1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc Việt Nam gia nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất

39 636 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Tác động của việc Việt Nam gia nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn đổi mới toàndiện Cơ cấu kinh tế đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quanliêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhà nước thi hành chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế về mọimặt, khuyến khích các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,tăng cường hợp tác song phương và đa phương về kinh tế, văn hóa, khoahọc, kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới.

Dưới tác động của các chính sách kinh tế xã hội mới, nhiều biến đổito lớn đã diễn ra Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biếnquan trọng, liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao và ổn định trong nhiềunăm, đời sống của người dân ngày càng ổn định và nâng lên.

Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củatổ chức thương mại thế giới WTO Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặtquan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Bên cạnh đó việcgia nhập tổ chức thương mại thế giới có những tác động rất lớn đến cácdoanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế Nghiên cứu những tác động để tìmra biện pháp thúc đẩy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cho cácdoanh nghiệp để phù hợp với tình hình mới là một nội dung hết sức quantrọng và cần thiết.

Vì vậy,em quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của việc Việt Nam gianhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất”

Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu những tác động của việc Việt

Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến hoạt động thương mại của cácdoanh nghiệp sản xuất trong nước nhằm đề ra các biện pháp khắc phục cũngnhư phát triển mở rộng hoạt động thương mại cho các doanh nghiệp sảnxuất.

Trang 2

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DOANH NGHIỆP SẢNXUẤT VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTOI Hoạt động thương mại doanh nghiệp

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thươngmại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụthương mai và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích thu lợinhuận hoặc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội Đối với các doanh nghiệpsản xuất, khi nói đến hoạt động thương mại chính là nói đến các hoạt độngliên quan đến việc mua sắm vật tư kĩ thuật cho sản xuất( thương mại đầuvào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm( thương mại đầu ra).

Trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là mộtbộ phận hữu cơ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanhnghiệp Thật vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra là đểbán cho người tiêu dùng do đó người tiêu dùng chiếm vị trí trung tâm và làđối tượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nói một cách khác sảnphẩm sản xuất ra phảI được tiêu thụ, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một bộ phậnchiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanhnghiệp.

Nhưng ở các doanh nghiệp sản xuất, chức năng thương mại khôngchỉ dừng lại ở tiêu thụ sản phẩm mà còn ở hoạt động đảm bảo các yếu tố đầuvào cho sản xuất Đó chính quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất của cácdoanh nghiệp Để thực hiện quá trình sản xuất đòi hỏi phảI bảo đảm thườngxuyên, liên tục nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị… Chỉ có bảo đảmđủ số lượng, đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết với thời gian qui định thìsản xuất mới có thể tiến hành được bình thường và sản xuất kinh doanh mớicó hiệu quả Mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai bộ phận

Trang 3

chủ yếu của hoạt động thương mại ở doanh nghiệp Nhưng để thực hiện haichức năng trên doanh nghiệp phải tham gia vào hệ thống các mối quan hệkinh tế phức tạp Mối quan hệ kinh tế đó phát sinh giữa các doanh nghiệp dophân công lao động xã hội quyết định và được điều tiết bằng tài chính vàpháp luật.

Sự cần thiết của công tác tài chính trong quá trình thực hiện hoạtđộng thương mại là do việc tuân thủ các qui luật vốn có của sản xuất hànghóa Đối với các doanh nghiệp, vật tư kĩ thuật là hàng hóa và được trao đổimua bán như những hàng hóa thông thường khác Vì vậy, công tác tài chínhtrong lĩnh vực điều tiết các nghiệp vụ thương mại được coi là một khâu quantrọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp.

Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền với mộtkhối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa Tất cả nhữngvật tư kĩ thuật mua sắm cho doanh nghiệp phải được tổ chức vận chuyển,tiếp nhận và bảo quản tốt Có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu của tiêudùng sản xuất Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cũng vậy, sản phẩm sảnxuất ra phải được tổ chức tiếp nhận, phân loại, bao gói, bảo quản và xuất báncho khách hàng nhanh chóng kịp thời.

Như vậy, nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh nghiệpbao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tưcho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải,kho tàng…

Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất vàthực tế ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế của dóanh nghiệp Vai tròcủa hoạt động thương mại ngày càng gia tăng, có ý nghĩa quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, hiện nay ở các doanh nghiệp,hoạt động thương mại đươc đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lí đến tổchức các hoạt động thương mại và phòng kinh doanh đã trở thành bộ phậntrọng yếu trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp.

Trang 4

II.Các cam kết của chính phủ Việt Nam

Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam là kết quả rõ ràng nhất sauhơn 11 năm đàm phán, đồng thời là tâm điểm chú ý của các đối tác đàmphán, bạn bè quốc tế, các tầng lớp dân cư, các cơ quan lãnh đạo của Đảng,Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, đại diện các bộ, ngành và cộng đồng cácdoanh nghiệp

Trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đãđưa ra nhiều cam kết về kinh tế, thương mại để mở cửa thị trường, thúc đẩycải cách kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trongcác Hiệp định thương mại và đầu tư song phương (đáng chú ý nhất là Hiệpđịnh Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ) và gần đây trong khuônkhổ ASEAN mở rộng Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia nhiều chươngtrình hợp tác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC) và Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)

Có thể khẳng định rằng, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam lànhững cam kết triệt để nhất, toàn diện nhất, đồng thời là điều kiện tiên quyếtđể nước ta tham gia vào tổ chức kinh tế, thương mại lớn nhất hành tinh, vìvậy, nó có những tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - thương mại củađất nước Do đó, để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến tình hìnhphát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam, trước tiên phải xem xét vàphân tích các cam kết gia nhập của Việt Nam

Cam kết đa phương

Theo kết quả đàm phán, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp địnhvà quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập Tuy nhiêndo nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổinên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi

Trang 5

để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấpphi nông nghiệp, quyền kinh doanh.

Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: Việt Nam chấp nhận bịcoi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn31/12/2018.

Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nàolà kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đóngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta Chế độ “phi thị trường”chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá Và các thành viên WTOkhông có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước tadù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệtmay đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy địnhWTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biệnpháp trã đũa nhất định) Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được ápdụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.

Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loạitrợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địahóa Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trướcngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngànhdệt may).

Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuấtkhẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên, ta bảo lưu quyềnđược hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triểntrong lĩnh vực này Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìnchung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng Ngoài mức

Trang 6

này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồngmỗi năm Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụphát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.

Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồngý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hànghóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danhmục thương mại nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình,báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thờigian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).

Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nướcngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩutại Việt Nam Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hảiquan để làm thủ tục xuất nhập khẩu Trong mọi trường hợp, DN và cá nhânnước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trongnước Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền củata trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đốivới sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí…

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồngý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụđặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO Hướng sửa đổilà đối với rượu trên 20 độ cồn hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặcmột mức thuế phấn trăm Đối với bia, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phầntrăm.

Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp thương mại nhànước, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếphay gián tiếp vào hoạt động DNNN Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một

Trang 7

cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của DN như các cổ đôngkhác Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắmChính phủ.

Về tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại DN: Điều 52 và 104 của LuậtDN quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của côngty TNHH và Công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đạidiện ít nhất là 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận Quy định này có thể vôhiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh Do vậy, ta đã xử lýtheo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đềnày trong điều lệ công ty

Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xemáy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007 Với thuốc lá điếu và xìgà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập Tuy nhiênsẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều vàxì gà Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rấtcao Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá5 năm.

Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽcông bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ banthường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân Thời hạndành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày Việt Nam cũng cam kếtsẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử củabộ, ngành.

Một số cam kết liên quan khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽgiảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình,không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác

Trang 8

Về đa phương, Việt Nam còn đàm phán một số vấn dề đa phương khácnhư bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháptrong cơ quan Chính phủ Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện phápđầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trongthương mại… Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTOkể từ khi gia nhập.

Cam kết về thuế nhập khẩu

Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần chotoàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từmức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm.Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5%xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm Với hàng công nghiệp từ16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.

Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắtgiảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu,nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xâydựng, ôtô - xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sảnphẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử.Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụngđối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.

Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theongành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp) Đây là hiệp định tựnguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một sốngành Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt

Trang 9

may và thiết bị y tế Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

-Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng giacầm, lá thuốc lá và muối.

Cam kết về mở của thị trường dịch vụ

Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) vớiHoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành) Trong thỏathuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng110 ngành Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó cónhững ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mứcđộ cam kết gần như trong BTA Riêng viễn thông, ngân hàng và chứngkhoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìnchung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng pháttriển đã được phê duyệt cho các ngành này.

Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA Trước hết,công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chinhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể Ngoài ra,công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại ViệtNam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phầntrong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửathị trường ngành đó Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoàimua tối đa 30% cổ phần.

Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoàiđược thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhậpđể đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí Tuy nhiên, Việt Nam còn

Trang 10

giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉđịnh các ty thăm dò, khai thác tài nguyên Bảo lưu được một danh mục cácdịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấptrang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào ViệtNam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhànước có thẩm quyền.

Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so vớiBTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta Cụthể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịchvụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Namnắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ quabiên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạtầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạtầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liêndoanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép).

Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so vớicác nước mới gia nhập Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009) Thứ hai, tương tự như BTA,ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạpchí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài Nhiềusản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thịtrường sau 3 năm DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trởđi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.

Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên,ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 nămkể từ ngày gia nhập.

Trang 11

Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốnnước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007 Ngoài ra ngân hàng nước ngoàimuốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó khôngđược phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửibằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhậpWTO Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam(không quá 30%)

Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100%vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO

Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý,kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều sovới BTA Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.

III Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động thươngmại của doanh nghiệp sản xuất

1.Cơ hội khi gia nhập WTO

1.1 Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu

Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ đượctiếp cận mức độ tự do hóa này mà không phải đàm phán hiệp định thươngmại song phương với từng nước Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hộilớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốctế.

Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong mộtsố ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may Đây là hai ngànhđược WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các ràocản thương mại Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọihạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005.Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ

Trang 12

thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO Đối vớithương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ranhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuếquan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản nhưViệt Nam

Từ thập kỷ 90 cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam đã có bước pháttriển ngoạn mục Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2000 đạt 16,5tỷ USD (xuất khẩu hàng hoá đạt 14,3 tỷ USD và xuất khẩu dịch vụ đạt 2,2 tỷUSD), tăng gấp 6,87 lần so với 1990 (đạt 2,4 tỷ USD) Tốc độ tăng trưởngxuất khẩu trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 – 2000 là 21,5% Năm 2001xuất khẩu hàng hoá đạt 15,2 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2000 Năm 2002,kim ngạch xuất khẩu đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2001 vànăm 2003, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19870 triệu USD, tăng 7,4% so vớikế hoạch phấn đấu cả năm (18,5 tỷ USD) và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm2002.

Sau thời kỳ bị chững lại năm 1998 và những tháng đầu năm 1999, xuấtkhẩu của Việt Nam đã trở lại nhịp độ tăng trưởng cao Năm 1999 tăng 23,3%và năm 2000 tăng 24% Cho tới năm 2003 đã tăng 18,9% so với năm 2002,đưa xuất khẩu bình quân theo đầu người của Việt Nam vượt xa ngưỡng 170USD (chỉ sự chậm phát triển về ngoại thương) Bên cạnh đó là sự cải thiệnquan trọng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọngvà tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ côngnghiệp (tỷ trọng phát triển từ 38,3% năm 2002 lên 43% năm 2003) và giảmdần tỷ trọng nhóm hàng nguyờn li?u, khoáng sản (từ 31,2% năm 2002 và còn27,6% năm 2003) và giảm nhẹ tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thuỷ sản (từ30,5% năm 2002 giảm còn 29,4% năm 2003) Ngoài ra, Việt Nam còn chútrọng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến, giảm xuất khẩuthô, hàng nông lâm – thuỷ sản đầu thập kỷ 90 từng chiếm tỷ trọng trên dưới50% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam (năm 1990 chiếm tỷ trọng 48%,

Trang 13

năm 1991 chiếm 52%, 1992 chiếm 49,5% tổng kim ngạch xuất khẩu) đã từngbước giảm đáng kể Thị trường xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam cũngkhông ngừng được mở rộng và đa dạng hoá Từ chỗ chỉ xuất khẩu sang cácnước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, ngày nay sản phẩm của Việt Nam đã cómặt ở khắp mọi nơi trên thế giới Hàng Việt Nam đã chiếm được thị phầnnhất định ở những thị trường lớn thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển xuất khẩulâu dài thời kỳ 2001 – 2010 cho các đơn vị kinh tế và định hướng xuất khẩunăm 2004 Năm 2004, dự kiến xuất khẩu hàng hoá đạt 22,45 tỷ USD, tăng13% so với năm 2003, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước dựkiến 10,85 tỷ USD, tăng 9,5% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàidự kiến 11,6 tỷ USD, tăng 16,4% Tăng cường xuất khẩu vào các thị trườngHoa Kỳ, EU, Nhât Bản, Ôxtrâylia, các nước ASEAN, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Nam Phi, Mêxico, Canada, Hàn Quốc, Nga

Định hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Tổng xuất khẩu hàng hoá 48.000 – 50.000 100 100

Trang 14

Định hướng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tới 2010

1.2 Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụsẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanhnghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệuquả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏcác hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tốđầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnhtranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế

1.3 Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trởnên thông thoáng hơn Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanhnghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đócó cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép nhưchống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khănmà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ Gianhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chứcnày, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình

Trang 15

đẳng trong thương mại quốc tế Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thuđược lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này

2 Thách thức của việc gia nhập WTO

Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớnđối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Đó là:

2.1 Sức ép cạnh tranh

Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thịtrường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trởnên cạnh tranh hơn Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanhnghiệp, nhất là những doanh nghiệp đó quen với sự bảo trợ của Nhà nước.Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵnsàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, làchặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệuquả và phồn vinh Dù không gia nhập WTO thì thách thức này sớm haymuộn cũng sẽ đến

2.2 Thách thức về nguồn nhân lực

Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách cóhiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương,cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địaphương Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cánbộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sựtham gia của yếu tố nước ngoài Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, tháchthức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục Ngoàira, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia cóhiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng tacũng cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ củaWTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế Thông qua đàm phán

Trang 16

gia nhập, ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu Nhằm nâng cao năng lực đối phó với thách thức, nước ta đang tập trungxây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, củng cốvị thế trên thị trường nội địa Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đối phó với tìnhtrạng cạnh tranh không lành mạnh Kiện toàn, củng cố hệ thống tiêu chuẩnvề kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin vàkiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế…

Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triểnnhanh Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyếttâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế Nắmbắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khaithác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc pháttriển kinh tế, xã hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiếnvững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

3.Sự tác động đến thương mại đầu vào a.Thuận lợi

Nghiên cứu về tác động của gia nhập WTO đã chỉ ra rằng, việc là thànhviên của GATT/WTO có quan hệ chặt chẽ với sự tăng lên đáng kể của nhậpkhẩu từ các nước công nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu cũng không chắc chắntrong trường hợp thành viên là các nước đang phát triển Trên cơ sở phântích thực tiễn hoạt động XNK Việt Nam thời gian qua, có thể khẳng định vớitư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội nhập hàng hoá cóchất lượng và giá cả cạnh tranh, đáng chú ý là khối lượng hàng hoá NK cóthể tăng nhưng giá trị kim ngạch NK có thể tăng hoặc tăng không đáng kể.Vàngười Việt Nam sẽ có lợi trong việc tiêu dùng của mình.

Trang 17

Việc nhập khẩu hàng hoá diễn ra dễ dàng sẽ làm cho hoạt động sảnxuất-kinh doanh thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp phải NK công nghệvà nguyên liệu đầu vào.

Giá thành các yếu tố đầu vào trở nên rẻ hơn,gia nhập WTO các doanhnghiệp sẽ không còn phải lo lắng nhiều về giá cả cũng như chất lượng cácyếu tố đầu vào cho sản xuất như nguyên, nhiên vật liệu cho các quá trình sảnxuất ra sản phẩm Càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanhnghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được với các nguồn nguyên nhiên vật liệu, cácdây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị phục vụ cho đầu vào sản xuất.

Sự xuất hiện thêm nhiều nhà cung ứng các yếu tố đầu vào từ các quốcgia trong khối wto và hơn nữa nước ta là một địa chỉ đầu tư vốn có lực lượnglao động trẻ, dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ làm cho các yếu tố này trở nên rẻvà nhiều hơn và hơn nữa sức ép cạnh tranh cũng là một trong những nhân tốquan trọng giúp giá cả hạ.

Các mối quan hệ kinh tế hợp tác không chỉ đơn thuần mang tính chấtngắn hạn (mua đứt-bán đoạn) mà dần sẽ trở thành quan hệ hợp tác truyềnthống đôi bên cùng có lợi của nền kinh tế thị trường Các doanh nghiệp đượctự do trong lựa chọn bạn hàng và nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho mìnhdo vậy họ sẽ quan tâm rất nhiều đến giá cả và chất lượng từ phía các nhàcung cấp.

Điều này cũng dẫn tới các nhà cung cấp sẽ chủ động tìm đến các doanhnghiệp sản xuất và trở nên linh hoạt hơn trong chiến lược bán và cung cấpcác sản phẩm của mình Các nhà cung cấp sẽ chủ động tiếp cận và nắm bắtnhu cầu của các doanh nghiệp ma mình nhắm tới Điều này giúp doanhnghiệp sản xuất tiết kiệm thời gian mua sắm các yếu tố đầu vào cũng nhưnhững khoản chi phí không đáng có.

b.Khó khăn:

Trang 18

Công nghiệp phụ trợ phát triển chậm làm gia tăng sự phụ thuộc vào thịtrường thế giới dẫn tới đẩy chi phí trung gian lên cao nhất là khi giá nhiềumặt hàng trên thị trường thế giới tăng mạnh.

Việc loại bỏ, cắt giảm hàng rào thuế quan theo các cam kết đối với hànghoá NK theo hạn định của WTO cũng đồng thời làm gia tăng sức cạnh tranhđối với hàng hoá sản xuất trong nước Đây là một thách thức đối với cácdoanh nghiệp trong nước khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nóiriêng và nền kinh tế nói chung còn hạn chế

4.Sự tác động đến thương mại đầu raa.Thuận lợi:

Các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận và xâm nhập vào các thịtrường tiêu thụ rộng lớn của khối wto mà mức độ khai thác tùy thuộc vàotiềm lực và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như khả năngbắt kịp với những thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế.

Sự thành công chỉ thuộc về những doanh nghiệp có tầm nhìn, hướng đivà mức độ chuyên môn hóa đạt đẳng cấp quốc tế.

Việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào dẫn đến giảm giá thành sảnphẩm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranhvề giá so với các sản phẩm cùng loại Đây cũng là thuận lợi cho các doanhnghiệp vốn có chất lượng và giá cả ổn định.

b Khó khăn:

b.1.Sức ép cạnh tranh lớn:

Diễn ra sự phá sản và giải thể của hàng loạt doanh nghiệp quen làm ănvà hoạt động theo tư duy cũ, không nhạy bén cũng như không bắt kịp vớinhững thay đổi của thời cuộc.

Hoạt động tiêu thụ về một mặt nào đó sẽ thuận lợi hơn bởi có được mộtthị trường rộng lớn hơn trước song sự xuất hiện của rất nhiều các đối thủcạnh tranh đến từ các quốc gia và miền lãnh thổ với tiềm lực tài chính vàkinh nghiệm thương trường cùng với đội ngũ nhân lực đạt trình độ quốc tế

Trang 19

chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanhnghiệp trong nước.

Viêc bị mất thị phần sản phẩm vào tay các đối thủ cạnh tranh cũng nhưviệc phân chia lại thị phần của một sản phẩm hoặc một ngành hàng nào đó sẽdiễn ra Kinh tế thị trường với những qui luật vốn có của nó sẽ đưa các doanhnghiệp cạnh tranh với nhau gay gắt, để đứng vững và tồn tại được trên thịtrường đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực với các kế hoạch, chiến lược, tầmnhìn mang tính lâu dài, bền vững và phù hợp quốc tế và hội nhập toàn cầu.Hoạt động thương mại đầu ra xét về một phương diện nào đó chỉ là hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm (hay là khâu bán hàng) nhưng nó có tính chất quyếtđịnh đến sự tồn tại đến sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất.

Trong điều kiện cạnh tranh sẽ diễn ra xu hướng sáp nhập, hợp nhất cáccông ty và các doanh nghiệp nhỏ thành các công ty và tập đoàn kinh tế lớnmạnh hơn Việc để rơi thị phần vào tay các tập đoàn kinh tế và các đối thủcạnh tranh đến từ các quốc gia khác trong thời gian đầu của thời kỳ hội nhậplà điều không thể tránh khỏi Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị nhữngđiều kiện cần thiết, khắc phục những yếu kém thiếu sót, tổ chức và tổ chứclại các chiến lược tiêu thụ, quảng cáo, bán hàng, makerting…

Ngoài ra sẽ xảy ra sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong hoạt độngthương mại của các doanh nghiệp sản xuất Đây cũng sẽ là một khó khănkhông nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước bởi vấn đề nhân sự của cácdoanh nghiệp trong nước vẫn làm chưa tốt

Tóm lại sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên toàn diện các mặt của hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cạnh tranh là điều tất yếu.

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w