Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam

84 476 3
Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nước ta cũng có những bước tiến lớn trong công cuộc hội nhập với nền kinh tế thế giới, kèm theo đó là sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và vốn. Cùng với sự hình thành của rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua, nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Tín dụng là hoạt động truyền thống và chủ yếu của ngân hàng. Phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng cần rất thận trọng khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội các năm gần đây của Tổng cục thống kê số lượng các doanh nghiệp phá sản hay giải thể, làm ăn thua lỗ… là khá lớn và có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng do khách hàng quan ngại về tình hình kinh tế, không dám đầu tư, những khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng… Chính những điều này đã làm bức tranh của hệ thống ngân hàng tài chính thời gian qua bao trùm bởi những gam màu tối. Trong đó một vấn đề nổi cộm cần được xem xét và giải quyết là chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung ở mức thấp.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này hoàn toàn do em thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong bài đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của em. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên 1 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được những sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Ngân hàng cùng bạn bè và người thân. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy cô viện Ngân hàng - Tài Chính, đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua, giúp em rèn luyện và trau dồi được những bài học, kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thanh Tâm. Cảm ơn cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Cảm ơn cô đã đem tới cho em những bài giảng hết sức thú vị và bổ ích trong suốt thời gian qua. Cháu xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị nhân viên trong Sở giao dịch Maritime BankViệt Nam, đặc biệt là các anh chị, cô chú trong trung tâm KHDN lớn, KHDN vừa và nhỏ đã nhiệt tình giúp đỡ cháu, tạo điều kiện cho cháu học hỏi kinh nghiệm thực tế trong thời gian cháu thực tập tại Sở giao dịch. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Ngân hàng 52B yêu mến, đã gắn bó với tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Cuối cùng, với tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn gia đình của mình. Cảm ơn bố mẹ đã chăm sóc và yêu thương con. Cảm ơn bố mẹ và chị gái đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ con hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. 2 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm MỤC LỤC 3 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐCV Hoạt động cho vay NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương SGD Sở giao dịch TCKT Tổ chức kinh tế TDH Trung - Dài hạn TMCP Thương mại cổ phần TTQT Thanh toán quốc tế 4 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ 5 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nước ta cũng có những bước tiến lớn trong công cuộc hội nhập với nền kinh tế thế giới, kèm theo đó là sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và vốn. Cùng với sự hình thành của rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua, nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Tín dụng là hoạt động truyền thống và chủ yếu của ngân hàng. Phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng cần rất thận trọng khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội các năm gần đây của Tổng cục thống kê số lượng các doanh nghiệp phá sản hay giải thể, làm ăn thua lỗ… là khá lớn và có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng do khách hàng quan ngại về tình hình kinh tế, không dám đầu tư, những khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng… Chính những điều này đã làm bức tranh của hệ thống ngân hàng tài chính thời gian qua bao trùm bởi những gam màu tối. Trong đó một vấn đề nổi cộm cần được xem xét và giải quyết là chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung ở mức thấp. Sở giao dịch Maritime Bank là nơi tập trung hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay lớn nhất của toàn hàng. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng chính của Sở giao dịch. Trước những khó khăn chung của tình hình kinh tế, hoạt động tín dụng là một vấn đề rất cần được lưu tâm.Với phương châm hoạt động của Maritime Bank là An toàn - Hiệu quả- Bền vững, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng quy mô dư nợ thì đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ càng và hoàn thiện tại Sở giao dịch. Qua quá trình tham gia thực tập tại Sở giao dịch Maritime Bank, nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như có cái nhìn khái quát về mô hình tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của sở, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình nhằm xem xét kỹ càng hơn nữa thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Sở giao dịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khả thi có thể áp dụng để hoàn thiện chất lượng tín dụng doanh nghiệp trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu 6 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Mục đích nghiên cứu của chuyên đề :  Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về tín dụng doanh nghiệp và chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại . Qua đó trau dồi thêm kiến thức về ngân hàng và có cái nhìn tổng quan hơn về một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là tín dụng.  Phân tích thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank, từ đó rèn luyện kĩ năng tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực ngân hàng tài chính.  Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Sở giao dịch Maritime Bank  Phạm vi nghiên cứu: chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank trong thời gian từ 2010-2013, tập trung vào cho vay KHDN vì đây là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động tín dụng doanh nghiệp và nguồn thu từ cho vay KHDN cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng lợi nhuận. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong chuyên đề thực tập có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, thống kê,điều tra khảo sát… Trong đó chú trọng sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp các dữ liệu của ngân hàng trong cả giai đoạn từ 2010 đến hết năm 2013. Từ đó chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá để đưa ra các kết quả cũng như hạn chế của hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp.  Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu thu thập được, tình hình thực tế… phân tích tình hình thực trạng tại Sở giao dịch ngân hàng.  Phương pháp điều tra khảo sát: Thu thập thông tin từ các phòng ban, quan sát quá trình làm việc của các cán bộ ngân hàng, nhằm phục vụ cho đề tài.  Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê số liệu trên cơ sở các nguồn tài liệu tìm được.  Phương pháp so sánh: So sánh hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Sở giao dịch qua các năm. 5. Kết cấu của chuyên đề 7 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề thực tập được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam 8 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm khách hàng doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 1- Điều 4 của Luật doanh nghiệp năm 2005, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Khách hàng doanh nghiệp là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó. Họ là đối tượng phục vụ của nhiều dịch vụ khác nhau của ngân hàng như dịch vụ tín dụng, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán… đồng thời cũng là những người mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. 1.1.1.2. Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp:  Thứ nhất, doanh nghiệp là một pháp nhân được pháp luật công nhận, là chủ thể kinh tế độc lập, có tài sản và trụ sở giao dịch ổn định do đó là đối tượng khách hàng tương đối an toàn và tin cậy.  Thứ hai, đối với doanh nghiệp, nguồn vốn từ ngân hàng là nguồn vốn dồi dào, với khối lượng lớn, giúp giảm thiểu được một số gánh nặng về thuế… nên đây là nguồn vốn không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất kinh doanh.  Thứ ba, khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng mục tiêu và chủ yếu của nhiều ngân hàng. Đối với ngân hàng, KHDN là nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn cao với khối lượng lớn, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại…rất đa dạng nên hứa hẹn đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng thông qua nhiều dịch vụ khác nhau. 1.1.1.3. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp  Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn 9 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí Dưới quan điểm của NHTM theo khoản 14, điều 3, Luật các TCTD năm 2010 quy định rõ: cấp tín dụng là việc ngân hàng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Do ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình tín dụng và có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên NHTM phân loại tín dụng dựa trên rất nhiều tiêu chí: thời hạn, có bảo đảm hay không bảo đảm, mục đích, chủ thể… Trong đó, nếu xét về quan hệ giữa ngân hàng và đối tượng khách hàng thì tín dụng ngân hàng chia thành 3 loại: tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng đối với dân cư, tín dụng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước.  Tín dụng doanh nghiệp là loại hình tín dụng mà ngân hàng thương mại thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.  Cho vay khách hàng doanh nghiệp là việc ngân hàng giao cho khách hàng doanh nghiệp một số lượng vốn để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên tham gia được quy định rõ tại hợp đồng tín dụng: - Khách hàng vay có quyền: (1) Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luât. - Khách hàng vay có nghĩa vụ: (1) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp, (2) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác, (3) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, (4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Ngân hàng có quyền: (1) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư của khách hàng và của bên bảo lãnh trước khi quyết định cho vay, (2) Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn hoặc phương án 10 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B [...]... sinh, chất lượng tín dụng giảm sút là hệ quả tất yếu 25 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thanh Tâm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIME BANK 2.1 Khái quát về Sở giao dịch Maritime Bank 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch Maritime Bank (Maritime bank) , tên giao dịch VietNam Maritime Commercial Stock Bank. .. phân tích chất lượng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp trên quan điểm của một ngân hàng thương mại 1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mang tính chất sống còn đối với hoạt động của Ngân hàng Tuy nhiên hoạt động tín dụng doanh nghiệp, đặc... không ngừng tăng cao về tín dụng từ phía doanh nghiệp và để thực hiện tốt mục tiêu gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu tổn thất của ngân hàng thì việc nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp là nhiệm vụ mang tính chiến lược và cần được thực hiện thường xuyên liên tục tại mỗi NHTM  1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp 1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính Các chỉ tiêu định tính là những chỉ... cho vay đã đem lại hiệu quả kinh tế 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố chủ quan  Chính sách tín dụng Là nền tảng để thực hiện hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng nói chung cũng như tín dụng doanh nghiệp nói riêng đi đúng quỹ đạo Chính sách tín dụng doanh nghiệp được hoạch định trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh như tình trạng nền kinh tế chung, đường... sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: giúp quá trình tái sản xuất được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn…đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng • Khả năng tài chính của doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đem lại... đối với tín dụng doanh nghiệp nói riêng, vai trò của đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định là rất quan trọng Để đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ngân hàng cần xây dựng một bộ phận nhân sự tín dụng và thẩm định có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt, độ nhạy bén cao với các vấn đề khác nhau có thể xảy ra trong quan hệ tín dụng với... hàng doanh nghiệp thường tương đối chặt chẽ, qua nhiều bước kiểm tra và thẩm định trước khi đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn 1.1.2 Phân loại tín dụng doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại tín dụng Có thể nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng doanh. .. động tín dụng Có thể nói chính sách tín dụng ảnh hưởng một cách có hệ thống đến chất lượng tín dụng Chính sách tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình sức khỏe của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp hoạt động cho vay đảm bảo được chất lượng, giúp ngân hàng dễ dàng mở rộng quy mô và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.Tuy nhiên để xây dựng được một chính sách tín dụng doanh. .. cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp: đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và đạo đức tốt giúp doanh nghiệp đứng vững, phát triển, từ đó đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng tốt, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng • Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó 23 Nguyễn Trà My Lớp Ngân Hàng 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS... trọng lớn nhất trên thị trường Vớisức cạnh tranh không cao và luôn có nhu cầu được tài trợ vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục, đây là đối tượng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho ngân hàng 1.2 Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Chất lượng là một khái niệm rất quen thuộc nhưng có nhiều . Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam 8 Nguyễn. để nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Sở giao dịch. hình hoạt động kinh doanh của sở, em đã chọn đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình nhằm

Ngày đăng: 28/01/2015, 15:01

Mục lục

    1.1. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

    1.2. Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp

    2.1. Khái quát về Sở giao dịch Maritime Bank

    Hoạt động huy động vốn

    Hoạt động cho vay

    Các hoạt động khác

    Kết quả hoạt động kinh doanh

    2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

    2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank