1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

44 560 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 873 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Nhóm 11: Trần Duy Hưng Hoàng Thị Diệu Linh Lê Thị Thu Trang Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, 12014 MỤC LỤC BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 3 DANH MỤC CÁC HÌNH 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1 1.1. Đôi nét cơ bản về WTO 1 1.2. Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO 2 1.3. Tóm lược các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 3 1.4. Tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam 5 Chương 2 8 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 8 2.1. Tác động tới tăng trưởng kinh tế 8 2.1.1. Đánh giá chung 8 2.1.2. Đánh giá theo ngành 10 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13 2.2. Tác động đến thương mại 14 2.2.1. Xuất nhập khẩu 14 2.2.2. Thương mại trong nước 19 2.3. Tác động đến hoạt động đầu tư 21 2.3.1. Tác động đến vốn đầu tư toàn xã hội 21 2.3.2. Tác động của WTO tới đầu tư nước ngoài 22 2.3.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 25 Chương 3 27 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 27 3.1. Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO 27 3.1.1. Đối với tăng trưởng các ngành kinh tế 27 3.1.2. Thương mại 29 3.1.3. Đầu tư 30 3.2. Khuyến nghị 31 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song phương 3 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 4 CNXD Công nghiệp Xây dựng 5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 6 DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp 7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8 ĐTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9 EU European Union Liên minh Châu Âu 10 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do 12 GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ 13 GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 14 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 15 GPA Government Procurement Agreement Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO 16 GTGT Giá trị gia tăng 17 HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế 18 ITA Information Technology Agreement Hiệp định Công nghệ thông tin 19 MFN Mostfavourednation treatment Nguyên tắc Tối huệ quốc 20 NLT Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 21 NSLĐ Năng suất lao động 22 SHTT Sở hữu trí tuệ 23 TM Thương mại 24 TMTD Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25 TRIM TradeRelated Investment Measures Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 26 TRIPS (Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 27 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 28 XKNK Xuất khẩuNhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003 2012 16 Bảng 2.2: Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (%) 18 18 Bảng 2.3: Cơ cấu trị giá nhập khẩu hàng hoá theo 19 Bảng 2.4: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%) 20 Bảng 2.5: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh (%) 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Nhóm 11: Trần Duy Hưng Hoàng Thị Diệu Linh Lê Thị Thu Trang Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, 1/2014 MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 ĐẠI HỌC KINH TẾ 1 CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC 1 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1 Nhóm 11: Trần Duy Hưng 1 Lê Thị Thu Trang 1 Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc 1 Hà Nội, 1/2014 1 BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG 2 DANH MỤC CÁC HÌNH 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1 Chương 2 8 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 8 2.3.2.Tác động của WTO tới đầu tư nước ngoài 22 2.3.3.Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 25 Chương 3 27 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 27 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song phương 3 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 4 CNXD Công nghiệp - Xây dựng 5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 6 DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp 1 7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8 ĐTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9 EU European Union Liên minh Châu Âu 10 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do 12 GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ 13 GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 14 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 15 GPA Government Procurement Agreement Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO 16 GTGT Giá trị gia tăng 17 HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế 18 ITA Information Technology Agreement Hiệp định Công nghệ thông tin 19 MFN Most-favoured-nation treatment Nguyên tắc Tối huệ quốc 20 NLT Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 21 NSLĐ Năng suất lao động 22 SHTT Sở hữu trí tuệ 23 TM Thương mại 24 TMTD Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25 TRIM Trade-Related Investment Measures Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 26 TRIPS (Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 27 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 28 XK/NK Xuất khẩu/Nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003 - 2012 16 Bảng 2.2: Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (%) Error: Reference source not found 18 Bảng 2.3: Cơ cấu trị giá nhập khẩu hàng hoá theo 19 Bảng 2.4: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%) 20 2 Bảng 2.5: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh (%) 21 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2002 – 2012 (%) 9 Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007 – 2013 (%) Error: Reference source not found 13 Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 14 Hình 2.4: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO 20 Hình 2.5: Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2011 21 Hình 2.6: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội 24 Hình 2.7: Biểu đồi tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2013 24 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Sau 12 năm nộp đơn và đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thứ thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức. Gia nhập WTO, Việt Nam chính thức đặt chân vào sân chơi thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng và vị thế của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa khoa học quan trọng. Chuyên đề “Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO” sẽ trình bày những phân tích về tác động tới nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan tới đề tài Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu sau: - Bộ Công thương (2004), Tài liệu bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đã trình bày những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất về toàn cầu hóa kinh tế, Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, về các tổ chức kinh tế quốc tế, các biện pháp phi thuế quan trong thương mại và chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. - Bộ Công thương - Ủy ban Châu Âu, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên giai đoạn II (2008), Báo cáo cuối cùng “Đánh giá hoạt động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế”, Hà Nội. Báo cáo tập trung đánh giá tác động về cải cách thể chế và thương mại mà Việt Nam đã thực hiện trong quá trình gia nhập WTO, tập trung vào các vấn đề chính sau: các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương, ngành nông nghiệp và công nghiệp, môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài, và xã hội. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tóm tắt “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, Hà Nội. Báo cáo đánh giá, tổng kết những chuyển biến về KTXH Việt Nam từ khi gia nhập WTO năm 2007 đến 2011 trên các khía cạnh kinh tế (tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, 4 phát triển vùng), ổn định kinh tếvĩ mô (lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính, ngân sách nhà nước), xã hội (việc làm, an sinh xã hội, đói nghèo), giáo dục, y tế, môi trường và thể chế. Trên cơ sở đó, Báo cáo đưa ra các khuyến nghị chính sách để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn; hoàn thành tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020 và Kế hoạch phát triển KTXH 2011-2015. - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2013), Báo cáo của Ban Thư ký “Đánh giá chính sách thương mại – Việt Nam”. Báo cáo tập trung đánh giá về môi trường kinh tế, khung chính sách thương mại, xây dựng chính sách thương mại, xây dựng chính sách ngành và triển vọng cho Việt Nam. - TS. Đào Ngọc Tiến (2013), Bài viết “Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. Bài viết tập trung phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, sử dụng các chỉ tiêu định lượng như chỉ số Hirschamn, cán cân thương mại chuẩn hóa, hệ số RCA… để đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: chuyên đề có cần làm rõ những điểm sau: - Khái quát lý thuyết chung về WTO và quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập và thực hiện các cam kết WTO. - Phân tích tác động của việc gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam - Đánh giá cơ hội, thách thức và triển vọng của Việt Nam khi gia nhập WTO 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: tập trung vào 3 khía cạnh kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư. - Thời gian: từ năm 2007 đến nay, đây là giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích làm rõ tác động, động thời sử dụng phương pháp thống kế học để xử lý số liệu. 5 6. Đóng góp khoa học của chuyên đề Chuyên đề hệ thống hóa những lý luận chung về WTO và quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập và thực hiện các cam kết WTO. - Phân tích làm rõ tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam. 7. Kết cấu chuyên đề Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Chuyên đề có kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về việc Việt Nam gia nhập WTO Chương 2: Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO Chương 3: Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và một số giải pháp khuyến nghị 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1.1. Đôi nét cơ bản về WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Các thành viên trong WTO Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này có 153 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…). Nhiệm vụ của WTO WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu: • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); • Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; • Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; • Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Cơ cấu tổ chức WTO Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp): • Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO; • Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại; • Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan 1 được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này; • Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào. Quá trình thông qua quyết định trong WTO Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”. Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận): • Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ; • Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếuủng hộ; • Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ. 1.2. Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO Tháng 1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc). Tháng 8/1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. (1) 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11- 2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. 2 1 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA). 2 Tháng 07/2000:Việt Nam ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ. Tháng 12/2002 BTA có hiệu lực. 2 [...]... nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995 Ngày 11/01/2007: WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO 1.3 Tóm lược các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO Cam kết thuế quan Khi gia nhập WTO ,Việt Nam. .. khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO Nguồn: Tổng cục Hải quan Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam không chỉ được thể hiện bằng mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại Thế giới, thứ hạng của Việt Nam xét... triển ngoạn mục Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung tăng đều qua các năm Tuy nhiên từ năm 2001 đến 2006, con số này có tăng nhưng với tốc độ vừa phải Việc gia nhập WTO đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ 48,6 tỷ USD năm 2007 lên... cho giai đoạn 2007 - 2011 Hàng xuất khẩu nước ta đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu của hầu hết các đối tác (trừ Hàn Quốc) Đáng lưu ý là trong giai đoạn 2006-2008, Việt Nam thu được lợi ích ngày càng ít hơn từ xuất khẩu vào Trung Quốc, ngay cả khi xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng (Phụ lục 2) Tác động của việc gia nhập WTO cần được phân tích đồng thời với tác động khi Việt Nam tham gia. .. kết hội nhập khác Việc thực hiện các cam kết này cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách ĐTNN trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra các cơ hội để thu hút ĐTNN 7 1.4.1 Chương 2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2.1 Tác động tới... giữa năm đã có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam Hệ quả năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm (-8,9%) Mặc dù vậy, đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhịp tăng trung bình 15,1% của giai đoạn trước khi gia nhập WTO cũng như... nhận được là sự tác động của Việt Nam gia nhập WTO đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư của Việt Nam Trong Luật Đầu tư đã quy định Việt Nam xóa bỏ các rào cản thương mại liên quan đến đầu tư, mà nội dung hầu hết liên quan đến các nội dung trong Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs - Trade-Related Investment Measures) của WTO Việc thực hiện... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007 – 2013 (%) Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê Nguyên nhân của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không như mong muốn chủ yếu là do hai ngành CNXD và dịch vụ tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 13 2.2 Tác động đến thương mại 2.2.1 Xuất nhập khẩu Đánh giá chung Từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có bước phát triển ngoạn... tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006 Ngày 7/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập. .. Đáng chú ý là nước ta đã có hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại các nước phát triển với số vốn đăng ký khá lớn như Hoa Kỳ (254 triệu USD, 79 dự án), Úc (128 triệu USD với 12 dự án), Đức (28 triệu USD, 11 dự án), Nhật Bản (3 triệu USD, 14 dự án) 26 Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1.1 Đối với tăng trưởng . Nam gia nhập WTO Ch ơng 2: Phân t ch tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO Ch ơng 3: Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và một số giải pháp khuyến nghị 6 Ch ơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. Việt Nam, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam. 7. Kết cấu chuyên đề Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Chuyên đề có kết cấu 3 ch ơng như sau: Ch ơng 1: Những vấn đề chung về việc Việt Nam. Nam đàm phán gia nhập và thực hiện các cam kết WTO. - Phân t ch tác động của việc gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam - Đánh giá cơ hội, th ch thức và triển vọng của Việt Nam khi gia nhập WTO 4.

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w