Mục tiêu nghiên cứu Để có thể xem xét được những cơ hội và thách thức đối với thị trường phân phối Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, em thực hiện luận văn này với đề tài: “Thị trườ
Trang 1TRƯờNG ĐạI HọC NGOạI THƯƠNG khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế chuyên ngành kinh tế đối ngoại -
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, thỏng 10/ 2007
Trang 21
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 11 năm đàm phán, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chình thức được kết nạp vào WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định sự thừa nhận có tình quốc tế đối với những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong quá trính đổi mới đất nước nói chung và quá trính hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng
Gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập một cách sâu sắc và toàn diện với thế giới thông qua những cam kết cụ thể cả trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, trợ cấp, đầu tư liên quan đến thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trì tuệ Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong WTO được đánh giá là khá mạnh mẽ Dịch vụ phân phối có thể được coi là một trong những ngành dịch
vụ nhạy cảm, có khả năng sẽ chịu nhiều tác động từ quá trính mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO Ví vậy, có thể nói việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ không chỉ tạo ra những tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ìt tác động về mặt xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới
2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Trong khóa luận này , đối tượng chủ yếu được nhắm tới để phân tìch là các nhà phân phối trong nước cũng như các tập đoàn phân phối của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và khu vực các hộ kinh doanh nhỏ lẻ Tương ứng với đó là việc xem xét hoạt động kinh doanh của các chủ thể này thông qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại với hệ thống các cửa hàng bán lẻ của hộ kinh doanh doanh cá thể theo kiểu truyền thống Nội dung nghiên cứu là việc Việt Nam gia nhập WTO
có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường phân phối Việt Nam , phân tích những cơ hội , thách thức và một số tác động xã hội của việc mở cửa thị trường phân phối
Trang 32
3 Mục tiêu nghiên cứu
Để có thể xem xét được những cơ hội và thách thức đối với thị trường phân phối Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, em thực hiện luận văn này với đề tài: “Thị trường phân phối Việt Nam - cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO” với ba mục tiêu chủ yếu: thứ nhất là phân tìch thực trạng của thị trường phân phối Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO , thứ hai là những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với thị trường phân phối và thứ ba là đề xuất những khuyến nghị chình sách từ phìa Chình phủ cũng như giải pháp chủ yếu từ phìa doanh nghiệp để năng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam trên sân nhà, giảm thiểu những mặt tiêu cực và tối đa hóa những mặt tìch cực của quá trính hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc Việt nam gia nhập WTO
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tìch , đánh giá định tình, trên cơ sở phân tìch các kết quả điều tra và từ các nghiên cứu trước đó, các bài báo phân tìch xuất bản trên mạng
5 Cấu trúc của khóa luận
Bên cạnh các phần mở đầu , kết luận, và tài liệu tham khảo , những nội dung chình của khóa luận này sẽ được trính bày theo 3 chương gồm:
- Chương I: Tổng quan về dịch vụ phân phối Việt Nam
- Chương II : Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO với thị trường phân phối Việt Nam
- Chương III: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Tường Anh - giảng viên khoa kinh tế ngoại thương đã tận tính hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận
và cảm ơn các cán bộ Vụ đa biên- Bộ thương mại đã nhiệt tình giúp đỡ em tím kiếm tài liệu liên quan phục vụ đề tài của khóa luận
Trang 43
Chương I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
I Khái niệm và phân loại dịch vụ phân phối
1 Khái niệm
1.1 Các khái niệm
Phân phối: Phân phối là một trong bốn hoạt động của chiến lược
marketing Nhà phân phối là người trung gian giữa nhà sản xuất và người bán lẻ Sau khi sản xuất , sản phẩm sẽ được vận chuyển ( và bán) cho nhà phân phối Nhà phân phối lại bán lại hàng hóa cho người bán lẻ và khách hàng
Hệ thống phân phối hàng hóa :
Hệ thống phân phối hàng hóa (HTPPHH) là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trính lưu thông tiêu thụ hàng hoá trên thị trường Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới
người mua cuối cùng Từ những quan điểm nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể có những quan niệm khác nhau về HTPPHH
Trên quan điểm của các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, HTPPHH là các hính thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường để cùng thực hiện một mục đìch kinh doanh Người sản xuất (hay nhập khẩu ) phải qua các trung gian thương mại nào để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng , ví vậy HTPPHH là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau
Dưới quan điểm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp , HTPPHH là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản
lý các hoạt động phân phối hàng hoá nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh
Dịch vụ phân phối : Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, phân phối đã
trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Dịch vụ phân phối ra đời với mục đích làm cầu nối giữa người sản xuât với người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu từ đó kích thích sản xuât Các hoạt động trong ngành phân phối có tác động lớn tới lợi ìch của người tiêu dùng Tăng hiệu quả và cạnh tranh trong hệ thống phân phối
có thể dẫn tới giảm giá, đặc biệt khi biên độ lợi nhuận từ hoạt động phân phối
Trang 54
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá của sản phẩm cuối cùng, đồng thời giảm bớt
sự bóp méo trong cơ cấu giá Hơn nữa, việc cung cấp nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu về đa dạng hóa của khách hàng Các dịch vụ phân phối cũng đưa ra cho khách hàng nhiều dịch vụ bổ sung (địa điểm, đảm bảo giao hàng, thông tin, v.v), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều thông tin hơn để lựa chọn, đồng thời cung cấp cho người sản xuất các thông tin mà họ cần để điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Việc hệ thống phân phối hoạt động không hiệu quả có thể dẫn tới sự phân bổ các nguồn lực một cách không hợp lý, tăng chi phì kinh tế (trường hợp này đã xảy ra tại nhiều nền kinh tế tập trung trước đây)
Do nhận thức ngày càng tăng rằng thúc đẩy cạnh tranh có thể cải thiện hoạt động của dịch vụ phân phối, nhiều nước đã và đang thực hiện quá trính nới lỏng điều tiết và tăng cường tự do hóa trong ngành này Ngoài ra quy mô thương mại quốc tế trong ngành dịch vụ phân phối đã tăng trưởng nhanh chóng thông qua việc
mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ viễn thông
1.2 Các thành viên trong hệ thống phân phối
Các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường phân phối được chia làm hai nhóm: nhóm thành viên chình thức và các tổ chức bổ trợ Các thành viên thị trường phân phối tham gia phân phối phân chia công việc chuyên môn hóa trên cơ
sở tái hợp đồng với các thành viên của hệ thống Họ không sở hữu hàng hóa nên họ không chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động cuối cùng của quá trình phân phối Như vậy các thành viên của hệ thống phân phối được xác định dựa trên những công việc phân phối mà họ đảm nhận
Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác như người bán buôn và người bán lẻ, người sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí
Những trung gian thương mại phân phối sản phẩm của nhiều người sản xuất khác nhau và vì vậy có thể chia sẻ các chi phí cố định cao trong phân phối cho khối lượng sản phẩm được phân phối lớn hơn Điều này cho phép họ giảm được chi phí phân phối hàng hoá
Các thành viên của hệ thống phân phối trên thị trường phân phối bao gồm:
Trang 65
(1) Người sản xuất (hoặc người nhập khẩu) ( manufacturer)
(2) Người trung gian (middleman)
(3) Người tiêu dùng cuối cùng.(end-user)
- Người sản xuất (hay người nhập khẩu)
Người sản xuất hay nhập khẩu là người khởi nguồn của các hệ thống phân phối trên thị trường nội địa Họ cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch
vụ Các Doanh nghiệp sản xuất và các nhà nhập khẩu đều nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường tiêu dùng cuối cùng Muốn vậy, sản phẩm của họ phải sẵn sàng cho các thị trường đó Hơn nữa, người sản xuất phải đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng những thị trường mục tiêu nhất định Tuy nhiên, phần lớn các công ty sản xuất không thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng
Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác như người bán buôn và người bán lẻ, người sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí Những trung gian thương mại phân phối sản phẩm của nhiều người sản xuất khác nhau và vì vậy có thể chia sẻ các chi phí cố định cao trong phân phối cho khối lượng sản phẩm được phân phối lớn hơn Điều này cho phép họ giảm được chi phí phân phối hàng hoá
- Người trung gian
Người trung gian bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh thương mại độc lập trợ giúp người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ Họ được chia làm hai loại là bán buôn và bán lẻ
+ Các trung gian bán buôn bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng
hoá để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bán buôn khác, các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước) Trong thực tế các doanh nghiệp có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ; họ được coi là nhà bán buôn nếu tỷ trọng bán buôn là chủ yếu trong doanh số Những người bán buôn được chia làm 3 loại chính:
- Người bán buôn sở hữu hàng hoá thực sự
- Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng
Trang 76
- Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất Sở dĩ coi chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất như người bán buôn là do họ thực hiện các chức năng bán buôn là chủ yếu
Mỗi trung gian bán buôn có quy mô, phương thức kinh doanh và sức mạnh thị trường riêng vì vậy họ có thể đóng những vai trò khác nhau trong Hệ thống phân phối
+ Các trung gian bán lẻ
Người bán lẻ bao gồm các hoanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đính Vai trò của người bán lẻ trong các hệ thống phân phối là phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hoá mà các khách hàng này mong muốn, ở thời gian, địa điểm và theo cách thức nhất định Người bán lẻ hình thành các tập hợp hàng hoá phù hợp với người tiêu dùng, sẵn có ở mọi thời gian cho người tiêu dùng Các chức năng chủ yếu của người bán lẻ là:
- Tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập thông tin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất
- Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm
- Phân chia và sắp xếp hàng hoá thành những khối lượng phù hợp với người mua
- Dự trữ hàng hoá sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng
- Cung cấp dịch vụ khách hàng
Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Ví dụ, theo những mặt hàng mà người bán lẻ bán, người ta chia ra cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng
Cửa hàng chuyên doanh bán những dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu Cửa hàng bách hoá bày bán nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng
Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, giá thấp, doanh số bán cao Cửa hàng tiện dụng là những cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng
Các loại trung gian bán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh và sức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng điều khiển
hệ thống phân phối khác nhau
Trang 87
- Người tiêu dùng cuối cùng
Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp là điểm đến cuối cùng của hàng hoá và dịch vụ Chỉ khi nào hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng, quá trình phân phối mới hoàn thành
Người tiêu dùng cuối cùng có vai trò quan trọng trong Hệ thống phân phối
vì họ có quyền lựa chọn những hệ thống phân phối khác nhau để cung cấp hàng hoá cho họ Tập hợp người tiêu dùng cuối cùng và hành vi mua của họ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các hệ thống phân phối Trong một số hệ thống phân phối hàng tiêu dùng đặc biệt, người sử dụng cuối cùng có thể đóng vai trò người lãnh đaọ
2 Phân loại dịch vụ phân phối
Theo Danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu mã số TN.GNS/W/120 (W/120 ) của Vòng đàm phán Uruguay và Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc ( CPC ) thí lĩnh vực dịch vụ bao gồm 4 nhóm chình:
Trang 98
dịch vụ đại lý ủy quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền thương mại ( franchising ):
-Dịch vụ đại lý uỷ quyền: Dịch vụ đại lý uỷ quyền gồm việc lấy phì bán hàng
hoặc là hợp đồng đại lý, nhà trung gian hoặc đấu giá hoặc các nhà bán buôn hàng hoá khác và liên quan đến các dịch vụ phụ khác
-Dịch vụ bán buôn: bán buôn gồm việc bán các loại hàng hoá cho người bán
lẻ đối với ngành công nghiệp, thương mại, cơ quan, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp hoặc các nhà bán buôn các dịch vụ liên quan khác Dịch vụ bán buôn cũng
có thể được cung cấp từ một địa điểm cố định hoặc từ một địa điểm khác
-Dịch vụ bán lẻ: Dịch vụ bán lẻ gồm việc bán các hàng hoá cho người tiêu
dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, ki ốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan
- Nhượng quyền thương mại: nhượng quyền thương mại gồm việc bán sản
phẩm và nhượng quyền nhãn hiệu thương mại liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu thương mại và có thể bao gồm cả quyền đối với việc bán sản phẩm nhãn hiệu thương mại
3 Phân loại và cấu trúc của hệ thống phân phối
3.1 Phân loại hệ thống phân phối
Theo Hệ thống phân ngành cấp 1 của Việt Nam qui định tại Nghị định
75/CP, ngày 27/10/1993, khu vực dịch vụ không bao gồm các ngành tiện ích công
cộng và xây dựng thí khu vực dịch vụ được chia ra 9 ngành với 16 phân ngành,
trong đó có ngành phân phối được chia thành 4 phân ngành ( bán buôn, bán lẻ, đại
lý, nhượng quyền ) Theo cách phân định của Việt Nam thí ngành thương nghiệp và sửa chữa đồ dùng có thể được xem là tương đương với ngành dịch vụ phân phối của GATS
Tuy nhiên, các số liệu thống kê chi tiết chỉ đề cập đến dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ Sự khác biệt này làm cho việc phân tìch các chỉ tiêu trở nên khó khăn, thiếu chình xác và không tương hợp theo chuẩn mực quốc tế, nhất là khi Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống kinh tế thế giới
Trang 10có nhiều xung đột tai hại
* Các hệ thống marketing liên kết dọc (LKD)
Các hệ thống Marketing LKD là các hệ thống phân phối có chương trính trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng thị trường tối đa Các thành viên trong HTPP có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất Doanh nghiệp sử dụng HTPP LKD có thể kiểm soát được hoạt
Trang 1110
động của HTPP và chủ động giải quyết xung đột Nó mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô trong phân phối và xoá bỏ những công việc trùng lặp Để hoạt động phân phối
có hiệu quả các doanh nghiệp cần phát triển được các HTPP liên kết dọc
3.2 Cấu trúc hệ thống phân phối
Các hệ thống phân phối của các Doanh nghiệp có cấu trúc như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, nói cách khác, các thành viên của nó liên quan với nhau trong quá trình hoạt động Nó là một hệ thống các thành tố liên quan với nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình tạo ra kết quả là hàng hoá được người tiêu dùng mua và sử dụng Như vậy, cấu trúc mỗi hệ thống phân phối mô tả tập hợp các thành viên của hệ thống phân phối mà các công việc phân phối được phân chia cho họ được tổ chức như thế nào?
Mỗi cấu trúc hệ thống phân phối khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên của hệ thống khác nhau
Có ba yếu tố cơ bản phản ánh đến cấu trúc hệ thống phân phối :
- Chiều dài của Hệ thống phân phối được xác định bởi số cấp độ trung gian
có mặt trong hệ thống phân phối Khi số cấp độ trung gian trong hệ thống phân phối tăng lên, hệ thống được xem như tăng lên về chiều dài
Ví dụ: Hệ thống phân phối từ người SX > Người bán buôn > Người bán lẻ
->Người tiêu dùng là dài hơn hệ thống phân phối : Người SX -> Người tiêu dùng
- Chiều rộng của hệ thống phân phối biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi
cấp độ trung gian Nghĩa là vì dụ nếu số lượng đại lý hoặc người bán buôn trong mỗi cấp độ trung gian tăng lên thì chiều rộng của hệ thống tăng lên
- Chiều sâu: Các kiểu trung gian ở mỗi cấp độ của hệ thống phân phối
Trong mỗi cấp độ có nhiều loại trung gian để đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng Họ có thể là đại lý, người bán buôn, người bán lẻ …Trong mỗi cấp độ nếu có nhiều loại trung gian cùng hoạt động , vì dụ như đại lý , người bán buôn cấp 1, cấp 2… thì hệ thống trung gian đó có chiều sâu hơn so với một hệ thống chỉ có người bán lẻ là nhà phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng
Trang 1211
Sơ đồ 1.1 biểu diễn bốn kiểu hệ thống phân phối phổ biến cho hàng hoá tiêu dùng
cá nhân với số các cấp độ trung gian phân phối trong mỗi hệ thống phân phối khác
nhau
Sơ đồ 1.1: Các Hệ thống phân phối tiêu dùng cá nhân phổ biến
Chú thích:
Người TD: Người trung gian
Người SX (NK): người sản xuất (nhập khẩu)
Người b.buôn: người bán buôn
Trang 13A Trực tiếp Thích hợp với hang hóa dễ hư hỏng, giá trị lớn, cồng
kềnh, kỹ thuật phức tạp, khách hang tập trung ở một khu vực địa lý
B Một cấp Người bán lẻ có quy mô lớn
C Hai cấp Hàng hoá giá trị đơn vị thấp, chi phí thấp
D Ba cấp Giúp tập hợp hàng hoá và phối hợp cung cấp sản
phẩm với khối lượng lớn
Số lượng các trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối có thể khác nhau từ
1 đến vô số Các hệ thống phân phối trong thực tế có thể theo những phương thức phân phối với số trung gian thương mai khác nhau dưới đây:
Phân phối rộng rãi có nghĩa là nhiều người bán buôn và bán lẻ tham gia vào phân phối hàng hóa Phân phối rộn rãi thường được sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ thông dụng có số lượng khách hàng đông đảo , phạm vi thị trườ ng rộng lớn,
Phân phối ch ọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền , doanh nghiệp sử dụng một số trung gian thương mại thích hợp để bán sản phẩm của
họ ở một khu vực thị trường cụ thể Nhà sản xuất có thể tập trung nỗ lực thiết lập và duy trì quan hệ làm ăn tốt đẹp với các trung gian chọn lọc , do đó đạt được quy mô thị trường thìch hợp và tiết kiệm chi phì
Trang 1413
Ở mỗi cấp độ trung gian của hệ thống phân phối thường có nhiều loại trung gian khác nhau hoạt động Mỗi loại trung gian có sức mạnh, điểm yếu, quy mô, phương thức kinh doanh khác nhau, vì vậy, họ thường thích hợp với việc kinh doanh một số sản phẩm và thực hiện một số công việc phân phối nhất định Ngược lại, mỗi loại sản phẩm cũng chỉ thích hợp với một số loại trung gian thương mại nhất định Các loại trung gian trên thị trường cũng luôn luôn biến đổi Mỗi Hệ thống phân phối có thể được chia làm hai khu vực chính: khu vực thương mại và khu vực tiêu dùng Khu vực thương mại bao gồm một tập hợp các thành viên như các nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ Mỗi thành viên của HTPP là các doanh nghiệp kinh doanh phải phụ thuộc vào các tổ chức khác để đạt các mục tiêu của nó Các nhà sản xuất phụ thuộc vào các trung gian thương mại để đạt mục tiêu lợi nhuận của nó và ngược lại Một hệ thống phân phối cũng có thể chia thành cấu trúc chính thức và cấu trúc bổ trợ Cấu trúc chính thức bao gồm các thành viên của hệ thống, họ sở hữu hàng hoá, chịu rủi ro và thực hiện các chức năng marketing Cấu trúc bổ trợ bao gồm các tổ chức khác thực hiện các dịch vụ bổ trợ cho các thành viên chính thức và tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động phân phối như là vận tải, lưu kho, thanh toán
II Tổng quan về dịch vụ phân phối
1.Tổng quan dịch vụ phân phối trên thế giới
Dịch vụ ph ân phối hàng hóa của các quốc gia trên thế giới đang phát triển
theo chiều hướng tích cực , doanh thu bán lẻ không ngừng tăng lên Dịch vụ phân phối cũng được phân chia thành 4 loại chình là đại lý bán lẻ , đại lý bán buôn, đại lý
ủy quyền và nhượng quyền thương mại Tuy nhiên phần lớn ở các nước phát triển thí dịch vụ phân phối bán lẻ lại phát triển mạnh nhất Có thể lấy vì dụ điển hính là tập đoàn bán lẻ Wal-mart của Mỹ và Metro của Đức Đến cuối năm 2004, tập đoàn Metro có hơn 250 000 nhân viên và doanh thu hàng năm lên tới trên 56 tỉ Euro, trở thành tập đoàn bán lẻ lớn thứ 4 thế giới sau Wal-Mart ( doanh thu 213 tỉ Euro) và Carrefour ( doanh thu 73 tỉ Euro ) và Home Depot ( 57,3 tỉ Euro ) Đặc biệt như Walmart, tập đoàn này không chỉ làm nhiệm vụ phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà còn hơn thế , tập đoàn thuê các công ty sản xuất các sản phẩm dưới nhãn hiệu vWal -mart và tiếp thị đến tay người tiêu dùng với cái tên của
Trang 1514
chình hãng mính Như vậy có thể thấy mức độ phát triển và lớn mạnh cũng như khả năng thống lĩnh thị trường của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia nà y, đóng một vai trò chủ chốt trong nền công nghiệp dịch vụ với mục tiêu là cầu nối từ nhà sản xuất đến khách hàng Tình cạnh tranh trong thị trường phân phối cũng ngày một rõ rệt Ngày càng có nhiều sức ép từ thị tr ường buộc các nhà phân phối phải tím cách chiều lòng khách hàng và cung cấp đến khách hàng nhiều giá trị hơn các đối thủ cạnh tranh Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn , và do sự phổ biến của internet, người tiêu dùng ngày càng am hiểu về các nhà phân phối và đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ Nhu cầu của họ cũng ngày càng
đa dạng, xét trên các quốc gia và các môi trường kinh doanh , do đó họ chỉ lựa chọn nhà phân phối đáp ứng tốt nhất yêu cầu của mính Chình ví vậy các nhà phân phối ,
cụ thể là các nhà bán lẻ đưa ra các chiến lược để đáp ứng lại xu thế tiêu dùng của khách hàng mính bằng cách (1) cắt giảm chi phì để tăng giá trị cung cấp cho khách hàng, (2) tập trung vào thỏa mãn nhu cầu của từng phân đoạn thị trường và (3) bắt đầu cung cấp loại hình dịch vụ mua sắm theo yêu cầu riêng của từng khách hàng Bên cạnh đó, quy trình quản lý trong ngành phân phối cũng đang được cải tổ , trong đó các thay đổi chủ yếu là : Các tập đoàn lớn đang bành trướng với tốc độ nhanh hơn cả một ngành Thứ hai là việc ra quyết định quản lý sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các chiến lược lớn của công ty Thứ ba, cấu trúc cơ cấu của các tập đoàn ngày càng phức tạp
Xu hướng phát triển chung của hệ thống phân phối diễn ra ở các nước từ những năm giữa thập kỷ 90 đến nay có thể tóm tắt như sau:
- Tập trung hóa hệ thống phân phối ngày càng cao Trong bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng qui mô nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, TTTM, trung tâm mua sắm Qui mô trung bính của các loại hính này (diện tìch, doanh số, lao động…) tăng lên đồng thời mật độ của chúng giảm xuống; ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị và trung tâm thương mại có qui mô cực lớn, kinh doanh theo chuỗi Sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối làm cho mối
Trang 16- Thương mại điện tử là một xu hướng giao dịch mua bán mới, hiện đại, xuất hiện trong thời đại “số hóa” giúp cho khách hàng giao dịch rất nhanh, nhà kinh doanh giảm chi phì mở cửa hàng trong khi vẫn tăng được số lượng khách hàng (kể
cả khách hàng ngoài biên giới quốc gia) với tần suất giao dịch gần như là không giới hạn trong một khoảng thời gian cực ngắn
- Các phương thức quản lý mới, tiên tiến (xây dựng thương hiệu, tự động hoá qui trính công nghệ kinh doanh…) phát triển với tốc độ nhanh nhờ ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, thay thế ngày càng mạnh cho các phương thức quản lý, phương thức giao dịch và loại hính tổ chức kinh doanh truyền thống
Sơ đồ 1.2: danh sách các tập đoàn bán lẻ có doanh thu lớn nhất thế giới trong
năm 2002-2003
Doanh thu thuần 2002-3 (tỉ USD)
Doanh thu CAGR
Số cửa hàng
Số
quốc gia
% doanh thu tại các quốc gia khác
ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
Trang 172 Tổng quan về dịch vụ phân phối ở Việt Nam
2.1 Vai trò của dịch vụ phân phối đối với nền kinh tế
Cũng tương tự như xu thế các nước trong khu vực, dịch vụ phân phối ở Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Nếu tình cả hoạt động sửa chữa động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đính thí dịch vụ phân phối từ năm 2000 trở lại đây chiếm một tỉ trọng trong GDP khoảng 20%
Cơ cấu ngành
Dịch vụ phân phối Công nghiệp chế biến Nông nghiệp
Ngành khác
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006
Dịch vụ phân phối Công nghiệp chế biến Nông nghiệp
Ngành khác
Trang 1817
Dịch vụ phân phối cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cũng cho thấy, tỉ trọng trong tổng lao động lĩnh vực này ngày một tăng: từ 10,4% ( năm 2000 ) lên 12% (năm 2004), tương đương với ngành Công nghiệp chế biến Nếu so sánh với Nông nghiệp thí Dịch vụ phân phối đóng góp trong GDP thấp hơn không đáng kể nhưng lao động chỉ bằng khoảng 1/6 Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực Dịch vụ phân phối
sẽ ngày càng tăng, còn trong lĩnh vực Nông nghiệp sẽ ngày một giảm Tình đến năm 2004, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực phân phối là 4.767.000 người
Dịch vụ phân phối làm tốt vai trò tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm
qua Tốc độ tăng GDP bính quân hàng năm từ 1991 đến nay ở mức trên 7 %/năm
( tình theo giá so sánh năm 1994 ) Đặc biệt trong những năm từ 1997 - 1999, hầu hết các nước trong khu vực bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đều
có tốc độ tăng trưởng âm ( - ), trong khi Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương ( + ) từ 5 - 6%/năm Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, thành tựu trên là do tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam không chỉ dựa vào hoạt động xuất khẩu, mà còn nhờ thị trường nội địa đã làm tốt chức năng tiêu thụ sản phẩm nên đã giảm thiểu được sự tác động của cuộc khủng hoảng này
Sau nhiều năm, từ chỗ chỉ có chủ yếu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
tham gia dịch vụ phân phối, đến nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia với số
lượng ngày một tăng Tình hết năm 2004, cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, chiếm 40% tổng số doanh nghiệp thuộc thành phần này, khoảng dưới 3.000 DNNN Ngoài ra còn có 2,5 triệu cá nhân, hộ gia đính kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phân phối Đó là chưa
kể đến trên 5.000 văn phòng đại diện và 50 chi nhánh của thương nhân nước ngoài, một số tập đoàn nước ngoài kinh doanh siêu thị (METRO, Bourbon, Parkson,…) tham gia vào các hoạt động dịch vụ phân phối ( bán buôn, bán lẻ ) các hoạt động
phụ trợ, như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại,…(Nguồn: đề án những tác
Trang 1918
động đến ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO - Bộ Thương mại- Tháng 8/2006)
Hệ thống phân phối của các doanh nghiệp và của tổng thể nền kinh tế có vai
trò giải quyết các mâu thuẫn cơ bản vốn có của các nền kinh tế thị trường và nhờ vậy mà góp phần đảm bảo cho nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia phát triển
một cách bền vững Việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản này một cách toàn
diện và sâu sắc đóng vai trò rất quan trọng để giúp nền kinh tế thị trườn g ngày càng lớn mạnh, kìch cầu dẫn đến kìch thìch sản xuất , đồng thời giải quyết bài toán đưa sản xuất đến đúng với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng , tránh xảy ra tính trạng sản xuất dư thừa nhưng nhu cầu vẫn không được đáp ứng đầy đủ
Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn
hoá với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt và đa dạng Đó là mỗi nhà sản xuất chuyên môn hoá sản xuất và bán số lượng lớn hoặc một số ít hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi người tiêu dùng chỉ mua số lượng nhỏ của một tập hợp hàng hoá và dịch vụ phong phú Nguyên nhân là do thị trường là một tập hợp gồm
vô số những người tiêu dùng với những nhu cầu và mong muốn rất khác nhau Xã hội càng phát triển, thu nhập của dân cư càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng càng đa dạng, phong phú Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải sản xuất khối lượng lớn để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô, chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thấp Hơn nữa các kỹ năng sản xuất hiện đại có thể giúp tạo ra số lượng hàng hoá và dịch vụ lớn để thoả mãn đông đảo khách hàng Sản xuất lớn, hiệu quả cao không thể giải quyết vấn đề thoả mãn nhu cầu Hệ thống phân phối giúp giải quyết được mâu thuẫn này
Mâu thuẫn thứ hai trong các nền kinh tế là sự khác biệt về không gian giữa
sản xuất và tiêu dùng do sản xuất tập trung lại một địa điểm còn tiêu dùng rộng khắp hoặc ngược lại Các hệ thống phân phối giúp giải quyết được vấn đề này trong quá trình phân phối Tạo sự ăn khớp về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi phải tối thiểu hoá tổng số các trao đổi Sự xuất hiện cấu trúc Hệ thống phân phối nhiều cấp độ với các trung gian thương mại chình là để giảm tổng số các trao đổi và
Trang 2019
tạo điều kiện vận chuyển sản phẩm với khối lượng lớn ở cự ly dài, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển
Mâu thuẫn thứ ba là sự khác biệt về thời gian do thời gian sản xuất và
thời gian tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại Vì sản xuất thường không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hoá Sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua dòng chảy sản phẩm qua các Hệ thống phân phối đảm bảo đúng thời gian mong muốn của khách hàng
Ngoài ba vấn đề cơ bản trên, trong nền kinh tế còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác như sự khác biệt về thông tin và giá trị, sự khác biệt về quyền sở hữu Các hệ thống phân phối có vai trò và chức năng giải quyết những sự khác biệt
và mâu thuẫn trên qua quá trình phân phối tổng thể Hệ thống phân phối hiệu quả là cần thiết để nối người sản xuất với người tiêu dùng, có nghĩa là phân phối hàng hoá
và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Sơ đồ 1.3 thể hiện khái quát vai trò của hệ thống phân phối giải quyết các vấn đề khác biệt và mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường
Trang 2120
dùng
Các chức năng cơ bản của hệ thống phân phối
Chức năng cơ
Trang 2221
thế cho nhau Sau đó sản phẩm được tập trung thành khối lượng lớn ở những địa điểm nhất định Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm được phân chia theo các nhóm hàng hoá mà có người sử dụng giống nhau hoặc liên quan
Đây chình là giai đoạn bán buôn nói chung của Hệ thống phân phối Cuối cùng, các hàng hoá được tập hợp thành các hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của những nhóm khách hàng cụ thể Phân loại đã giúp giải quyết vấn đề khác biệt sản phẩm giữa sản xuất và tiêu dùng
Vận tải Hàng hoá qua hệ thống phân phối được chuyển từ địa
điểm này đến địa điểm khác Nhờ đó giải quyết được mâu thuẫn về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng
kho của các nhà kinh doanh cho đến khi những người tiêu dùng cần, nhằm đảm bảo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu khách hàng đúng thời gian Thước
đo khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng là tốc độ quay vòng hàng tồn kho Trong Hệ thống phân phối nhiều cấp độ trung gian, dòng chảy của hàng hoá có thể được kế hoạch hoá để thoả mãn nhu cầu với lượng dự trữ tối thiểu
vận tải, lưu kho, xúc tiến, bán, và mua sản phẩm
Chia sẻ rủi ro Giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình phân
phối sản phẩm trên thị trường Các doanh nghiệp sản xuất
Trang 23Trên quan điểm quản lý vĩ mô hệ thống phân phối của toàn bộ nền kinh tế, tất cả các chức năng của Hệ thống phân phối đồng nghĩa với các giai đoạn của quá trính lưu thông tiêu thụ của tất cả hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế Không có chức năng nào có thể bỏ qua Bên cạnh đó n guyên tắc để phân chia công việc phân phối là chuyên môn hoá và phân công lao động Phát triển các hệ thống phân phối hiệu quả là yêu cầu tất yếu trong quản lý hoạt động thương mại của mỗi quốc gia Chỉ có tổ chức và quản lý được các hệ thống phân phối mới đảm bảo phù hợp cung cầu trên thị trường, đảm bảo lưu thong hàng hoá thông suốt Tất nhiên, các HTPP không chỉ hoạt động trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế Thành viên của HTPP hàng hoá xuất khẩu tất nhiên bao gồm cả các nhà phân phối của nước nhập khẩu Đó chính là các hệ thống phân phối quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ phát triển các hệ thống phân phối hàng hoá của họ trên thị trường nội địa của nước ta Vì vậy, yêu cầu phải phát triển nhanh các hệ thống phân phối hiệu quả cho các doanh nghiệp của Việt Nam trên thị trường nội địa càng trở nên cấp bách
Dịch vụ phân phối đối giúp tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Các quyết định về hệ thống phân phối đã và đang trở thành những quyết định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, là một công cụ cực kỳ quan trọng và phức tạp của chiến lược marketing hỗn hợp của doanh nghiệp Do cần nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng và quản lý một hệ thống phân phối có hiệu quả và do các hệ thống này rất khó thay đổi một khi nó đã được xây dựng nên các quyết định
về hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập được lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn trên thị trường và thành công trong kinh doanh Phát triển và quản lý được các hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm của
Trang 24Tổ chức và tham gia vào các hệ thống phân phối hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp chủ động xây dựng các liên kết đảm bảo thực hiện phân công chuyên môn hoá
và hợp tác hoá trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng của các ngành kinh tế, điều đó giúp các doanh nghiệp tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Nhờ tổ chức và tham gia vào các liên kết, giám sát và phối hợp bên trong của hệ thống phân phối, tránh các giao dịch thị trường trong hệ thống và nh ờ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế, vì vậy mà đạt hiệu quả kinh tế cao hơn Đồng thời do tham gia vào những liên kết như vậy sẽ còn giúp các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ lẫn nhau, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền lực thương lượng đáng kể, tăng cường khả năng khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh Có thể thấy những lợi ìch như vậy đã tạo cho doanh nghiệp
có tham gia liên kết có được những lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp không tiến hành liên kết bằng những hình thức giá cả cao hơn, chi phì thấp hơn hoặc ít rủi ro hơn Điều đó giải thích tại sao các hệ thống phân phối lại là một trong những rào cản chắc chắn nhất đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu thâm nhập thị trường và là lựa chọn chiến lược chung của doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào những ngành kinh doanh mới Các doanh nghiệp của Việt Nam nếu tạo dựng được cho mình những hệ thống phân phối hiệu quả cũng có nghĩa là tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mính trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới, bởi họ phải mất nhiều thời gian và tiền của mới có thể tạo lập được hệ thống phân phối của mình Mặt khác cùng với các cam kết tự do hoá thương mại và đầu tư để hội nhập
Trang 2524
kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dần dần dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó các hệ thống phân phối hiệu quả sẽ chính là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mính trước các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa
3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống phân phối
Sự hình thành và vận động của các hệ thống phân phối chịu tác động của rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan Những sự thay đổi của những yếu tố này
có thể làm mất đi những hình thức phân phối cũ và xuất hiện những hình thức phân phối mới, một số trung gian thương mại cũ mất đi thay vào đó là các loại trung gian thương mại mới Cấu trúc cạnh tranh trên thị trường thường xuyên thay đổi cũng kéo theo những sự thay đổi trong các hệ thống phân phối Sự thay đổi các yếu tố hành vi mua của người tiêu dùng, những công nghệ buôn bán mới cũng làm tăng thêm khả năng thay đổi của các hệ thống phân phối Các hệ thống phân phối phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi đó Để phát triển các hệ thống phân phối hiệu quả, các doanh nghiệp và các cấp quản lý cần phân tìch đầy đủ các yếu tố này
3.1 Yếu tố vĩ mô
Hệ thống phân phối cũng có biên giới như các hệ thống khác Nó bao gồm các biên giới về địa lý (khu vực thị trường), kinh tế (khả năng quản lý một số hàng hoá và dịch vụ nhất định), và con người (khả năng tương tác với nhau) Chúng là bộ phận của hệ thống phân phối vĩ mô rộng lớn với những khả năng và điều kiện cho chúng hoạt động Hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế tất yếu nằm trong môi trường quốc gia và quốc tế Tất cả các yếu tố môi trường quốc gia và quốc tế như tự nhiên, kinh tế, xã hội - văn hoá, chình trị - luật pháp, công nghệ đều ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và hoạt động của các hệ thống phân phối trên thị trường Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản xuất thường sử dụng các hệ thống phân phối ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết làm giá bán tăng Những quy định và ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng đến kiểu hệ thống phân phối
Trang 2625
Luật pháp ngăn cản việc phát triển các hệ thống phân phối có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền Sự phân bố lại dân cư cũng kéo theo sự thay đổi của hệ thống phân phối Rõ ràng khi tổ chức và quản lý các hệ thống phân phối phải đặt chúng trong môi trường kinh doanh khách quan mới có được các quyết định đúng
Sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet đã tạo điều kiện cho
sự phát triển các kiểu hệ thống phân phối có sử dụng các hình thức thương mại điện
tử Các doanh nghiệp có thể cải thiện dòng thông tin của hệ thống phân phối nhờ các phương thức truyền tin qua mạng Các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng internet để quảng bá cho sản phẩm Một số doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành hàng nhất định có thể phát triển các hệ thống bán hàng trực tiếp qua mạng internet
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các hệ thống phân phối khác với ảnh hưởng đến các công cụ marketing khác ở chỗ chúng ảnh hưởng tới tất cả mọi thành viên của hệ thống phân phối Khi phát triển các hệ thống phân phối phải phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô không chỉ đến doanh nghiệp và thị trường mục tiêu cuối cùng của họ mà còn đến tất cả các thành viên trong hệ thống phân phối và các tổ chức bổ trợ
3.2 Yếu tố vi mô
Hệ thống phân phối không những bị chi phối bởi các yếu tố vĩ mô mà chúng còn chịu tác động trực tiếp của các yếu tố vi mô Do vậy mỗi doanh nghiệp khác nhau thường phải phát triển những hệ thống phân phối có các đặc thù riêng Các yếu
tố vi mô chủ yếu bao gồm:
- Các đặc điểm của khách hàng bao gồm: số lượng, sự phân tán về mặt địa lý, Hành vi mua Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển các hệ thống phân phối vì các hệ thống phân phối phải tổ chức theo định hướng khách hàng, nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của họ Khách hàng càng ở phân tán
về địa lý thì hệ thống phân phối càng dài Khoảng cách từ nhà sản xuất đến thị trường của nó càng lớn, càng nên sử dụng các Trung gian thương mại trong hệ thống phân phối Nếu khách hàng mua thường xuyên từng lượng nhỏ, cũng cần hệ thống phân phối dài
Trang 2726
- Đặc điểm của sản phẩm bao gồm: tính dễ hỏng, tính cồng kềnh, mức độ tiêu chuẩn hoá, các dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng sản phẩm, giá trị đơn vị sản phẩm Những sản phẩm dễ hư hỏng cần hệ thống phân phối trực tiếp Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi hệ thống phân phối ngắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển và số lần bốc dỡ Những hàng hoá không tiêu chuẩn hoá cần bán trực tiếp, các sản phẩm có giá trị đơn vị cao thường do lực lượng bán của công ty bán chứ không qua trung gian
- Các nhà trung gian bao gồm: sự sẵn có của các trung gian, mức độ chấp nhận sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm, sức mạnh và điểm yếu, sự xuất hiện các trung gian thương mại kiểu mới Người quản lý hệ thống phân phối phải xem xét hiện có những loại Trung gian thương mại nào trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện các chức năng phân phối của họ Các Trung gian thương mại có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng và họ có khách hàng mục tiêu riêng
- Mức độ cạnh tranh theo khu vực địa lý, các hệ thống phân phối hiện tại của các đối thủ cạnh tranh Việc phát triển hệ thống phân phối cũng chịu ảnh hưởng bởi các hệ thống phân phối của người cạnh tranh Nhà sản xuất có thể lựa chọn những
hệ thống phân phối có cùng đầu ra bán lẻ với các nhà cạnh tranh hay những hệ thống phân phối hoàn toàn khác với hệ thống của người cạnh tranh Nhìn chung, cạnh tranh càng mạnh thì nhà sản xuất càng cần những hệ thống phân phối có sự liên kết chặt chẽ
- Đặc điểm của chính các doanh nghiệp sản xuất gồm: sức mạnh về tài chính, tập hợp sản phẩm, các hệ thống phân phối truyền thống, những chính sách marketing hiện tại cũng là căn cứ quan trọng khi phát triển hệ thống phân phối của
họ Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô thị trường và khả năng của doanh nghiệp tím được các thành viên phân phối thích hợp Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các thành viên khác những chức năng nào? Dòng sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới kiểu hệ thống phân phối Chiến lược marketing khác nhau thì kiểu hệ thống phân phối doanh nghiệp sử dụng cũng khác nhau
Trang 2827
Chương II TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI VIỆT NAM
I Cơ sở pháp lý
1 Các quy định liên quan đến dịch vụ phân phối
- Nghị quyết 12 của Bộ chình trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chình phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục
tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010", để phát triển mạnh hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, tạo tiền đề cho chủ động hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Thủ tướng Chình phủ chỉ đạo Bộ Thương mại xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020"
- Nghị định của Chình phủ số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
- Nghị định của chình phủ số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng
02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Bộ Thương Mại
- Quyết định 10 /2007/QĐ-BTM Công bố lộ trính thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
Trang 2928
2 Hệ thống chính sách khuyến khích
Để phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy hoạt động phân phối, cùng với việc hoàn thiện hệ thống hệ thống luật pháp, vài năm trở lại đây Chình phủ Việt Nam đã ban hành một số chình sách quan trọng Đó là:
- Ngày 14/01/2003 Chình phủ ban hành nghị định 02/2003/NĐ-CP về Phát triển và quản lý chợ
- Ngày 20/3/2003 Thủ tướng có Quyết định số 311/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010
- Để tạo điều kiện tốt cho tiến trính hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 31/3/2004, Thủ tướng chình phủ có Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa
Nhín một cách tổng thể, thị trường Việt Nam đã trở thành một thể thống nhất, hoạt động thương mại phát triển sôi động, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của sản xuất, tiêu dùng, từng bước tạo dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để hàng hoá được tự do lưu thông, thương nhân được tự do hoạt động theo pháp luật và các qui luật của nền kinh tế thị trường Hàng hoá đa dạng, phong phú, nhiều mặt hàng chiếm được vị thế quan trọng và tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế Đội ngũ thương nhân phát triển ngày một đông đảo với nhiều loại hính doanh nghiệp thuộc mọi thành phần Mạng lưới thương mại – dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên các địa bàn thành thị, nông thôn, miền núi với các loại hính khác nhau: cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,…
3 Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong WTO
Cũng như các ngành dịch vụ khác, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân phối thể hiện mức độ mở cửa thị trường và mức độ đối xử quốc gia mà
Trang 30a Các sản phẩm thuộc diện loại trừ chung
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ phân phối đối với các mặt hàng sau: thuốc lá và xí gà, sách, báo và tạp chì, vật phẩm đã ghi hính, kim loại quì và đá quì, dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mìa và đường củ cải Ngoài ra, trong từng phân ngành, sẽ
có thêm một số sản phẩm khác mà Việt Nam đưa ra những hạn chế nhất định Những sản phẩm này sẽ được liệt kê cụ thể ở những phần cam kết của mỗi phân ngành sẽ được trính bày ở dưới đây
b Về mức độ và thời gian mở cửa thị trường
- Đối với dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng:
+ Kể từ khi gia nhập đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài không được vượt quá 49%
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2009:
để cung cấp các dịch vụ này, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009: các hạn chế nêu trên sẽ được bãi bỏ
Bên cạnh các mặt hàng thuộc diện loại trừ chung, không đưa vào cam kết như đã nêu tại điểm 1 ở trên, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ không được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm sau: xi măng
Trang 3130
và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhín, rượu, phân bón Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy sẽ được loại khỏi danh mục sản phẩm hạn chế này Và từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 trở đi (tức là sau 3 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chình thức của WTO), tất cả các sản phẩm trong danh mục hạn chế này sẽ được loại bỏ
Riêng đối với dịch vụ bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế về việc doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài khi mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi sẽ được xem xét trên nguyên tắc đánh giá nhu cầu thực tế của Việt Nam Việc xem xét này sẽ tuân theo một qui trính thủ tục công khai do Việt Nam đưa ra và chủ yếu dựa trên các tiêu chì như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự
ổn định của thị trường và qui mô địa lý
- Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại:
+ Kể từ khi gia nhập đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp dịch
vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài không được vượt quá 49%
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2009:
để cung cấp dịch vụ này, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009: các hạn chế nêu trên sẽ được bãi bỏ
Tuy nhiên, phải từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 trở đi (tức là 3 năm sau khi Việt Nam chình thức trở thành thành viên của WTO), các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ này ở Việt Nam mới được phép mở các chi nhánh tại Việt Nam
Trang 3231
Bảng cam kết cụ thể của Việt Nam đối với WTO
Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng nước ngoài (3) Hiện diện thương mại (4) Hiện diện thể nhân
(1) Chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với:
- phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- phân phối các chương trính phần mềm máy tình hợp pháp phục
vụ nhu cầu cá nhân hoặc ví mục đìch thương mại
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ:
Phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài không được vượt quá 49% Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế
1, cột tiếp cận thị trường
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế
Trang 33
Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy
Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại
lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)24
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
Trang 34
33
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
(3) Không hạn chế, ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài không được vượt quá 49% Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi
bỏ Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế
Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
(1) Không hạn chế
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
Nguồn:http://www.mot.gov.vn/mot/render.userLayoutRootNode.uP
Trang 3534
II Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với thị trường phân phối Việt Nam
1 Thực trạng chung của thị trường phân phối trước khi gia nhập WTO
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường
Có thể đánh giá qui mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường dịch vụ phân phối thông qua một số chỉ tiêu thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam trong những năm qua Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1.738.808 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bính quân hàng năm là 18,3% Trong đó, tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2001 đạt 245.315 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 280.884 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2001; năm 2003 đạt 333.809 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2002; năm
2004 đạt 398.500 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2003; năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2004
Dịch vụ phân phối cũng tạo ra một khối lượng việc làm không nhỏ cho người lao động Số liệu thống kê từ năm 2001 trở lại đây cũng cho thấy, tỉ trọng trong tổng lao động của lĩnh vực này ở Việt Nam ngày một tăng: từ 10,4% năm 2001 lên 12,2% năm 2005, tức là khoảng trên 7 triệu người, tương đương với số lao động trong ngành công nghiệp chế biến Xu hướng chung ở Việt Nam hiện nay là tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng tăng và lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ ngày một giảm
1.2 Các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường
Các loại hàng hoá, dịch vụ tham gia lưu thông trên thị trường trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm Bên cạnh những hàng hoá được sản xuất trong nước thí cùng với quá trính mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng
và nhiều màu sắc
Trang 3635
1.3 Các chủ thể tham gia thị trường
a Phân loại các chủ thể theo tư cách pháp nhân
Trong những năm gần đây, các chủ thể tham gia vào thị trường phân phối trong nước ngày càng đông đảo và đa dạng về thành phần Tuy vậy, nhín chung vẫn có thể nhận thấy có 3 nhóm đối tượng chình tham gia vào thị trường này như sau:
- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao gồm
cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước Đây là khu
vực đã có những chuyển biến tìch cực với sự hính thành và phát triển một số nhà phân phối lớn như Saigon Coopmark, Intimex, Maximart, Nguyễn Kim, Phú Thái Đây là những nhà phân phối có trính độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối khá rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong
cả nước Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước nhín chung có tiềm lực về tài chình
và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hoá để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mính Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà nước Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trính hính thành và phát triển hệ thống phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung
Tuy nhiên, nhín chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chình, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trính độ đội ngũ cán bộ so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này
- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu
tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên một thị trường kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và có tình cạnh tranh cao hơn Tình đến nay, đã có 6 tập
Trang 3736
đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Metro Cash & Carry, Parkson, Big C đã kinh doanh khá thành công và đang đẩy nhanh quá trính củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mính tại Việt Nam
Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối
ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chình, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trính độ tổ chức quản trị kinh doanh Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tình chất toàn cầu Ví vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hính thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trính độ hiện đại của thế giới
Do có những lợi thế về năng lực tài chình, trính độ tổ chức kinh doanh như
đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có cách
tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước
- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước Hiện tại, ở Việt Nam ước tình có khoảng 900 nghín cửa hàng bán lẻ, kinh
doanh theo kiểu hộ cá thể Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động phổ thông trong cả nước Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tình tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường ví hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khoá đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chình cho gia đính
Trang 3837
Chình ví vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đính họ
b Phân loại chủ thể theo tính chất hoạt động
Bên cạnh việc phân chia các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường theo cách như trên, cũng có thể phân loại các chủ thể tham gia vào thị trường phân phối của Việt Nam dựa trên một số đặc điểm khá quan trọng trong tình chất như sau:
- Thứ nhất, các nhà sản xuất đồng thời là nhà phân phối Đây thường là những
doanh nghiệp có xuất phát là những nhà sản xuất hàng hoá lớn trong một số lĩnh vực khác nhau như điện, xi măng, sắt thép, may mặc, nước uống Hiện nay ở nước
ta hính thức này khá phổ biến và áp dụng với nhiều loại vật tư, hàng hóa như Thép Thái Nguyên, Thép Miền Nam, Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Ching Foong Hải Phòng , hay các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như Coca Cola, Pepsi, Vinatex… Nhín chung, đây là một dạng mô hính tổ chức kinh doanh phân phối đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Đặc điểm chung trong cách thức tổ chức kinh doanh của mô hính này là nhà sản xuất ra hàng hoá thường phải là những nhà sản xuất lớn, có khả năng về nguồn lực để tự đứng ra thiết lập hệ thống phân phối riêng cho hàng hoá của mính sản xuất
- Thứ hai, các nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp Thông thường, đây có
thể là các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI được thành lập không nhằm mục đìch sản xuất để phân phối mà chỉ nhằm mục đìch kinh doanh phân phối chuyên nghiệp Do vậy, các doanh nghiệp này thường là những nhà phân phối tổng hợp rất nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau Có thể kể đến một số nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam như Phú Thái, Metro, Big C, Parkson Đặc điểm của các nhà phân phối này tình chuyên nghiệp trong hoạt động tổ chức kinh doanh rất cao và thường chiếm giữ một thị phần áp đảo trong kinh doanh phân phối Khả năng thay đổi một cách linh hoạt trong phương thức kinh doanh cũng như tiếp cận khách hàng của những doanh nghiệp này là rất lớn Do vậy, đây sẽ là bộ phận quan trọng tác động đến sự phát triển của thị trường
Trang 3938
trong nước nói chung và hoạt động phân phối hàng hoá nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới
- Thứ ba, các nhà phân phối chuyên ngành Thực chất đây là hính thức giao
thoa giữa hai nhóm đối tượng vừa nêu trên Các nhà phân phối chuyên ngành có thể
là các nhà sản xuất (hoặc nhập khẩu) hàng hoá để phân phối, cũng có thể là những nhà phân phối chuyên nghiệp nhưng chỉ tập trung vào kinh doanh một hoặc một nhóm hàng có tình chất đặc thù như xăng dầu, điện máy, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm Tuy nhiên, đặc điểm riêng của nhóm các nhà phân phối chuyên ngành này
là có tình chuyên biệt về mặt hàng phân phối rất cao Do vậy, cách thức tổ chức hệ thống phân phối của nhóm đối tượng này cũng có những sự khác biệt đáng kể so với những nhà phân phối khác, đặc biệt là đối với những nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp
1.4 Các mô hình tổ chức kinh doanh phân phối trên thị trường
Có thể nói, trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã diễn ra những sự biến đổi khá mạnh mẽ trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng trong nước Ngày càng
có nhiều người tiêu dùng trong nước có thói quen mua sắm qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn Mặc dù theo đánh giá thí hiện tại những kênh phân phối hiện đại này ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 10% thị phần của cả nước, 90% lượng hàng hoá còn lại hiện vẫn đang được mua bán thông qua các kênh phân phối truyền thống như hệ thống các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng bán lẻ của tư nhân Tuy vậy, một cách tổng quan có thể thấy hiện nay ở Việt Nam, hàng hoá được cung cấp từ nhà sản xuất hoặc từ nhà nhập khẩu tới tay người tiêu dùng được thực hiện thống qua một số kênh phân phối chủ yếu sau:
Hệ thống chợ truyền thống:
Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 9.100 chợ truyền thống các loại, trong đó có
165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh Chợ được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và là loại hính tổ chức thương mại trong nước chủ
Trang 4039
yếu ở địa bàn này; còn lại khu vực thành thị có 2.275 chợ, chiếm 25,1% Số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm tới 97,9%, mang ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội cho nhân dân, nhất là ở nông thôn và miền núi
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua hệ thống siêu thị đã bắt đầu được hính thành và phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta Nếu như trước năm 2000, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất hiện
"lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chì Minh thí nay đã trở nên phổ biến ở hai thành phố này và được đầu tư khá nhiều ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2005, cả nước có 265 siêu thị, phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước Tuy nhiên, các siêu thị, đặc biệt là siêu thị có qui mô lớn, vẫn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chì Minh (trên 70%), Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm số lượng siêu thị tương ứng là 4% và 2% Các thành phố Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang cũng có siêu thị chiếm 2% tổng số siêu thị trên cả nước
(Nguồn: Đề án nghiên cứu đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của
việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ WTO- Bộ Thương Mại, tháng 4 năm 2007)
Nếu dựa trên tiêu chuẩn phân hạng siêu thị tại Quy chế siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại ban hành năm 20041, có thể phân loại các siêu thị hiện có ở Việt Nam đến năm 2005 như sau:
1
Theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại thì tiêu chuẩn cơ bản để phân cấp các siêu thị ở Việt Nam là: