Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
485 KB
Nội dung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN BNN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn HĐNN : Hội Đồng Nhân Dân QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng UBND : Ủy Ban Nhân Dân QLBV&PTR : Quản lý bảo vệ và phát triển rừng QLBVTNR : Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng T.S : Tái sinh R.P.H : Rừng phục hồi R.P.H.S : Rừng phục hồi sau nương rẫy R.T.S : Rừng tái sinh GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QSDĐ : Quyền sử dụng đất NĐ-CP-QĐ : Nghị Định - Chính Phủ - Quyết Định KH : Kết hoạch PGD&ĐT : Phòng Giáo Dục và Đào Tạo MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý Nghĩa đề tài 3 1.4.1.Ý nghĩa trong hoc tập: 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6 2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 11 2.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.2.1. Địa điểm 21 3.2.2. Thời gian tiến hành 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 22 * Phương pháp thu thập số liệu 22 * Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 22 * Phương pháp phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương 22 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 22 * Phương pháp điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 23 4.1. Một số Chính sách của Đảng và Nhà nước về về quản lý bảo vệ phát triển rừng 23 4.2. Điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng 25 4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 30 4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 30 4.3.2. Thực trạng tài nguyên rừng của địa phương 32 4.3.3. Tình hình giao đất giao rừng 35 4.3.4. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng 39 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương 45 4.5. Một số giải pháp nhăm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương 47 4.5.1. Giải pháp về mặt nhân lực và tổ chức 47 4.5.2. Giải pháp về chính sách 48 4.5.3. Giải pháp về lâm sinh 48 4.5.4. Giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng 49 4.5.5. Giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng 50 4.5.6. Giải pháp tuyên truyền, vận động xã hội 50 4.5.7. Giải pháp kinh tế 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của xã Nậm Tha năm 2013 14 Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nậm Tha năm 2013 15 Bảng 4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng 23 Bảng 4.2 Phân tích vai trò của các bên liên quan 25 Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2013 31 Bảng 4.4. Diễn biến diện tích đất Lâm Nghiệp xã Nậm Tha giai đoạn 2007-2013 33 Bảng 4.5. Diễn biến diện tích các loại rừng giai đoạn 2010- 2013 34 Bảng 4.6. Diện tích các loại rừng trong các năm 35 Bảng 4.7. Kết quả điều tra sử dụng đất lâm nghiệp ở một số hộ gia đình 38 Bảng 4.8. Số vụ cháy và nguyên nhân cháy rừng từ năm 2010- 2013 40 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Sơ đồ VENN 30 Hình 4.2: Diễn biến diện tích đất Lâm Nghiệp qua các năm (2007-2013) 34 Hình 4.3: Độ che phủ của rừng qua các năm (2007- 2013) 34 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% diện tích đất trên toàn thế giới, nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyện đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,2 tỷ tấn (44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm (S.V.Belov 1976). Không những thế với thảm thực vật dày đặc rừng còn giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ, củi, điều hòa khí hậu, ngăn chặn gió bão, tạo ra oxy điều hòa nước, là nơi cư trú của các loài động thực vật và là nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Ngoài ra rừng còn đóng vai trò như một động lực phát triển kinh tế ở những nước có nền kinh tế đang phát triển bởi gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà rừng cung cấp. Rừng Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Theo tài liệu mà Maurand P công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng 44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở, nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ lượng cao (từ 250m 3 - 300m 3 ), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt Nam. Quá trình mất rừng sảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, bình quân mỗi năm hơn 100 ngàn ha rừng bị mất. Các số thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng, độ che phủ cửa rừng chỉ đạt 33% so với 45% của các thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỷ XX. 1 Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan, 1997) [4]. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng rừng ở nước ta bị suy giảm lại chính là do con người không có ý thức bảo vệ, khai thác săn bắn bừa bãi với mục đích lợi ích cá nhân. Ngoài yếu tố trên còn có những yếu tố sát thực khác như: đốt phá rừng trái phép, trình độ dân trí ở vùng sâu vùng xa thấp, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, nạn du canh, du cư đốt nương làm rẫy của các đồng bào dân tộc miền núi đã làm cho diện tích và trữ lượng rừng của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật, chính sách Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, về tổ chức của lực lượng kiểm lâm chưa hoàn chỉnh, hoạt động thiếu thống nhất, đồng bộ và còn nhiều bất cập, nên hiệu lực quản lý của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng bị giảm sút, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng kiểm lâm nhân dân. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bào vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mời có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên. Đây là bài toán khó, cần sự nghiên cứu tổng hợp và có một giải pháp cụ thể đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. 2 Để khắc phục và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất những tác hại dẫn đến việc rừng bị suy giảm. Đảng và nhà nước ta đã kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Nậm Tha là xã vùng III thuộc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện 24 km. Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa số người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ yếu là lao động thuần nông. Áp lực cuộc sống khiến cho người dân có tác động xấu đến tài nguyên rừng và giảm chất lượng rừng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng những năm gần đây đã được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát từ vấn đề trên và để góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương được tốt hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Nậm Tha - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai" . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tình hình công tác qu n lý b o v vàả ả ệ phát tri n r ng t i xã N m Tha - huy n V n Bàn – t nh Lào Cai và ể ừ ạ ậ ệ ă ỉ đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày một tốt hơn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. - Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. 1.4. Ý Nghĩa đề tài 1.4.1.Ý nghĩa trong hoc tập: Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong công việc: 3 - Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học, giúp sinh viên làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm. - Giúp sinh viên có khả năng giao tiếp, làm việc với người dân. - Nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, đánh giá được công tác quản lý bảo về rừng các cấp. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho khoa, trường và địa phương. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Đề tài thực hiện nhằm nắm bắt được hiện trạng tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tình hình thực tế về quản lý bảo vệ rừng và tình hình vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất giúp người dân và chính quyền địa phương có kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ thống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau: Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệ thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ sinh thái. Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau. Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng xuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận. Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế. (PGS.TS. Lê Sỹ Trung, 2008) [5]. 5 [...]... nghiên cứu - Các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ rừng tại xã - Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại xã - Các hộ gia đình cá nhân trong xã có liên quan tới công tác quản lý và bảo vệ rừng * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn xã 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm Tại xã Nậm Tha huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (UBND xã và Trạm kiểm lâm trên địa bàn xã) 3.2.2 Thời gian tiến... đến công tác quản lý bảo vệ rừng - Điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở những kết quả đã làm được và chưa làm được - Tìm hiểu phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương - Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng. .. chức tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã Nậm Tha tôi tiến hành xây dựng sơ đồ VENN như sau: Hạt Kiểm Lâm Người dân Trạm Kiểm lâm Chủ Rừng Quản lý bảo vệ rừng Phòng tài nguyên và môi trường Phòng NN&PT NT UBND Xã Các tổ chức Đoàn thể Hình 4.1: Sơ đồ VENN 4.3 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai Tình hình sử dụng đất đai của xã Nậm Tha. .. về bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành luật pháp về bảo vệ và phát triển rừng - Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện các phương án bảo vệ rừng, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng Trạm - Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, Rất kiểm phương án phòng chống các hành vi vi phạm pháp quan lâm địa luật về bảo vệ và phát triển rừng, PCCC rừng trọng bàn - Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai... tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ yếu là lao động thuần nông 2.3.1.1 Vị trí địa lý Nậm Tha là xã nằm ở phía nam của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cách trung tâm huyện 24km Các mặt tiếp giáp: + Phía Đông giáp với xã Châu Quế Thượng và xã Châu Quế Hạ thuộc huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái + Phía Tây giáp với xã Nậm Có thuộc huyện Mù Căng Chải – tỉnh Yên Bái + Phía Nam giáp với xã Phong... quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Một số Chính sách của Đảng và Nhà nước về về quản lý bảo vệ phát triển rừng Qua việc tìm hiểu về một số chính sách của Đảng và Nhà Nước tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn và trạm kiểm lâm xã, tôi đã tổng hợp được bảng số liệu sau : Bảng 4.1 Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng Văn bản luật Văn bản... quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng Bảng 4.2 Phân tích vai trò của các bên liên quan Tầm STT Tên tổ Chức năng nhiệm vụ quan chức trọng - Tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với rừng, đất rừng và lâm sản trên địa bàn huyện Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng - Hướng dẫn, đôn đốc ủy ban nhân dân các xã và thị... về bảo vệ và phát triển rừng, Rất 1 kiểm xây dựng các phương án PCCC, hướng dẫn các chủ quan lâm rừng xây dựng các phương án bảo vệ rừng, bảo vệ trọng quyền lợi hợp pháp của các chủ rừng - Huấn luyện nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng cho các lực lượng bảo vệ rừng các xã, thị trấn và các chủ rừng - Nắm bắt tình hình tài nguyên rừng, để xuất với UBND huyện, chi cục kiểm lâm về kế hoạch, biện pháp tổ chức quản. .. trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương 22 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp * Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa tổng hợp thông tin, số liệu tài liệu đã có sẵn, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Các tư liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên và công tác quản lý, bảo vệ tài... việc bảo vệ và phát triển rừng Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý các vụ vi phạm theo đúng thẩm quyền - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng - Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng BNN & PTNT và chủ tịch UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo . quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày một tốt hơn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại. tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương được tốt hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " ;Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Nậm Tha - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai& quot;. liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng 25 4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 30 4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 30 4.3.2. Thực trạng tài nguyên rừng của địa phương