Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 77)

D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIME BANK

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp quy phù hợp, đủ mạnh

để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu. Bộ Tư pháp cần sớm ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, để Thông tư này sau khi ban hành sớm phát huy hiệu quả trong thực tế xử lý nợ xấu, các cơ quan tư pháp cần có sự phối hợp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự, để tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi nợ, giảm nợ xấu, tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Đồng thời ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng

phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng; nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM

NHNN cần phải thường xuyên tổ chức thanh tra tình hình hoạt động của các

NHTM để đảm bảo được tính công bằng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng và đẻ có thể kịp thời phát hiện các sai xót trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn công tác cho vay, qua đó đưa các ý kiến chỉ đạo, biện pháp phòng ngừa và khắc phục các sai phạm. Bên cạnh đó, việc thanh tra giám sát của NHNN còn cho phép NHNN đánh giá được tình hình thực tế trong hoạt động của các NHTM , những điểm yếu, điểm mạnh, khó khăn trong việc áp dụng các quy chế, quy định của NHNN. Nhờ vậy, NHNN có thể kịp thời đưa ra các quy định mới nhằm tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách. Công tác thanh tra của NHNN cần phải thực hiện dựa trên tính công bằng, khách quan, để có thể đưa ra những chỉ đạo phù hợp, đảm bảo được hoạt động của các NHTM.

Thu hút các dự án, chương trình quốc tế hỗ trợ ngành ngân hàng Việt Nam

Về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn trình độ quốc tê; đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích rủi ro cho cán bộ Ngân hàng; trang bị công nghệ Ngân hàng hiện đại. Trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực kinh đoanh cho chủ doanh nghiệp và người lao động: có đạo đức kinh doanh, tôn trọng chữ tín.

Nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng

(CIC)

NHNN cần phải chấn chỉnh và nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng để trung tâm này có thể trở thành một địa chỉ uy tín cung cấp các thông tin đáng tin cậy cho các NHTM về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó, cũng cung cấp cho các NHTM các hoạt động tư vấn về các điều luật, các quy định mới ban hành của NHNN, chính phủ. NHNN cần phải đầu tư hơn nữa vào chất lượng các thông tin mà trung tâm thu thập được. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho Trung tâm thông tin tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 77)

w