Các giải pháp cho chiến lược phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất (Trang 28 - 31)

II. Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan

1. Các giải pháp cho chiến lược phát triển xuất khẩu

Để thực hiện thắng lợi Chiến lược xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2007-2010, Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lõnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín

dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua, thay vì chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nước; khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xấut vì mục đích xuất khẩu.

Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào nước sở tại; đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công ty này; chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính sách và biện pháp, nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo. Đơn giản hoá những quy định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam; đẩy nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ, ngành với nhau.

Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến xuất khẩu theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), tập trung vào một số thị trường mới (hoặc thị trường cụ thể cần ưu tiên phát triển); triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…); nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại của Việt

Nam ở nước ngoài, để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường. Nhà nước cần ưu tiên và dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại các cửa khẩu cũng như đường bộ, đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện liên quan. Trong đó, cần chú ý tới một số cửa khẩu lớn giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó nối với Thái Lan, Myanma…, để khai thác tốt hơn những thoả thuận về thương mại trong khu vực Tiểu vùng sông MêKông. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường áp dụng quy trình quản lý chất lượng công việc và chất lượng cung cấp dịch vụ công, nhằm thường xuyên giám sát, quản lý hiệu quả chất lượng các thủ tục hành chính cũng như dịch vụ công (ISO 9002, quy chế cơ quan…). Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hoá, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện sở hữu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ; cần tổ chức thu thập, phân tích xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w