Đánh giá hiệu quả của gói giải pháp trên

Một phần của tài liệu Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)

Về cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%: tuy thực hiện trong ngắn hạn, nhưng diện vay rộng, đối tượng được hỗ trợ lãi suất có sự trùng lặp giữa Quyết định số 497/QĐ-TTg với quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg, điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường. Do đó, khó kiểm soát việc sử dụng và chuyển dịch vốn vay. Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây sức ép tăng lãi suất thị trường và là nguy cơ tái lạm phát. Nợ xấu ngân hàng có thể tăng.

Thêm vào đó, do lãi suất cho vay VND sau khi hỗ trợ khá thấp, tương đương lãi suất cho vay bằng USD nhưng do lo ngại rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, gây sức ép tăng tỷ giá và căng thẳng thanh khoản trên thị trường ngoại hối, doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào NHTM để hưởng lãi suất cao (7- 10%) nhưng vẫn vay vốn VND chuyển sang tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất. Mặt khác, doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh dự án đầu tư với thời hạn trả nợ kéo dài hơn so với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn hoàn vốn để hưởng nhiều hỗ trợ lãi suất...

Một điểm nữa trong mặt trái của cho vay hỗ trợ lãi suất là sẽ phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và doanh nghiệp không được vay; triệt tiêu động lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Mặt khác, với mức vốn hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm (những dự án đã được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển đang vay với lãi suất ưu đãi 6,9%, được hỗ trợ thêm 4%, chỉ còn chịu chi phí lãi có 2%) là khá lớn, đối tượng được thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm năng lực và cố gắng của các doanh nghiệp

Đối với Quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng, mức hỗ trợ lãi suất 4%, thời hạn vay tối đa 24 tháng,việc hỗ trợ lãi suất thực hiện từ tháng 4/09 đến ngày 31/12/2011, Quyết định này sẽ kéo dài đến hết năm 2010 tuy nhiên lãi suất hỗ trợ giảm xuống còn 2%, thu hẹp đối tượng chỉ phục vụ mục đích mua sắm máy móc và đầu tư dự án.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét: Các báo cáo về gói kích thích kinh tế hầu hết là của Bộ KH&ĐT, NHNNVN, còn chung chung, thiếu những thông tin cụ thể chuyên sâu, nên khó đánh giá được đúng, đủ về gói kích cầu. Chẳng hạn, các báo cáo chỉ dừng lại ở việc thông tin về số vốn giải ngân, và số lượng mà từng tổ chức tín dụng giải ngân..., chưa nói được gì nhiều. Con số cần là các thông tin đến người vay, như số lượng người vay và số vốn vay theo thành phần kinh tế và phân theo vùng kinh tế, phân theo mục đích sử dụng... "Đánh giá này rất quan trọng, không chỉ để nâng cao hiệu quả gói kích cầu thứ nhất, mà cả bài học kinh nghiệm cho gói kích cầu thứ hai lớn hơn và dài hạn hơn"- Bà Lan nói. Bởi theo bà Lan, nếu với số liệu đơn

giản như hiện nay thì Chính phủ khó đánh giá được đầy đủ, xã hội thì càng mù mờ và Quốc hội cũng khó giám sát được.

TS.Trịnh Tiến Dũng- Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam- cũng cho rằng: Cần có đánh giá cẩn trọng về gói kích cầu thứ nhất. Theo đó, nên có đánh giá độc lập với các cơ quan hành chính nhà nước. Đánh giá đó có thể dựa trên một hệ số tiêu chí và chứng cứ qua tiếp cận với các đối tượng thụ hưởng có tính đại diện. Và một điều nữa là nên có đánh giá về việc các ngân hàng lãi lớn có phải do được lợi lớn từ kích cầu? Nếu có thì đợt kích cầu này cần có sự thay đổi và hướng đến dài hạn

Một phần của tài liệu Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w