D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.
d Từ chối cấp tín ụng;
(nguồn: Sổ tay tín dụng Maritime Bank)
2.2.1.4. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây diễn biến theo chiều hướng xấu khiến hàng loạt hộ dinh doanh cá thể và doanh nghiệp bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, buộc phải thu hẹp hoạt động. Các doanh nghiệp này chủ động cắt giảm vay vốn, tận dụng vốn tự có, công nợ khách hàng để giảm chi phí tài chính, giảm thiểu áp lực trả nợ. Những khó khăn chung đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng của Maritime Bank.
Giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank nói chung và SGD Maritime Bank nói riêng là tín dụng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt tổng cộng hơn 4000 tỷ đồng, chiếm 99,97% tổng dư nợ của SGD năm 2013.
Maritime Bank đã thực sự đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế bằng các sản phẩm tín dụng mới với mức lãi suất hết sức cạnh tranh như sản phẩm Mfloat, Mflex, cho vay kỳ hạn siêu ngắn…Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp Maritime Bank giữ vững được dư nợ và mạng lưới khách hàng hiện tại, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn đã gây ra nhiều khoản nợ xấu cho ngân hàng. Đây cũng là một chủ đề nóng hơn bao giờ hết của toàn ngành ngân hàng.
Biểu đồ 2.1. Tương quan dư nợ cho vay KHDN và dư nợ khác
Biểu đồ 2.2. Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ 2010-2013
Biểu đồ 2.2 cho thấy tại SGD, trong giai đoạn 2010-2013, tổng dư nợ cho vay KHDN có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Trong 3 năm đầu của giai đoạn, tốc độ tăng là tương đối cao và đều đặn. Sang năm 2013, dư nợ cho vay KHDN tăng 1.24 lần so với năm 2012.
Năm 2010, dư nợ cho vay KHDN của SGD tăng 16% so với năm 2009, là một con số không nhỏ nhưng cũng không quá “nóng” như tình hình chung của năm. Đây là năm tình hình kinh tế có nhiều biến động với đỉnh cao là cơn sốt chạy đua lãi suất khiến nhiều ngân hàng rơi vào cảnh ngồi “ghế nóng” 1. Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 31/12/2010 hoạt động tín dụng ước tính tăng 29.81% so với cuối năm 2009 2. Như vậy là con số 16% của SGD chỉ mới dừng ở ngưỡng một nửa so với tốc độ tăng trưởng nóng chung. Điều này là do năm 2010, Maritime Bank tập trung cơ cấu lại tổ chức và bắt đầu đưa vào áp dụng mô hình mới trên diện toàn 1 Nguồn: “ Căng thẳng lãi suất gây hiệu ứng xấu” đăng ngày 30/12/2010 tại www.doanhnhansaigon.vn