PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam là một nước nhiệt đới với gần 34 diện tích là đồi núi theo kết quả thống kê, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh chóng, hàng năm rừng nước ta mất khoảng 2000 – 25.000ha. Nhiều động thực vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt, hệ sinh thái rừng ngày càng bị suy thái. Đặc điểm của người dân sống gần rừng thường có nhiều hộ nghèo, hệ thống kênh tác chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và thiên nhiên.Theo tài liệu mà Maurand công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông Dương” thì năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng 44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở, nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ lượng cao (từ 250m3 300m3 ), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt Nam. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1980 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan, 1997)Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị suy giảm lại chính là do con người. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác ngày càng nhiều cộng với nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng nâng cao.Hiện nay tình trạng phá rừng trái phép đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý bảo vệ. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn an này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của mỗi ngành mỗi lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước đã được thực hiện như các chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các cùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Tài nguyên rừng bị khai thác, chặt phá bừa bãi, tình trạng đốt nương làm rẫy và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng, nhiều nơi đã làm cho rừng giảm đi về số lượng và chất lượng, sự mất rừng đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân, đặc biệt những người trực tiếp sống dựa vào rừng. ngoài ra mất rừng còn tác động đến môi trường như hiện tượng ấm toàn cầu, tầng suất thiên tai diễn ra nhiều hơn và ngày càng phức tạp như: hạn hán, lũ lụt triền miên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…trước những thách thức lớn về quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách hợp lý và phát triển tài nguyên rừng Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị định số 992009NĐCP, thông tư số 342009TTBNNPPTNT, luật bảo vệ và phát triển rừng. coi trọng việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có và đa dạng sinh học của rừng, là vấn đề cấp bách hang đầu cần được thực hiện. Nhiều chương trình dự án, đầu tư pháp triển vốn rừng, đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, công tác quản lý bảo vệ rừng được xem là cấp bách và cần thiết không phải là nhiệm vụ của một người mà là sức mạnh đồng bộ từ các cấp, cấp xã cho đến cấp trung ương, mỗi người dân giữ một vị trí quan trọng. Tất cả những hoạt động đó nhằm nâng cao đời sống cho người dân, nâng cao độ che phụ của tán rừng, từng bước xã hội hóa nghề rừng, tuyên truyền vận động cho người dân hiểu rõ lợi ích của rừng. Trên cơ sở lý luận đó nhằm thực hiện tốt việc công tác quản lý và bảo vệ rừng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ
Giáo viên hướng dẫn: T.S Trần Văn Hoàng
Bộ môn: Lâm nghiệp – Trồng trọt
Email: Hoanglong080791@gmail.com
NĂM: 2016
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: 6
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Đối tượng nghiên cứu 10
3.2 Phạm vi nghiên cứu 10
3.3 Mục tiêu Nghiên cứu 10
3.4 Nội dung nghiên cứu 10
3.5 Phương pháp nghiên cứu 11
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
Chương 1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội 12
1 Điều kiện tự nhiên 12
2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu 14
2.1 Công tác tổ chức xây dựng lực lượng 14
2.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 18
2.3 Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng 18
2.4 Việc sử dụng công cụ, dụng cụ quản lý bảo vệ rừng 18
2.5 Công tác quản lý, bảo vệ rừng 18
2.6 Tình hình vi phạm 22
2.7 Công tác phòng cháy chữa cháy 27
2.8 Công tác tuyên truyền 28
Chương 3 Những điều kiện những thuận lơi,khó khăn của cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của khu vực nghiên cứu 30
3.1 Những thuận lợi 30
Trang 33.2 Những khó khăn 30
Chương 4 Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu 32
4.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho người dân sống ở vùng ven và lân cận 32
4.2 Công tác quản lý rừng 32
4.3 Công tác bảo vệ rừng 33
4.4 Công tác phòng cháy chữa cháy rừng 34
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Kiến nghị 37
PHẦN 7: PHỤ LỤC 41
Bảng 7.1 Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng 41
PHẦN 6 TƯ LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 4PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới với gần 3/4 diện tích là đồi núi theo kếtquả thống kê, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh chóng, hàng năm rừngnước ta mất khoảng 2000 – 25.000ha Nhiều động thực vật đang có nguy cơ bịtiêu diệt, hệ sinh thái rừng ngày càng bị suy thái Đặc điểm của người dân sốnggần rừng thường có nhiều hộ nghèo, hệ thống kênh tác chủ yếu dựa vào tàinguyên rừng và thiên nhiên
Theo tài liệu mà Maurand công bố trong công trình “ Lâm nghiệp ĐôngDương” thì năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ43,7% diện tích lãnh thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%,
ở Trung Bộ khoảng 44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13% Trước năm 1945, rừngnguyên sinh ở Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi,hiểm trở, nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già
có trữ lượng cao (từ 250m3 - 300m3 ), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núiViệt Nam Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm
1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh Sự suygiảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đinguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làmxuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính,thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở, gây thiệt hạinặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là câu trả lời của thiênnhiên với chính những gì mà con người đã gây ra Chúng ta chỉ có duy nhất mộttrái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồngcây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể cóđược đến hai lần Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng takhỏi những đe dọa của thiên nhiên (Phùng Ngọc Lan, 1997)
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị suygiảm lại chính là do con người Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởngkinh tế và sự gia tăng dân số của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có ViệtNam đã dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác ngày càng nhiều cộng vớinhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng nâng cao
Hiện nay tình trạng phá rừng trái phép đang diễn ra dưới nhiều hình thứckhác nhau rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như
cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý bảo vệ Đây là vấn đề mang tính xã hộicao, để giải quyết vấn an này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của mỗi
Trang 5ngành mỗi lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của cả
hệ thống chính trị Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước
đã được thực hiện như các chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực,góp phần thay đổi bộ mặt của các cùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giảiquyết được triệt để nạn phá rừng Tài nguyên rừng bị khai thác, chặt phá bừabãi, tình trạng đốt nương làm rẫy và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng, nhiều nơi
đã làm cho rừng giảm đi về số lượng và chất lượng, sự mất rừng đã tác động rấtlớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt những người trực tiếpsống dựa vào rừng ngoài ra mất rừng còn tác động đến môi trường như hiệntượng ấm toàn cầu, tầng suất thiên tai diễn ra nhiều hơn và ngày càng phức tạpnhư: hạn hán, lũ lụt triền miên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…trướcnhững thách thức lớn về quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường nhiềuquốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ban hành và thực hiện nhiềuchính sách hợp lý và phát triển tài nguyên rừng
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời
có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị định số99/2009/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, luật bảo vệ và phát triểnrừng coi trọng việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có và đa dạngsinh học của rừng, là vấn đề cấp bách hang đầu cần được thực hiện Nhiềuchương trình dự án, đầu tư pháp triển vốn rừng, đưa ra nhiều chính sách khuyếnkhích, công tác quản lý bảo vệ rừng được xem là cấp bách và cần thiết khôngphải là nhiệm vụ của một người mà là sức mạnh đồng bộ từ các cấp, cấp xã chođến cấp trung ương, mỗi người dân giữ một vị trí quan trọng Tất cả những hoạtđộng đó nhằm nâng cao đời sống cho người dân, nâng cao độ che phụ của tánrừng, từng bước xã hội hóa nghề rừng, tuyên truyền vận động cho người dânhiểu rõ lợi ích của rừng
Trên cơ sở lý luận đó nhằm thực hiện tốt việc công tác quản lý và bảo vệ
rừng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo
vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”
Trang 6PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hang loạtcác biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ rừng bằng cácchính sách, nghị định như giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng…
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việckhai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, táitạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việcbảo vệ môi trường sinh thái
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sựphát triển bền vững Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ cácbiện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tụcnhững tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau Sự phát triển bềnvững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệthống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ sinhthái
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn việclàm ổn định cho người lao động Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyênrừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệmai sau Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năngsuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyênsinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó làphù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế.(PGS.TS Lê Sỹ Trung, 2002)[11]
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1 Trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệmất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng
Trang 7liên tục Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha rừng(mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha)
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừngnguyên sinh là 8,08 tỷ ha Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm chodiện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng Theo số liệu thống kê củaFAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha Trong đó1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít Còn1,850 triệu ha rừng nhiệt đới Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới
bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu
Mĩ mất đi 18,4 triệu ha Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên80% so với 10 năm trước Với tôc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoánchỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt Ngoài ra mấtrừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, dotình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2
tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong nhữngnăm gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sangmục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinhthái
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp Xu hướng làchuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ươngđến địa phương và cơ sở
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhànước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điềukiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kếhoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự Các chính sách cũng rất quan tâm
Trang 8đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng Vì vậy đã đượcquản lý bảo vệ tốt hơn
2.2.2 Trong nước
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng
mà chỉ tập trung vào khai thác Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từrừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng câycông nghiệp Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độ chephủ là 43,3% Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới của nước ta bịtàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dânkhai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp, Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng củanước ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vàonăm 1995 Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là dodân số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tácquản lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại (Lê SỹTrung, 2008)
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp nhiệtđới vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991 Dự ánnày đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâmnghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp chođến năm 2000 (Phùng Ngọc Lan, 1997)
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đãđược đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mớinhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về việc xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn về quy đinh tiêu chí xác định phân loại rừng - Luậtbảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do quốc hội soạn thảo
- Các quyết định 327, 661 đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai
Trang 9đoạn hiện nay là:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triểnrừng
- Thiết lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng: rừngđặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và điđến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phầnchuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường
sinh thái
Trang 10PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương quản lý tài nguyên rừng của ban quản lý rừng phòng
3.3 Mục tiêu Nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừngphòng hộ Động Châu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tácquản lý và bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu
3.4 Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Tìm hiểu tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tình hình thủyvăn, tài nguyên sinh vật rừng
- Điều kiện kinh tế và xã hội, tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp, dân số,dân tộc, tình trạng thu nhập…
3.4.2 Đánh giá trực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
- Công tác tổ chức tuần tra bảo vệ rừng
- Tình hình vi phạm và các mâu thuẫn phát sinh trong quản lý bảo vệ rừng
- Công tác phòng cháy, chữa cháy
- Công tác phát triển vốn rừng: (trồng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh…)
- Công tác tuyên truyền giáo dục
3.4.3 Phân tích những điều kiện những thuận lơi,khó khăn của cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của khu vực nghiên cứu.
Trang 113.4.4 Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin.
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu,báo cáo về điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, cũng như các báo cáo và tài liệuliên quan đến việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng củ các cơ quan chức năngnhư: UBND xã, Hạt kiểm lâm…
- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: thu thập thông tin chuyên sâu về cáctác động của người dân vào rừng cũng như công tác quản lý bảo tồn tài nguyênrừng trong những năm qua thông qua các cán bộ và người dân có vai trò ở địaphương và các cơ quan liên quan
- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt, liên quan,
hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả
Trang 12PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
1 Điều kiện tự nhiên
- Lâm phần của BQL rừng phòng hộ Động Châu là vùng núi cao hiểm trở
giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, có vị trí, ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp Chi nhánh LT Kiến Giang và Chi nhánh LT Khe Giữa.+ Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Quảng Trị
+ Phía Tây giáp nước Lào và Chi nhánh LT Khe Giữa
Trang 131.4 Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông qua các thôn bản và trong khu vực Ban quản lý bảo
vệ đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đường lâm nghiệp, đường quốc phòng, đườngdân sinh và đường mòn nhưng chất lượng không cao Đường phải qua nhiều khesuối và có độ dốc lớn vào mùa mưa lũ phải thường xuyên sửa chữa để phục vụcho công tác quản lý bảo vệ rừng, giao thông đi lại của nhân dân trong vùng
1.5 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của khu vực Động Châu mang đặc thù chung của khí hậu QuảngBình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa là mùa khô và mùamưa
khí hậu khô hanh, nắng nóng kéo dài và ít mưa
mang theo mưa ẩm, khí hậu lạnh, mưa nhiều nhất tập trung từ tháng 10 đến
tháng 11 chiếm 60 - 70% lượng mưa cả năm.
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1 Thành phần dân tộc, dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2006, dân cư sinh sống liền kề với rừng trongkhu vực do Ban quản lý có 07 bản, 421 hộ với 1.977 dân Trong đó nam 982người chiếm 49,7%, nữ chiếm 50,3% Tổng số lao động 589 người, chiếm29,8% dân số, phần lớn là đồng bào dân tộc Vân Kiều, có trình độ dân trí thấp,tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt khai tháclâm sản trái phép, tỷ lệ gia tăng dân số cao Sản lượng lương thực đạt bình quânđầu người là 132 kg/năm Lực lượng tham gia các hoạt động của Ban còn ít
2.2 Nhận định về hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Vân Kiều, chiếm 80% còn lại 20%
là dân tộc Kinh Đời sống nhân dân vùng liền rừng, gần rừng còn ở mức thấp,dân số gia tăng, lực lượng lao động thiếu việc làm chủ yếu dựa vào rừng để mưusinh, việc phát, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra, nhu cầu sử dụng gỗ đốivới xã hội ngày càng cao gây nên áp lực đối với nguồn tài nguyên rừng và đấtrừng
Ý thức chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước cũng như các quy định về quản lý bảo vệ rừng còn thấp
Trang 14Chương 2 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở ban
quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
2.1 Công tác tổ chức xây dựng lực lượng
* Về lực lượng con người
Hiện tại, viên chức tổng số là 43 người, cụ thể: Biên chế viên chức 22 người.Viên chức tự trang trải 08 người Hợp đồng bảo vệ rừng 13 người
+ Thực hiện tốt chính sách chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cơ quan.+ Là chủ tài khoản cơ quan
Phòng Tổchức – Hànhchính
Đội bảo vệrừng cơ động
Trang 15+ Chỉ đạo các Phòng, Bộ phận chuyên môn, Trạm bảo vệ rừng và đơn vịtrực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Tham mưu cho UBND huyện ban hành một số văn bản hướng dẫn thựchiện các quy định, chính sách của nhà nước về lĩnh vực được giao theo đúngthẩm quyền quy định Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
về các hoạt động trên khu rừng Phòng hộ theo quy định và thẩm quyền đượcgiao
+ Chỉ đạo trực tiếp phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức - Hànhchính, mảng chuyên môn lĩnh vực Bảo vệ rừng
+ Uỷ quyền cho Phó Giám đốc giải quyết công việc khi vắng mặt
2 Phó Giám đốc: Hoàng Minh Hà
- Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật
về toàn bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực được Giám đốc phân công hoặc uỷquyền; tham gia ý kiến với Giám đốc về công việc chung của cơ quan
- Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch về côngtác Phòng cháy chữa cháy rừng, Bảo vệ rừng, truy quét, cắm chốt Bảo vệ rừngcác vùng trọng yếu Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện lên Giám đốc bằngvăn bản hoặc trực tiếp
- Theo giỏi công tác diển biến tài nguyên rừng và đất rừng, kế hoạch của dự
án Bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu các văn bản về pháp luật, dự thảo cácvăn về lỉnh vực hành chính Hàng tháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộclĩnh vực phụ trách lên Giám đốc
- Chỉ đạo trực tiếp; mảng chuyên môn lĩnh vực kỷ thuật, tổ chức Côngđoàn, Đoàn thanh niên
3 Phòng Kế hoạch - Tài chính
* Trưởng phòng: Phạm Thị Huyền
- Kế toán: Giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể thu,chi và thực hiện chế độ thu, chi theo quy định của pháp luật về công tác tàichính, giúp Giám đốc cơ quan quản lý, theo giỏi số lượng, chất lượng tài sản củađơn vị, tài sản tịch thu, theo giỏi BHXH, BHYT, BHTN, thanh quyết toán đúngchế độ, định kỳ theo chế độ quy định Tổng hợp số liệu báo cáo Giám đốc cơquan và cấp trên theo định kỳ tháng, quý, năm, tham mưu những vấn đề thuộclĩnh vực phân công
Trang 16- Thủ quỹ: Đảm nhận công tác thủ quỹ của cơ quan; nhận chi trã lương vàcác chi phí khác đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về lĩnh vực được phâncông phụ trách
4 Phòng Kỹ thuật và Bảo vệ rừng
* Trưởng phòng: Hà Vũ Cao
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết công tác diển biến tài nguyên rừng
và đất rừng, thực hiện các kế hoạch của dự án Bảo vệ và phát triển rừng, thammưu các văn bản về pháp luật, dự thảo các văn về lỉnh vực hành chính Hàngtháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộc lĩnh vực phụ trách lên Giám đốchoặc phó Giám đốc ( Khi được ủy quyền )
- Phối hợp với các Trạm bảo vệ rừng, Đội cơ động Bảo vệ rừng kiểm trarừng trồng Phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ, đất rừng, tham gia các hoạt độngtrồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học
- Theo dỏi cập nhật báo cáo tình hình hàng tháng, quý, năm Tham mưu đềxuất những ý kiến trong lĩnh vực phụ trách, thực hiện một số nhiệm vụ khác dothủ trưởng đơn vị giao
5 Phòng Tổ Chức - Hành Chính
* Trưởng phòng: Trần Thị Thu Hoài
- Đón khách và hướng dẫn khách làm việc theo quy định, quy chế làm việccủa cơ quan
- Lưu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao động Lưu giữ hồ sơ trìnhlãnh đạo xữ lý; công văn đến, công văn đi, báo chí
- Lập kế hoạch tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp bố trí, tuyển dụngcán
bộ, viên chức, lao động, hàng năm và mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm
- Đánh máy công văn, báo cáo và những văn bản liên quan lĩnh vực hànhchính cơ quan Tổng hợp tình hình các hoạt động theo trách nhiệm được phâncông, tham mưu đề xuất lĩnh vực được phân công công tác nội vụ của đơn vị
- Thực hiện đúng Quy chế công tác văn thư lưu trữ đã được ban hành kèmtheo quyết định số 73/QĐ-BQL ngày 10/10/2012 của BQL rừng Phòng hộ ĐộngChâu
Trang 17- Chịu trách nhiệm nhiệm vụ được giao trước Giám đốc và pháp luật.
- Có nhiệm vụ quản lý, bảo quản xe và phục vụ lãnh đạo đi công tác theoyêu cầu
- Tinh thần phục vụ phải chu đáo, tuân thủ đúng quy định của đơn vị vàLuật an toàn giao thông đường bộ
- Chịu trách nhiệm giải trình đề xuất với lãnh đạo về việc thay thế, sữachữa những vấn đề chất lượng xe khi vận hành, đảm bảo an toàn khi lưu thôngtrên đường bộ
+ Lái xe: không được sữ dụng phương tiện tuỳ tiện khi chưa có ý kiến của
lãnh đạo, nếu tự ý sữ dụng với mục cá nhân mà xãy ra sự cố thì phải hoàn toànchịu trách nhiệm về hành vi của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật, thựchiện đúng đạo đức người lái xe
6 Đội bảo vệ rừng cơ động.
- Là bộ phận tham mưu trực tiếp giúp lãnh đạo thực hiện công tác tuần tra,kiểm tra, truy quét, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tronglĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong lâm phận củađơn vị và các vùng phụ cận
- Tham mưu với lãnh đạo công tác quản lý các trạm, sắp xếp lực lượng giữacác trạm, tổ chốt về con người một cách phù hợp đảm bảo lực lượng đủ mạnhđồng đều để thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng, giúp lãnh đạo giải quyếtcác vụ việc vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, lấm chiếm đất rừng
- Tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, truy quét lâmtặc và các công việc khác liên quan đến chuyên môn
- Thường xuyên nắm bắt tình hình, tổng hợp báo các kịp thời diển biếntrong lâm phận quản lý của đơn vị lên lãnh đạo để có phương án chỉ đạo và xữ
lý kịp thời
- Quản lý, bảo vệ tài sản tịch thu tại kho bảo quản của đơn vị
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao
- Đội trưởng cơ động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và phápluật về lĩnh vực đựơc phân công
Trang 182.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Chú trọng tổ chức triển khai các Nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo củacấp trên Lập phương án bảo vệ rừng và PCCCR, Phương án cắm chốt tại các vùngtrọng điểm, triển khai đến các tổ, đội, trạm bảo vệ rừng Đặc biệt đã duy trì và bố trí
06 tổ chốt bảo vệ rừng vùng trọng yếu , 03 tổ chốt giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổchốt tại Dộp (khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang), 01 tổ chốt Khe Môn (khuvực Cầu Khỉ) và 01 tổ chốt tại Khe Đan Bố trí luân chuyển con người hợp lý đúngđịa điểm
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn diện trên toàn bộ lâm phầnđược giao quản lý Tổ cơ động kiểm tra chéo các trạm trong quá trình thực hiện tuầntra, kiểm soát thực thi pháp luật Cấp ủy phân công, giao trách nhiệm quản lý chỉ đạotừng khu vực trọng yếu trong bản đồ cũng như ngoài thực địa
2.3 Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng
Thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan nghiêm túc nên lựclượng Bảo vệ rừng các trạm, đội đã thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công tácquản lý Bảo vệ rừng và các hoạt động tuyên truyền, giám sát, kiểm tra, giúp đỡđối với đồng bào sống ven rừng và liền rừng Thường xuyên tuần tra canh gáctại khu vực lâm phần đã được giao, tuần tra vùng ven để nắm bắt tình hình vàngăn chặn kịp thời từ vòng ngoài, đặc biệt phải tuần tra đến tận các lô, khoảnhcủa các tiểu khu được giao Trạm trưởng có trách nhiệm phân công các thànhviên trong trạm nghỉ hợp lý để đảm bảo lực lượng thường xuyên tuần tra, canhgác Những tháng cao điểm phải đảm bảo quân số trực 100% Hàng ngày, tuầncác trạm trưởng thông tin, báo cáo về tổ cơ động để có tham mưu kịp thời trongcông tác quản lý bảo vệ rừng lên giám đốc Ban
2.4 Việc sử dụng công cụ, dụng cụ quản lý bảo vệ rừng
- Số lượng gồm : 06 Súng RG88, 03 gậy điện TTANM3, 05 Gậy điệnTITANM5, 02 bình xịt cay và 5 máy GPS
2.5 Công tác quản lý, bảo vệ rừng
2.5.1 Công tác quản lý rừng
Thực hiện theo Quy chế của đơn vị đã ban hành, phân công lâm phần cụthể cho các trạm, đội quản lý bảo vệ kể cả vùng ven nhằm nâng cao trách nhiệmviệc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ; Trạm, đội bảo vệ rừng lên kế hoạch thườngxuyên tuần tra, kiểm tra, truy quét khu vực được phân công, có sổ nhật ký ghichép rõ ràng về diễn biến của ca trực, xử lý kịp thời những diễn biến xảy ra Có
Trang 19hệ thống bản đồ trang cấp đầy đủ cho các trạm, đội để làm tốt cùng việc theo dõi
và quản lý rừng được tốt hơn
- Trạm Bảo vệ rừng Hà Lẹc: Khoảnh 38, 45, 60, 62 tiểu khu 496, tiểu khu
522, 523, khoảnh 1 tiểu khu 525, tiểu khu 528, 529, 537, 538, 539
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 494, 493,
495, khu vực Bản Hà Lẹc, An Bai, Bang
Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 25 đến mốc
- Trạm bảo vệ rừng Khe Cau: Tiểu khu 490, khoảnh 44 tiểu khu 496
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 488, 497,
487, 498, khu vực giáp ranh Thù Lù, tuyến đường 16
- Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ: Tiểu khu 530, 531, 535, 536, khoảnh 83, 95tiểu khu 533
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu
519, 520, 532 Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Rum-Ho, TrungĐoàn, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực Lâm Phần
Trang 20Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 64 đến mốc
số 87
- Trạm bảo vệ rừng Bải Đạn: Tiểu khu 516, 517, 534, khoảnh 91 tiểu khu533
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu
515, 518 Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Cuồi, Cợp của tỉnhQuảng Trị, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực LâmPhần
Tổ chức thực hiện các phương án đã xây dựng thực hiện được trên 98 đợt(tuyến) tuần tra, quảng đường đi tuần tổng cộng hơn 2.034 km, số ngày tuần tratrong rừng là 312 ngày, số đêm ở trong rừng là 214 (số giờ thực hiện đi tuầntheo tuyến là 5.375 giờ)
Duy trì thường xuyên chặt chẽ 06 tổ chốt, gồm 03 tổ chốt đóng tại vùnggiáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ chốt tại khu vực Dộp, 01 tổ chốt đóng tại KheMôn, 01 chốt đóng tại Khe Đan Nhờ vậy, kiểm soát được lâm tặc từ phía QuảngTrị sang khai thác trái phép Khu vực dọc sông Kiến Giang được ổn định Tuynhiên, vẫn còn hiện tượng lâm tặc len lõi xâm hại rừng nhưng đơn vị đã kịp thờitruy quét, đẩy đuổi ra khỏi rừng
Thực hiện phối, kết hợp với các đơn vị trên địa bàn như: Hạt Kiểm lâm LệThuỷ, Trạm Kiểm lâm đường 16, Trạm Kiểm lâm đường 10, Tổ công tác Biênphòng Chuôn, Đồn Biên phòng Làng Ho, Công an huyện, UBND xã Kim Thuỷ,Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, Trungtâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tổ chức nhiều đợt truy quét liên ngành và truyquét của lực lượng bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật, đẩyđuổi người vào rừng trái phép ra khỏi rừng Năm 2015, bắt giữ một số lâm sảnchuyển giao cơ quan chức năng xử lý
2.5.3.Công tác bảo vệ rừng tại các khu vực trọng yếu
* Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị (gồm 12 tiểu khu, chiều dài trên 60
km, giáp ranh với xã Vĩnh Hà, xã Vĩnh Ô gồm 9 bản dân tộc vân kiều) :
Khu vực phía Đông: Vùng giáp ranh tỉnh Quảng Trị tại tiểu khu 527đơn vị
tổ chức đưa người lên điểm chốt duy trì cho đến nay nên trong thời gian qua khuvực này tạm ổn định Nhưng xuất hiện một số tình hình phức tạp, đã có nguy cơxâm hại sâu đến khu vực giáp ranh từ phía Quảng Trị sang TK 538, 539 Trước
Trang 21tình hình đó đơn vị đã thành lập thêm 01 tổ chốt tại tiểu khu 539 nhằm hỗ trợcùng tổ chốt 527 bảo vệ tốt khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị.
Khu vực phía Tây (giáp khu bảo tồn Hướng Hóa): Đầu năm đến nay vẫnduy trì tổ chốt khu vực Khe nước trong Qua kiểm tra nhiều đợt của Hạt kiểmlâm khu vực này được bảo vệ an toàn chưa có hiện tượng xâm hại từ phía QuảngTrị sang
* Khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang:
Ngày 06/01/2015 (âm lịch) đơn vị đó dời điểm chốt Bến Thủy lên làm tạikhu vực Dộp Tại đây là khu vực rất khó khăn cho công tác chốt chặn Nhưngđơn vị đó kịp thời sắp xếp, bố trí cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Chi cục KiểmLâm, Hạt kiểm Lâm, UBND huyện Lệ Thủy Hiện tại đã có hiệu quả kiểm soát,ngăn chặn người và súc vật vào rừng ở khu vực này Cơ bản đã ngăn chặn đượclâm tặc vào khai thác, xâm hại rừng Khu vực thượng nguồn đang ổn định
* Khu vực Khe Môn, Khe Đan thuộc Cầu Khỉ và Bải Đạn:
Khu vực này đang còn phức tạp, mặc dù đơn vị đó triển khai phối hợp vớiHạt Kiểm lâm, Đồn Biên phòng Làng Ho tổ chức tuyên truyền Hợp đồng 01cán bộ của Đồn cùng ở phối hợp làm việc tại Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ, HạtKiểm lâm hỗ trợ 01 Kiểm lâm cùng ở và làm việc Bố trí tổ Chốt Khe Môn trực24/24 giờ Tuy nhiên người dân bản Rum - Ho, Trung Đoàn và các bản lân cậnlén lút vào rừng bằng nhiều đường để khai thác trái phép và chống đối cán bộbảo vệ rừng thi hành nhiệm vụ Tuy nhiên khu vực này vẫn đang trong tiến trìnhkiểm soát và chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015, khu vực Khe Đan giáp ranh với Chinhánh Lâm trường Khe Giữa, lâm tặc đang xâm hại đến các tiểu khu 517, 516của đơn vị Hiện tại đơn vị đã chọn giải pháp đóng thêm 01 tổ chốt để bảo vệkhu vực này Cùng với đội liên ngành của huyện đóng tại trạm Cầu Khỉ, vì vậy khuvực này được kiểm soát và tạm thời ổn định
2.5.4 Công tác tháo gỡ bẩy và bảo vệ động vật rừng
Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, trực, canh gác không chongười vào rừng đặt bẫy hay săn bắt động vật rừng trái phép Tổ chức truy quét,đuổi người ra khỏi rừng Trên toàn lâm phần quản lý bảo vệ đã hạn chế mứcthấp nhất việc đặt bẫy, săn bắt động vật rừng trái phép đơn vị đã tổ chức và phốihợp với trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy tổ chứctruy quét, tháo gỡ bẫy 10 đợt trên lâm phần đã phá hủy 21 tuyến bẫy thu gom
Trang 222.472 dây bẫy (dây bẫy làm bằng dây phanh xe đạp) Số bẫy chủ yếu là cũ, củanhững năm trước để lại, cần bẫy đã hỏng, dây bẫy đã rỉ rét, không có độ bật.
Năm 2014 số vụ vi phạm là 08 vụ, khối lượng 11,417 m3
Năm 2015 số vụ vi phạm là 06 vụ, khối lượng 8,134m3.Số lượng các vụ viphạm không cao, không có sự đột biến
Qua số liệu và thực tế cho thấy hiện tượng vi phạm nhỏ, lẻ, chủ yếu ngườidân thôn bản sống gần, liền kề rừng
Trang 23Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của người dân
Bảng 4.1 : Tình hình khai thác gỗ của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
Đơn vị tính (m3/
năm)
S.L sử dụng (%)
S.L bán (%)
02 Mun Khu vực giáp nước Lào và khu vực giáp ranh chi nhánh
03 Táu Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi
Khu vực Cầu khỉvà khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vựcBản Rum - Ho
Trang 24TT Cá thể loài Khu vực khai thác(săn, bẩy, bắn) Đơn vị tính
(con/ năm)
SL sử dụng (%)
SL bán (%)
01 Lợn rừng Khu vực Cầu khỉ và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực
02 Chồn Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang, khu vực giáp
03 Các loại Rùa
khác
Vùng Bải đạn, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa, khu vực giáp nước Làovà vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vựcBang
04 Kỳ nhông Khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua,vùng ven như
05 Rắn hổ mang
Khu vực Cầu khỉvà khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) điqua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực Bản Rum –Ho
06 Mang Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc, vùng Bải đạn và khu vực giápranh chi nhánh LT Khe Giữa 10 20 80
07 Khỉ Khu vực 525, cầu khỉ, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trịvà khu