Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 70 - 72)

D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIME BANK

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng của ngân hàng là xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng có tốt mới đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng bằng việc xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng. Việc xây dựng các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính cần phải hợp lý, khoa học và phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Tránh trường hợp chấm điểm khách hàng phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của người chấm, chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu định tính làm đánh giá sai lệch về thông tin khách hàng. Phát huy tối đa vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bên cạnh đó, để thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chính xác ngân hàng cần phải tăng cường chất lượng hoạt động phân loại, đánh giá khách hàng của mình. Đây là một bước không thể thiếu và quan trọng quyết định đến chất lượng của mỗi món vay, hiệu quả của hoạt động đầu tư của ngân hàng. Thông qua nhiều kênh thu thập thông tin tín dụng, ngân hàng có thể phân loại, đánh giá khách hàng trên nhiều phương diện. Hoạt động này cần thực hiện một cách có hệ thống, quy trình từ đó ngân hàng có thể sàng lọc từng nhóm khách hàng, nhận biết được rủi ro đối với từng khách hàng để khi đó có thể áp dụng những điều kiện vay khác nhau cho phù hợp.

Ngoài ra, để đánh giá và phân loại khách hàng được chính xác, ngân hàng cần tiến hành chuyên môn hóa trong hoạt động thẩm định khách hàng theo từng lĩnh vực, ngành nghề, quy mô của dự án,…Hơn nữa, ngân hàng cũng cần chú trọng đến những lĩnh vực, ngành nghề mà ngân hàng có lợi thế và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Hoạt động đánh giá khách hàng phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình khách hàng vay vốn. Đánh giá khách hàng phải được thực hiện trên nhiều phương diện từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, công nợ, những biến động trong tình hình kinh doanh cho đến năng lực bộ máy điều hành doanh nghiệp, tư cách đạo đức của khách hàng vay.

Thực hiện các thủ tục hành chính trong quy trình tín dụng linh hoạt hơn

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng đều có một quy trình cho vay rườm rà, đi qua nhiều công đoạn. Bản thân cơ chế hiện tại của Maritime Bank cũng là cơ chế theo chiều dọc, một món cho vay có sự tham gia của rất nhiều bộ phận nên không tránh khỏi lãng phí thêm thời gian và chi phí quản lý của ngân hàng. Để tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác, ngân hàng cần tiến

hành đổi mới các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, loại bỏ các khâu không cần thiết, sử dụng linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng để tránh làm khách hàng phải chờ đợi lâu.

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ

Để đảm bảo việc thực hiện các quy định đầy đủ và đúng trình tự cũng như phát hiện kịp thời các sai sót để xử lý, ngân hàng cần tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát nội bộ một cách thường xuyên và minh bạch. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng.

Đa dạng hóa TSĐB

Thông thường, để hạn chế rủi ro có thể phát sinh sau này khi thanh lý TSĐB, ngân hàng thường chỉ chấp nhận các TSĐB có tính thanh khoản cao, dễ thu hồi như BĐS, ô tô, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị…Những khách hàng tiềm năng có thể không đáp ứng được điều kiện ngân hàng đưa ra về loại TSĐB. Việc đa dạng hóa danh mục các TSĐB sẽ giúp ngân hàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng này. Đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng và nhu cầu thực sự được vay vốn và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên điều này có thể đồng nghĩa với sự gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện thẩm định TSĐB của khách hàng thật kỹ lưỡng, toàn diện như về quyền sở hữu, giá trị, khả năng thanh lý,…

Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện trong suốt quá trình giải ngân và sau khi giải ngân cho khách hàng

Khả năng thu hồi nợ phụ thuộc vào ý chí trả nợ cũng như tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng. Sau khi giải ngân, việc thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng là vô cùng cần thiết. Ngân hàng cần chắc chắn rằng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết để đề phòng trường hợp bị lạm dụng vốn đầu tư vào các dự án rủi ro cao. Bên cạnh đó, việc kiểm tra cần thực hiện triệt để, không chỉ từ giấy tờ khách hàng cung cấp, mà còn cần thu thập thêm từ nguồn khác và từ thực tế quan sát ghi nhận tại đơn vị của doanh nghiệp vay vốn. Mặt khác, nếu khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng cũng có thể kịp thời đưa ra phương án hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 70 - 72)