Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã nậm tha huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 44)

4.3.4.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người gây nên tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường. (Phạm Ngọc Hưng, 2001),[2]

Thực hiện nghị định số 09/NĐ-CP ngày 16/01/2006 nghị định về phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn đã thực hiện tốt phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Trong phòng cháy chữa cháy rừng hạt luôn thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “bốn nhất” (đó là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để PCCC kịp thời nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất). Trước hết phải quán triệt quan điểm phòng là chủ yếu, chữa phải là khẩn trương và kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất và chấm dứt nguồn lửa gây ra cháy rừng.

Đầu năm 2013, huyện đã thành lập tổ đội quần chúng bảo vệ rừng bao gồm 225 tổ, với số người tham gia là 3150 người. Thành lập tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng, với số tổ là 22 và có 450 người tham gia. Huyện cũng đã đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phòng cháy chữa cháy như: máy cưa xăng 3 chiếc, chòi canh lửa 2 chiếc, loa cầm tay 60 chiếc, bộ đàm 7 chiếc, bình bọt 6 chiếc, dao phát 350 chiếc, bàn dập lửa 35 chiếc, đường băng cản lửa 35,7 km, mũ bảo hộ 510 chiếc... riêng các cơ quan thường trực như Hạt kiểm lâm Văn Bàn hiện có 01 ô tô FORD cơ động, 85 dao phát, 10 mũ bảo hộ, 27 bình bột, 20 bình tông đựng nước, 03 loa pin, 13 bàn dập lửa, 03 cào răng, 02 máy bơm cơ động, 02 cưa xăng, 01 máy thổi gió, 07 máy bộ đàm, 01 nhà bạt di động, 02 bồn chứa nước cơ động...

Từ năm 2010 cho tới nay số lượng vụ cháy rừng đã giảm hẳn. Có được thành quả đó là sự nỗ lực cố gắng không ngừng của các cấp chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn xã. số vụ cháy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8. Số vụ cháy và nguyên nhân cháy rừng từ năm 2010-2013 Năm Tổng

số vụ Nguyên nhân Diện tích cháy (ha) Loại rừng cháy

2010 0 X X X

2011 5 Đốt nương làm rẫy 3,002 R.Tr keo

2012 1 Đốt nương làm rẫy 1,510 R.Tr keo

2013 1 Đốt nương làm rẫy 2,5 R.Tr keo

Tổng 7 7,014

(Nguồn: Trạm kiểm lâm trên địa bàn xã Nậm Tha)

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, tổng số vụ cháy rừng từ năm 2010 - 2013 là 07 vụ với nguyên nhân là do bà con đốt nương làm rẫy, diện tích cháy là 7,014 ha, loại rừng cháy là rừng trồng keo. Đây là những vụ cháy điển hình có thể thống kê được, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vụ cháy nhỏ sảy ra. Nhìn chung thì số vụ cháy rừng trên địa bàn xã sảy ra ít, đây là một tín hiệu mừng cho công tác QLBVR và PCCCR, những con số trên đã cho chúng ta thấy hiệu quả của công tác PCCCR mà địa phương đã và đang thực hiện.

Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn đã phối hợp cùng với UBND các xã, các trạm kiểm lâm, các thôn bản và người dân cùng nhau triển khai xây dựng quy ước QLBVR cấp thôn bản với sự giúp đỡ của các tổ chức chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ướng nhiệt tình của người dân, nên việc thực hiện xây dựng quy ước được thuận lợi và nhanh chóng. Một số nội dung của quy ước về QLBVR & PCCCR như sau:

- Không chặt phá khai thác lâm sản trái phép

- Không mang lửa vào rừng, xử lý thực bì theo phương pháp đốt phải tuân theo sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn. Không đốt nương giờ cao điểm và có gió lớn

- Không chăn thả gia súc trong rừng. Không được đốt rừng - Khi có cháy rừng, phải tham gia chữa cháy

Phát động phong trào thi đua toàn dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước trong lĩnh vực QLBVR& PCCCR…

Nhận được sự nhiệt tình của người dân và sự ủng hộ nhiệt tình của UBND các cấp, trong những năm vừa qua quy ước về QLBVR&PCCCR được người dân thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao. Tình trạng đốt nương làm rẫy đã giảm hẳn, hạn chế được nạn khai thác mua bán vận chuyển lâm sản. Các hộ gia đình thấy được tầm quan trọng trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng là bảo vệ chính môi trường sống của họ.

4.3.4.3.Công tác tuyên truyền vận động về quản lý bảo vệ rừng

Công tác tuyên truyền vận động tại xã là rất quan trọng nó góp phần tạo cho người dân có ý thức quản lý bảo vệ rừng hiểu được vai trò của rừng đối với đời sống của chính họ. Chính vì vậy hằng năm trạm kiểm lâm trên địa bàn xã Nậm Tha cùng phối hợp với các tổ chức hội nghị tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức cho người dân, cụ thể là kiến thức trồng rừng chăm sóc và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình trong xã, tập huấn về công tác PCCC. Ở xã có các ban ngành như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… đã tham gia phối hợp để tuyên truyền thông qua các cuộc họp hội nghị tại xã các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ

Các biện pháp cụ thể như:

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ rừng (kết hợp giữa trạm kiểm lâm xã và các thôn bản)

- Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ và người dân về cách trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc rừng, cách khai thác rừng hợp lý và cách PCCC.

- Xây dựng các hệ thống những biển hiệu, báo cáo tuyên truyền, các bản tin thông báo về chủng loại rừng các biển báo cảnh báo cháy rừng (nội dung quy định về đến thôn bản).

- Lập ban chuyên trách về trồng và bảo vệ rừng tại xã phải luôn đặt vấn đề tồn tại của rừng lên hàng đầu, thông qua đó kết hợp với trạm kiểm lâm, phối hợp với người dân tạo ra sự phát triển bền vững cho rừng.

- Thông qua nhà trường các chương trình tuyên truyền về rừng được đẩy mạnh thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi chào cờ đầu tuần về công tác bảo vệ rừng đến các em học sinh và phụ huynh.

4.3.4.4.Kĩ thuật lâm sinh

Nâm Tha là một xã vùng cao của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, với địa hình chủ yếu là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân chủ yếu là người dân tộc. Nhận thấy những khó khăn đó, huyện đã chỉ đạo các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xuống tận nơi để phổ biến kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc rừng tốt hơn, xóa bỏ tập tính canh tác du canh du cư của bà con. Vận động bà con không đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp. Trạm kiểm lâm đã phối hợp cùng với UBND xã tiến hành dự án phục hồi rừng sau nương rẫy. Đối với rừng trồng, thường xuyên chăm sóc các cây ở cấp tuổi I,II,III, tỉa cây không có giá trị kinh tế, cây bị sâu bệnh. Trồng dặm đối với diện tích rừng mới trồng. Hỗ trợ phân bón, kĩ thuật, cũng như cây giống cho người dân, thường xuyên kiểm tra diện tích rừng mới trồng.

Nhờ vào những kĩ thuật mà trạm Kiểm Lâm và trung tâm Khuyến Lâm Khuyến Nông huyện đã triển khai cho nhân dân nên diện tích rừng, độ che phủ tại xã đã tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.4.5.Công tác phòng trừ sâu bệnh hại

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại là khâu khá quan trọng nó quyết định một phần đến sự nẩy mầm của hạt, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nên phải thực hiện ngay từ ban đầu từ các khâu như:

- Làm đất, xử lý đất: đất phải được làm tơi nhỏ, loại bỏ các tạp vật có trong đất như rễ cây, đá… có thể phun thuốc xử lý đất trước khi gieo với nồng độ thích hợp, loại bỏ các hạt không đảm bảo tiêu chuẩn.

- Đồng thời vườn ươm phải thường xuyên dọn vệ sinh, xới cỏ, khơi mương rãnh thoát nước.

- Khi xuất vườn cây con phải đảm bảo tiêu chuẩn. Khi đã được trồng thì phải theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời để có biện pháp phòng trừ sớm và có hiệu quả nhất.

- Tiến hành phòng trừ sâu hại bằng biện pháp đơn giản nhất như: phát dọn thực bì loại bỏ những cây kém phát triển, như cây bị sâu bệnh.

4.3.4.6.Công tác quản lý động vật rừng

Do những năm trước đây rừng đã bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng bị thu hẹp thêm vào đó là tình trạng săn bắt động vật rừng bừa bãi nên các loài động vật ở đây đã bị giảm đi trông thấy. Hiện nay đã có những quy định cụ thể về cấm săn bắt động vật, cấm nuôi nhốt để phục hồi lại cảnh quan thiên nhiên vốn có, tạo ra sự cân bằng cho hệ sinh thái của rừng, góp phần làm giàu thêm tài nguyên thiên nhiên của xã Nậm Tha nói riêng và huyện Văn Bàn nói chung, các biện pháp cụ thể như:

- Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng để tăng diện tích, môi trường sống cho các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm.

- Tổ chức tuyên truyền đến từng người dân về vai trò tác dụng và tầm quan trọng của các loài động vật đối với môi trường sinh thái.

- Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý động vật rừng và bảo vệ các loài động vật nhất là các loài động vật quý hiếm. Cụ thể như thành lập các đội

phản ứng nhanh trong xã để kịp thời phát hiện ngăn chặn và bắt giữ các vụ vi phạm về săn bắt, buôn bán, tàng trữ động vật quý hiếm.

- Có những biện pháp, hình thức kỷ luật và các chế tài hợp lý và thật nghiêm khắc để xử lý những vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật rừng.

4.3.5. Tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng

Trong những năm qua tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng tại xã đã có xu hướng giảm. Đạt được những thành quả đó là sự chỉ đạo thường xuyên của Huyện Ủy- HĐND- UBND-Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn, cùng với các cơ quan ban ngành tuyên truyền vận động nhân dân về công tác quản lý bảo vệ rừng đến các thôn bản và hộ gia đình trong toàn xã nhằm giúp người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người. Các trạm Kiểm Lâm cũng đã kết hợp với UBND xã xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm lâm luật trái phép. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa nhận thức đúng đắn, chưa chấp hành nghiêm chỉnh về luật pháp bảo vệ rừng nên đã khai thác bừa bãi đẫn đến diện tích rừng bị suy giảm và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh. Trong năm 2013 trên địa bàn xã Nậm Tha, qua kiểm tra lập hồ sơ xử lý 18 vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng.

Trong đó:

- 15 vụ vi phạm về phát nương làm rẫy diện tích rừng thiệt hại là 0,87 ha - 01 vụ vi phạm về PCCC diện tích thiệt hại là 2,5 ha

- 01 vụ vi phạm về vân chuyển lâm sản trái phép (6 thanh, tấm bằng 0,347 m3 gỗ nhóm I)

- 01 vụ vi phạm về cất giấu và tàng trữ lâm sản trái phép (54 thanh, hộp bằng 4,977 m3 gỗ nhóm II, IV).

Qua bảng số ta có thể thấy được tình hình vi phạm pháp luật trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng của xã trong năm qua vẫn còn lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã nậm tha huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 44)