Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 42 - 49)

1 Tỷ lệ nợ xấu của SGD năm 202: 6.8%

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

Bank

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch MaritimeBank Bank

2.2.1.1. Cơ sở xây dựng chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

Chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank nói chung và Sở giao dịch nói riêng do Hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành dựa trên cơ sở là các văn bản pháp lý của NHNN bao gồm:

− Luật các TCTD năm 2010

− Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng

− Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN

− Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 sửa đổi, bổ sung quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN

− Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

− Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

− Thông tư 02 /2013/ TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

− Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 /2013/ TT-NHNN

− Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về việc ban hành các Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD

− Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về việc sửa đổi một số điểm của thông tư 13/2010/TT-NHNN

2.2.1.2 Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

Khách hàng vay vốn của Maritime Bank phải đảm bảo cả 2 nguyên tắc sau:

− Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

− Hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Điều kiện cho vay:

Maritime Bank xem xét cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau:

− Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

− Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp bao gồm:

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.

+ Có kết quả kinh doanh hiệu quả, có lãi; trong trường hợp kinh doanh thua lỗ phải chứng minh được phương án khắc phục và trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

+ Không có các khoản nợ nhóm 4, nhóm 5 và các TCTD khác tại thời điểm xét duyệt cho vay.

+ Có dự án kinh doanh, phương án sản xuất hiệu quả, khả thi.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Maritime Bank..

Thời hạn cho vay:

Martime Bank cho vay khách hàng theo thoả thuận về thời hạn căn cứ vào: chu kỳ sản xuất, kinh doanh; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ; nguồn cho vay của ngân hàng và thời hạn hoạt động còn lại theo quy định của pháp luật và thời hạn hoạt động, sinh sống của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Lãi suất cho vay:

Mức lãi suất được thoả thuận đối với từng khoản vay với thời hạn điều chỉnh theo mức biến động của lãi suất thị trường (tối thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần). Đối với các khoản nợ quá hạn, lãi suất được áp dụng theo điều chỉnh của Giám đốc các Sở giao dịch, chi nhánh nhưng tối đa không quá 150% lãi suất đã áp dụng trong thời hạn cho vay.

Mức cho vay

Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và tỷ lệ phần trăm được cho vay so với giá trị của TSĐB, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Maritime Bank.

Trả nợ gốc và lãi vay

Ngân hàng căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng tài chính của khách hàng để thoả thuận về thời hạn trả nợ gốc và lãi vay: kỳ hạn trả

gốc là tối đa 12 tháng/kỳ; kỳ hạn trả lãi xác định theo kỳ hạn trả gốc hoặc trả theo tháng/ quý; trong thời gian ân hạn nợ gốc khách hàng vẫn phải trả lãi vay; trong trường hợp dư nợ của khoản vay được cho là nợ quá hạn, khách hàng phải trả lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn.

Phương thức cho vay

Tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng mà Maritime Bank có thể áp dụng các phương thức cho vay khác nhau:

Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, kinh doanh sản xuất và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng thoả thuận mức vốn đầu tư, phân định kỳ hạn trả nợ và sẽ giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

Cho vay đồng tài trợ: thực hiện theo quy chế cho vay đồng tài trợ của TCTD do NHNN ban hành và thoả thuận giữa các TCTD.

Cho vay trả góp: Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về số tiền lãi vay phải trả và nợ gốc chia theo nhiều kỳ hạn trả (ngày/tuần/tháng/quý) trong thời hạn cho vay.

2.2.1.3. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank

Các bước chủ yếu của quy trình cho vay ( Theo quy định tại QT.TD.009 do

Tổ chức giám sát: Nhân viên tín dụng Nhân viên kế toán Kiểm soát viên

Thu nợ cả gốc và lãi

Đầy đủ và đúng hạn

Thanh lý HĐTD mặc nhiên Xử lý:

Cơ quan thẩm quyền

Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc Khách hàng:

Cung cấp các tài liệu và thông tin

Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổiTổ chức phân tích và thẩm địnhPháp lý Bảo đảm nợ vay

Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lýQuyết định tín dụng:

Hội đồng tín dụng đầu tư/ Ủy ban tín dụng đầu tư phán quyết

Giải ngân:

Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng Trả cho nhà cung cấp

Nhân viên tín dụng:

Tiếp xúc, hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng

Các bước trong quy trình cấp tín dụng:

Bước 1: Tiếp cận nhu cầu tín dụng của khách hàng

- Nhân viên tín dụng lên kế hoạch tiếp cận khách hàng có nhu cầu tín dụng theo định hướng tín dụng của Maritime Bank.

- Nhân viên tín dụng tiến hành gặp gỡ khách hàng, đàm phán và thống nhất với các điều kiện tín dụng để đề xuất các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đề nghị khách hàng cung cấp tài liệu theo danh mục hồ sơ

- Thu thập thông tin CIC tổng hợp và chuẩn bị lập hồ sơ trình tín dụng.

Trong đó, danh mục hồ sơ yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm những bộ hồ sơ sau:

 Hồ sơ pháp lý

 Tình hình hoạt động của khách hàng  Hồ sơ khoản vay

 Hồ sơ dự án (áp dụng đối với trường hợp vay theo dự án)  Hồ sơ tài sản đảm bảo

 Hồ sơ khác

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

- Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng cung cấp, kiểm tra bộ hồ sơ theo danh mục.

- Đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ do khách hàng không cung cấp đầy đủ hoặc không đúng theo yêu cầu.

Bước 3: Xử lý hồ sơ trình tín dụng tại các trung tâm khách hàng

- Nhân viên tín dụng lập đề nghị định giá gửi Trung tâm hỗ trợ tín dụng, nhập các thông tin tài chính và phi tài chính lên chương trình MSB Rating để xác định xếp hạng khách hàng, lập Tờ trình tín dụng và các phụ lục kèm theo.

- Nhân viên tín dụng tiếp tục theo dõi tiến độ phê duyệt hồ sơ trình tín dụng, tiếp tục liên hệ và hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ và các thông tin bổ sung.

- Nhân viên tín dụng thông báo cho khách hàng bằng văn bản nội dung phê duyệt tín dụng hoặc nội dung từ chối phê duyệt

- Lãnh đạo trung tâm khách hàng kiểm tra hồ sơ tín dụng và tờ trình, ký phê duyệt nếu đồng ý trình Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư hoặc xác nhận không đồng ý trình và chuyển trả hồ sơ.

- Trung tâm thẩm định tín dụng và đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trình tín dụng và phân công hồ sơ cho chuyên viên thẩm định tín dụng và đầu tư.

- Chuyên viên thẩm định tiến hành nghiên cứu hồ sơ trình tín dụng của khách hàng và hoàn thiện báo cáo thẩm định và đề xuất phê duyệt tín dụng.

- Lãnh đạo trung tâm thẩm định tín dụng và đầu tư tiếp nhận hồ sơ khách hàng và báo cáo thẩm định, nghiên cứu hồ sơ và đưa ra đề xuất phê duyệt tín dụng cuối cùng trình Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư phê duyệt.

- Trung tâm thẩm định tín dụng và đầu tư đăng ký họp Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư

- Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư họp và đưa ra quyết định cuối cùng.

- Thư ký Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư ghi lại ý kiến các thành viên, kết luận của cuộc họp và trình ký các thành viên Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư.

- Thư ký Ủy ban tín dụng và đầu tư/ Hội đồng tín dụng và đầu tư tiến hành scan và gửi thông báo phê duyệt cho Trung tâm khách hàng và các bộ phận liên quan.

Bước 5: Trung tâm khách hàng tiến hành thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng

Bước 6: Đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng

- Trung tâm khách hàng tiến hành đàm phán và soạn thảo hợp đồng tín dụng.

- Lãnh đạo Maritime Bank ký kết hợp đồng tín dụng và các hợp đồng phụ khác.

- Trung tâm khách hàng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng bao gồm: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm cho tài sản và hoàn chỉnh các hồ sơ liên quan khác.

Bước 7: Tiếp nhận, phong tỏa và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Bước 8: Cập nhật Hồ sơ tín dụng bằng văn bản và bằng dữ liệu điện tử.

Bước 9: Giải ngân khoản vay và hạch toán.

Tiến hành giải ngân chuyển tiền vào tài khoản khách hàng hoặc chuyển trả trực tiếp cho nhà cung cấp.

Bước 10: Theo dõi, kiểm tra khoản vay và tình hình khách hàng

- Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay

- Theo dõi tổ chức hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và tài sản bảo đảm tiền vay.

Bước 11: Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay.

Đối với những khoản vay trả nợ gốc hoặc lãi, hoặc trả nợ gốc và lãi không đủ, không đúng thời hạn, trung tâm khách hàng tiến hành các biện pháp xử lý bao gồm cảnh báo, tăng cường kiểm soát, đề nghị ngừng giải ngân hoặc tái xét tín dụng.

Bước 13: Giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay

Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng sẽ không giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.

Bước 14: Thống kê, báo cáo tín dụng.

Bước 15: Tất toán khoản vay và lưu giữ Hồ sơ tín dụng.

- Trường hợp khách hàng trả nợ và gốc đủ, và đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng, Trung tâm khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên.

- Trường hợp khác hàng vi phạm hợp đồng tín dụng thì Trung tâm khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc.

Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ :

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 42 - 49)

w