Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 63 - 68)

D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

1 Nguồn: “Nhận định kinh tế Việt Nam năm 203 và triển vọng năm 204” – TS Trần Du Lịch đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 9/

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Về quy mô và cơ cấu

- Cơ cấu kỳ hạn của các khoản cho vay KHDN còn chưa cân xứng, chủ yếu chiếm phần lớn là các khoản cho vay ngắn hạn.

- Quy mô dư nợ còn khiêm tốn, chưa tương xứng với nguồn vốn huy động được  Về mức độ an toàn

- Tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát nếu xét theo Quyết định số 780/QĐ – NHNN ngày 23/04/2012. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu thực tế thì không phải như vậy, thậm chí có thể là tăng nếu xét theo Thông tư số 02/ 2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN

- Tỷ trọng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát nhưng nhiều khoản vay phải gia hạn nợ, thậm chí gia hạn nhiều lần gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và lảm giảm vòng quay của vốn, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó SGD cần có biện pháp kiên quyết hơn nữa để hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn.

Về mức độ sinh lời

- Thu nhập từ lãi cao nhưng không bền vững. Thu từ chênh lệch lãi suất là khá cao nhưng xuất phát từ việc NHNN áp lãi suất.

- Lợi nhuận giảm do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn

- Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay KHDN không ổn định, tăng giảm thất thường qua các năm, tuy có nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, song cũng cho thấy hoạt động cho vay KHDN của SGD có phần chưa thích hợp.

Về việc thực hiện quy trình cho vay

Áp lực về thời gian thẩm định phương án kinh doanh, ki kết hợp đồng và giải ngân đến từ lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã khiến cho cán bộ tín

dụng gặp phải nhiều khó khăn. Trong thời gian ngắn cán bộ tín dụng không thể xác minh được đầy đủ, chính xác tuyệt đối các thông tin, từ đó không đánh giá được đúng tình hình của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong thực hiện quy trình cho vay ở các bước như: tiếp nhận hồ sơ khách hàng, giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn...làm giảm chất lượng của các khoản cho vay. Thêm vào đó, nhiều cán bộ tín dụng là những nhân viên trẻ mặc dù vững chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm thực tế nên gặp nhiều trở ngại trong việc phân tích tín dụng cũng như giám sát khách hàng trong quá trình vay dẫn đến chất lượng của nhiều khoản cho vay chưa cao.

Về công tác phục vụ khách hàng

Việc thu nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động tư vấn cho khách hàng cũng chưa được triển khai tốt, mới chỉ dừng ở việc tư vấn về quy trình, thủ tục cho vay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Đang trong giai đoạn triển khai mô hình mới:

Việc tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức và thay đổi cách hạch toán kết quả kinh doanh đã dẫn tới biến động mạnh trong báo cáo tài chính của SGD Maritime Bank. Có thể kể đến sự thay đổi lớn về nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng qua các năm 2010-2013. Đối tượng khách hàng cho vay mục tiêu của SGD thay đổi (chủ yếu là KHDN lớn) đã tác động đến hạch toán dư nợ tín dụng tại SGD.

Với mô hình mới đưa vào triển khai từ năm 2010, toàn thể nhân viên, cán bộ trong ngân hàng cần thời gian để thích ứng và điều chỉnh. Mọi hoạt động đều chịu cơ chế quản lý theo chiều dọc nên yêu cầu cao hơn về khả năng phối hợp ăn ý giữa các bộ phận khác nhau trong toàn hệ thống cũng như giữa nhân viên trong cùng một bộ phận để đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của toàn hàng.

Chính sách tín dụng còn thiếu linh hoạt

Chính sách tín dụng còn chưa theo kịp với nhịp độ biến đổi rất nhanh của thị trường. Đồng thời cũng chưa đưa ra được định hướng, chiến lược cụ thể để phát triển mạng lưới khách hàng mới.

Về chính sách các khoản đảm bảo, SGD coi tài sản thế chấp gần như là một điều kiện bắt buộc khi cho vay và dựa trên giá trị tài sản thế chấp để xác định quy mô cho vay. Đây cũng là nguồn thu thay thế cho các khoản nợ đến hạn không thể trả. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo không được dự báo lường trước những biến động giá cả trong tương lai, đa số giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá dựa trên cảm tính

của cán bộ tín dụng, có thể tham khảo thêm thông tin giá cả thị trường vào thời điểm hiện tại, còn thiếu yếu tố tương lai. Chính vì vậy, khi phát sinh nợ có vấn đề, việc phát mại tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn.

Về chính sách đối với các tài sản có vấn đề: Đối với các khoản nợ quá hạn, SGD chưa có những đánh giá cụ thể, rõ ràng về nguyên nhân dễn đến nợ quá hạn, chưa xác định được đâu là khách hàng thực sự khó khăn, đâu là khách hàng cố ý chây lì, dẫn tới biện pháp xử lí như nhau và có thể làm mất đi những khách hàng tốt.

Chất lượng thẩm định dự án chưa cao

Công tác thẩm định dự án của ngân hàng tuy đã tuân theo quy trình khá chặt chẽ và đầy đủ, song vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao. Công tác điều tra thu thập thông tin còn chưa sâu rộng, ít quan tâm tới các yếu tố tác động tới giá bán như lạm phát, giá sản phẩm đầu vào…

Công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng

Công tác kiểm tra, giám sát đối với khách hàng sau khi giải ngân cũng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, triệt để nhất là đối với khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Điều này sẽ tác động đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.

Việc thu thập, khai thác và xử lý thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế

Thông tin tín dụng chưa cân xứng do chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Hơn nữa quá trình khai thác và xử lý thông tin ảnh hưởng khá nhiều bởi ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Công tác thẩm định dễ mang tính hình thức, quyết định cấp tín dụng dễ bị chi phối đối với khách hàng quen thuộc.

Về đội ngũ cán bộ

Cán bộ tín dụng ngân hàng đều có trình độ đại học trở lên, hăng hái, nhiệt tình, năng động tuy nhiên phần lớn còn rất trẻ nên kinh nghiệm thực tế khá hạn chế, khiến cho công tác thẩm định cũng như độ nhạy bén với những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa cao. Bên cạnh đó, việc nhiều cán bộ còn chưa thật sự có ý thức tiết kiệm trong các hoạt động của mình cũng góp phần làm tăng chi phí hoạt động cho Ngân hàng.

Công nghệ trong ngân hàng

Ngân hàng vẫn đang trong bước đầu áp dụng các công nghệ mới và hiện đại, vì vậy chưa thể phát huy hết được hiệu quả hoạt động.

Vấn đề đạo đức của khách hàng

Để có thể vay được vốn từ ngân hàng, rất nhiều khách hàng đối phó bằng cách cung cấp những thông tin, báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp mình. Trong một số trường hợp khác, khách hàng cố tình sử dụng vốn không đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng, nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng để đầu tư vào những dự án rủi ro lớn với mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn. Một vấn đề khó khăn nữa mà ngân hàng thường xuyên gặp phải đó là thái độ dây dưa không trả nợ của khách hàng.

Năng lực tài chính không tốt

Nhiều doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào các dự án lớn, trong khi vốn tự có thường ở mức rất hạn chế, tài sản đảm bảo thường có giá trị không đủ lớn để đảm bảo cho những khoản vay lớn. Kết quả là dù có vay thêm vẫn không đủ tài trợ cho chi phí đầu tư vào dự án, chưa kể đến các chi phí phát sinh khác trong quá trình thực hiện dự án và trong giai đoạn đầu dự án đi vào hoạt động.

Yếu kém trong khả năng sử dụng vốn vay

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể không thuận lợi do tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố chủ quan có thể kể đến như trình độ quản lí, điều hành của chủ doanh nghiệp còn non kém hoặc có vấn đề về đạo đức. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những các đối tác làm ăn, các đối thủ cạnh tranh, từ những biến động bất lợi trên thị trường. Những yếu tố đó khiến cho doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận, không trả được nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu.

Nguyên nhân khác

Tình hình khó khăn của nền kinh tế trong nước và trên thế giới ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, trong đó có ngành ngân hàng. Giai đoạn 2010 – 2013 là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009. Trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính nói riêng, cho dù NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ và điều hành hoạt động ngân hàng theo hướng linh hoạt; thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm lãi suất, nới lỏng cho vay bất động sản và tiêu dùng, hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn (hơn 40.000 doanh nghiệp giải thể năm 2012)1. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lãi suất gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý của ngân hàng.

Hệ thống pháp lụât quốc gia nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng tuy 1 Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội năm 2012 của Tổng cục thống kê tại www.gso.gov.vn

đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Thêm vào đó, sự thay đổi liên tục về cơ chế, chính sách của nhà nước cũng khiến cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w