1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc việt nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu

92 887 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tr-ờng đại học ngoại th-ơng hà nội Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế Chuyên ngành kinh tế đối ngoại ********* o0o ******** khoá luận tốt nghiệp Đề tài: Tác động của việt nam gia nhập wto đến hoạt động xuất nhập khẩu SV thực hiện : Nguyễn Thanh Loan Lớp : Anh 14 Khóa : K42 A GV h-ớng dẫn : PGS.tS. Nguyễn Hữu Khải hà nội, tháng 11 / 2007 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 7 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 7 1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu 7 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu 8 1.2.1 Mục tiêu nhiệm vụ của xuất khẩu 8 1.2.2 Mục tiêu nhiệm vụ của nhập khẩu 9 1.3.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu 10 1.3.1 Nhập khẩu 10 1.3.2 Xuất khẩu 12 II. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 15 2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu 15 2.1.1 Mức cam kết chung 15 2.1.2 Mức cam kết cụ thể 15 2.2. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan 20 III. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU SAU KHI GIA NHẬP WTO 22 3.1. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 22 3.1.1 Những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đến kinh tế Trung Quốc 22 3.1.2 Những khó khăn và thách thức kinh tế Trung Quốc phải đối mặt khi gia nhập WTO 26 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29 3.2.1 Điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng các lợi thế so sánh 29 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều cầu của WTO 29 3.2.3 Vận dụng quy tắc và cơ chế của WTO để ứng phó có hiệu quả với các tranh chấp thương mại 30 3.2.4 Nắm vững và linh hoạt trong việc thực hiện các cam kết và quy định của WTO 31 3.2.5 Đổi mới tư duy kinh tế 31 CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 33 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO 33 1.1. Xuất khẩu 33 1.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 33 1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 34 1.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 35 1.1.4.Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu 37 1.2. Nhập khẩu 38 1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 38 1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 40 1.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 41 1.2.4 Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu 42 1.3. Đánh giá 43 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 2 II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 45 2.1 Xuất khẩu 45 2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 45 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 47 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 48 2.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu 50 2.2 Nhập khẩu 50 2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 50 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 51 2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 52 2.2.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu 53 2.3 Đánh giá 54 III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 56 3.1 Tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 56 3.1.1 Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu 56 3.1.2 Thúc đẩy cải cách trong nước 57 3.1.3 Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và sự lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào 58 3.1.4 Thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ 58 3.1.5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 59 3.1.6 Nâng cao thế và lực của Việt Nam trong đàm phán và giải quyết tranh chấp 60 3.1.7 Phát huy được lợi thế so sánh quốc gia, đưa hoạt động xuất nhập khẩu phát triển cả vể bề rộng lẫn bề sâu 62 3.2 Tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 62 3.2.1 Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật phủ hợp với tiêu chuẩn quốc tế 62 3.2.2 Nguy cơ mất thị phần, thị trường và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam 63 3.2.3 Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) 65 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỰC HIỆN NHỮNG CAM KẾT KHI GIA NHẬP WTO 67 I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 67 1.1. Quan điểm 67 1.1.1. Phát triển xuất nhập khẩu phải gắn với phát triển sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, phát triển bền vững: 67 1.1.2. Phát triển xuất - nhập khẩu phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN 67 1.1.3.Thực hiện tự do hoá, gắn thị trường trong nước và nước ngoài: 68 1.2. Mục tiêu và định hướng 68 1.2.1 Xuất khẩu 68 1.2.2 Nhập khẩu 71 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 3 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 72 2.1. Các giải pháp vĩ mô 72 2.1.1Cải cách hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nền kinh tế 72 2.1.2 Đẩy mạnh hoạt đông xúc tiến thương mại (XTTM) 74 2.1.3 Xây dựng nền kinh tế thị trường và đổi mới cơ cấu nền kinh tế 75 2.1.4Nhận thức vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN)và tạo điều kiện cho khu vực KTTN 77 2.1.5 Nâng cao vai trò của các hiệp hội các ngành hàng 79 2.1.6 Tích cực tham gia hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu 80 2.2. Các giải pháp vi mô 81 2.2.1. Đổi mới tư duy kinh tế của doanh nghiệp 82 2.2.2. Nắm vững các cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO 83 2.2.3. Đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất 84 2.2.4. Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm 85 2.2.5. Ứng dụng thướng mại điện tử vào hoạt động kinh doanh 86 KẾT LUẬN 88 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là thành viên chính thức của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh với 150 quốc gia, chiếm tới 85% tổng giá trị thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Cơ hội lớn nhất mà WTO đem lại cho Việt Nam, đó là nền kinh tế có động lực đẩy mạnh cải cách và phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng với chất lượng cao, phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, thách thức cũng không phải là nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ngay trên “sân nhà”, đồng thời phải tuân thủ những cam kết, quy định khắt khe của WTO. Những cơ hội và thách thức đó chia đều cho tất cả các ngành, các địa phương và tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó quan trọng nhất là khu vực “đầu vào” và “đầu ra”. Tuy thời gian gia nhập WTO của nước ta tính đến nay chưa đầy một năm - khoảng thời gian quá ngắn để đánh giá một cách toàn diện những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, và càng không đủ để nói về một xu thế phát triển mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; nhưng chí ít qua đó ta có thể nhận thấy một dấu hiệu nào đó của một thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kịp thời những biến động trong hoạt động xuất nhập khẩu và những tác động của việc gia nhập đối với hoạt động này là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện nay, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho những bước đi tiếp theo. Việc này sẽ góp phần đánh giá những tác động ban đầu, từ đó kịp thời điều chỉnh những điểm bất cập, hạn chế những tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực, nhằm khai thác Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 5 và tận dụng hiệu quả nhất mọi cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng này mà tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của khoá luận này là nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, so sánh hoạt động xuất nhập khẩu giữa giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO, từ đó đánh giá những tác động của việc trở thành thành viên WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực do việc gia nhập WTO đem đến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Với mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đi sâu vào phân tích, đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động này. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, và thời gian nghiên cứu là từ năm 2001 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phương pháp diễn giải – quy nạp…Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thư viện và trên internet. 5. Nội dung đề tài Khoá luận được chia thành 3 phần chính: - Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 6 - Chương II: Những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam - Chương III: Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, với sự tìm tòi phân tích cá nhân. Do những hạn chế về kiến thức, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Kính mong quý thầy cô và độc giả góp ý để tôi tiến bộ hơn trong những nghiên cứu tiếp sau. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 7 CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái quát chung về xuất nhập khẩu 1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu Theo Từ điển bách khoa toàn thư, xuất khẩuviệc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hoá hay còn gọi là xuất khẩu hữu hình và xuất khẩu dịch vụ (cho thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, chuyển giao công nghệ…) hay còn gọi là xuất khẩu vô hình. Còn nhập khẩuviệc đưa hàng hoá từ nước ngoài vào nước mình; cùng với xuất khẩu, tạo thành cán cân thương mại của một quốc gia. Nhập khẩu có thể được chia thành hai loại: nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là nhập khẩu hữu hình và nhập khẩu dịch vụ (thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, du lịch quốc tế, mua quyền sở hữu công nghiệp của nước ngoài) hay còn gọi là nhập khẩu vô hình. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 28), xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Theo Giáo trình kinh tế ngoại thương (Trường đại học ngoại thương - 2006), xuất khẩuviệc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩuviệc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Tóm lại, nói một cách khái quát, xuất nhập khẩuviệc đưa hàng hoá hoặc dịch vụ ra hoặc vào Việt Nam, và được chia làm hai loại cơ bản là xuất nhập khẩu hữu hình và xuất nhập khẩu vô hình. Như vậy, xuất nhập khẩu chỉ là một bộ phận trong hoạt động thương mại vì “thương mại”, theo định nghĩa Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 8 của Luật Thương mại Việt Nam 2005, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu 1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu Mục tiêu của xuất khẩu Một doanh nghiệp có thể kinh doanh xuất nhập khẩu đơn giản chỉ vì lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia. Một quốc gia, trong một giai đoạn nào đó, có thể thông qua xuất khẩu để trả nợ, để mua vũ khí hoặc để thực hiện các mục đích ngoại giao. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế, đó là mục tiêu dài hạn, nó không phải là mục tiêu trước mắt và cũng không đơn thuần chỉ là thu lợi nhuận. Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu đối với một nền kinh tế là đáp ứng được các nhu cầu của nền kinh tế đó, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm, tăng dự trữ ngoại tệ, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Nhiệm vụ của xuất khẩu Để thực hiện tốt các mục tiêu trên thì hoạt động xuất khẩu phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tận dụng, khai thác triệt để và hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tăng cường đầu tư chiều sâu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường thế giới. - Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 9 - Mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận và thâm nhập thị trường mới tại khu vực và trên thế giới. 1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của nhập khẩu Mục tiêu nhập khẩu Nhập khẩu đồng nghĩa với việc hàng hoá nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường nội địa và cạnh tranh với hàng hoá trong nước. Do đó, với việc hạn chế nhập khẩu hoặc nhập khẩu có chọn lọc, một quốc gia có thể giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá nội địa, từ đó bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng, nhập khẩu sẽ thuận tiện và rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. Nhưng không thể vì thế mà ỷ lại vào nhập khẩu, vì như vậy chính là đã gián tiếp bóp chết nền sản xuất trong nước. Chính vì thế, mục tiêu quan trọng của nhập khẩu là vừa phải bảo vệ có mức độ những ngành sản xuất nội địa còn non kém, vừa phải đảm bảo nhập khẩu ở một mức độ hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất của mình để cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đồng thời để đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với Việt Nam, việc nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của nhập khẩu lúc này là phải ưu tiên nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều kiện và trình độ của Việt Nam. Đồng thời, nhập khẩu cũng phải hết sức chọn lọc, tiếp thu những công nghệ tiên tiến hiện đại, tránh trường hợp chỉ vì chi phí thấp mà nhập khẩu những công nghệ đã quá cũ và lạc hậu, bởi những công nghệ như vậy sẽ không sử dụng được bao lâu thì đã phải thay thế. Nhiệm vụ nhập khẩu - Sử dụng nguồn vốn dành cho nhập khẩu phải hết sức tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên dành ngoại tệ cho nhập vật tư và nguyên liệu để sản xuất hàng [...]... còn của doanh nghiệp là ở uy tín, năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp, chứ không phải những ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước và kiểu làm ăn chụp giật đối với các doanh nghiệp tư nhân 32 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM I Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu. .. thế giới) 33 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, từ 0,2% năm 1999 lên đến gần 0,3% năm 2004 1.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Với chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nguyên.. .Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu xuất khẩu và hàng tiêu dùng, từ đó giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu - Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu - Nhập khẩu phải bảo bảo hộ chính đáng cho sản xuất. .. sau Mỹ và Đức Nhập khẩu năm 2003 của Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần so với năm 1990, và tăng gần gấp đôi từ năm 2000 Xu hướng này dường như ngày càng mạnh lên và nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc tăng mạnh đã giúp cho lượng hàng hoá xuất khẩu của nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng tăng mạnh 23 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Hàng hóa của ASEAN nhập khẩu vào Trung... tế Cụ thể, vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sản xuất biểu hiện qua các một số mặt như sau: - Xuất khẩu sẽ kéo theo việc phát triển một số ngành khác có liên quan Chẳng hạn như khi ngành dệt may xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển như các ngành sản xuất nguyên 13 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu liệu khuy, chỉ,... không hạn chế 20 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Về trợ cấp phi nông nghiệp: Việt Nam cam kết xóa bỏ từ thời điểm gia nhập các khoản trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu; những khoản trợ cấp chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước Các khoản trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu sẽ phải bỏ... các quan hệ kinh tế của nước ta 14 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau Xuất khẩu chính là việc di chuyển hàng hoá từ thị trường nội địa ra thị trường nước ngoài, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải mở rộng giao dịch với nhiều đối tác khác nhau, đó lại... thiện hệ thống dự báo xuất 30 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu nhập khẩu và cơ chế dự báo tổn thất ngành nghề, cung cấp căn cứ khoa học và các biện pháp hữu hiệu bảo vệ thị trường trong nước và an ninh kinh tế quốc gia 3.2.4 Nắm vững và linh hoạt trong việc thực hiện các cam kết và quy định của WTO Mặc dù WTO có những quy định chặt chẽ điều tiết hoạt động thương mại những... không ảnh hưởng đến quyền của Việt Nam trong việc 21 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí Về định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại Việt Nam cam kết tuân... định của WTO kể từ khi gia nhập Như vậy, những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế cũng như hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế III Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý các tác động liên quan đến hoạt động xuất nhập . về hoạt động xuất nhập khẩu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 6 - Chương II: Những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt. CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 33 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO 33 1.1. Xuất khẩu 33. của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu 3 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w