lý tưởng cho hệ động thực vật phong phú Nói đến U Minh Hạ, nói đến đất mũi Cà Mau là nói đến cá, chim, rùa, rắn, cọp, beo, sấu v.v tất cả đều là nhân vật trong truyện Ba Phi
Điều kiện sinh sống ở xứ rừng rất khắc nghiệt, buộc con người gắn
bó mật thiết với thiên nhiên, hoà đồng, trân trọng, ứng xử tốt với thiên nhiên Tức là con người sẽ quen đi bằng hai tay (đi xuồng, ghe) và hai chân Con người sẽ quen với hình thức săn bắn, hái lượm sản vật tự nhiên hơn việc tổ chức sản xuất độc canh, ngoại trừ cây lúa vốn là đặc điểm nổi bật của cộng đồng cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á Phải chăng trước thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm của vùng Tây Nam Bộ, con người có nhiều cơ hội để hoà vào tự nhiên hơn là tranh đấu, cải tạo tự nhiên Thiên nhiên hoang
sơ trở thành đối tượng chính trong công cuộc khẩn đất, khai hoang và khám phá vùng đất mới Con người và thiên nhiên gắn bó, hoà quyện với nhau trong tổng thể phức tạp, mà cũng thật đơn giản Người dân sinh ra, lớn lên, trưởng thành và trở về đất mẹ đều gắn bó với những chiếc ghe, chiếc xuồng
Họ mưu sinh nhờ đánh bắt sản vật và những dụng cụ như: ống trúm, cái lờ,
nò, gió, lú, lọp, lưới, nơm, lưỡi câu là những danh từ xuất hiện gắn liền với các loài cá: bổi phệch, rô mề, tôm càng xanh, tôm thẻ hoặc các loài con như chim, chuột, kỳ đà, heo rừng, sấu, cọp, nai, trăn, rắn, rùa, ếch, nhái, ễng ương, le le, vịt, chồn, cum núm, còng cọc, cò quắm, vạc, giang sen, chàng
bè, quạ, tu hú, mỏ nhác Họ cũng gắn bó với đồng ruộng, với thành quả lao động cấy trồng cho ra sản phẩm như nếp cò hương, nếp nàng Bè, lúa ba thượng, lúa tép hành nổi tiếng khắp vùng Tóm lại, do điều kiện lịch sử và điều kiện sinh sống ở vùng sông nước Cà Mau, con người đã dần dần hình thành thể ứng xử thích nghi với đất - cảnh - người vùng Tây Nam Bộ, trong
Trang 34đó, nhu cầu văn hoá cũng trở thành một nét ứng xử mang tính tự nhiên tất yếu và rất đặc thù.
Sống giữa thiên nhiên bao la, trù phú, nơi giàu có của nổi của chìm, con người cũng trở nên đôn hậu và chất phác Trước sông dài biển rộng, trước đồng ruộng ngút ngàn, rừng sâu, mấy ai dám vỗ ngực ta to lớn, vĩ đại Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người dường như cảm nhận chính xác hơn mình là ai? Mình đã làm được gì? Mình sống như thế nào? Và cao hơn cả, con người nhận ra mình lương thiện, trong sáng hơn trước những toan tính tủn mủn hằng ngày khi bị trói buộc trong những không gian nhỏ hẹp Bản tính hoà nhập, cộng đồng đoàn kết, tương thân tương ái, nảy nở tự nhiên và phát triển như sự lớn lên của “cây lương thiện” vốn sẵn có trong từng cá thể Con người đến với con người giữa khung cảnh ngợp trời cây xanh và sóng nước thật hài hoà đôn hậu Ngoài vui lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm sản vật tự nhiên, khi màn đêm buông xuống, giữa bao la sông nước, côn trùng rả rích bài ca muôn thưở là lúc con người cảm thấy cần hơi ấm nhân gian hơn bao giờ hết Lao động cực nhọc, mồ hôi đổ xuống, sức lực
hư hao nên con người cần phải có thời gian thư giãn làm thuốc an thần cho
cơ thể Chính lúc này những câu vọng cổ, điệu lý, điệu hò vang lên thì dù chèo ghe qua rạch, qua lung nào sá kể gì Đặc biệt là tiếng cười sảng khoái, những câu chuyện vui nhộn, dí dỏm có sức cuốn hút ghê gớm Và những câu chuyện nói chơi mà thiệt, thiêt mà như giỡn của bác Ba Phi đã trùng lặp, gặp gỡ với nhu cầu giải trí tập thể của người dân xứ Lung Tràm ngập đầy sóng nước Câu chuyện vui của bác Ba Phi xua đi khoảng cách giữa ban đêm và ban ngày, đem lại hứng khởi, lạc quan tự tin, yêu đời cho tập thể, gắn mỗi thành viên đơn lẻ vào tập thể, rồi từ những sinh hoạt tập thể
đó, người dân nâng lên tri thức, những tri thức truyền miệng đầy bổ ích, những bài học đơn giản mà đầy triết lý và nhân nghĩa về đạo làm người về lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước vv để con người sống vui vẻ,
Trang 35cởi mở, yêu đời hơn Như vậy, từ một cá nhân, bác Ba Phi đã dùng tài kể chuyện mà thu hút và tập hợp một lực lượng quần chúng thưởng lãm, mạn đàm, trao đổi và dần dà qua năm tháng, tích tiểu thành đại những sinh hoạt
tinh thần đó lan xa, toả rộng khắp miền Tây Nam Bộ Câu chuyện từ một người - vừa là tác giả, vừa là nhân vật điển hình liên hệ với một nhóm người nhỏ bé đã trở nên sống động hơn, to lớn hơn trong tập thể toàn dân vùng sông nước Cửu Long nói riêng và cả nước sau này nói chung Đó chính là sự kết hợp tài tình, khéo léo giữa nhu cầu cá nhân cộng cảm với nhu cầu tập thể trong đời sống văn hoá tinh thần mà Ba Phi là điển hình cho thể loại truyện Trạng cuối cùng trong lịch sử văn học cận hiện đại Việt Nam.
2.2 Quá trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi [6]
2.2.1 Từ sinh hoạt gia đình
Sinh hoạt gia đình bác Ba Phi là môi trường sáng tác đầu tiên - nơi người nông dân - nghệ sỹ Ba Phi và những thành viên trong gia đình hợp thành một đơn vị sáng tác
Gia đình bác Ba Phi là gia đình Việt - Khmer Trước hết bác kể chuyện cho vợ, con rồi đến cháu trong nhà Khi gia đình đông vui, người chủ luôn luôn kể lại những mẩu chuyện xảy ra trong quá trình khai phá vùng đất này Một ngày làm việc, có biết bao nhiêu điều xảy ra xung quanh, có bao nhiêu con vật mà họ đã gặp và bây giờ họ đưa vào truyện kể như: con rắn hổ mây, con cá lóc, con rùa, con cá sấu, cây tràm tổ ong Bác Ba Phi nói những công việc làm ăn đó với vợ con Cả nhà có thói quen nghe bác kể chuyện, kể về từng việc, từng việc mắt thấy tai nghe Rồi mỗi thành viên lại kể lại cốt chuyện do bác đặt trước Bà vợ Khmer thạo tiếng phổ thông là một người vừa thưởng thức (nghe) vừa sáng tác (kể lại) truyện của Ba Phi Như vậy là từ sinh hoạt ấm cúng thân thương của gia đình Việt
Trang 36- Khmer, những tác phẩm đầu tiên của nguồn truyện kể Ba Phi hình thành dần dần.
Sinh hoạt kể chuyện trong gia đình diễn ra tự nhiên, gắn liền với các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt khác của các thành viên Người nghệ sĩ đã tạo được một kiểu sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong gia đình Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng là mối quan hệ giữa các cá nhân của một đơn vị sáng tác
Quan sát sinh hoạt kể chuyện từ trong gia đình, ta thấy quá trình sáng tác kể truyện của Ba Phi đồng nhất với quá trình thưởng thức Người
nghệ sĩ gắn bó với tập thể người nghe, giữa sáng tác và thưởng thức không
có sự tách rời Hiện tượng song ngữ trong gia đình là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá giữa các thành phần tộc người Sự đồng cảm giữa các thành viên trong gia đình hoà hợp Việt - Khmer góp phần không nhỏ vào việc hình thành nguồn truyện kể Cái nôi nhỏ bé này là điểm xuất phát là đầu nguồn Từ đây dòng truyện kể nảy nở sinh sôi
2.2.2 Bác Ba Phi với những người bạn làng
Bác Ba Phi được mọi người quý mến Sức hấp dẫn của một nhân cách và những câu truyện Bác kể dần dần tạo nên sinh hoạt kể chuyện trong làng Chín Hòn Sinh hoạt kể truyện do bác Ba Phi chủ trì đáp ứng
những nhu cầu lành mạnh, thường xuyên của bà con và trong quá trình kể truyện lại hình thành những đơn vị sáng tác trong làng một cách tự nhiên Bác Ba Phi cùng với các bạn làng quây quần bên nhau trong những lúc
nghỉ ngơi hoà đồng, trong rừng hoặc ngay trong nhà bác Trong đơn vị sáng tác này bác Ba Phi vẫn là người khởi xướng, là trụ cột Các thành viên của đơn vị sáng tác này có thể thay đổi, chỉ có người nghệ sĩ kể truyện
là cố định Khi chúng tôi đến làng Chín Hòn, các cụ già đã từng gắn bó với
Ba Phi từ thời thiếu thời đều nhắc lại những giờ phút nghe Ba Phi kể truyện
Trang 37với tình cảm thắm thiết Sinh hoạt kể truyện với Ba Phi đã để lại trong lòng
các cụ những kỉ niệm đẹp suốt cả cuộc đời Khi người nghệ sĩ dân gian mất
đi, sinh hoạt kể truyện vẫn tồn tại và phát triển Người ta kể lại những mẩu truyện do bác Ba Phi sáng tác, tô điểm thêm cho nguồn truyện này ngày càng hoàn thiện.
Vượt ra khỏi phạm vi gia đình, truyện kể Ba Phi hoà với sinh hoạt làng Chín Hòn, người nghệ sĩ kể chuyện và những người bạn làng dần dần
tạo nên một kiểu sinh hoạt văn hoá riêng Làng Chín Hòn có nhiều người
kể truyện Ba Phi, nhưng chỉ có bác Ba Phi là người nổi bật nhất, là người
đã để lại những ấn tượng khó quên cho những ai đã từng nghe bác kể Đó chính là vai trò người nghệ sĩ với phong cách riêng đã chủ động tạo ra một
không khí đặc sắc trong các đơn vị sáng tác trong làng Ở đây, có sự đồng nhất giữa sáng tác và lưu truyền Vận động trong làng Chín Hòn, những tác phẩm truyện kể dân gian này dần dần ổn định, trở thành vốn văn hoá chung của cộng đồng dân cư
2.2.3 Bác Ba Phi với cán bộ, bộ đội
Gia đình Bác Phi là cơ sở cách mạng Suốt hai cuộc kháng chiến, chống Pháp rồi đến chống Mỹ, anh em bộ đội, cán bộ qua lại vùng này đều
ở nhà bác Anh em mê truyện Ba Phi, có thói quen tụ tập nghe bác Ba Phi
kể chuyện Lại nảy sinh thêm một môi trường sáng tác và nuôi dưỡng truyện kể Ba Phi
Vậy là, từ cuộc kháng chiến chống Pháp trở đi xuất hiện một kiểu đơn vị sáng tác khác Địa điểm sáng tác vẫn là nhà bác Ba Phi, vẫn là làng Chín Hòn nhưng những thành viên của đơn vị sáng tác lại không phải là người nhà, người làng mà là khách từ xa đến Trong đơn vị sáng tác này bác Ba Phi vẫn đóng vai trò chủ đạo Anh em cán bộ, bộ đội từ nhiều nơi
Trang 38đến: miền Bắc, miền Đông, miền Tây gần gũi hơn Dù từ nơi đâu tới, đều
bị lôi cuốn vào một thiên nhiên phong phú, kỳ vĩ, đầy vẻ bí ẩn
Truyện kể Ba Phi , từ đơn vị sáng tác mới này, bay ra khỏi làng Chín Hòn, vùng U Minh, theo các cán bộ, bộ đội đến các địa phương khác
Những người kể chuyện đã đưa từng truyện, từng truyện ra khỏi cái nôi đầu tiên Địa bàn sáng tác và lưu truyền mỗi ngày mỗi rộng thêm làm cho nguồn truyện trở thành vốn văn hoá dân gian chung của Nam bộ.
Tiểu kết:
Những điều kiện tự nhiên địa lí, đặc điểm của tiến trình lịch sử văn hóa, thói quen tâm lý… của người dân Nam bộ nói chung ở Cà Mau nói riêng đang và sẽ tác động đến sự phát triển của truyện Ba Phi trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nói cách khác truyện Ba Phi chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa Nam bộ tạo ra nét đặc sắc của hệ thống truyện Ba Phi trên nền chung là những đặc điểm của truyện cười cả nước
Trang 39
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN BA PHI
1 Một số vấn đề lí luận chung
1.1 Giới thuyết về truyện Trạng dân gian
Là một bộ phận của truyện cười dân gian nên tiểu loại truyện Trạng dân gian còn có thể gọi là truyện Trạng Từ khi khái niệm truyện Trạng được đặt ra đã có không ít các ý kiến nhằm đưa đến một cách quan niệm thống nhất
Có người cho rằng “Truyện Trạng chỉ là cách pha trộn lại một số truyện nhân vật thông minh” [50] hoặc “là loại truyện cười dài phổ biến trong nhân dân và được nhân dân ưa thích” [13] Lại có ý kiến cho đây “là
những hệ thống truyện cười được lưu hành rộng rãi, phục vụ đắc lực cho mục đích của nhân dân là đánh vào chế độ phong kiến và thường chịu ảnh
hưởng rõ rệt từ các nho sĩ nghèo” [44] Hoàng Tiến Tựu “xếp truyện Trạng vào loại truyện cười kết chuỗi để phân biệt với truyện cười lẻ” [73]
Các ý kiến trên đều nêu lên được phương diện này hay phương diện khác của truyện Trạng Tựu trung lại có thể hiểu truyện Trạng là những chuỗi, những hệ thống truyện cười xoay quanh một nhân vật trung tâm cụ thể là Trạng, nhằm thể hiện một chủ đề nhất quán Truyện Trạng được lưu truyền trong dân gian thành những mẩu truyện hoặc được sắp xếp thành mạch truyện theo trình tự nhất định
Truyện Trạng còn có thể hiểu là truyện của những người có tài nói Trạng Nói Trạng và truyện Trạng có mối liên hệ chặt chẽ nhưng ở đây chỉ xét loại truyện lấy Trạng làm nhân vật trung tâm Khái niệm Trạng cũng chỉ được hiểu là Trạng (sẽ phân tích kỹ ở phần tiếp theo) chứ không mở rộng đến giai thoại về Trạng nói chung không nhất thiết
có yếu tố hài
Trang 40Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm ‘‘truyện Trạng’’ để chỉ những hệ thống truyện cười kết chuổi xoay quanh một nhân vật mà truyện
Ba Phi của Cà Mau cũng là một trong những hệ thống đó
hư cấu của nhân dân” [ 28;18] Thực tế đó là những nhân vật nông dân mang danh “Trạng” Những nhân vật này bao giờ cũng được nhân dân ưa thích Đó là những ông Trạng của nhân dân, đại diện cho tư tưởng, tài năng
và sức mạnh của nhân dân Những ông “Trạng giả” ấy tồn tại trong văn học dân gian với tư cách là những hình tượng văn học Những ông Trạng này là nhân vật của thể loại truyện Trạng
* Tính phổ biến
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam có khá nhiều các ông Trạng loại này Họ được gọi với danh xưng Trạng mà không theo nhân