Kiến nghị với cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 79)

D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

3.3.3.Kiến nghị với cơ quan liên quan

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIME BANK

3.3.3.Kiến nghị với cơ quan liên quan

Kiến nghị với chính phủ:

- Chính phủ cần thiết lập môi trường kinh tế ổn định, phát huy được vai trò điều tiết

vĩ mô của Nhà nước: Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định đến môi trường

hoạt động, ảnh hưởng bao trùm tới toàn bộ hoạt động của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế vĩ mô bất ổn, các chính sách điều chỉnh kém linh hoạt sẽ tạo ra trong nền kinh tế nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần có những giải pháp để điều chỉnh tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh cho các doanh nghiệp và các ngân hàng yên tâm hoạt động và phát triển như: kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả, hướng tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định và bền vững.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Quan hệ tín dụng của ngân hàng và các tổ chức

kinh tế khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật,do đó một môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện sẽ giúp cho ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, và người đi vay cũng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đầy đủ hơn. Để đạt được điều này Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ, hiệu quả, sửa đổi một số luật có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, các quy định về thế chấp, bảo lãnh… để tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ hơn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

- Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là Bộ tài chính cần tăng

cường hướng dẫn, giám sát, chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán – kiểm toán, quản lý tài chính, và thống kê ở các doanh nghiệp. Nhằm cung cấp cho các ngân hàng những thông tin trung thực, chính xác về các doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Cải tiến công tác tòa án, thi hành án: sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao

hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc thu hồi vốn, không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.

- Cần chấn chỉnh hoạt động của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng

cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng các dự án được duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả, hoạt động bị đình đốn, lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, nợ ngân hàng không trả được. Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ trong kinh doanh của ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại.

- Cần ban hành một nghị định về bảo hiểm tín dụng nhằm tạo điều kiện phát triển cho nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng – đây là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cho các ngân hàng, giảm thiểu các rủi ro về tín dụng và làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trên cơ sở đổi mới khoa học công nghệ

phục vụ cho hoạt động ngân hàng, tạo tiền đề cho các NHTM phát triển công tác huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, tạo điều kiện và cơ hội phát triển mới cho các ngân hàng.

Kiến nghị với Sở địa chính các tỉnh:

TSĐB hiện nay chủ yếu là bất động sản, do vậy trong quá trình thẩm định quyền sở hữu tài sản, hoặc trong trường hợp khi ngân hàng tiến hành phát mại tài sản, ngân hàng phải tiến hành nhiều thủ tục pháp lý. Hoạt động này sẽ không thể thực hiện suôn sẻ nếu không có sự hợp tác của sở địa chính các tỉnh nơi DN đóng trụ sở. Sở địa chính các tỉnh cần phải nhận thức được vai trò của mình trong việc giúp các ngân hàng nắm được thông tin về quyền sở hữu tài sản đảm bảo và trong quá trình phát mại tài sản đảm bảo.

KẾT LUẬN

Tín dụng doanh nghiệp luôn là một hoạt động quan trọng đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các NHTM đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, các NHTM không thể bỏ qua việc phát triển hoạt động này. Tuy nhiên, muốn tăng trưởng dư nợ tín dụng bền vững thì điều tối quan trọng là phải nâng cao được chất lượng của hoạt động cho vay; nếu không chỉ là tăng trưởng nhất thời, kèm theo đó là vô vàn rủi ro có thể kéo Ngân hàng đến bờ vực phá sản.

Đi sâu nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tại Sở giao dịch Maritime Bank, đã giúp em tổng hợp được một bài chuyên đề bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, giới thiệu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng

doanh nghiệp, trong đó tiêu biểu là:

i. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng doanh nghiệp ii. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp bao gồm 7 nhân tố chủ quan và 2 nhân tố khách quan, giúp cho việc đánh giá thực trạng hoạt động trong Chương 2.

Thứ hai, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng doanh

nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

i. Trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu đưa ra, nhìn chung, chất lượng cho vay KHDN tại Sở giao dịch Maritime Bankđược đánh giá tương đối tốt. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức kiểm soát được, nợ có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong những năm gần đây, hoạt động cho vay đem lại nguồn thu nhập tương đối choSở giao dịch. ii. Nguyên nhân của những hạn chế được xem xét dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHDN. Từ đó rút ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan chính yếu.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra, đề tài đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, NHNN và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM nói chung và Sở giao dịch nói riêng.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp trong khi bản thân vẫn còn những hạn chế trong lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên những ý kiến đề xuất không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và tất cả những ai quan tâm để chuyên đề này được hoàn thiện hơn nữa. Em hi vọng ở một chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích cho các cán bộ nhân viên ở Sở giao dịch Maritime Bank trong thực hiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 79)