1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

niêm yết chéo trên thị trường chứng khoán quốc tế cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp việt nam

103 180 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 18,37 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KÉ TỐN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

wR KK Aw

Way cao a i big cog in gus

Trang 2

<9 SE) 0 EOE OE) ED SOE OC Se ED Oe OMT)

MUC LUC

PHẦN MỞ ĐẦU -2vvvveeevvvzvzvvesssscscceee Ï PHẦN NỘI DUNG -cc‹cseevcccvveeeseeeeevrrcvccooccee Ÿ

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRUONG CHUNG

KHOAN VA NIEM YET CHUNG KHOAN =

1 Những vấn để chung về thị trường chứng khoán sovescanessonseenen "—~- 3

1 Khái niệm về 'TTCK ‹ ‹ccee m_—— _—Ắ11 40484400860:380300 08 =3 2 Chức năng của TTCK "— "¬-.- S40803488615908109009018004008400800408408313nssmusŸ

3 Cơ cấu TTCK .-. - — "¬ "` "1 —

3.1 Phân loại theo phương thức tổ chức hoạt động -¿- +:+e+csszevx+ 5 3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành

3.3 Phân loại theo công cụ lưu thông " À 6 4 Các chủ thể tham gia thị trường sesseessees " _— seavecenssessnecessees 7

4.1 Chủ thể phát hành ‹‹ - Hee "—¬ "— - 7

4.2 Chủ thể đầu tư « H0 0.0001000000000000000000000000100000000000000nmanaerrk 8 4.3 Chủ thể trung gian scsssescesnseseesnsesceaneccssneceses ssssssesesonnessennases I Những lý luận chung về niêm yết trên TTCK 1

1 Khái niệm và các hình thức niêm yết chứng khốn o «s-‹«s« Í Í 2 Những lợi ích khi niêm yết trên 'TTC(K . -.s«<ossessserssessrressessrsseo 2Ÿ 3 Khái niệm về niêm YẾ( ChẾO 2n n.eoreotoseereenoe "1 13

3.1 Khái niỆm - ch HH TH TH HT HH TH HH HH ky 13

3.2 Những vấn để liên quan 2: + t2 1222211111121 xe 14

Trang 3

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHÉO TRÊN THẾ GIỚI

1 Lịch sử hình thành và phát triển TTCK trên thế giới . . s-<s< 18

2 Một số TTCK lớn trên thế giới s5 sssessereseereseeraserrsseoretersrsrrerdee 20 2.1 TTCK New York EurOn€X( + 5c St 2 2xvttttkererrrrtrrrrrrrrrrree 20 2.2 TTCK Tokyo — TSE

2.3 TTCK London — LLSE - ¿25c 5252332 +xekEEkerrrkrktkekrrtrrrrrree 25 - 2.4 TTCK Hong Kong — HKEx 7à Sàn 28 2.5 TTCK Singapore — SXX HH nhe 3

3 Tình hình niêm yết chéo trên thế giới

3.1 Về số lượng công ty thực hiện niêm yết chéo . s5s++cxcvxvcvez 34 3.2 Về sự lựa chọn sàn niêm yết + t2 t2 tre 36

4 Những nhân tố đẩy mạnh niêm yết chéo trên thế giới "1 38 4.1.Sự phát triển mạnh mẽ của các TTCK -. 2-2 52+ s+zx+zt+cxecrxee 38

4.2.Toàn cầu hóa trong lĩnh vực TTCK

5 Những ưu điểm và nhược điểm của niêm yết chéo -‹ se

5.1.1 Xóa bổ rào cần thị trường vốn - ¿2-5 5vs2v22ttEvrsrvrrvrrrsrrrrrrrr 41

5.1.2 Nâng cao giá trị và tính thanh khoản của cổ phiếu ở thị trường

chứng khoán trong nưỚC - + + 5255 xkksx+ketrrrkerrkerrerrrrrer 44 5.1.3 Nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư 2 5+©c++csz+zxerxeccee 44

5.2 Nhược điểm s-ssesszesetsvesesossssetrseessrseersrssserrrssessrseseesssssssssssosvẨfỐ 5.2.1 Giao dịch cổ phiếu đa thị trường tạo khác biệt về giá

5.2.2 0a na 46 5.2.3 Nguy cơ bị thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp .-.-‹ 47

Trang 4

eM: ES oS em Se EOE em Eee Ee oo)

CHƯƠNG III: PHÁT TRIEN NIEM YET CHEO 6 VIET NAM - CO HOI

VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP -. -e „51

1 Sơ lược về hai sàn GDCK tại Việt Nam ‹ee«-ceeeeeecerereessasssnnserrnrre 51

1.1 Sở Giao dịch chứng khốn Tp.HCM (HoSE) «sec 51 1.2 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC)

1.3 Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 59

2 Lý do để thúc đẩy niêm yết chéo tại VN saneeesanescennsses "¬ "`

2.1 Thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính -secs+xsese+ 59

2.2 Đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triỂn -¿©++e+cvveecrvvrrree 60

2.3 Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới - 2+ se©xeeEveecrxrrrreerrrrrrrerrky 62

3 Những tiền để cho sự phát triển niêm yết chéo Ô _ 63 3.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam 63

3.2 Chủ trương đưa doanh nghiệp niêm yết quốc tế của chính phủ 64

3.3 Hành lang pháp lý được hình thành . .-+¿©22.zerrtcrvrerrrrrrtkrcrrrrrks 65

3.4 Sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp niêm yết . 66 4 Thúc đẩy niêm yết chéo tại Việt Nam, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp ess906966868es6e -eh9094999099909900080090906008900404404090909090009090904008000000000090909090000868588600 69

4.1 Cơ hội cocsoeeeeveeesenneSoeoserneoAE00084490304000004090008010090006000500008000.31n60300sessinÏ 69

4.1.1 Tiếp xúc với các nguôn vốn quốc tế

4.1.2 Mở rộng mạng lưới cổ đông . -: 2 + sz+cxxetxsrrrsztrrsrrrseee 71

4.1.3 Mở rộng hình ảnh và thị trường ra ngoài lãnh thổ - 71 4.2 Thách thức -<s+<x2£©crc tr t tr tr 1.1 tr sou T3

4.2.1 Hệ thong van ban phap qUuy sccscsecssesssessssessessneceseessssenseessecesseesneessees 73 4.2.2 Hạn chế thông tin về thị trường quốc tẾ -:szc+e+ccseee 73

Trang 5

4.2.3, Chi phi CaO sescessescsssssseessssenessescsessesesssesecseeesscsesssesesnssssssesessceesseeesenees 73

4.2.4 Quần trị công ty co HH2 r0 re 73 4.2.5 Hạn chế về “room” đối với nhà đầu tư nước ngoài .- - 79 F N00) 0 nh §2 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NIÊM YẾT CHÉO TRÊN TTCK QUỐC TẾ ._1, Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2020 - -83 83 2 Đánh giá khả năng niêm yết chéo của các doanh nghiệp Việt Nam 84 3 Một số kiến nghị cũng như giải pháp thúc đẩy niêm yết chéo tại Việt

Nam o escescssese ^9999049899090699099098990989009090490909909000090008900089090 "——1`

3.1 Khung pháp lý + só nhìn HH Hư 85

3.2 Chiến lược phát triển của công ty niêm yết

3.3 Năng lực quản trị điều hành công ty - ccseccccvrrtrtrrrrrrrrcee 89

3.4 Công bố thông tin TH 91

3.5 Sử dụng đánh giá định mức tín nhiệm - - 25 St +x+xvzcxezvsxe 92

PHẦN KẾT LUẬN 55-ssscssesesssssssssssssseeerrrrrres Đ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

BH 5° NI om Oe OE) oe ED) OE) EE eo) Om) So om Danh sách các bảng biểu s XE K ĐC S HC e C Bảng 2.1.1: Một số Sở GDCK lớn nhất thế giới -.2ccccccccccccc+cre2 19 Bảng 2.3.1: Phân bố địa lý niêm yết chứng khoán của các công ty Trung Quốc QUâ CắC TïM 5 233v 9211232121 111118111 1011111111141 107 te 37

Bảng 2.5.1: Xếp hạng mức độ bảo vệ nhà đầu tư tại các quốc gia 45

Bảng 3.1.1: Một số chỉ tiểu cơ bản của các công ty niêm yết trên HOSE 53

Bảng 3.1.2: Một số chỉ tiêu của các công ty niêm yết trên Hastc 57

Bảng 3.2.1: Danh sách các Sở GDCK đã ký MOU với HoSE và HaSTC 60

Bảng 3.3.1: mức tăng tưởng GDP và mức lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Bảng 3.3.2: Mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn Bảng 3.3.3: Số lượng công ty niêm yết mới trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 — 2008 1108 Bang 3.3.4: một số cuộc “siêu” IPQ của các DNNN năm 2007 Bảng 3.4.1: Thị trường quỹ đầu tư tại một số nước năm 2003 70

Bảng 3.4.2: Một số sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam . - 2 - tt ọ E111 1109115 27111E11721e21117111 11x ke, 78 Bảng 3.4.3: “Room” cho nhà ĐTNN của các công ty lớn - -‹ 80

Bảng 4.2.1: Những thị trường mục tiêu khả dĩ cho một số doanh nghiệp 84

Trang 7

, 2 on À Danh sách các biểu đồ De HOH HOO Biểu đồ 2.3.1: số lượng cơng ty nước ngồi niêm yết chéo tại LSE giai doan 1966-2006 8 805 - 35

Biểu đồ 2.3.2: số lượng công ty nước ngoài niêm yết chéo tại các sàn chứng

khoán Mỹ giai đoạn 1984-2006 .- cành Họng 36

Biểu đồ 2.3.3: số lượng công ty niêm yết và giá trị chứng khốn vốn của các cơng ty nước ngoài tại một số TTCK chính của thế giới -: 37 Biểu đồ 2.5.1: lượng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam 42

Biểu đồ 3.1.1: tỷ trọng về khối lượng và giá trị chứng khoán tại HoSE 52

Biểu đồ 3.1.2: VN-Index và khối lượng giao dịch (*)trên HoSE giai đoạn

2005-2008

Biểu đồ 3.1.3: Tỷ trọng khối lượng và giá trị chứng khoán tại sàn HaSTC 56 Biểu đồ 3.1.4: HaSTC Index và khối lượng giao dịch trên sàn HaSTC

giai đoạn 2006 — 2008 ¿nọ 10111111 cetrriree 56

Sơ đồ 3.2.1: Cấu trúc vốn đầu tư tư nhân nước ngoài . -‹c- c2 61

Biểu đồ 3.3.1: mức tăng trưởng GDP và mức lạm phát của Việt Nam

giai đoạn 2001-2008 -222222 122 2E.t 2012.101111111 111rre, 60

Trang 8

2D 6D: oD eR) os NI 5N: ‹NNG eR) eM) eM 0) Oo) So Ee Ee Danh mục các từ viết tắt Từ viết tắt TTCK DN DNVN DNNN UBCKNN Sở GDCK TTGDCK GDP FDI FI NYSE LSE TSE HKEx SGX VAS IFRS ĐC HC ỨC ORO Từ viết đầy đủ Thị trường chứng khoán Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp nhà nước

Ủy ban chứng khoán nhà nước

Sở giao dịch chứng khoán

Trung tâm giao dịch chứng khoán

Tổng sản phẩm quốc nội

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đâu tư gián tiếp nước ngoài

New York Stock Exchange London Stock Exchange Tokyo Stock Exchange Hong Kong Exchange Singapore Exchange

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Trang 9

Danh mục các từ viết tắt Xe He ok - Luật chứng khoán, 70/2006/QH11 - Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều trong luật chứng khoán

- Quyết định 128/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt để án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Đào Lê Minh, (2002), Giáo trình những vấn để cơ bản về chứng khoán và

thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 37 - 164

- Công ty chứng khoán Kim Long, (2008), Chứng khoán một năm nhìn lại - G Andrew Karolyi, (1997), The world of cross-listings and cross-listings of the world: challenging conventional wisdom, trang 16 - 34

- The World bank, (2007), Global development finance, trang 94 — 96 - The world bank, (2008), Doing Business 2008, 103 - 161

Trang 10

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có

tốc độ tăng trưởng GDP hàng đâu thế giới (bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ

Nhĩ Kỳ ) Sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam được đánh giá khá cao vì dựa

trên nền tắng cổ sở gia tăng tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu xuất

khẩu Ngoài ra, việc trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006 mở ra một cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ thế giới Do vậy, trước tiểm năng to lớn của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và

xuất khẩu Tuy nhiên, họ lại đứng trước bài toán khó là tìm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào năm 2000 đã đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tài chính nước nhà Qua hơn bảy năm hình thành và

phát triển, TTCK đã dần chứng minh được chức năng hàng đầu của nó: là kênh

huy động vốn hữu hiệu cho các DN-cân vốn phát triển sản xuất kinh doanh, và đây chính là lời giải cho bài toán khó ở trên Hàng loạt DN đủ mọi quy mô đua

nhau chào sàn, số lượng công ty chứng khoán và nhà đâu tư nhờ đó cũng tăng

theo cả lượng và chất, dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục cho TTCKVN

6 một khía cạnh khác, xu hướng toàn cầu hóa hiện nay là một xu hướng

tất yếu Điều này buộc VN phải hội nhập với quốc tế về mọi mặt, trong đó lĩnh vực tài chính nói chung và TTCK nói riêng không thể tách rời xu thế ấy Các cơ

quan quản lý TTCK đã tích cực hợp tác trên nhiều phương điện với các TTCK

phát triển trong khu vực và thế giới, trong đó có việc định hướng niếm yết chéo trên TT vốn quốc tế và cùng với sự ra đời của luật Chứng khoán 2006 cùng Nghị Định 14/2007/NĐ-CP năm 2007 ra đời đã đặt nền tảng cho vấn để này Theo dự

————————ằ——————>ằỲ-ẰŒớẳớtxs=ờ"ẳ-———————>>>>

Trang 11

đoán của nhiễu chuyên gia, trong thời gian không xa, sẽ có làn sóng xuất ngoại cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu VN

Chính vì lý do trên, em đã mạnh dạn chọn để tài “Niêm yết chéo trên thị trường chứng khoán quốc tế - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

Nam” với mong muốn sẽ góp phần làm sáng tổ một xu hướng mới đang hình

thành và được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Chuyên để sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu tài liệu có sự tổng hợp, phân tích và so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn để cần nghiên cứu

Bố cục của chuyên để gồm 4 chương chính:

Chương]: Cơ sở lý luận: giới thiệu những vấn để chung về chứng

khoán và niêm yết trên TTCK

Chương "I: Hoạt động niêm yết chéo trên thế giới: - Một số TTCK lớn của thế giới

- Phân tích những ưu nhược điểm của niêm yết chéo

Chương II: Tìm hiểu vể những cơ hội và thách thức cho các doanh

nghiệp khi tiến hành niêm yết chéo

Chương IV: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động niêm yết chéo

trên thị trường vốn quốc tế

Do còn hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, nên chuyên

để không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị trong đơn vị thực tập và các bạn để có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên để tốt nghiệp này

` Tp Hô Chí Minh, tháng 05/2008

—=—>-eœs=sanannemmmmaaaemmemaaamaaaammmmmmnaxxaawiãi

Trang 12

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

I Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán

1 Khái niệm về TTCK

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các công cụ tài chính dài hạn (cổ

phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh ) nhằm mục đích kiếm lời

Khác với suy nghĩ về một thị trường truyền thống (thường phải đủ 5 yếu

tố: địa điểm, hàng hóa, giá cả, người mua và người bán), TTCK có thể là một thị

trường tập trung, có địa điểm để tiến hành các giao dịch (nổi tiếng nhất là sàn

giao dịch chứng khoán New York) hoặc là một thị trường phi tập trung mà các giao dịch được tiến hành qua một hệ thống giao dịch điện tử (như sàn Nasdag)

2 Chức năng cia TTCK

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: đây là chức năng quan trọng bậc

nhất của thị trường chứng khoán Khi các nhà đầu tư mua chứng khốn do các

cơng ty, quỹ đầu tư phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh Thông

qua TTCK, chính phủ và chính quyển địa phương cũng huy động được nguồn vốn

(thông qua việc phát hành các loại trái phiếu) cho mục đích đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công

chúng một môi trường đâu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các

———=————————aammmmmmm>mmmm——

Trang 13

loại chứng khoán trên thị trường khác nhau về tính chất, thời hạn, độ rủi ro Do vậy, cho phép các nhà đầu tư có thể chọn lựa loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: nhờ có TTCK, các nhà đầu

tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ đang sở hữu thành tiền mặt hoặc

các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong

những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và

có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán được giao dịch trên thị trường càng cao

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: thông qua thị trường chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được

nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành

mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới,

cải tiến sản phẩm

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:

Các chỉ báo của TTCK phan ánh động thái của nên kinh tế một cách nhạy bén

và chính xác Giá các loại chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng,

nên kinh tế tăng trưởng tốt, ngược lại khi giá chứng khoản giảm sẽ cho thấy các

dấu hiệu tiêu cực của nên kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nên kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua bán trái phiếu chính

phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài

ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào

Pv

Trang 14

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

TTCK nhằm định hướng đâu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh

tế

3 Cơ cấu của thị trường chứng khoán

3.1 Phân loại theo phương thức tổ chúc hoạt động

3.1.1 Thị trường chứng khoán tập trung (Stock Exchange)

Thị trường chứng khoán tập trung hay Sở giao dịch chứng khoán là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor)

Thị trường này hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật Mỗi

thị trường thường đặt ra những điều kiện niêm yết khắt khe dành cho những doanh nghiệp muốn niêm yết

3.1.2.Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC - Over the Counter) Là thị trường mà việc mua bán chứng khốn khơng diễn ra tại một địa

điểm chính thức mà thông qua hệ thống máy tính nối mạng giữa các thành viên

của thị trường Các giao dịch chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và

người bán, ít có sự kiểm soát từ các cơ quan quản lý thị trường

3.1.3 Thị trường thứ 3

Là thị trường mà trong đó hoạt động giao dịch và mua bán chứng khốn

khơng được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của sở giao dịch và hệ thống

computer của thị trường OTC

3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành

3.2.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary Market)

Thị trường sơ cấp (hay thị trường phát hành) là nơi các chứng khoán đựơc

mua bán lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán (thuật ngữ tiếng Anh là IPO —

—————————————>—>mmmm

Trang 15

Initial Public Offering) Trén thị trường này, chỉ diễn ra hoạt động giao dịch giữa các công ty phát hành và các nhà đâu tư mà không có sự trao đổi, mua bán nào

giữa các nhà đầu tư với nhau

Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường

chứng khoán, đó là huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh Nó có khả năng thu hút những nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ từ các hộ dân cư, đồng thời

cũng huy động được nguồn tài chính to lớn từ nước ngoài; các nguồn vốn tam thời nhà rỗi từ các tổ chức tài chính-kinh tế; từ chính phủ để tạo thành một

nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nên kinh tế

3.2.2 Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary Market)

Thị trường thứ cấp là nơi các giao dịch chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, nhờ vậy đảm bảo được tính thanh khoản cho chứng khoán

Lượng vốn đổ vào thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khốn, chứ khơng thuộc về tổ chức phát hành như ở thị trường SƠ cấp

3.3 Phân loại theo công cụ lưu thông

3.3.1 Thị trường cổ phiếu (Stock Market)

Thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch, mua bán các loại cổ phiếu của nhà phát hành, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

3.3.2 Thị trường trái phiếu (Bonds Market)

Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch, mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành, bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyển địa phương

3.3.3 Thị trường các cơng cụ chứng khốn phái sinh

LS ——————————————

Trang 16

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận Công cụ chứng khoán phái sinh là thuật ngữ để chỉ những loại chứng

khoán được phát hành dựa trên cơ sở những loại chứng khoán đã có sắn như cổ

phiếu, trái phiếu

4 Các chủ thể tham gia thi trường

4.1 Chủ thể phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán (hàng hoá) cho thị

trường Nhà phát hành có thể là:

e Chính phủ và Chính quyển địa phương: phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương để phục vụ cho các dự án công

e _ Công ty: phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty để huy tạo vốn ban đầu hoặc huy động thêm vốn nhằm phục vụ cho việc đầu tư, phát triển

sản xuất,

e Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái

phiếu, chứng chỉ quỹ để phục vụ cho hoạt động của họ

4.2 Chủ thể đầu tr

Là những người tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường với mục

tiêu tìm kiếm lợi nhuận Nếu căn cứ vào quy chế pháp lý của nhà đầu tư tham

gia vào hoạt động giao dịch chứng khoán thì chủ thể đầu tư bao gồm:

e Nha dau tư cá nhân: là những cá nhân có tư đầy đủ năng lực hành vi

dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mua bán chứng

khoán của mình, có khả năng tài chính hoặc có đủ số chứng khoán

đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình

e Nha dau tư có tổ chức: là các tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện việc mua bán chứng khoán như một phần hoạt động kinh doanh của

———————>>——————mm—mm———————

Trang 17

mình Có hai loại nhà đầu tư tổ chức là nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

o Nhà đâu tư tổ chức chuyên nghiệp gồm các định chế tài chính

trung gian, các ngân hàng thương mại, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí thực hiện việc mua bán chứng khoán một cách chuyên nghiệp, như là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của mình

o_ Nhà đầu tư tổ chức không chuyên nghiệp là các doanh nghiệp

thực hiện việc mua bán chứng khốn khơng thườgng xuyên và

không chuyên nghiệp với mục đích tạo thêm nguôn thu nhập bổ

sung cho mình

4.3 Chủ thể trung gian

Bao gồm công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán, các trung gian tài chính

e Quy dau tư chứng khoán là một loại trung gian tài chính, nó nhận tiền từ các nhà đầu tư và sử dụng số tiễn này để mua các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu Số tiền lãi nhận được từ trái phiếu và cổ tức

từ cổ phiếu, chênh lệch giá do mua bán chứng khoán và các tài sản khác mà quỹ nhận được sẽ được chia cho các nhà đầu tư của quỹ sau khi đã thanh toán phí quản lý cho công ty quần lý quỹ Nói cách khác,

quỹ đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư tập thể thông qua việc góp vốn cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp để tiến hành chủ yếu vào chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất cho nhà đâu tư dưới sự

theo dõi, giám sát của ngân hàng giám sát

e_ Công ty quản lý quỹ là một định chế tài chính trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức và huy động vốn hình thành, quần lý hoạt

KGUUOOOỲŸỄŸPÏPIE|ïÏ|ÄšỄÏ|NễỲỳ,.-EEEEEPÏŸÏŸÏŸÏŸÏỄŸÏÏ-Ÿ-ỶŸC

Trang 18

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

động đầu tư chứng khoán của các quỹ đâu tư chứng khoán, thông tin

thị trường và tư vấn đầu tư Hoạt động của công ty quần lý quỹ độc lập

với các quỹ đầu tư và có thể quản lý nhiều quỹ khác nhau

4.4 Cơ quan quản lý và giám sát thị trường, và các tổ chức có liên quan

Cơ quan quản lý nhà nước về TTCK thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên thị trường nhằm đảm bảo sv minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán Ở các quốc gia trên thế giới cũng

như tại VN thông thường là Ủy Ban Chứng khoán Quốc gia (Securities and Exchange Commission - SEC) Ủy ban này thường được lập dựa trên luật chứng khoán của từng nước và tày theo đặc điểm của từng nước mà tính độc lập của cơ

quan này cao hay thấp Ở hầu hết các quốc gia phát triển, UBCK thường tách

biệt khỏi Bộ Tài Chính và có tính độc lập cao

Ngoài ra còn có một số tổ chức khác liên quan đến TTCK:

1 Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán: là cơ

quan trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động giao dịch trên thị trường

giao dịch tập trung Ngoài ra, SGDCK còn thực hiện các chức năng khác như công bố thông tin, giám sát thị trường, quản lý các thành viên là các cơng ty chứng khốn, quản lý niêm yết và cung cấp các dịch vụ khác

e Trung tam lưu ký và bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán (chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ) và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán e Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: đây là một tổ chức tổn tại

song song với các cơ quan quản lý nhà nước và có ý nghĩa rất quan

trọng Nó đóng vai trò điều tiết, duy trì sự công bằng, ổn định và phát

triển bển vững của thị trường thông qua việc định ra những tiêu chuẩn

——ỐẮỐỖ—————T==-nnmmn

Trang 19

đối với các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động trong thị trường chứng khoán Đồng thời, nó còn đóng vai trò đại diện cho quyển lợi của các hội viên, tổ chức công tác đào tạo chuyên mộn, để bạt ý kiến của Hiệp hội với cơ quan quần lý nhà nước trong việc ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp

e_ Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khốn Cơng ty này cung cấp hệ thống máy tính cùng các chương trình phân mém để thông quan đó có thể thực hiện được các nghiệp lệnh giao dịch một cách chính xác, nhanh chóng Thông thường, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán ra đời khi TTCK

đã phát triển đến một trình độ nhất định, và bắt đầu đi vào tư động hóa

các giao dịch

e_ Các tổ chức tài trợ chứng khoán: là các tổ chức được lập ra với mục : đích khuyến khích mở rộng và phát triển TTCK thông qua các hoạt động cho vay tiền mua chứng khoán và cho vay chứng khoán trong các giao dịch ký quỹ hay bán khống Tuy đặc điểm của mỗi quốc gia mà các tổ chức này ít nhiễu có sự khác biệt và có những nước không có các tổ chức này

e_ Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc, lãi đúng thời hạn và theo những điểu khoản đã cam kết của nhà phát hành đối với đợt phát

hành cụ thể Trên thế giới hiện nay có hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm

uy tín là Standard & Poor và Moody's Các nhà đâu tư có thể dựa vào những hệ số tín nhiệm được các công ty này cung cấp như một nguồn

tham khảo để ra quyết định dau tu

————E————————————————— EEE

Trang 20

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

II Những lý luận chung về niêm yết trên thị trường chứng khoán 1 Khái niệm và các hình thức niêm yết chứng khoán

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đử điều kiện vào

đăng ký và giao dịch ở thị trường giao dịch tập trung

Tùy vào trình độ phát triển của mỗi nên kinh tế mà điều kiện niêm yết sẽ rất khác nhau Các thị trường giao dịch chứng khoán quốc gia có trình độ kinh tế

phát triển thường có điều kiện niêm yết khá cao Doanh nghiệp muốn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung phải được sự chấp thuận của các

co quan quan lý thị trường bằng cách đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà các cơ quan này đưa ra,

Các hình thức niêm yết chứng khoán

Niêm yết lần đầu: là việc chứng khoán sau khi được phát hành sẽ được

niêm yết trên thị trường nếu công ty phát hành muốn điều này

Niêm yết cửa sau (back door listing): Là hình thức niêm yết của một công

ty chưa đủ điểu kiện niêm yết đã dùng biện pháp thâu tóm hay sát nhập để chiếm quyển kiểm soát của một công ty đã niêm yết và nghiễm nhiên được niêm yết trên TTCK bằng sự đổi tên của cổ phiếu đã niêm yết

Niêm yết bổ sung: là việc niêm yết thêm chứng khốn của cơng ty niêm yết Cổ phiếu niêm bổ sung có được từ việc phát hành cổ phiếu tăng vốn, từ việc chia cổ tức từ cổ phiếu, hoặc từ nguồn trái phiếu chuyển đổi

Niêm yết toàn phần: là hình thức niêm yết tất cả cổ phiếu sau khi đã phát

hành ra công chúng trên một sở giao dịch trong nước hoặc ngoài nước

Niêm yết từng phần: là hình thức niêm yết một phần trong tổng số chứng

Trang 21

2 Những lợi ích khi niêm yết trên TTCK

Quảng bá tên tuổi: niêm yết chứng khoán là một quá trình khó khăn,

công ty phải đáp ứng được những điểu kiện chặt chẽ về tài chính, hiệu quả

SXKD cũng như cơ cấu tổ chức do UBCK để ra, do đó, những công ty niêm yết

trên thị trường thường là những công ty tốt Việc trở thành công ty được niêm yết

sẽ giúp cho nhiễu người biết đến công ty bạn như một doanh nghiệp làm ăn có

hiệu quả, luôn được các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm đến tình hình

công ty và chuyển tải đến công chúng Thực tế đã chứng minh niêm yết là một trong những hình thức quảng cáo khá tốt

Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty: khi công ty niêm yết trên

TTCK tập trung, cổ đông của công ty có thể dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu

đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu

Gia tăng giá trị thị trường cho công ty: thực tế cho thấy, các công ty sau khi niêm yết thì giá cổ phiếu thường tăng so với mức giá tại thời điểm trước niêm yết Sở dĩ điều này xảy ra là do thị trường định giá lại cổ phiếu của công ty

(trước đây công ty chưa được định giá hoặc định giá không chính xác do thị trường không hiệu quả), nhờ vậy các cổ đông có thể gia tăng giá trị tài sản

Có thêm một kênh huy động vốn dài hạn cho công ty: khi tham gia niêm

yết cổ phiếu trên TTCK, các công ty còn có thể huy động vốn một cách nhanh

chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của các công ty được niêm yết trên thị trường Khi huy động vốn theo cách này, công ty sẽ không phải trả lãi vay cũng như vốn gốc như khi vay nợ Nhờ đó, công ty sẽ chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho các mục tiêu chiến lược dài hạn của công ty mình Đây là một trong những

yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành niêm yết trên TTCK

EE E -,IyyyyẸẸẸẸẸgÏÏÏễễễễEEỄỲEÏÏŸẺẼẺ

Trang 22

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

3.Khái niệm về niêm yết chéo

3.1.Khái niệm

Niêm yết chéo (Cross Listing) là khái niệm để chỉ việc các cổ phiếu niêm

yết trên và giao dịch tại Sở GDCK một nước có thể được niêm yết trên một hay nhiều Sở GDCK của một quốc gia khác và ngược lại, cổ phiếu đang niêm yết trên các TTCK ở các quốc gia khác sẽ niêm yết tại Sở GDCK của nước đó

Niêm yết song song là việc các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK một nước có thể niêm yết song song trên một một hay nhiều Sở GDCK ở

các quốc gia khác

Niêm yết chéo là một khái niệm được sử dụng rộng rãi tại những quốc gia có TTCK phát triển cao độ Tại đó, các công ty ở hai hay nhiều nước thực hiện việc niêm yết chéo với nhau nhằm tận dụng những ưu điểm của cách thức niêm

yết này và lợi thế của TTCK tại nước đó Sở dĩ nên có khái niệm bổ sung niêm

yết song song là do tại những nước có nền tài chính thấp như Việt Nam, niêm

yết chéo thường chỉ xảy ra một chiểu Các công ty hiêm yết Việt Nam có thể niêm yết ở nước ngoài (như Singapore, Mỹ, Anh, Nhật ) để huy động vốn, nâng

cao hình ảnh, mở rộng thị trường, tăng uy tín nhưng việc các công ty ở các quốc

gia phát triển này đến niêm yết ở Việt Nam xem chừng không khả thi, do họ khó

tìm ra được những lợi ích gì khi niêm yết tại Việt Nam

3.2 Những vấn đề liên quan

3.2.1 Cách thức niêm yết trên TTCK nước ngoài

e Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên TTCK nước ngồi: cơng ty niêm yết sẽ tiến hành IPO trên TTCK nước ngoài theo một tỷ lệ phù hợp với quy định về lượng nắm giữ cổ phần rồi làm các thủ tực niêm yết số chứng khoán này trên TTCK nước đó theo đúng quy định

Đây là cách thức “chính thống” và thường được những công ty lớn sử

Trang 23

dụng Ưu điểm của các thức này là đơn giản do chỉ việc thực hiện theo đúng quy định ở từng quốc gia, nhưng cũng khá tốn kém vì phải thuê nhà tư vấn, kiểm toán theo chuẩn quốc tế Đây là cách thức mà Vinamilk và Vietcombank đang nghiên cứu cho những chiến lược “xuất ngoại” của mình

e_ Hai doanh nghiệp của cùng một quốc gia, trong đó có một công ty đã được niêm yết ở nước ngoài, thực hiện việc mua-bán hay sáp nhập (M&A)

e Thực hiện M&A với một công ty ở nước ngoài đang có cổ phiếu giao dịch tại nước đớ Thông thường, đối tượng bị sáp nhập thường là những công ty đã làm ăn thua lỗ và đang lâm vào tình trạng phá sản Hoặc công ty này chỉ là một vỏ bọc hợp pháp và chuyên là đối tượng bị sáp nhập cho các công ty có ý định niêm yết tại nước đó Sau khi bị sáp

- nhập thì tất nhiên công ty bị sáp nhập sẽ biến mất khỏi thị trường và được thay thế bằng một công ty với mã giaơ dịch mới

3.2.2 Biên nhận ủy thác - Depository Receipts

Khi một công ty muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là trên các thị trường chứng khoán Âu —- Mỹ, họ không phải bán trực tiếp cổ

phần cho các nhà đầu tư Cổ phiếu của các công ty này được ủy thác cho các

ngân hàng ký thác (gọi là depository bank nếu ở Hoa Kỳ) Các ngân hàng này sẽ lưu giữ cổ phần cơ sở tại một trong các chí nhánh của họ ở nước ngoài (thường là tại quốc gia của công ty phát hành), sau đó ngân hàng này sẽ phát

hành các DRs cho nhà đầu tư ở nước mà công ty muốn phát hành và niêm yết

(Depository Receipts giấy biên nhận ký thác) Đây là một công cụ tài chính đại

diện cho quyển sở hữu cổ phần của một công ty nước ngoài giao dịch trên thị trường chứng khoán quốc tế mà công ty đó thực hiện niêm yết Nó cho phép nhà

—_——————————>———>>>>>>m>>araarSaaổnmn

Trang 24

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

đầu tư tại nước mà doanh nghiệp muốn niêm yết đầu tư một cách gián tiếp chứ

không phải mua cổ phiếu trực tiếp Các DRs này sau đó được giao dịch trên TTCK như một chứng khốn thơng thường và các công ty đứng tên cổ phiếu

được yêu cầu phải luôn đắm bảo duy trì cơ chế công bố thông tin như luật định

Một trong những loại DRs phổ biến nhất là ADRs (American Depository Receipts), dành cho các công ty muốn niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng

khoán tại Mỹ, và đã được sử dụng từ những năm 1920 Sau đó, công cụ tài chính

này được phát triển rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới với các tên gọi như GDRs (Global Depository Receipts) phổ biến trên các TTCK Châu Âu như TTCK

London, hay European DRs và International DRs Cả ADRs va GDRs đều được giao dịch bằng USD nhưng cũng có khi được trao đổi băng EUR

3.2.3 Lợi ích của DRs

Các DRs này có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy một thị trường không những giúp tăng tăng khối lượng giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, mà còn nâng cao sự trao đổi thông tin, công nghệ,

thủ tục pháp lý, cũng như tính minh bạch Như thế, thay vì đối phó với sự trở

ngại từ đầu tư nước ngoài như thương xảy ra ở các thị trường mới nổi như VN,

nhà đầu tư DRs và các công ty mà DR đại diện có thể được lợi từ sự đầu tư nước

ngoài

Với các công ty thực hiện niêm yết, họ có thể chọn lựa phát hành DR s để

tận dụng sự quảng bá tốt hơn và tăng vốn từ thị trường tài chính thế giới Việc

phát hành DRs đồng thời cũng gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu và đẩy

mạnh danh tiếng của công ty trên thị trường chứng khoán nội địa (công ty được

giao dịch quốc tế) Ngoài ra, DRs còn khuyến khích tạo ra một mạng lưới cổ

đông quốc tế, trong đó có cả việc cho phép ngoại kiểu sống ở nước ngoài cơ hội

đầu tư vào quốc gia của mình Thêm vào đó, ở nhiều nước, đặc biệt với các thị

mm

-—————=—m—mmmaaeae>œ>ơaaeeasanởờởờnnn

Trang 25

trường mởi nổi, thường có nhiễu trở ngại cần trở các nha dau tư nước ngoài bước vào thị trường địa phương Bằng cách phát hành DRs, một công ty vẫn có thể khuyến khích sự đầu tư từ nước ngồi mà khơng có bất kỳ lo lắng gì về các hàng

rào cần trở mà nhà đầu tư ngoại có thể phải đối mặt

Đối với nhà đầu tư, việc mua vào DRs giúp đa dạng hóa danh mục của nhà đâu tư, biến nó thành danh mục toàn cầu Đầu tư DRs còn giúp tránh những rủi ro về sự các giao dịch chuyển tiễn thông thường và điều kiện thanh toán hối

đoái do nó được giao dịch trực tiếp tại địa thì trường mà cổ phiếu đó niêm yết

Tuy vậy, các nhà đầu tư cũng phải đối mặt với những rủi ro mà nguyên nhân

chính bắt nguồn từ sự không vững chắc của các nền kinh tế mới nổi trước những

biến động của nên kinh tế toàn cầu Những biến động này (giá dâu, giá nguyên

liệu đầu vào tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến lạm phát) dễ dàng gây tổn thương đến các nên kinh tế này, và doanh nghiệp chính một trong những đối tượng dễ bị

ảnh hưởng nhất Nguy cơ đến với doanh nghiệp cũng đồng thời xảy ra đối với nhà đầu tư Đây chính là rủi ro mà mọi nhà đầu tư cần cân nhắc khi rót vốn vào

các thị trường mới nổi trong hoàn cảnh đây biến động của nên kinh tế toàn cầu

———————————————————————— ee

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHÉO TRÊN THẾ GIỚI

1 Lịch sử hình thành và phát triển TTCK trên thế giới

Thị trường chứng khoán đã hình thành một cách tự nhiên, xuất phát từ sự

cần thiết đơn lẻ ban đầu Vào giữa thế kỷ 15, tại những thành phố thương mại

chính ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại những quán cafe để bàn bạc việc trao đổi, mua bán các loại hàng hóa Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ các thương nhân, nhưng sau đó đã phát triển dần thành một khu “chợ” (market) Vào

cuối thế kỷ 15, để thuận tiện cho việc giao thương, họ đã thống nhất các quy ước trong giao dịch và theo thời gian, các quy ước ấy dần hoàn thiện hơn, trở thành những quy tắc có tính bắt buộc chung cho những ai muốn tham gia “chợ” này Phiên chợ riêng đầu tiên diễn ra vào năm 1453 tại một đại điểm thuộc gia tộc

Vanber ở thành phố Bruges (nước Bỉ), và nơi đây được gọi là Bourse theo tiếng

Pháp (Sở giao dịch) hoặc Market theo tiếng Anh

Vào năm 1547, Bruges dần mất đi sự phồn thịnh của nó, nên Sở giao dịch nơi đây đã phải đóng cửa và chuyển-qua thành phố Auvers (Bỉ) và đã phát triển

rất nhanh chóng Nước Anh đã cử một viên chức đến quan sát với mục đích thành lập một Sở giao dịch tương tự ở London - nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London

Trên thế giới, các sở GDCK khác sau này cũng được hình thành một cách

tương tự như vậy ở Tây Âu (Pháp, Đức, Hà Lan), Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển),

Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada)

Vào thời điểm đó, chưa hể có khái niệm về chứng khoán, nên thứ mà

người ta trao đối trên các Sở giao dịch nà chủ yếu là hàng hóa và tiền tệ Đến

năm 1785, một sàn giao dịch chứng khoán được thành lập tại Amsterdam (Amsterdam’s Bourse) Day dudc xem 14 S6 GDCK dau tiên của thế giới Trong

SVTH: Nguyén Lé Ngoc Khoa Trang 17

Trang 27

khoảng thời gian tiếp theo, rất nhiều quốc gia đã tổ chức những sàn giao dich chứng khoán cho riêng biệt cho mình Tiếp đó, xuyên suốt trong thế kỷ 19 và 20,

các thị trường chứng khoán chính đã được hình thành tại Châu Á (1960-1970), ở Đông Âu Bungari, Cộng hòa Séc, Ba Lan ) và Trung Quốc (1980-1990), một

phân Châu Phi và Châu Mỹ Latinh

Ngày nay, hâu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thiết lập các Sở giao

dịch chứng khoán cho riêng mình Theo thống kê, có khoảng 160 Sở GDCK trên

thế giới đang hoạt động hết sức sôi động Bảng sau cho thấy 20 Sở GDCK lớn nhất trên thế giới được xếp hạng theo tiêu chí giá trị vốn hóa toàn thị trường tính đến thàng 10/2007: Bảng 2.1.1: Một số Sở GDCK lớn nhất thế giới Châu Mỹ-Châu | Sở GDCK New York- Au Euronext Chau A- TBD Sở GDCK Tokyo Châu M NASDAQ Châu Au Sở GDCK London

Châu Á- TBD_ | Sở GDCK Thượng Hải Châu Á- TBD_ | SởGDCK Hong Kon;

Châu Mỹ Sở GDCK Toronto Châu Âu Sở GDCK Frankfurt

Châu Âu Sở GDCK Madrid NamÁ | SởGDCK Bomba Nam Á Sở GDCK Ấn Độ Châu Á-TBD_ | SởGDCK Australian

Châu Mi Sở GDCK Sao Paolo

Châu Âu OMX 1.6

Se eee rr

Trang 28

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

Châu Âu Sở GDCK Thụy Sĩ 1.33 1.58

Chau A- TBD_|_ $6 GDCK Han Quéc 1.26 1.66

Châu Âu Sở GDCK Milan 1.13 1.98

Châu Âu Moscow Interbank 0.97 0.49

Currency Exchange

Châu Phi Sở GDCK Johannesburg 0.94 0.35

Châu Á- TBD_ | Sở GDCK Thâm Quyến 0.74 1.86

Nguồn: Wikipedia 2: Một số TTCK lớn trên thế giới

Những Sở GDCK được giới thiệu sau đây được đánh giá là những thị

trường mang tính quốc tế hóa cao độ, có ảnh hưởng lớn đến nền tài chính toàn cầu; số lượng công ty trong và ngoài nước niêm yết lớn, khối lượng và giá trị

giao dịch cao Đó là SGDCK London, SGDCK New York, SGDCK Singapore, SGDCK HongKong va SGDCK Tokyo Hién nay, Sở giao dịch chứng khoán

Tp.HCM va Trung tâm GDCK Hà Nội đã ký kết biên bản hợp tác về nhiều mặt

với các sở GDCK này Đây chính Jà tiền để tạo điều kiện cho việc thực hiện

niêm yết chéo giữa các Sở GDCK trong tương lai

2.1 TTCK New York Euronext

2.1.1 Sơ lược

NYSE, thường được biết đến với tên gọi “Big Board”, là sàn giao dịch

chứng khoán số một thế giới về giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch toàn thi trường Năm 2007, NYSE càng củng cố vị thế hàng đầu của mình bằng việc sáp

nhập với Euronext - đơn vị quản lý một số sàn chứng khoán lớn ở Châu Âu bao

gồm sàn chứng khoán Paris, Amsterdam, Lisbon, Brussels, và sàn giao dịch

tương lai Liffe ở London với giá trị hợp đồng sáp nhập vào khoảng 28 tỷ USD

Qua vụ Sáp nhập này, NYSE đã đổi tên thành NYSE ~ Euronext

TGGKGGGGGGGGGGGGE-—-ễEỄEEEŸÏEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE

Trang 29

Tuy đã chính thức kết hợp với nhau, nhưng NYSE và Euronext vẫn giữ

nguyên những đặc điểm riêng của mình về thời gian và cách thức tiến hành giao

dịch, và tiếp tục chịu sự điều chỉnh của các quy định hiện hành tại thị trường đó NYSE thật sự là một thị trường đặc biệt, bởi nó là một thị trường hiếm hơi

còn sót lại sử dụng phương thức giao dịch cổ điển là dùng các ám hiệu bằng tay

Một điểm đặc biệt khác là số “ghế thành viên” của NYSE (tư cách thành viên)

được giới hạn ở con số 1.366 và con số này đã không hể thay đổi từ năm 1953

Ghế thành viên này luôn được các công ty tài chính săn lùng vì nó cho phép họ

hiện diện giao dịch trực tiếp trên sàn Mỗi khi hội viên (thường là đại diện cho một công ty dịch vụ tài chính) muốn sang nhựng “ghế thành viên” cho một hội

viên khác, người hội viên mới phải ký một hơp đồng gọi là “hợp đồng ABC” để

đảm bảo cho công ty đứng đằng sau họ có thể sử dụng ghế hội viên này một cách hợp pháp

Chi số chứng khoán chính của thị trường này là NYSE Composite Index đượx xây dựng từ năm 1960 với giá trị cơ bản là 50 điểm Nó phản ánh tình hình của tất cả các loại chứng khoán trên sàn NYSE Tuy nhiên, giới đầu tư lại quan

tâm hơn cả đến chỉ số Dow Jones công nghiệp với 28/30 công ty công nghiệp lớn

nhất nước Mỹ niêm yết trên NYSE (hai công ty còn lại là Intel và Microsoft được niêm yết tại Nasdaq)

2.1.2 Điều kiện niêm yết

NYSE là một trong những sàn GDCK mang tính quốc tế hóa cao nhất trên toàn câu, vì thế họ luôn hoan nghênh các công ty nước ngoài đăng ký niêm yết tại đây Những điều kiện mà họ đưa ra cho việc niêm yết cũng rất linh động cho

phù hợp với hoàn cảnh của thị trường thế giới Những tiêu chí được thể hiện sau

đây được áp dụng cho mọi công ty từ khắp thể giới có nhu cầu niêm yết tại

NYSE

—=—==SSGFFFA-.-FFFFEEFEÏÏÏÏPPÏPÏPÏEEẼEEẼPÏEPEPÏPÏPÏPÏPEEPEPEEE

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

©_ Phải có ít nhất 5,000 cổ đông và những người này phải sở hữu cổ phân theo lô chẵn Tức là mỗi cổ đông phải sở hữu tối thiểu 100 cổ phần

hoặc là bội số của 100

e Tổng giá trị thị trường cổ phần đang lưu hành của công ty tối thiểu là

100 triệu USD

e_ Giá trị tài sản hữu hình là 100 triệu USD

e_ Lợi nhuận trước thuế công gộp trong 3 năm tài chính gần nhất tối thiểu là 100 triệu USD hoặc 25 triệu USD mỗi năm trong 3 năm gần nhất, Ngoài ra, vì NYSE là sàn giao dịch tập trung, các công ty nước ngoài muốn niêm yết tại đây phải sử dụng ADRs cấp độ 2 hoặc 3 (ngoại trừ các công ty đến từ Canada) Nếu là ADRs cấp 2, các cơng ty nước ngồi chỉ được phép IPO và niêm yết cổ phiếu nhưng không được phát hành bổ sung Do vậy, cấp độ này chỉ yêu cầu tuân thủ một số nội dung trong báo cáo tài chính theo chuẩn

mực kế toán Mỹ (U.S GAAP) Với ADRs cấp độ 3, cơng ty nước ngồi được

quyển IPO, và phát hành bổ sung và niêm yết trên NYSE Tuy nhiên muốn được

vậy, các công ty phải có nghĩa vụ tuân thủ toàn bộ chuẩn mực kế tốn Mỹ mà khơng có bất cứ ngoại lệ nào Bên cạnh đó, còn có một loại khác gọi là Rule 144A DRs (biên nhận ủy thác theo điều khoắn 144A) được sử dụng khi công ty

chỉ muốn phát hành cho một số đối tượng là tổ chức có đủ điều kiện (Qualified

Institution Buyers), và phẩi tuân thủ toàn bộ U.S.GAAP cùng mộ số điểu khoản khác của Ủy ban chứng khoán Mỹ Loại DRs này tất nhiên có tính thanh khoản

thấp, nhưng bù lại nhà đâu tư lại là những nhà đầu tư có chất lượng và thường là những đối tác tiểm năng

——

——=ẼỄỄỄỄễỄễỄễỄễỄễỄễ EU

Trang 31

2.2 TTCK Tokyo - TSE 2.2.1 Sơ lược

Được thành lập từ năm 1878 và là một trong hai Sở GDCK của Nhật Bản cùng với Osaka TSE la sàn GDCK lớn thứ 2 thế giới về giá trị giao dịch, với sự hiện diện của các tập đồn cơng nghiệp và tài chính hàng đâu thế giới như Sony, Toyota, Toshiba, Citibank, HSBC TSE xứng đáng là một trong những sàn

GDCK hang dau thế giới

Sàn TSE có sự phân chia rất rõ ràng cho các đối tượng doanh nghiệp tham

gia niêm yết:

e “Phân thứ nhất” - the First Section - dành cho các doanh nghiệp lớn với 1.721 công ty đã niêm yết

e “Phân thứ hai” - the Second Section - dành cho công ty vừa với 489 công ty tham gia

© “Phẩn mẹ” — Mothers - là phần dành cho các công ty mới bắt dau tang

trưởng cao với 156 công ty

e Trong năm 2007, TSE đã hợp tác với LSE trong việc cho ra một

“phân” mới dành cho các doanh nghiệp của Châu Á niêm yết Phần

này được xây dựng trên cơ sở của sàn AIM của TTCK London với sự

tư vấn của LSE, cộng với kinh nghiệm, sự hiểu biết về các doanh

nghiệp Á Châu của TSE

Hiện có §9 cơng ty chứng khoán nội địa và 19 công ty chứng khốn nước

ngồi thực hiện các dịch vụ trung gian chứng khoán cho các nhà đầu tư Hầu hết

những tên tuổi lớn trong làng chứng khoán thế giới đều có mặt tại đây như

Merill Lynch, Golman Sachs, Lehman Brothers, Grant Thornton

Trên Thị trường chứng khoán Tokyo sử dụng chỉ số Topix làm thước đo

cho thị trường Topix là chỉ số tổng hợp tất cả các chứng khoán niêm yết tại TSE

—z{———

Trang 32

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

với giá trị gốc là 100 điểm tính từ ngày 04/01/1968 Ngoài ra, Nikkei 225 - do

thời báo kinh tế Nhật Bản cung cấp - cũng được sử dụng rất nhiều, dù nó là chỉ số tổng hợp của 225 chứng khoán được niêm yết tại TSE và Sở GDCK Osaka

2.2.2 Điều kiện niêm yết

Số lượng cổ đông

e Phần thứ I: niêm yết đơn: 2.200 cổ đông trở lên trên khắp thế giới,

niêm yết đa thị trường: trên 800 cổ đông tại Nhật và trên 2,200 trên

khắp thế giới

e Phan thứ II: Niêm yết đơn: 800 cổ đông trở lên trên khắp thế giới

Niêm yết đa thị trường: 800 cổ đông trở lên tại Nhật

e Phan mẹ: niêm yết đơn: 300 cổ đông trên khắp thế giới, niêm yết đa thị trường: 300 cổ đông tại Nhật

Giá trị của cổ phần niêm yết “ Phần thứ I: trên 50 tỷ yên e_ Phần thứ II: trên 2 tỷ yên

e Phan me: 1 ty yén _

Tổng doanh thu và giá trị vốn hóa: ở phân thứ 1 và II, các công ty ứng

viên có thể đáp ứng một trong những yêu cầu sau:

e_ Lợi nhuận trong 2 năm gần nhất: năm I tối thiểu 100 triệu yên, năm 2 tối thiểu là 400 triệu yên

¢ Loi nhuận tối thiểu trong 3 năm gần nhất: năm 1 là 100 triệu yên, năm

2 là 400 triệu yên, năm 3 là 600 triệu yên

e Tổng giá trị vốn hóa tối thiểu 100 tỷ yên và doanh thu tối thiểu 10 tỷ

yên trong năm gần nhất

S&EEE-ẳEEEEễ.ẲẰẲẰẲằẲễỶễ==EEEŸỶễcEễEễEEỲÏỲẺỲẺE i

Trang 33

Số năm điều hành tối thiểu đối với ban giám đốc: 3 năm đối với các công ty niêm yết trên phan I va II, 1 năm đối với các công ty niêm yết trên phần

mẹ

2 3 TTCK London - LSE 2.3.1 Sơ lược

LSE được thành lập từ năm 1801, là một trong những sàn giao dịch chứng

khoán lâu đời nhất trên thế giới với rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước cũng

như quốc tế niêm yết tại đây Do vậy, LSE còn được mệnh danh là trái tìm của nền tài chính thế giới

LSE cũng chia thành hai bộ phận là thị trường chính MainMarket (thị trường giao dịch tập trung) và thị trường đầu tư chọn lựa AIM - Alternative Investments Market (OTC)

e© - AIM được thành lập từ năm 1995 dành cho các công ty quy mô vừa và

nhỏ với tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn so với MainMarket Hiện có hơn

1/700 doanh nghiệp tham gia niêm yết AIM luôn thu hút được sự quan

tâm của giới đầu tư vì triển vọng phát triển của các doanh nghiệp ở

đây là rất tốt

e MainMarket 18 thi trường chính và có 1,605 doanh nghiệp niêm yết

Đa phần là những tập đoàn hàng đầu thế giới như HSBC, Royal Bank

of Scotland Group Plc, Tesco, Barclay Plc, Marks and Specer

Hiện tại có 800 công ty quốc tế niêm yết tại LSE Khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương có 235 công ty, với 87 công ty niêm yết ở MainMarket và 147 công ty niêm yết tại AIM Việt Nam hiện nay có 7 quỹ đầu tư vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam niêm yết trên LSE bao gém: Indochina Capital, Vietnam Holding Ltd, VOF, Vinaland, JSM Indochina Ltd, Vietnam Infrastructure Ltd, SGI Vietnam

—_———E—_E——————z—z—zz——_;_z————————EeEEowwe

Trang 34

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

FTSE100 là chỉ số chứng khốn thơng dụng nhất trên LSE Chỉ số này đại

diện cho 100 công ty lơn nhất trên LSE và được các nhà đầu tư quan tâm cập

nhật liên tục bên cạnh chỉ số công nghiệp DowJones và chỉ số Nikkei 225 FTSEI00 lấy ngày gốc là 03/01/1984 với giá trị ban đầu là 1000 Ngoài ra còn

có chỉ số FT-30 của 30 doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu trên thị trường

chứng khoán London và được công bố sau mỗi giờ kể từ 10 giờ sáng đến 3 giờ

chiều trong mỗi ngày giao dịch

2.3.2.Điều kiện tiện! yết

Đối với sờn AIM: điều quan trọng trước tiên là các công ty phải thông qua nhà tư vấn được chỉ định (Nominated Advisor - Nomad) để xác định xem liệu

doanh nghiệp có thích hợp tham gia thị trường này hay không? Nếu đụ điều kiện, nhà tư vấn sẽ đóng vai trò cố vấn cho công ty trước cũng như sau khi tham gia niêm yết trên thị trường AIM Hầu hết các Nomad là những tên tuổi lớn trong

ngành tài chính thế giới như Goldman Sachs International, Grant Thornton UK,

KPMG LLP, Citigroup Global, Credit Suisse Secutities Limited

Đối với sèn Main _

e_ Điều kiện về ghi chép sổ sách

© Ítnhất 75% giao địch kinh doanh trong 3 năm gần nhất của tổ chức xin niêm yết phải được chứng thực bằng ghi chép doanh thu Cơ quan Cấp phép Niêm yết Vương quốc Anh (UKLA) sẽ xem xét rút ngắn thời gian ghi chép sổ sách trong từng trường hợp cụ thể

© Phải tường trình những thương vụ mua lại (acquisition) đáng chý ý

trong 3 năm gần nhất

e_ Mức vốn hóa và tỉ lệ cổ phần do công chúng nắm giữ

o_ Cổ phần tại thời điểm niêm yết có trị giá ít nhất 700.000 bang Anh o©_ Tỉ lệ cổ phần do công chúng nắm giữ ít nhất là 25%

-ố-Ắ—ằœqnnăä=ẵGGE

Trang 35

e_ Tiềm năng tương lai

© Chứng minh được công ty có đủ vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và nhu cầu 12 tháng tiếp sau

Chứng minh khả năng hoạt động kinh doanh độc lập và giữ liên hệ thường xuyên với các cổ đông quan tâm tới việc kiểm sốt cơng ty

Chuẩn bị bán miêu tả chung các kế hoạch và triển vọng tương lai

Nếu công ty nêu rõ bằng văn bản dự định cung cấp, hoặc đã cung cấp một khoản lợi nhuận tùy chọn, nhà tài trợ và kế toán cần phải chuẩn bị báo cáo về kế hoạch này

e Thông tin tài chính quá khứ đã được kiểm toán Báo cáo tài chính

kiểm toán trong vòng 3 năm gần nhất và báo cáo giữa kỳ đã công bố trong năm xin niêm yết Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm tài khóa gần nhất được chuẩn bị 6 tháng trước thời điểm xin niêm yết, thì cần

phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán giữa kỳ gân nhất

©_ Quản trị doanh nghiệp Mặc dù những quy tắc quản lý doanh nghiệp

Vương quốc Anh không được áp dụng với các công ty không thuộc Anh, song các nhà đâu tư luôn kỳ vọng công ty niêm yết quần lý theo

một tiêu chuẩn tương tự, và giải trình nếu có điểm khác biệt Những công ty thuộc Vương quốc Anh cân:

© Tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT và TGĐ: chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức vụ TGĐ

Trừ những công ty nhỏ (theo tiêu chuẩn FTSE 350), thì ít nhất một

nửa thành viên HĐQT, ngoại trừ Chủ tịch, cần kiêm nhiệm vai trò

giám đốc độc lập, không tham gia điều hành Những công ty nhỏ

cần có ít nhất hai giám đốc độc lập, không tham gia điều hành

Có một ủy ban kiểm toán độc lập, một ủy ban khen thưởng và một

_————ớÝn7=——

Trang 36

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

ủy ban bổ nhiệm Cung cấp bằng chứng về hệ thống kiểm soát tài

chính và kế toán chuẩn hóa cao

e Tổ chức và các chuẩn mực kế tốn của cơng ty phải được tổ chức

hợp lý Những chuẩn mực kế toán được chấp nhận là IFRS và các

chuẩn mực tương đương

2.4 TTCK Hong Kong - HKEx

2.4.1 Sơ lược

Lịch sử của HKEx bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, chính xác là vào năm 1891

và là một trong những sàn giao dịch sôi động nhất trên thế giới Khoảng 1200

doanh nghiệp khắp thế giới đang niêm yết tại đây, 1/3 trong số đó đến từ Trung Quốc Số doanh nghiệp Trung Quốc cũng chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng những công ty có vốn hóa hàng đầu trên HKEx Sự hiện diện của các công ty Trung Quốc thật sự đã làm cho HKEx tăng trưởng mạnh hơn bao giờ hết, bởi chỉ

riêng đối tượng này đã chiếm 60% giá trị vốn hóa và 67% doanh thu toàn thị

trường Hong Kong

Đây là sàn chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau sàn chứng khoán

Tokyo Do vậy, HKEx rất được nhà đầu tư quốc tế quan tâm, và thực tế đã có hơn 40% tài khoản nhà đầu tư là của nước ngoài, trong số đó có khá nhiễu “đại

gia” có số vốn rất lớn (các qũy đầu tư Âu Mỹ và Trung Quốc)

Cũng giống như các TTCK phát triển khác, HKEx cũng chia thị trường thành hai phân khúc: thị trường chính và thị trường dành cho các công ty tăng trưởng Điểu kiện niêm yết trên hai sàn nay cũng khác nhau và sẽ được dé cập

sau đây `

Chỉ số chứng khoán chính của HKEx là Hang Seng Index (HSI) được bắt đầu sử dụng từ 24/11/1969 HSI bao gồm 40 công ty đại diện cho 65% vốn hóa

của thị trường chứng khoán Hồng Kong

———B————nn——mmeaan

Trang 37

2.4.2 Điều kiện niêm yết

Thị trường chính Hông Kông

Mức vốn hóa thị trường: sổ sách kế toán phải được ghi chép và theo dõi trong ít nhất 3 năm tài khóa liên tục Về các điều kiện định lượng,

doanh nghiệp có thể chỉ cần thỏa mãn một trong 3 điều sau:

e Kiểm tra lợi nhuận: lợi nhuận tối thiểu là 20 triệu $HK cho năm tài chính gần nhất và tổng lợi nhuận là 30 triệu $HK cho 2 năm trước

đó Mức vốn hóa tối thiểu là 200 triệu $HK tại thời điểm niêm yết Kiểm tra mức vốn hóa / doanh thu / lưu chuyển tiển tệ: doanh thu

tối thiểu là 500 triệu $HK cho năm tài khóa kiểm toán gần nhất Lưu chuyển tiền tệ dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh tối

thiểu là 100 triệu $HK cho 3 năm tài khóa liễn trước Mức vốn hóa

tối thiểu là 2 tỉ $HK tại thời điểm niêm yết

Kiểm tra mức vốn hóa / doanh thu: Doanh thu tối thiểu là 500 triệu

$HK cho năm tài khóa kiểm toán gần nhất Mức vốn hóa tối thiểu

là 4 $HK tại thời điểm niêm yết

Một số trường hợp có thể được xem xét giảm bớt các điều kiện:

S Có thể chấp nhận ghi chép sổ sách ít hơn 3 năm nếu giám đốc và các cấp quần lý có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong việc niêm yết

doanh nghiệp và tham gia công tác quản lý liên tục trong năm tài

khóa kiểm toán gần nhất

Có thể xem xét miễn trừ cho một số cơng ty khống sản và công ty

mới thành lập theo dự án, như các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng, có quá trình ghi chép sổ sách ngắn hơn

Tỉ lệ cổ phần tối thiểu do công chúng nắm giữ

EEE

Trang 38

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

=—ẽẽễŠằŠằẽ

o Mức vốn hóa tối thiểu do công chúng nắm giữ là 50 triệu HK$ tai thời điểm niêm yết

o_ Công chúng nắm giữ tối thiểu 25% tổng vốn cổ phần phát hành của

công ty niêm yết

o HKEx cé thé xem xét việc chấp nhận tỉ lệ công chúng nắm giữ từ

15% đến 25% cổ phần nếu mức vốn hóa của doanh nghiệp niêm yết lớn hơn 10 tỉ HK$

e _ Báo cáo kế tốn:

©_ Phải tuân theo chuẩn mực báo cáo tài chính Hong Kong hoặc chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế Có thể chấp nhận các nguyên tắc kế toán Mỹ (US GAAP), hoặc các chuẩn mực khác theo từng trường hợp cụ thể Ngồi ra, cơng ty cần có báo cáo kế toán hoàn chỉnh

cho ít nhất ba năm tài khóa, ngay trước khi công bố bản cáo bạch Đồng thời, kỳ tài chính cuối cùng được kế tốn báo cáo khơng vượt

quá sáu tháng trước so với hỗ sơ xin niêm yết

e_ Quản lý doanh nghiệp: ~

e Yêu cầu phải có ba giám đốc độc lập, không phụ thuộc nhau Các

kế toán viên phải có đủ năng lực, có ủy ban kiểm toán và nhân

viên giám sát hoạt động theo nguyên tắc

e Ngoài ra cần chỉ định một nhà tư vấn ngay từ đầu năm dự định

niêm yết cho tới khi hoàn thành báo cáo tài chính cho năm tài khóa đầu tiên sau niêm yết; một nhà bảo lãnh đầy đủ cho việc phát hành

và niềm yết chứng khoán Sau khi niêm yết thì không được phát

hành chứng khoán mới trong 6 tháng tiếp theo kể từ ngày niêm yết e Hạn chế đối với cổ đông sáng lập:

Es _ _ EE

Trang 39

e Một cổ đông lớn vào thời điểm niêm yết không được chuyển

nhượng cổ phần trong thời gian từ ngày công bố bản cáo bạch đến hết 6 tháng sau khi niêm yết Trong 6 tháng tiếp theo, cổ đông này không được chuyển nhượng cổ phần nếu việc chuyển nhượng cổ phân đó làm cho cổ đông này không còn là cổ đông lớn (chiếm 30% cổ phần)

Thị trường doanh nghiệp đang tăng trưởng Hong Kong e_ Điều kiện ghi chép sổ sách và mức vốn hóa thị trường:

.e_ Công ty phải hoạt động kinh doanh liên tục trong ít nhất 24 tháng

Thời hạn hoạt động kinh doanh có thể được xét giảm xuống ít nhất 12 tháng nếu công ty có một trong các điều kiện sau:

= Doanh thu t6i thiéu là 500 triệu $HK trong 12 tháng, theo báo

cáo của bộ phận kế toán

"Tổng tài sản tối thiểu là 500 triệu $HK theo bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính kỳ gân nhất

"Mức vốn hóa tối thiểu là 500 triệu $HK tại thời điểm niêm yết = Mức vốn hóa do công chúng nắm giữ tối thiểu là 150 triệu $HK

tại thời điểm niêm yết

e Có thể áp dụng điều kiện miễn trừ cho các công ty khai thác tài

nguyên thiên nhiên và các công ty mới thành lập theo dự án, như các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng, có quá trình ghi chép số sách

ngắn hơn

© Cơng ty không được thay đổi nhóm quản lý và sở hữu trong suốt

thời gian hoạt động kinh doanh nói trên (12 — 24 tháng) và phải theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh tập trung Phải kiểm soát thành

———m>—>—>>mmmm—————>>—>>>>mnn>>xxaaơơờatxaơợaniïẳỶẳnnoeanaannrơn

Trang 40

Chuyên để tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Văn Thuận

phần Ban Giám đốc và ít nhất 50% hoạt động kinh doanh phải có

lợi ích kinh tế

e _ Tỉ lệ cổ phần nắm giữ bởi công chúng:

e_ Mức vốn hóa từ 30 triệu $HK trở đi và 25% tổng vốn cổ phần đã phát hành của doanh nghiệp xin niêm yết phải do công chúng nắm giữ tại thời điểm niêm yết, nếu tổng mức vốn hóa của doanh nghiệp thấp hơn 4 tỉ $HK

e_ Mức vốn hóa từ 1 tỉ $HK trở di và 20% tổng vốn cổ phần đã phát

hành của doanh nghiệp xin niêm yết phải do công chúng nắm giữ

tại thời điểm niêm yết, nếu tổng mức vốn hóa của doanh nghiệp

lớn hơn 4 tỉ $HK

e_ Báo cáo kế toán:

©_ Phải tuân theo chuẩn mực báo cáo tài chính Hong Kong hoặc chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế Các công ty cũng có thể được chấp

chấp nhận áp dụng các nguyên tắc kế tốn Mỹ (US§ GAAP) khi

công ty đã được niêm yết, hoặc sẽ được niêm yết cùng lúc, trên

TTCK New York (NYSE) hoặc TTCK Nasdad

e Nhin chung, can có báo cáo kế tốn hồn chỉnh cho ít nhất hai năm

tài khóa, ngay trước khi công bố bản cáo bạch Thời kỳ tài chính cuối cùng được kế toán báo cáo không vượt quá sáu tháng trước so

với hồ sơ xin niêm yết

e Quản lý doanh nghiệp: giống với thị trường chính

e_ Hạn chế đối với cổ đông sáng lập:

e_ Một cổ đông sáng lập tham gia quần lý, vào thời điểm niêm yết, không được từ bỏ quyển lợi đối với cổ phiếu niêm yết trong thời gian từ ngày công bố bản cáo bạch đến hết 12 tháng sau khi niêm

—==—=—=ềềềềễễềềềằẳễềẳồồ

Ngày đăng: 22/02/2018, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w