Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
453 KB
Nội dung
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG Khi đã hoàn thành công việc phân tích, bạn cần bắt đầu tiến hành thực hiện phần việc cơ bản tiếp theo được gọi là tổng hợp. Công việc này sẽ rất phức tạp. Những lời khuyên có thể sẽ hữu ích. Do vậy bạn hãy trao đổi ý tưởng và kế hoạch của mình với các cổ đông, các thành viên trong gia đình kinh doanh, các đồng nghiệp hay các nhà tư vấn của bạn. Giai đoạn tiếp theo của quá trình chuẩn bị xuất khẩu là xây dựng chiến lược "thâm nhập thị trường". Về cơ bản, công việc này có nghĩa là bạn cần thiết lập một phươngán bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Còn việc bán cho đối tác thương mại nào sẽ được giảid dáp ở Chương 5. Bán hàng là một việc làm quen thuộc, bạn thực hiện công việc này thường xuyên. Nhưng bán hàng tới những thị trường cạnh tranh khốc liệt ở các nước công nghiệp như EU đòi hỏi tất cả khả năng của bạn và có thể còn cao hơn nữa. Chính vì vậy bạn cần lập một kế hoạch đúng đắn phác thảo những điểm cần có trong "hộp công cụ" bán hàng quốc tế. Hộp công cụ và các biện pháp marketing xuất khẩu được gọi là "hỗn hợp marketing". Việc xây dựng hỗn hợp marketing thể hiện rằng tất cả các công cụ, biện pháp cần thiết cho xuất khẩu sẽ phù hợp với mục đích đó. Như vậy, bạn sẽ từng bước trải qua tất cả những công đoạn của quá trình chuẩn bị marketing xuất khẩu. Chuẩn bị thâm nhập thị trường Các công đoạn của quá trình chuẩn bị marketing xuất khẩu. · Thiết lập (phần hoặc phân đoạn) thị trường mà bạn sẽ hướng tới. · Làm thế nào để sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của thị trường? · Đóng gói sản phẩm như thế nào? Mục tiêu quan 1. Phân đoạn thị trường 2. Sản phẩm xuất khẩu 3. Đóng gói 4. Bản sắc của công ty và sản phẩm xuất khẩu của công ty 5. Tính chi phí xuất khẩu và định giá sản phẩm. · Các định vị sản phẩm và thương hiệu sản phẩm? · Định giá sản phẩm ở thị trường mục tiêu như thế nào? · Lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm · Làm thế nào để xúc tiến bán hàng (cách thông tin tới khách hàng và sự phản hồi của khách hàng). 6. Kênh phân phối sản phẩm 7. Xúc tiến xuất khẩu 1. Phân đoạn thị trường Như định nghĩa ở Chương 3, thị trường là một nhóm người (các khách hàng tiềm năng) cùng có chung một nhu cầu đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Như một tên gọi chung, "thị trường" thường quá rộng để bạn có thể tập trung nguồn lực với hy vọng xâm nhập thành công. Khi tìm kiếm được khách hàng hoặc người tiêu dùng, bạn cần cố gắng thu nhỏ nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở các nước đang phát triển đều chỉ xuất khẩu các sản phẩm bán nguyên liệu hoặc phụ tùng. Các thị trường mục tiêu của họ là những khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp sử dụng những mặt hàng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm của họ. Những khách hàng này tương đối dễ tìm bởi vì họ thường quảng bá các hoạt động và nhu cầu của họ. Tuy nhiên, đối với một số nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng thì việc tìm kiếm người tiêu dùng lại rất khó khăn. Các nhà xuất khẩu không biết được tên và địa chỉ của họ. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu lại rất cần phải biết nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng để có thể thiết kế những sản phẩm tốt nhất và phù hợp với họ. Do vậy, để thâm nhập thị trường, các nhà xuất khẩu sẽ phải thông qua các nhà nhập khẩu hoặc người môi giới và tiếp cận những người này theo các phương thức marketing tương tự như B2B hay B2C? Khách hàng hay người tiêu dùng các nhà xuất khẩu hàng công nghiệp. Những phương thức này đôi khi được hiểu như "marketing kinh doanh". Trong nhóm khách hàng này có thể phân chia thành những nhóm nhỏ hơn có cùng nhu cầu đối với mặt hàng cụ thể. Nhóm khách hàng đã được phân chia như vậy được gọi là phân đoạn thị trường. Sau đó, các phân đoạn thị trường thậm chí lại có thể được chia ra thành những phần nhỏ hơn nữa, được gọi là "các ngách thị trường". Trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp nhằm tới các thị trường ngách như vậy để thâm nhập thị trường nước ngoài. Hãy bắt đầu từ cái nhỏ, đó là phương châm hành động Vào đầu những năm 1950, các bà nội trợ Châu Âu nhìn chung đều giặt quần áo trong chậu giặt. Họ dùng xà phòng bánh loại cứng chà xát mạnh. Khi máy giặt ra đời, các bà nội trợ cần một loại xà phòng khác, loại xà phòng chỉ cần xát nhẹ, dưới dạng bột. Họ đã tạo thành một phân đoạn thị trường xà phòng giặt. Một phân đoạn thị trường mới được hình thành. Ngày nay, các phân đoạn thị trường khác phát triển, đó là: các bà nội trợ có nhu cầu bột giặt có thành phần enzymes để có thể giặt ở nhiệt độ thấp hơn, tốn ít điện hơn và các bà nội trợ có nhu cầu bột giặt không có phosphate để bảo vệ môi trường tự nhiên hoặc các loại bột giặt hàng dệt hiện đại. Ngày nay, hãng P&G đang bán loại bột giặt thuận tiện cho việc giặt những đồ cần giặt khô tại gia đình. Những phân đoạn thị trường đó thường được hình thành và cuối cùng lại biến mất. Các nhà sản xuất đã nhanh chóng phát hiện những phân đoạn mới khi họ xây dựng tiềm năng phát triển thị trường mới. Một trong những nhiệm vụ sáng tạo và đầy thách thức đối với các thương nhân là phát hiện ra những phân đoạn thị trường đó. Đó được gọi là "sự phân đoạn thị trường". Bí quyết của việc phân đoạn thị trường là tìm ra sự cân bằng giữa sự cạnh tranh và khả năng sinh lợi. Do vậy, bạn sẽ không chỉ tìm kiếm thị trường mà còn phải phát hiện ra các phân đoạn và ngách thị trường thích hợp. Thích hợp ở đây có nghĩa là phù hợp với các sản phẩm đặc trưng của bạn. Bạn sẽ tìm thấy khách mua ở những phân đoạn thị trường này (thường là các nhà nhập khẩu hoặc các đại lý thu mua). Hãy cố gắng miêu tả họ càng chi tiết càng tốt, nêu rõ các lý do có thể tại sao họ sẽ bỏ tiền ra để mua hàng của bạn. 2. Sản phẩm xuất khẩu 2.1. Sản phẩm là gì? Về lý thuyết, bạn có thể tìm thấy thị trường cho bất kỳ sản phẩm nào ở các nước công nghiệp phát triển. Trong thời kỳ sung túc, người tiêu dùng cuối cùng tăng cường mua hàng, vì vậy các nhà sản xuất cũng sẽ tăng nhu cầu của các sản phẩm bán nguyên liệu của bạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất của họ. Sản phẩm là của cải và niềm tự hào của công ty vì đó là kết quả của nhiều năm phát triển và tối ưu hoá sản phẩm, thích nghi hoá sản phẩm với nhu cầu của khách hàng và với phương thức sản xuất hiệu quả nhất. Đó là một chuỗi các hoạt động lặp đi lặp lại "thực hiện, thích nghi và cải thiện sản phẩm" nhằm đa ra thị trường sản phẩm tốt nhất. Vậy, sản phẩm là gì? Theo lý thuyết marketing, sản phẩm là cái "đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người mua". Người mua, khách hàng hay người tiêu dùng, sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm nếu họ hy vọng rằng sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với chi phí bỏ ra. Khi mua sản phẩm , khách hàng sẽ có được một cảm giác thoả mãn mạnh hơn cảm giác mất mát vì chi phí cho sản phẩm. Điều đó giải thích tại sao các thương nhân luôn luôn bận rộn với việc làm thế nào để đạt được sự thoả mãn cho khách hàng. Nếu được thoả mãn, khách hàng của bạn sẽ có khuynh hướng mua sản phẩm của bạn tiếp tục và mãi mãi. Hoạt động tái mua hàng của khách hàng rất quan trọng đối với doanh thu và sự phát triển của công ty bạn. Việc mua hàng lần đầu của khách hàng là yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công cho công ty. Công ty bán hàng sẽ phải chi phí rất nhiều cho việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng để có được đơn hàng đầu tiên này. Do vậy, đơn hàng đầu tiên sẽ khá đắt đối với người bán. Chỉ khi nào khách hàng tái mua hàng, người bán mới bắt đầu thu lãi. Tái mua hàng là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các công ty cố gắng tiếp tục hoạt động. Điều đó cũng tương tự đối với các thị trường nội địa, chỉ trừ trường hợp đối với các nhà cung cấp hàng công cụ sản xuất, các mặt hàng rất lớn, có giá trị cao và thường chỉ được mua một lần. Đối với những mặt hàng này, qua một đơn hàng duy nhất đó, người bán phải thu lại được tất cả chi phí đã đầu tư. Tất nhiên là bạn cũng sẽ lo lắng về việc tìm kiếm người mua, khách hàng hay người tiêu dùng. Về cơ bản, đối với tất cả các sản phẩm của bạn, kể cả sản phẩm nguyên bản và đã được thích nghi hoá, đều có thị trường ở các nước công nghiệp. Việc tìm kiếm khách mua đòi hỏi một quá trình nghiên cứu từ việc hiểu rõ mỗi sản phẩm của bạn tới những lý do khiến khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đó. 2.2. Động cơ mua hàng Người mua tìm kiếm sự thoả mãn (sản phẩm làm họ hài lòng) hơn là sự mất mát (họ phải trả tiền) khi sản phẩm đó cho họ nhiều hơn là chi phí họ phải trả. Người mua so sánh những thuận lợi và bất lợi của việc mua hàng dựa trên 2 "tiêu chí": về chức năng (liệu sản phẩm đó sẽ tốt/hoạt động tốt như mong muốn không?" và về cảm xúc (liệu sản phẩm đó có làm cho họ cảm thấy tốt hơn không?). Tiêu chí về chức năng đối với sự lựa chọn của người mua thường theo lý trí. Họ thường tự hỏi liệu việc mua sản phẩm sẽ giải quyết được vấn đề của mình hay không, sẽ làm cho cuộc sống của họ thoải mái hơn, giàu hơn hay hữu ích hơn hay không. Điều đó phù hợp với cả người mua hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng. Chính trong sản phẩm cũng phải làm cho khách hàng hiểu rõ điều này thông qua những diễn giải về sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, trong những tài liệu hướng dẫn sử dụng, những quảng cáo hỗ trợ cho việc xúc tiến sản phẩm. Các động cơ về cảm xúc khó phát hiện hơn. Các sản phẩm được sản xuất để làm tăng vẻ đẹp của con người (mỹ phẩm, thời trang, đồ trang sức) hoặc cảm giác tự nhiên (thực phẩm, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ, trang trí nội thất, đồ quà tặng) có các yếu tố cảm xúc lớn. Phần lớn người tiêu dùng phản ứng với những yêu cầu về cảm xúc này, trong khi đó đối với khách mua hàng công nghiệp trong môi trường giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp thì các động cơ về cảm xúc ít liên quan hơn. Trong lĩnh vực cung cấp hàng công nghiệp, các khách mua xem xét, đánh giá về công ty xuất khẩu cũng như các sản phẩm của họ. Khi mua các mặt hàng bán nguyên liệu hay phụ tùng, điều quan trọng đối với khách mua không chỉ là chất lượng hàng hoá mà còn là khả năng của nhà xuất khẩu trong việc duy trì nguồn hàng cung cấp đáng tin cậy với mức giá ổn định. Chỉ những nhà cung cấp chuyên nghiệp và có hệ thống tổ chức tốt mới có thể làm được như vậy. Bên cạnh việc đánh giá sản phẩm, các khách mua đánh giá năng lực và sự tin cậy của nhà cung cấp. B2B Đôi khi có thể nhận biết được khi quyết định mua hàng thì động cơ nào của khách hàng chiếm ưu thế. Khi mua hàng radio hay điện thoại, đầu tiên khách hàng xem xét về chức năng của sản phẩm (sản phẩm đó hoạt động tốt như quảng cáo hay không, sản phẩm có được bảo hành khi bị hỏng hóc không? ), sau đó là đánh giá về mẫu mã của sản phẩm. Khi mua bột giặt, các bà nội trợ bị chi phối bởi những động cơ về cảm xúc (chăm sóc gia đình), sau đó là những động cơ về vệ sinh (quần áo chắc hẳn sẽ được giặt sạch hoàn toàn). Việc quyết định mua hàng hiếm khi phụ thuộc vào chỉ một loại động cơ. Người kinh doanh khôn khéo trên thị trường thường xem xét cả 2 loại động cơ và họ nhìn nhận sản phẩm và công ty của mình dưới con mắt của người mua. Những đánh giá này rất quan trọng trong việc thiết kế (thiết kế lại) sản phẩm của bạn cho phù hợp với các thị trường các nước công nghiệp. Những thị trường đó không chỉ có sự cạnh tranh khốc liệt mà đó còn là thị trường của những người mua,nghĩa là chính người tiêu dùng lựa chọn mua cái gì chứ không phải người bán quyết định người tiêu dùng được phép mua cái gì. 2.3. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải đặc biệt Để quyết định xem liệu sản phẩm của bạn có phải là sản phẩm xuất khẩu tốt không, bạn cần làm công việc tiếp theo là đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ở hầu hết các thị trường nước ngoài đã có loại sản phẩm của bạn và đó là các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh mà bạn cần phải đấu tranh để giành thị phần. Liệu bạn có thể làm sản phẩm của bạn khác đi và tốt hơn các đối thủ cạnh tranh không? Bạn biết rằng sản phẩm của bạn trước tiên cần phải đảm bảo chất lượng theo cam đoan của bạn. Đặc biệt, ở thị trường EU, khách hàng đòi hỏi rất khắt khe và họ có khả năng để đòi hỏi như vậy. Họ có tiền để mua cái họ cần và việc dễ dàng tiếp cận thông tin về tất cả các loại sản phẩm giúp những người tiêu dùng EU có kiến thức về chất lượng sản phẩm mà họ có thể bỏ tiền mua. Với tiềm năng rộng lớn của một thị trường chung Châu Âu và 450 triệu dân, EU thu hút số lượng lớn các nhà cung cấp. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt của khoảng 30 triệu nhà cung cấp từ các nước EU, từ Nhật Bản, USA và các nước đang phát triển. Do đó, sản phẩm của bạn phải đảm bảo chính xác như bạn đã hứa hẹn trong bản mô tả sản phẩm và quảng cáo. Bạn phải thực hiện lời hứa đó. Sản phẩm của bạn phải bền hoặc chịu đựng được những tác động khắc nghiệt, không bị hỏng hóc, không bị mục nát hay han gỉ, không bị mất màu. Khi giới thiệu ra thị trường, sản phẩm của bạn phải thực sự hoàn hảo, không tì vết. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm của bạn cần nhất quán. Không cho phép bất kỳ sản phẩm lỗi nào có thể lọt qua được hệ thống kiểm tra chất lượng của bạn. Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất hiện đại thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hoá gắt gao hơn. Phương thức "ngược dòng" là cách giám sát từng thời điểm mà các nhà thầu phụ giao các sản phẩm bán nguyên liệu và phụ tùng. Bằng cách này, "những khe hở về chất lượng" sẽ được phát hiện sớm ở từng giai đoạn và có thể khắc phục được với chi phí thấp hơn. Đồng thời các nhà sản xuất cũng tiết kiệm được kinh phí, bởi công việc kiểm tra này sẽ ngăn ngừa việc phân phối những sản phẩm hỏng ra thị trường và sau đó lại mất chi phí để thu gom lại. Qua đó sẽ giúp họ hạn chế được sự thiệt hại trong sản xuất và việc định giá cũng cạnh tranh hơn. Bạn cần lưu ý rằng hoạt động của các nhà cung cấp như công ty bạn thường bị đánh giá khi sản phẩm xấu và ít khi được nhìn nhận bởi sản phẩm tốt. Do đó, tốt nhất là bạn nên tuân thủ theo các quy trình của hệ thống ISO bởi vì hệ thống chất lượng này đảm bảo cho bạn và người mua rằng sản phẩm của bạn là sản phẩm của nhà sản xuất chất lượng hàng đầu. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng giúp cho sản phẩm của bạn tốt hơn và đủ để gây sự chú ý tới người mua. Điều kiện lý tưởng của bạn cần thực hiện "chương trình bán hàng đặc biệt - USP" đối với sản phẩm của mình. Điều gì làm cho sản phẩm của bạn đặc biệt? Cái gì làm cho sản phẩm của bạn có đặc trưng riêng? Câu trả lời là: mọi thứ đều có thể tạo cho sản phẩm của bạn những nét đặc biệt, miễn là khách hàng hay người tiêu dùng nhận ra điều đó. Khi so sánh với các sản phẩm cạnh tranh, nét đặc biệt trong sản phẩm của bạn có thể là: Đối với các sản phẩm tiêu dùng: • Mùi vị, kiểu dáng, màu sắc hoặc hình dáng tốt hơn • Hoạt động tốt hơn (vận hành tốt hơn) • Giá thấp hơn • Độ bền lâu hơn hoặc bảo quản dễ hơn • Mang vác dễ hơn, thuận tiện hơn hoặc nhanh hơn • Bao bì đẹp hơn hoặc tốt hơn • Luôn sẵn có hàng (giao hàng đúng hẹn, đủ lượng hàng trong kho) • Dịch vụ tốt hơn… Đối với các sản phẩm công nghiệp • Hoạt động tốt hơn • Độ bền lâu hơn, không có khuyếm khuyết • Mang vác, lắp đặt và bảo quản dễ hơn • Ít tạp chất • Không ngừng đổi mới • Chủng loại sản phẩm phong phú • Dịch vụ giao hàng tốt, thường đúng hẹn • Dịch vụ sửa chữa nhanh và miễn phí • Có thể liên hệ 24/24 giờ trong ngày… Tóm lại: khách hàng mua sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn của đối thủ cạnh tranh. Các cơ hội của bạn trên thị trường xuất khẩu sẽ tăng mạnh khi bạn triển khai một chương trình bán hàng đặc biệt. Bạn có thể tạo sự đặc biệt cho sản phẩm của mình bằng cách đưa thêm giá trị gia tăng vào sản phẩm. Để tìm cách cải tiến sản phẩm hoặc làm cho sản phẩm đặc biệt hơn, bạn cần xem xét tất cả các khả năng về lợi ích của sản phẩm. Như bạn đã biết, lợi ích của sản phẩm là những đặc điểm của sản phẩm phù hợp nhất cho động cơ mua hàng của khách hàng. Đó là nguyên nhân tại sao khách hàng mua sản phẩm của bạn. B2B: Làm cách nào để tạo ra sự độc đáo cho công ty? Nếu bạn là nhà cung cấp các nguyên liệu thô hoặc mặt hàng bán nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng công nghiệp thì bạn hầu như khó có thể tạo được sự đặc biệt cho sản phẩm của mình. Ngược lại: khách hàng mua sản phẩm vì đó là sản phẩm tiêu chuẩn. Thậm chí khách mua không cho phép có bất kỳ sự thay đổi nào có thể tạo ra sự đặc biệt cho sản phẩm. Trong trường hợp này bạn phải tìm biện pháp tạo ra sự độc đáo cho công ty của bạn. Nhưng bằng cách nào? Đó là: nêu bật điểm mạnh của công ty bạn với tư cách là nhà cung cấp; phát triển các hệ thống đặc biệt giúp bạn trở thành một mắt xích đáng tin cậy nhất trong mạng lưới cung cấp; nhấn mạnh các phương thức giao hàng nhanh và hoàn hảo, phương pháp lưu trữ lượng hàng vừa phải để có thể tạo điều kiện cho việc sản xuất của khách hàng không bị gián đoạn; đảm bảo sự ổn định về giá cả… Hãy đảm bảo rằng bạn quảng bá công ty bạn như một địa chỉ bán hàng độc đáo và đó chính là bằng chứng để chứng tỏ những cam kết của bạn là đáng tin cậy 2.4. Thích nghi hoá sản phẩm Nhu cầu và mong muốn về sản phẩm của khách hàng nước ngoài khác xa so với khách hàng nội địa. Do đó, bạn có thể phải thay đổi sản phẩm (hay dịch vụ) của mình để phục vụ với mong muốn của khách hàng nước ngoài. Theo thuật ngữ marketing: bạn phải làm cho sản phẩm của mình phù hợp với thị trường. Lý do phải thực hiện việc thích nghi hoá sản phẩm: • Làm cho sản phẩm của bạn tốt như sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Đó là "bắt chước". Lúc này, giá cả sẽ là công cụ để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh (và các luật sư sẽ bảo vệ độc quyền nhãn hiệu). • Làm cho sản phẩm của bạn tốt hơn hoặc đặc biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Theo cách này bạn cần thực hiện chiến dịch bán hàng đặc biệt (USP). Điều đó làm cho việc so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh sẽ khó khăn hơn đối với người mua. Họ có thể nghĩ rằng sản phẩm của bnạ có giá trị gia tăng nhiều hơn và họ sẵn sàng chấp thuận trả giá cao hơn. Họ cũng sẽ gắn bó với sản phẩm đó lâu hơn. • Để phù hợp với các luật lệ và quy định của thị trường nước ngoài. Có rất nhiều các quy định tại các nước như: quy định về sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng, quy định về tiêu chuẩn hoá kích cỡ và trọng lượng. Ở Châu Âu, bạn có thể nhận biết các quy định theo cách viết tắt như: tiêu chuẩn dán nhãn CE, CEN/CENELEC, ETSI… [...]... Cuối cùng, bạn có thể phát triển một vị thế lớn hơn nhiều nhờ kiến thức của bạn về người mua, về thị trường, khái niệm của các đối thủ cạnh tranh và các điều kiện về văn hoá và thương mại trên thị trường mục tiêu Đối với Chiến lược xây dựng thương hiệu cũng tương tự Cả hai yếu tố của Chiến lược thâm nhập thị trường cần được bao hàm trong chương trình Marketing xuất khẩu (EMP) Tầm quan trọng của các yếu... định trong Chiến lược thâm nhập thị trường của bạn và liên quan tới các quyết định quản lý như xác định giá bán sản phẩm (đặt ra mức giá), tính giá thành các sản phẩm của bạn (chi phí) và thay đổi giá theo đòi hỏi của thị trường Các nhà xuất khẩu thường lưỡng lự giữa hai thái cực: hoặc đưa ra mức giá cao đối với các khách hàng giàu có hoặc chấp nhận chào mức giá thấp nhất để thâm nhập thị trường Mặc... Nếu không, bạn sẽ không bao giờ có thể thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu 6 Chiến lược phân phối Yếu tố thứ 6 trong chiến lược thâm nhập thị trường của bạn là các kênh phân phối Qua các kênh phân phối, hàng hoá của bạn cuối cùng tới được người mua Các thành viên của kênh phân phối góp phần giúp bạn trong hoạt động thâm nhập thị trường 6.1 Các kênh phân phối Hoạt động phân phối có thể phân chia dưới dạng... tuân thủ theo các luật lệ, quy tắc của thị trường mục tiêu, họ có thể bị lỡ cơ hội và không thể thâm nhập thị trường Mục 2.5.3: "Đánh giá xuất khẩu" chỉ rõ những rào cản phải vượt qua khi thâm nhập thị trường nước ngoài Một điều may mắn là các quy định của chính phủ được công bố công khai, do vậy bạn có thể tiếp cận được Đơn giản là bạn hãy kiểm tra các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm của mình,... gắng định ra mức giá thấp hơn đôi chút, đặc biệt khi thâm nhập thị trường Phương pháp đó được gọi là định giá thâm nhập: nghĩa là cố gắng giành được sự ưa thích của khách hàng bởi vì sản phẩm của bạn giá thấp ở mức quá hấp dẫn so với chất lượng của nó Phương pháp ngược lại được gọi là phương pháp định giá hớt váng thị trường (định giá cao so với giá thị trường) Nhưng phương pháp này chỉ sử dụng khi chào... sự đa dạng hoá tiền tệ • Đối tượng chi phối giá trên thị trường giảm giá (để cạnh tranh hơn) • Kênh phân phối giảm giá (chính sách) • Sản phẩm lỗi mốt • Đối thủ cạnh tranh mới tham gia thị trường có mức giá cạnh tranh (giá thâm nhập thị trường) Những phản ứng có thể xảy ra: • Đi theo sự giảm giá • Bổ sung sản phẩm mới • Lặng im hoặc rút lui khỏi thị trường • Thay đổi chất lượng, nội dung • Tăng % lợi... Bản sắc của công ty và sản phẩm xuất khẩu Đối với những doanh nhân có giác quan kinh doanh tốt thì có rất nhiều cách để thâm nhập thị trường nước ngoài Bạn chọn cách thâm nhập nào phụ thuộc vào các mục đích cuối cùng của bạn là gì? Dưới đây là một số lựa chọn: • Bạn muốn thâm nhập thị trường một cách không ồn ào, với số tiền và thời gian đầu tư ở mức tối thiểu Do vậy, bạn cần lôi kéo khách mua nước ngoài... hiện việc này như tất cả các công cụ marketing khác để đạt được thành công trong xuất khẩu Định giá bán trên thị trường, đặc biẹt đối với lần Đối với các nhà đầu thâm nhập thị trường; xuất khẩu cần lưu ý 3 vấn đề tài Phản ứng như thế nào với sự thay đổi về giá sau chính sau khi gia nhập thị trường; Giữ giá thành sản xuất càng thấp càng tốt để giữ vững sức cạnh tranh 5.1 Vai trò của khách hàng trong... bạn cần tìm ra sản phẩm nào của mình là sản phẩm có thể sẽ bán được trên thị trường Việc nghiên cứu là chìa khoá mở ra thị trường cho sản phẩm của bạn Trong giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp, khách mua thậm chí sẽ không cho phép bạn bước vào thị trường nếu như bạn không có kiến thức cơ bản về thị trường của họ Việc hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng khó khăn hơn nhiều vì điều đó đòi... tạo nên sự phản ứng nhanh chóng trên thị trường Do vậy bạn cần luôn luôn "chơi" với công cụ này giống như người câu cá giữ chặt cần câu tới con cá Có nhiều nguyên nhân khiến bạn phải thay đổi giá để đảm bảo sự hiện diện trên thị trường Phần lớn những nguyên nhân này thường do những yếu tố bên ngoài tác động làm giá tăng hoặc giảm trên thị trường a Giá giảm trên thị trường Các nguyên nhân: • Tăng nguồn