1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho hs thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở thcs

26 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 229,54 KB

Nội dung

Kết quả nhận thức đó là do các truyền thống đạo đức như cần cù lao động, truyền thống hiếu học, truyền thống hiếu thảo, đã ít được đề cập đến trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh

Trang 1

khóa VIII của Đảng: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc”

Những năm qua, việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trong trường THCS đã được tiến hành nhưng vẫn chưa đạt kết quả mong muốn Vẫn còn một bộ phận học sinh tỏ ra kém hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống,

có hành vi và thái độ chưa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của dân tộc; mơ

hồ về truyền thống dân tộc, chưa biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam,

từ đó chưa có động cơ phấn đấu cao trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức

để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh Nghị quyết TW 2 khóa 8 đã nhận định: “Đặc

biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt lý tưởng theo lối sống thực dụng, thiếu hoài b∙o lập than, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”

Nguyên nhân của tồn tại hạn chế trên thì có nhiều nhưng phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là do việc lựa chọn giải pháp giáo dục chưa phù hợp Trong nhiều năm học qua, ngành Giáo dục và đào tạo đã có chủ trương đảy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường dể cùng với các hoạt động chính khóa thực hiện tốt mục tiêu đào tạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã thực sự tạo những sân chơi bổ ích cho học sinh, làm cho quá trình giáo dục trở lên gần gũi, thiết thưc, thấm sâu và mang lại hiệu quả giáo dục một cách rõ nét Đặc biệt, trong hai năm học vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc phát huy hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung và mục tiêu giáo dục đạo đức truyền thống nói riêng trong nhà trường càng trở nên thiết thực hơn

Với lý do trên và căn cứ thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trưởng Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm, tôi đề xuất sáng kiến kinh

nghiệm “Nâng cao hiệu quả giáo dục dạo đức truyền thống cho học sinh

THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài gời lên lớp”

Trang 2

Trong quá trình tổng kết kinh nghiệm chắc không tránh khỏi nhwnhx thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến tham gia của các đồng nghiệp để sáng kiến

được hoàn thiện và phát huy được hiệu quả như mong muốn

Sau khi điều tra và xử lý chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Số các giá trị đạo đức truyền thống đã được học sinh nêu lên là: Truyền thống yêu nước, truyền thống cần cù lao động, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống hiếu học, truyền thống hiếu thảo Tỷ lệ học sinh nhận thức được các giá trị ĐĐTT cũng không đồng đều, có những truyền thống nhiều học sinh nắm

được như truyền thống yêu nước, còn có những truyền thống chỉ được một số ít học sinh được như truyền thống cần cù lao động, truyền thống hiếu học

Chúng tôi có thể thống kê kết quả qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Các giá trị truyền thống được học sinh biết

STT Các giá trị đạo đức

truyền thống

Số lượng học sinh biết

Tỷ lệ % học sinh biết

đây là những truyền thống được nhà trường cũng như gia đình và các phương

Trang 3

tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều, do vậy học sinh dễ dàng nhận thức được

Còn những truyền thống như: truyền thống cần cù lao động, truyền thống hiếu

thảo, truyền thống hiếu học thì hầu như số học sinh được hỏi đã không nhận thức

được thể hiện ở chỗ chỉ có 14 học sinh nêu được truyền thống cần cù lao động

chiếm 7.1%, có 25 học sinh nêu được truyền thống hiếu thảo chiếm 12.6%, và

50 học sinh nêu được truyền thống hiếu học chiếm 25.3%

Kết quả nhận thức đó là do các truyền thống đạo đức như cần cù lao động,

truyền thống hiếu học, truyền thống hiếu thảo, đã ít được đề cập đến trong quá

trình dạy học và giáo dục học sinh ở trường, ở trong gia đình và ngoài xã hội

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân học sinh nhận thức về các truyền thống

này còn nhiều hạn chế là do xu hướng phát triển của xã hội, sự phát triển của

khoa học công nghệ, đã chi phối đến nhận thức của học sinh Có học sinh đã cho

rằng trong thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay thì chỉ cần thông

minh là được, không cần phải cần cù

2 Thực trạng nhận thức của học sinh THCS về nội dung các giá trị

ĐĐTT

Ngoài việc tìm hiểu xem học sinh biết về các giá trị ĐĐTT nào, chúng tôi

muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nội dung các giá trị ĐĐTT, qua câu hỏi

thứ 2 trong phiếu điều tra Nội dung câu hỏi này gồm 25 ý kiến, quan điểm khác

nhau, trong đó mỗi truyền thống có 5 ý kiến, quan điểm, bao gồm cả những ý

kiến, quan điểm tích cực và những ý kiến, quan điểm không tích cực, và được

sắp xếp xen kẽ với nhau

Vì vậy, với sự trả lời của học sinh thì có những ý kiến, quan điểm đồng ý là

phù hợp, còn có những ý kiến, quan điểm không đồng ý lại là phù hợp Ví dụ:

nội dung giá trị truyền thống yêu nước thì ý kiến, quan điểm: “Yêu nước là phải

tích cực góp phần xây dựng x∙ hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì học

sinh trả lời đồng ý là phù hợp Còn ý kiến, quan điểm: “Em chỉ thích sống ở

nước ngoài” thì học sinh trả lời không đồng ý là phù hợp

Qua điều tra và xử lý chúng tôi thu được kết quả như sau:

Kết quả bảng 2 cho thấy: nhận thức của học sinh về nội dung các giá trị

ĐĐTT là tương đối tốt thể hiện như sau:

Bảng 2: Nội dung các giá trị đạo đức truyền thống

Trang 4

2 Quan niệm “thương người như

3 Đối với anh em, gia đình và

danh dự của gia đình là… 169 80.5 22 11.1 6 3.0

4 Không có công việc nào thấp

5 Tôn sư trọng đạo là kính

trọng và biết ơn thầy cô 186 91.4 12 6.0 5 2.5 Như vậy có thể nói, bằng những ý kiến, quan điểm về các giá trị ĐĐTT mà

chúng tôi đưa ra đã phần nào đánh giá được thực trạng về mức độ nhận thức của

học sinh đối với các giá trị ĐĐTT, là ở mức độ trung bình khá.ở các phiếu điều

tra chúng tôI thấy, một số em đã thể hiện được các ý kiến, quan điểm của mình

hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của các chuẩn mực đạo đứ Song bên cạnh đó

cũng còn một số em sự nhận thức còn có nhiều lệch lạc so với yêu cầu mà chúng

tôi nêu ra

3 Tìm hiểu thực trạng thái độ, hành vi của học sinh THCS đối với các

giá trị đạo đức truyền thống

Trên cơ sở của sự nhận thức của học sinh về các giá trị ĐĐTT, chúng tôi

muốn tìm hiểu thái độ, hành vi của học sinh về các giá trị ĐĐTT thông qua việc

tự nhận xét về mức độ thể hiện của bản thân bằng nội dung câu hỏi thứ 3.Trong

câu hỏi này chúng tôi đưa ra 20 biểu hiện, bao gồm cả những biểu hiện tích cực

nó phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực đạo đức và những biểu hiện tiêu cực trái

ngược với những chuẩn mực đạo đức

Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Với kết quả ở bảng 3 cho thấy: Hành vi của học sinh đối với các biểu hiện

của các giá trị ĐĐTT ở mức độ trung bình tương đối nhiều.Biểu hiện cụ thể như

sau: Truyền thống yêu nước gồm các biểu hiện (1,3,9,14,17) Mức độ tham gia

các hoạt động: thường xuyên là 75.7% , 20.7% , 20.7% , 41.4% , 43.9% , tính

trung bình là 40.5% Mức độ tham gia thỉnh thoảng là 47/9%, 63.1 %, 68.7%,

53.0%, trung bình là 55.2%

Truyền thống nhân nghĩa gồm các biểu hiện (4,10,15) mức độ tham gia hoạt

động thường xuyên là : 51.5%, 21.7%, 62.6%, trung bình 45.1%.Còn mức độ

tham gia một cách thỉnh thoảng là : 47.4%, 48.0%, 27.8% ,mức trung bình

41.1%

Truyền thống cần cù lao động gồm các biểu hiện(2,6,7,12,16) mức độ thể

hiện của học sinh thường xuyên là : 75.7%, 54.0%, 54.0%, 68.2%, 49.5%, tính

trung bình là 60.3%.Còn mức độ tham gia tỉnh thoảng là : 24.2%, 37.8%, 42.9%,

27.3%, 46.5%, mức trung bình là 35.75

Bảng 3: hành vi của học snh THCS liên quan đến các giá trị ĐĐTT

Trang 5

t.xuyên T.thoảng K.bao giờ

3 Thích tìm hiểu TT và phong tục, tập

quán của Việt Nam 41 20.7 125 63.1 32 16.1

4 Giúp đỡ bạn vè và những người xung

quanh khi gặp khó khăn 102 51.5 94 47.4 2 1.0

5 Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ 153 77.2 44 22.2 1 0.5

6 Ngại tham gia các công việc của lớp

7 Tận dụng thời gian để học tập 107 54.0 85 42.9 6 3.0

8 Theo dõi tình hình kinh tế, chính trị, xã

hội của quê hương, đất nước 194 98.0 4 2.0 0 0

9 Tích cực tham gia các HDD đền ơn đáp

10 Phụ giúp cha mẹ việc nhà 174 87.9 23 11.6 1 0.5

11 Tự làm lấy công việc của mình 135 68.2 54 27.3 9 4.5

12 Quan tâm giúp đỡ thày cô giáo khi cần

17 Làm ông bà, cha mẹ phải buồn phiền 9 4.5 126 63.6 63 31.8

18 Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ anh chị 122 61.6 62 31.3 14 7.1

Trang 6

em

19 Tham gia bàn bạc với cha mẹ về công

Qua kết quả trên chúng tôi nhận xét: Mức độ tham gia các hoạt động học

sinh thể hiện thái độ hành vi của mình là thường xuyên quan tâm tới công việc

học tập của mình, quan tâm tới thầy cô giáo và tới gia đình của mình.Còn những

giá trị thể hiện truyền thống yêu nước, truyền thống cần cù lao động , thì caca

em tham gia ở mức độ thỉnh thoảng chiếm một tỉ lệ cao.Như vậy có thể nói, học

sinh ngày nay chủ yếu quan tâm đến công việc học tập, mà ít quan tâm đến việc

theo dõi tình hình kinh tế , chính trị, xã hội của quê hương đất nước.Trong lĩnh

văn hóa xã hội như sách báo, phim ảnh của Việt Nam, thì hầu hết các em cũng

không có nhiều hứng thú, do vậy mức độ tham gia những hoạt động này chiếm

một tỉ lệ thấp

Thực tế này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục, cho cán bộ quản

lý và giáo viên, trong quá trình giáo dục cần phảI giáo dục cho học sinh có nhận

thức đúng đắn về những giá trị - đạo đức nhân văn, biết tự hào về truyền thống

quê hương đất nước và con người Việt Nam, có ý thức gìn giữ và phát huy bản

sắc văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Để đánh giá thái độ của học sinh THCS về các giá trị đđtt chúng tôi đã

tiến hành điều tra thông qua việc tự nhận xét đánh giá của các em về hành vi,

thái độ của bạn mình Với nội dung câu hỏi thứ 4: Em hãy nhận xét về những

biểu hiện sau đây của các bạn học sinh lớp em, trường em và đánh dấu (+) vào

cột phù hợp Nội dung câu hỏi này chúng tôi đưa ra 17 biểu hiện, bao gồm cả

những biểu hiện tích cực và những biểu hiện tiêu cực Mục đích tìm hiểu nhận

sét đánh giá bao của học sinh đối với những hành vi, thái độ của bạn mình trước

những chuẩn mực đạo đức và phi đạo đức

Kết quả điều tra chúng tôi thu được ở bảng sau:

Bảng 4: thái độ của học sinh THCS về các giá trị đạo đức TT

Trang 7

4 Hay đánh nhau, cãi nhau,

Kết quả bảng trên cho thấy : Đối với những biểu hiện tích cực thì đa số học

sinh đều cho rằng có ở hầu hết và số đông học sinh Như biểu hiện giúp đỡ

người khác khi gặp khó khăn thì có 70.2% học sinh cho rằng có ở hầu hết và số

đông học sinh, chỉ có 10/6% có ở số ít học sinh và 19.2% không có ở học

sinh.Biểu hiện tôn trọng lịch sử các di tích lịch sử, văn hóa có 75.3% học sinh

Trang 8

cho là có ở số đông học sinh, 16.7% có ở số ít và 8.7% cho rằng không có ở học sinh…

Qua sự đánh giá của học sinh, chúng tôi nhận thấy : Sự đánh giá của các em

là hoàn toàn khách quan và chính xác, nó phù hợp với thực tế nhận thức và hành

vi của học sinh đối với các giá trị đđtt.Trong các biểu hiện mà chúng tôi đưa ra, thì hầu hết học sinh cho rằng, đa số các bạn mình thiếu hiểu biết về truyền thống dân tộc, không yêu thích các loại hình nghệ thuật của Việt Nam Chủ yếu các em

đánh giá cao về các bạn mình ở thái độ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, chăm chỉ học tập và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ

Tóm lại: Thực trạng nhận xét, đánh giá của học sinh về các biểu hiện của

học sinh THCS cho thấy : Học sinh đã nhận xét các biểu hiện của học sinh THCS tương đối tốt.Đa số học sinh cho rằng các bạn mình đã thực hiện tốt các giá trị

đđtt.Điều này chứng tỏ các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về truyền thống của dân tộc Bên cạnh số đông học sinh đã thực hiện tốt, thì vẫn còn một

bộ phận học sinh được đánh giá là chưa thực hiện tốt các giá trị ĐĐTT Trong đó những biểu hiện được học sinh đánh giá là các bạn mình chưa thực hiện tốt chủ yếu là nằm ở giá trị truyền thống yêu nước

4 Tìm hiểu thực trạng về mức độ và hứng thú tham gia các hoạt động

giáo dục ĐĐ TT của học sinh THCS (bảng 5: Mức độ và hứng thú của học sinh

tham gia các hoạt động – bảng ngang ở cuối tài liệu)

Qua điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THCS về các giá trị ĐĐTT Chúng tôi muốn tìm hiểu xem trong quá trình tổ chức các hoạt động nhắm giáo dục ĐĐTT của nhà trường, thì mức độ tham gia và hứng thú của học sinh đối với những hoạt động đó như thế nào? Qua điều tra và xử lý kết quả chúng tôi thu được kết quả như sau:

Qua kết quả bảng cho thấy: mức độ tham gia các hoạt động của học sinh là thỉnh thoảng, tính tỷ lệ trung bình là 46,5% còn thường xuyên là 32,4%, không bao giờ chiếm 21% Trong đó các hoạt động được các em tham gia thường xuyên là: Kỷ niệm các ngày truyền thống có 142 em trả lời thường xuyên tham gia chiếm 71,7%, hoạt động gây quỹ tình nghĩa, giúp học sinh nghèo có 108 em chiếm 54,5%, quyên góp ủng hộ đồng bào gặp khó khăn chiếm 73,7% Còn các hoạt động như: tu bổ nghĩa trang liệt sỹ, thăm viện bảo tàng, thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thì các em ít tham gia Khi phỏng vấn trực tiếp một số em thì các em cho biết: những hoạt động mà các em được tham gia Khi phỏng vấn trực tiếp một số em thì các em cho biết: những hoạt động mà các em

được tham gia thường xuyên là do nhà trường tổ chức Còn một số những hoạt

động các em rất thích được tham gia, thì nhà trường ít tổ chức

Để tìm hiểu nguyện vọng của các em còn muốn được tham gia những hoạt

động nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 6 với nội dung: Em muốn được tham gia những hoạt động nào nữa?

Trang 9

Song những hoạt động nhiều học sinh muốn được tham gia thì chủ yếu vẫn tập trung vào những hoạt động như: thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thăm viện bảo tàng, hoạt động văn nghệ, thể thao

Tóm lại: Thực trạng nhận thức của học sinh THCS về các giá trị đạo đức

truyền thống thông qua các hoạt động giáo dục NGLL còn nhiều hạn chế; Những truyền thống mà các em biết được còn ít Nội dung những giá trị đạo đức truyền thống mà các em nắm được chưa đầy đủ, chính xác Trong đó những nội dung

mà các em nắn được chủ yếu là những truyền thống: cần cù lao động, coi trọng gia đình, tôn sư trọng đạo Thái độ, hành vi của học sinh có liên quan đến các giá trị ĐĐTT còn nhiều lệch lạc chưa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Những hạn chế nói trên là do nhiều nguyên nhân: do học sinh còn nhận thức lệch lạc, về gia đình (do cha mẹ chưa quan tâm đến việc giáo dục học sinh những giá trị ĐĐTT), nguyên nhân về phía giáo dục của nhà trường, về phía xã hội (do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hội nhập, mở cửa và giao lưu với các nước ) Đó là những nguyên nhân đã ảnh hưởng lớn đến việc nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, đối với các giá trị ĐĐTT Sau đây chúng tôi đi sâu phân tích, tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục ĐĐTT cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay

II- Thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục NGLL

Mục đích của phần này chúng tôi muốn tìm hiểu xem hiện nay ở các nhà trường THCS, đã tiến hành giáo dục những giá trị ĐĐTT cho học sinh như thế nào và bằng hình thức chủ yếu nào

1 Nhận thức về tầm quan trọng về tầm quan trọng của việc giáo dục

đạo đức truyền thống cho học sinh THCS

Trước hết chúng tôi muốn tìm hiểu xem quan điểm của giáo viên, cán bộ quản lý của trường THCS về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục ĐĐTT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện được mục đích này chúng tôi sử dụng câu hỏi thứ nhất với nội dung như sau:

Theo đồng chí việc giáo dục các giá trị ĐĐTT cho học sinh THCS là cần thiết? Bình thường? Không cần thiết?

Kết quả cho thấy 100% giáo viên cho rằng việc giáo dục các giá trị ĐĐTT cho học sinh THCS là hết sức cần thiết Như vậy có thể kết luận rằng tất cả giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ĐĐTT cho học sinh

Đồng thời họ cũng đưa ra những lý do của sự cần thiết phải giáo dục ĐĐTT cho học sinh Những lý do cũng hết sức phong phú, chúng tôi có thể khái quát một số

lý do cơ bản được đông đảo giáo viên đề cập tới như:

- Đạo đức là cái gốc của mọi hành động

- Giáo dục đạo đức truyền thống cho mỗi học sinh là đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục con người mới XHCN

Trang 10

- Ngày nay việc giáo dục đạo đức truyền thống là hết sức cần thiết vì các giá trị đó đang bị xuống cấp

- Giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn các giá trị ĐĐTT của dân tộc

- Có quá khứ thì mới có tương lai

- Đạo đức truyền thống là nét đẹp văn hóa, là sức mạnh của dân tộc

Như vậy có thể khẳng định rằng với sự nhận thức của giáo viên và những lý

do mà họ nêu ra cho thấy, việc giáo dục ĐĐTT cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh THCS nói riêng là hết sức cần thiết, nó phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội và mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay

2 Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm

giáo dục ĐĐTT cho học sinh THCS

Trong các nhà trường, ngoài hoạt động dạy học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người, thì một trong những hoạt động không thể thiếu được đó là hoạt động giáo dục NGLL Với vị trí vai trò của hoạt động giáo dục NGLL là một trong hai con

đường nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức, những chuẩn mực đạo đức và hoàn thiện những cách tác động đến sự hình thành phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh Đồng thời việc tổ chức những hoạt động giáo dục NGLL, nhằm thu hút thời gian nhàn rỗi của học sinh vào những hoạt động bổ ích vui chơi lành mạnh Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL trong các nhà trường cần phải có sự đầu tư, sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách đoàn, đội và giáo viên bộ môn

Với ý nghĩa đó, trên thực tiễn các nhà trường THCS đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL như thế nào

Qua điều tra và xử lý kết quả chúng tôi nhận thấy: Giáo viên nêu lên các hoạt động giáo dục NGLL đã được tổ chức là rất phong phú như: Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, bầu ơi thương lấy bí cùng, thi tìm hiểu về lịch sử danh nhân văn hóa

Trong đó những hoạt động giáo dục được giáo viên đánh giá là có tác dụng giáo dục cao như: hoạt động thăm quan các di tích lịch sử có 48 giáo viên đề cập chiếm 96%, hoạt động giáo dục truyền thống được 46 giáo viên nêu ra là đã

được tổ chức giáo dục cho học sinh chiếm 92%, uống nước nhớ nguồn chiếm 84% Điều này là hoàn toàn phù hợp nguyện vọng và hứng thú của học sinh muốn được tham gia hoạt động mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên

Đối với người phụ trách các hoạt động là cũng đa dạng và tùy thuộc vào hoạt động mà người phụ trách cũng khác nhau như tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường Chúng tôi cũng tìm hiểu lý do để tổ chức các hoạt động giáo dục đó đạt được hiệu quả, thì cũng

Trang 11

được giáo viên nêu lên rất nhiều lý do khác nhau Trong những lý do đó chúng tôi có thể nêu lên 2 lý do chính sau đây:

- Những hoạt động được tổ chức có hiệu quả là do đã được chuẩn bị chu

đáo

- Nội dung và hình thức các hoạt động phong phú, sinh động nên gây được hứng thú cho học sinh

Như vậy có thể nói những lý do mà giáo viên nếu ra trên đây, đó cũng chính

là những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THCS trong điều kiện hiện nay Nhằm giúp cho học sinh có nhận thức

đúng đắn đối với các giá trị ĐĐTT của dân tộc, có hành vi và thái độ phù hợp với các chuẩn mực ĐĐTT

3 Kết luận về thực trạng:

Kết quả điều tra thực trạng trên cho thấy: Nhận thức của học sinh THCS hiện nay về các giá trị ĐĐTT còn nhiều hạn chế Trong khi ở một bộ phận học sinh đã có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với chuẩn mực của ĐĐTT, thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh tỏ ra kém hiểu biết về các giá trị

ĐĐTT, có thái độ, hành vi không phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực ĐĐTT của dân tộc

Về công tác giáo dục, thì đại bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục những giá trị ĐĐTT cho học sinh Nhận thức được vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm giáo dục giá trị ĐĐTT cho học sinh Song hiệu quả của việc tổ chức các hoạt

động giáo dục NGLL chưa cao, học sinh không có nhiều hứng thú khi tham gia hoạt động Điều đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả việc giáo dục giá trị ĐĐTT cho học sinh Những hạn chế nói trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó cần phải kể

đến những nguyên nhân cơ bản như:

- Nội dung giáo dục các giá trị ĐĐTT còn đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, nên gây nhàm chán đối với học sinh

- Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL còn đơn điêu, chưa phong phú, hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh trong điều kiện xã hội phát triển hiện nay

- Chưa có một cơ chế quản lý và chỉ đạo hợp lý việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở nhà trường THCS

- Việc tổ chức các hoạt động còn tùy tiện chưa có kế hoạch và chưa có một qui trình chặt chẽ

- Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt

động giáo dục NGLL

Để nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục giá trị ĐĐTT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL, cần phải thực hiện một số biện pháp giáo dục

Trang 12

thích hợp cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của các em khi tham gia hoạt động

III Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo duci giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THCS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1 Những biện pháp giáo dục giá trị đạo dức truyền thống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục NGLL

Từ kết quả điều ta thực trạng ở phần I và phần II, chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau:

1.1 Nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục NGLL

cho cán bộ giáo viên

Trong nhà trường THCS, từ trước đến nay giáo viên vẫn chủ yếu đi sâu vào công tác giảng dạy, còn việc tổ chức những hoạt động giáo dục NGLL chưa được quan tâm đúng mức Cho nên trong quá trình công tác ở nhà trường, người giáo viên mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc nâng cao tay nghề, kỹ năng giảng dạy, còn kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL còn nhiều hạn chế Chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL trong việc giáo dục nói chung và việc giáo dục ĐĐTT cho học sinh nói riêng Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục

ĐĐTT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay

Từ việc nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THCS đối với các giá trị ĐĐTT và thực trạng công tác giáo dục ĐĐTT cho học sinh chúng tôi nhận thấy rằng: Nhà trường THCS có trách nhiệm giáo dục cho học sinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhiệm vụ của người giáo viên được thể hiện thông qua hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu đó là: hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục nhân cách học sinh thông qua các hoạt động giáo dục NGLL

Để làm tốt hơn những công tác giáo dục ĐĐTT cho học sinh thông qua hoạt

động giáo dục NGLL, đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của minh Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy trau dồi cho học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực khoa học (tự nhiên và xa hội) mà phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục ĐĐTT cho học sinh

Đồng thời phải thấy được vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong việc giáo dục nói chung và giáo dục ĐĐTT nói riêng Từ sự nhận thức đúng đắn này mà mỗi cán bộ giáo viên sẽ tự hoàn thiện cho mình về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm đảm bảo mang lại hiểu quả mong muốn

* Về kỹ năng tổ chức hoạt động:

Để có thể tổ chức hoạt động giáo dục NGLL đạt hiểu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải có những kỹ năng cơ bản sau:

* Kỹ năng nhận thức:

Trang 13

Kỹ năng nhận thức của hoạt động giáo dục NGLL thể hiện ở kỹ năng tìm hiểu nhân cách đối tượng học sinh, tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài

ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh như: Môi trường xã hội xung quanh nơi các em sống, hoàn cảnh gia đình, các quy

định của nhà trường và các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trường Trên cơ sở của kỹ năng nhận thức này mà người giáo viên sẽ xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp

* Kỹ năng thiết kế:

Kỹ năng thiết kế của người giáo viên đó chính là kỹ năng kế hoạch hóa hoạt

động giáo dục Nói cách khác đó là kỹ năng lập kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp cũng như của toàn trường Nhằm đảm bảo cho hoạt

động đó mang lại hiểu quả giáo dục, phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và xã hội

* Kỹ năng tổ chức hoạt động:

Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể học sinh của giáo viên, chính là cách tổ chức cho một tập thể hoạt động như: Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ tự quản Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, phối hợp các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục

* Kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp của người giáo viên trong quá trình tổ choc hoạt động giáo dục NGLL, chính là sự thiết lập các mối quan hệ đúng đắn, có mục đích sư phạm với tập thể học sinh, với các thầy cô giáo khác và với các lực lượng giáo dục học sinh

* Kỹ năng điều chỉnh:

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động giáo dục NGLL, chính là khả năng điều hòa mọi hoạt động, mọi mối quan hệ trong tập thể, để đảm bảo sự cân đối, đảm bảo tính liên tục, tính thống nhất trong quá trình giáo dục và rèn luyện của học sinh

Đó là khả năng điều chỉnh hoạt động, các mối quan hệ trong hoạt động giáo dục Nhằm phát huy hiệu quả của việc tổ cho các hoạt động giáo dục NGLL và hạn chế thấp nhất những lệch lạc, thiếu xót trong quá trì hoàn thiện cho quá trình tổ chức hoạt động

1.2 Có một cơ chế quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL trong trường THCS

Từ thực trạng nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Cần có một cơ chế quản

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w