Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 72)

D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

3.2.4.Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIME BANK

3.2.4.Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng

Khi ngân hàng đã thu thập được các thông tin về khách hàng thông qua các phương pháp như phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu qua các trung gian (như cơ quan quản lý, qua các bạn hàng khác của người vay, qua các trung tâm thông tin hoặc tư vấn), thông qua các báo cáo của người vay trình cho ngân hàng thì điều quan trọng tiếp theo là ngân hàng cần phải xử lý được các thông tin đó, làm sao phải xác định được tính trung thực của thông tin và thẩm định xem dự án của khách hàng có khả thi hay không.

Do đó ngân hàng cần tập trung phân tích các nội dung sau:

- Đánh giá tài sản của khách hàng: việc đánh giá tài sản của khách hàng là điều quan trọng đối với Ngân hàng bởi vì tài sản (một phần hoặc tất cả) của khách hàng luôn được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng sinh lời. Khi đánh giá tài sản của khách hàng thì Ngân hàng tập trung vào: Ngân quỹ, các chứng khoán có giá, hàng tồn kho, tài sản cố định.

- Đánh giá các khoản nợ của khách hàng là một công việc quan trọng mà Ngân hàng cần phải làm bởi vì thông qua việc đánh giá các khoản nợ mà Ngân hàng biết được tình khả năng tài chính của khách hàng, đồng thời Ngân hàng cũng biết được vị trí của mình trong các chủ nợ. Nếu Ngân hàng giành được vị trí quan trọng nhất thì nó dễ dàng thu được nợ hơn là các vị trí khác.

- Phân tích luồng tiền: Thông qua việc xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ(gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường) và dòng tiền thực xuất quỹ( gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tư, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường) Ngân hàng có thể biết được tình trạng ngân quỹ của khách hàng trong tháng, quý, hay năm. Từ đó Ngân hàng có thể thiết lập kế hoạch thu nợ, giải ngân hợp lý, nâng cao chất lượng khoản vay.

- Sử dụng các tỷ lệ như: Nhóm tỷ lệ thanh khoản, nhóm tỷ lệ sinh lời để đánh giá khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn và khả năng tạo lợi nhuận của người vay.

- Các điều kiện kinh tế: Có thể thấy nghĩa vụ của khách hàng đối với Ngân hàng đều xảy ra trong tương lai vì thế khả năng hoạt động kinh doanh của khách hàng trong tương lai được Ngân hàng đặc biệt quan tâm phân tích. Thời hạn càng dài, dự đoán càng khó chính xác, đó là do tác động của các điều kiện kinh tế. Thiên tai, các thay đổi bất thường trong đời sống chính trị, khủng hoảng kinh tế vùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành... làm thay đổi các tính toán ban đầu, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng.

RRTD một phần được bắt đầu từ việc phân tích và thẩm định thiếu chính xác dẫn đến việc ra quyết định cho vay sai lầm. Công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay hay không, mục tiêu của nó là (i) đánh giá mức độ tin cậy của dự án đầu tư đã lập và nộp làm thủ tục vay vốn, (ii) đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

Muốn công tác phân tích, thẩm định tín dụng đạt được hiệu quả thì:

Thứ nhất, để có nguồn thông tin chính xác, kịp thời, đội ngũ chuyên viên

QHKH cần được phân thành các nhóm khác nhau phụ trách cho vay các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành cho vây, nâng cao chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó, việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên QHKH, tăng cường năng lực thu thập thông tin của chuyên viên. Thông tin thu thập cũng phải được khai thác và xử lý từ nhiều nguồn để có thể nắm bắt tình thình thực tế ở các doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với cán bộ quản lý rủi ro, cần phải được tuyển chọn, đào tạo

chuyên sâu từ những chuyên viên QHKH có kinh nghiệm để làm công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải xem xét kỹ khách hàng ở nhiều mặt: năng lực pháp luật năng lực tài chính, khả năng trả nợ, uy tín doanh nghiệp trong những lần vay vốn trước, khó khăn, triển vọng của ngành và của DN, v.v... Bên cạnh đó, công việc thẩm định TSĐB cũng phải được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá đúng giá trị. Đồng thời, cũng phải có sự hợp tác, liên hệ chặt chẽ với chuyên viên QHKH để giải đáp những vướng mắc về doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao dịch Maritime Bank Việt Nam (Trang 72)