Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 89 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
89
Dung lượng
880,67 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 7 I.THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 7 I.1Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ và thị trường bán lẻ: 7 I.1.1Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ: 7 I.1.2Khái niệm và đặc điểm của thị trường bán lẻ 8 I.2Cấu trúc thị trường bán lẻ 10 I.3Vai trò của thị trường hàng hóa bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 14 II. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 16 2.1. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 16 2.1.1.Xuất khẩu 16 2.1.2. Dự án chìa khóa trao tay 18 2.1.3. Cấp giấy phép 19 2.1.4. Nhượng quyền thương mại 21 2.1.5. Chi nhánh sở hữu toàn bộ 24 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định phương thức thâm nhập thị trường 26 2.2.1Các yếu tố chuyên biệt của nước lựa chọn 28 2.2.3.Các yếu tố chuyên biệt của doanh nghiệp 31 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 33 I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 33 1.1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 33 1.1.1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng 33 1.1.2. Chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ 34 1.1.3 Hàng hóa lưu thông trên thị 37 1.1.4 Các hệ thống phân phối bán lẻ 37 1.2 Phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức thâm nhập 41 1.2.1.Các yếu tố chuyên biệt của Việt Nam 41 1.2.2. Các yếu tố chuyên biệt của thị trường bán lẻ Việt Nam 46 II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 52 2.1.Lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam trước 2007 53 2.1.1 Phương thức thâm nhập các tập đoàn nước ngoài đã lựa chọn là liên doanh và thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ 53 2.1.2 Một số nguyên nhân chính dẫn 55 2.2 Lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau 2007 56 2.2.1 Phương thức thâm nhập các tập đoàn nước ngoài đã lựa chọn chủyếu là nhượng quyền thương mại 56 2.2.2 Một số nguyên nhân chính 58 3. Đánh giá sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trườngbán lẻ Việt Nam 59 3.1 Những mặt tích cực 59 3.1.1 Đối với doanh nghiệp nước ngoài 59 3.1.2 Đối với người tiêu dùng Việt Nam 61 3.2 Những mặt tồn tại 63 3.2.1 Đối với doanh nghiệp nước ngoài 63 3.2.2 Đối với người tiêu dùng Việt Nam 65 Chương 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 66 1.1Thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 66 1.1.1 Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam 66 1.1.2 Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam 69 1.2 Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam 72 1.2.1 Cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài 72 1.2.2 Cơ hội học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài. .72 1.3 Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 73 1.3.1 Môi trường cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn 73 1.3.2 Nguy cơ bị mất thị phần và bị thâu tóm 75 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 76 2.1 Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam 76 2.1.1 Xây dựng quy hoạch tổng thể cơ sở bán lẻ trên toàn quốc 76 2.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phối bán lẻ 77 2.1.3 Hoàn thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ theo hướng đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước 79 2.1.4 Có các biện pháp hỗ trợ hợp lý các doanh nghiệp trong nước 81 2.2 Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 82 2.2.1 Tăng quy mô nguồn vốn và khả năng thu hút vốn 82 2.2.3Khắc phục tính thiếu chuyên nghiệp 86 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thâm nhập thị trường theo 26 Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thâm nhập thị trường 27 Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thâm nhập thị trường 28 Hình 4: Phân loại thị trường bán lẻ Việt Nam 37 Biểu đồ 5: Tổng hợp sự gia tăng số lượng và doanh thu của các loại hình 67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ Việt Nam 33 Biểu đồ 2: Độ rủi ro quốc gia 45 Biểu đồ 3: Đánh giá tiềm năng thị trường các nước trên thế giới 46 Biểu đồ 4: Cơ cấu mức thu nhập của người dân Việt Nam 48 Biểu đồ 5: Dự báo chi tiêu cho tiêu dùng 2008-2012 49 Biểu đồ 6: Cơ cấu dân số Việt Nam 2000 và 2010 51 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 47 Bảng 2: Phương thức thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài trước 2007 54 Bảng 3: Phương thức thâm nhập của các doanh nghiệp FDI sau 2007 57 Bảng 5: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phân theo thành phần kinh tế 60 Bảng6: Thống kê quy mô vốn của các doanh nghiệp bán lẻ 2007 69 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Đầu thế kỷ 20 người dân Sài thành bỗng nhiên thấy xuất hiện một loạt cửa hàng mang tên “cửa hàng tiện ích Masan Mart” ở khắp các quận nội thành. Cửa hàng tiện ích này bày bán hơn 1.000 mặt hàng đầy đủ các chủng loại như một cửa hàng tạp hóa lớn nhưng ở đó lại có những cô bán hàng xinh tươi mặc đồng phục, nhiệt tình một cách bất ngờ với khách hàng còn giá cả ở đó lại không “tạp hóa” chút nào. Người dân Sài thành còn chưa kịp quen với sự xuất hiện của những cửa hàng này thì 7 tháng sau những cửa hàng đó lại lặng lẽ biến mất. Đó là câu chuyện về sự thất bại khi thâm nhập thị trường Việt Nam của tập đoàn Seven-Eleven Nhật Bản với hàng loạt cửa hàng tiện ích mang tên Masan Mart. Masan Mart thất bại ở Việt Nam không phải vì hàng hóa chất lượng kém, nhân viên bán hàng không nhiệt tình mà nguyên nhân chính nằm ở chỗ các nhà điều hành đã không hiểu rõ tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam vào thời kỳ đó còn chưa biết đến các mô hình bán lẻ hiện đại và vẫn giữ thói quen mua hàng ở các cửa hàng đại lý truyền thống. Sự thất bại của Seven-Eleven là bài học quý giá cho các tập đoàn nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau này. Ngày 1/1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo đó mọi hạn chế về tỷ lệ vốn góp và hình thức hoạt động kinh doanh bán lẻ của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Với bối cảnh như vậy thì làn sóng thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào thị trường trong nước lại nổi cao hơn bao giờ hết. Liệu những câu chuyện như Masan Mart sẽ là phổ biến hay những câu chuyện ngược lại sẽ được nhắc đến nhiều hơn? Liệu các doanh nghiệp trong nước sẽ hành động như thế nào trước làn sóng ngoại nhập đó? Để trả lời những câu hỏi này tác giả chọn đề tài “Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài khóa luận. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những phân tích về thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian 1999- 2010 nội dung bài khóa luận sẽ làm rõ những vấn đề sau: • Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thị trường bán lẻ và các phương thức thâm nhập thị trường thế giới. • Đánh giá tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam và phân tích sự lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. • Nêu ra cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài từ đó đưa ra giải pháp cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực tiễn lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài do quy mô bài khóa luận và trình độ người viết có hạn không thể nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn đó là chiến lược thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá định lượng và định tính thông qua một số phương pháp nghiên cứu nhu: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp-phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết những nhiệm vụ đã đề ra. 5.Kết cấu của bài khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ và phương thức thâm nhập thị trường. Chương 2: Lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Chương 3: Cơ hội , thách thức và giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG I.THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ. I.1 Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ và thị trường bán lẻ: I.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ: Bán lẻ là một hoạt động ra đời từ rất lâu của con người do đó có khá nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra cho đến nay. Sau đây là một số định nghĩa được thừa nhận và sử dụng rộng rãi : • Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ tài liệu số TN.GNS/W/120 của vòng đàm phán Uruguay của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc ( CPC) : Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định hay một địa điểm khác và các dịch vụ liên quan. • Theo Khoản 8, Điều 3 Nghị định 23/2007/ NĐ – Chính phủ ngày 12 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. • Trong cuốn “Quản trị Marketing” , Phillip Kotler đưa ra định nghĩa về bán lẻ như sau: Bán lẻ bao gồm các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không mang tính thương mại. Như vậy hoạt động bán lẻ có thể hiểu là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc gia đình. Nhà bán lẻ là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ có rất nhiều hình thức để tiến hành hoạt động bán lẻ như bán hàng trực tiếp, qua điện thoại , qua máy bán hàng tự động hay bán hàng trực tuyến. Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của bán lẻ như sau: • Hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng , không mang tính thương mại do đó hàng hóa đã được trao đổi không còn cơ hội để quay lại thị trường. Đồng thời người mua hàng cũng là người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của bán lẻ. • Khách hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng. Thông thường đối với hoạt động bán lẻ, người bán hàng không có quá trình thăm dò nhu cầu trước khi tiếp xúc với người tiêu dùng. Khách hàng có khả năng tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định tương đối độc lập. • Hàng hóa đa dạng và phong phú: Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ. Trong các cửa hàng chuyên doanh, tùy theo từng chủng loại sản phẩm, nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt hàng có kích cỡ, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng… khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn của khách hàng. I.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thị trường bán lẻ Trước khi làm rõ khái niệm về thị trường bán lẻ, tôi xin được đưa ra khái niệm về thị trường. Trong kinh tế chính trị học “ thị trường là lĩnh vực lưu thông, ở đó hàng hóa thực hiện được giá trị của mình tạo ra trong lĩnh vực sản xuất”. Định nghĩa này muốn khẳng định một điều là giá trị của hàng hóa chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động trao đổi, hoạt động trao đổi ấy được diễn ra trong quá trình lưu thông – một trong những khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong Marketing khái niệm về thị trường cũng dựa trên nền tảng là sự trao đổi. Theo Philip Kotler : “ Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực sự hay những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm”. Tóm lại, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau, để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ và số lượng giao dịch. Thị trường là một thuật ngữ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa và có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường. Nhìn chung, nói đến thị trường trước hết là nói về địa điểm, và rộng hơn nữa là không gian mua bán trao đổi, là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, nói đến sự trao đổi mua bán các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Dựa vào định nghĩa về thị trường và đặc điểm cơ bản nhất của lĩnh vực bán lẻ đó là hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng , không mang tính thương mại có thể rút ra “ Thị trường hàng hóa bán lẻ là thị trường mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa ,dịch vụ tiêu dùng và không còn cơ hội quay trở lại thị trường” Theo quan điểm của GS.TS Hoàng Đức Thân trong cuốn “ Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam” thì “ Thị trường hàng hóa bán lẻ bao hàm toàn bộ các hoạt động nhằm bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng cá nhân” Từ định nghĩa về thị trường bán lẻ ta thấy thị trường bán lẻ có một số đặc điểm như sau: • Sau khi hàng hóa được mua bán, trao đổi ở thị trường bán lẻ thì hàng hóa không còn cơ hội quay lại thị trường vì hàng hóa bán ra ở thị trường bán lẻ là nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng. • Thị trường bán lẻ có rất nhiều hình thức và cạnh tranh rất mạnh mẽ. Thị trường bán lẻ hàng hóa đươc nhiều thành phần kinh tế trong mỗi quốc gia cùng tham gia hoạt động, tiến hành kinh doanh theo nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, cách thức bán hàng đa dạng và linh hoạt. Vì vậy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ diễn ra rất gay gắt giữa những người bán hàng, các cửa hàng, các công ty hay các tập đoàn, • Thị trường hàng hóa bán lẻ là nơi cung cấp số lượng lớn hàng hóa và phong phú về chủng loại cũng như nhãn hiệu. Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra các hoạt động phục vụ mục đích tiêu dùng cuối cùng của người mua hàng do đó để thỏa mãn được nhu cầu rất đa dạng và rất lớn của người tiêu dùng đòi hỏi một số lượng rất lớn hàng hóa và phong phú về mặt chủng loại. Khác với các công ty sản xuất chỉ kinh doanh một vài chủng loại của một vài nhóm sản phẩm, các công ty bán lẻ lại kinh doanh tập hợp các mặt hàng khác nhau của rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích của mỗi người. I.2 Cấu trúc thị trường bán lẻ Từ cách hiểu về thị trường bán lẻ là nơi mà người mua và người bán tác động lẫn nhau, trao đổi với nhau ta có thể phân loại thị trường bán lẻ thành hai nhóm chính đó là thị trường hữu hình và thị trường vô hình. Trong thị trường hữu hình, người mua và người bán gặp gỡ , trao đổi trực tiếp với nhau ở các địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ hữu hình như các chợ, đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại Trong thị trường vô hình, người mua và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau mà thông qua các tiến bộ của công nghệ thông tin như internet, điện thoại… và địa điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ cũng là những địa điểm vô hình như các trang web mua bán trên mạng điển hình như ebay.com, amazon.com, enbac.com… Hình thức [...]... ngoài Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam Từ những năm 2000, các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên thị trường bán lẻ sôi động, phong phú và có tính cạnh tranh cao Những tập đoàn bán lẻ nước ngoài hiện đang kinh doanh thành công có thể kể ra là tập đoàn Casino của Pháp... hơn đã khiến cho số lượng các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng nhiều hơn Từ đó ta có thể chia các chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam thành ba nhóm chính sau đây: Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước Đây là các công ty có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới phân phối rộng... rộng thị trường quốc tế Chiến lược thâm nhập thị trường có ảnh hưởng lớn, khó thay đổi được và thường mang tính chất dài hạn đối với các tập đoàn đa quốc gia Trong cuốn “ Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế” của Franklin R.Root thì phương thức thâm nhập thị trường quốc tế được định nghĩa là sự sắp xếp sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật, quản lý hoặc các nguồn nhân lực khác để thâm nhập vào một thị trường. .. năng thị trường , đánh giá thận trọng cơ hội và những rủi ro phát sinh trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh ở một số quốc gia Tất cả những yếu tố đó cần được phải doanh nghiệp đánh giá đồng thời để có một phương thức tốt nhất thâm nhập một thị trường cụ thể CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM I ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN... chứng minh tính đúng đắn của chủ trương chính sách kinh tế của nhà nước, cá nhà sản xuất kinh doanh II CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 2.1 Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế Khi một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường quốc tế thì doanh nghiệp đó phải chọn được hình thức thâm nhập phù hợp với mỗi thị trường khác nhau Quyết định lựa chọn hình thức thâm nhập có thể nói là quyết... mua và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau và rủi ro do bảo mật thông tin còn rất lớn Thị trường bán lẻ vô hình hiện nay đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà bán lẻ tuy nhiên thị trường bán lẻ hữu hình vẫn đóng vai trò lớn khó lòng thay thế Do đó, trong khuôn khổ bài khóa luận tôi xin đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc của thị trường bán lẻ hữu hình Bộ phận chính của thị trường bán lẻ hữu hình là các. .. tiêu dùng cho xã hội Do đó nhà nước có thể căn cứ vào những thông tin mà thị trường bán lẻ cung cấp để điều tiết, hướng dẫn sản xuất và kinh doanh Thứ năm: Thị trường hàng hóa bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh mức sống của dân cư trong xã hội Thị trường hàng hóa bán lẻ được xem như “ chiếc phong vũ biểu” của mức tiêu thụ trong xã hội Dựa vào mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ta có thể thấy... trường bán lẻ Việt Nam sẽ phục hồi tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng nhanh 1.1.2 Chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ Với tư duy hướng ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã tạo ra sự gia tăng khá nhanh của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong khi khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống Thị trường bán lẻ. .. tế, quy mô và tốc độ tăng dân số và các chỉ số đặc trưng khác đối với từng ngành khác nhau Đối với thị trường bán lẻ, để đánh giá tiềm năng của thị trường thì các chỉ số như tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và cơ cấu dân số, tốc độ tăng trưởng thu nhập và cơ cấu chi tiêu là các chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá sự tăng trưởng và quy mô tiềm năng của thị trường Đối với các thị trường có... trường bán lẻ dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hàng hóa và phát triển thị trường cho các nghành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sứ cạnh tranh của nền kinh tế đất nước Thứ tám: Thị trường hàng hóa bán lẻ là nơi . CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 52 2.1.Lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam trước 2007. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 33 I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 33 1.1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 33 1.1.1. đến thị trường bán lẻ và các phương thức thâm nhập thị trường thế giới. • Đánh giá tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam và phân tích sự lựa chọn phương thức thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước