Tình hình giao đất giao rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã nậm tha huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 40)

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giao đất giao rừng theo Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982: nghị định số 02/CP: Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Văn Bàn và xã Nậm Tha nói riêng đã tổ chức giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân

hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đính lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê kết quả giao đất cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tính đến tháng năm 2013 trên địa bàn xã là 4.171,9 ha. Trong đó:

* Giao cho hộ gia đình, cá nhân: 2.711,6 ha * Giao cho BQL rừng phòng hộ: 1.460,3 ha.

* Giao cho thuê cấp (chưa) giấy chứng nhận QSDĐ:

- Đến nay, trên địa bàn xã đã tổ chức cấp GCNQSDĐ cho 01 tổ chức, cộng đồng và 162 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 3.810,1 ha:

+ Hộ gia đình, cá nhân: 2.349,8 ha + Tổ chức: 1.460,3 ha

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhưng chưa cấp GCNQSDĐ là: 361,8 ha

* Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa được giao, cho thuê:

- Diện tích rừng và đất rừng chưa được giao, cho thuê hiện do UBND xã quản lý là: 7.406,7 ha:

+ Đất rừng sản xuất: 3.743,5 ha + Đất rừng phòng hộ: 3.663,2 ha

Triển khai công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đã góp phần tích cực vào việc xã hội hóa nghề rừng. Tạo sự chuyển biến căn bản trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đã gắn trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên diện tích được giao cho họ quản lý, do đó căn bản đã chuyển ý thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đặc biệt là công tác cháy rừng, công tác phát triển rừng. Chính vì vậy mà diện tích rừng tại địa phương đang ngày càng được tăng lên.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Trong những năm qua trên địa bàn xã đã tiến hành giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và trình UBND huyện ký quyết định cho ban quản lý rừng phòng hộ để sử dụng ổn định, lâu dài, đúng mục đích. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giao đất giao

rừng còn nhiều hạn chế nên khi tổ chức giao bước đầu chỉ xác định được diện tích, vị trí lô đất và khoanh vẽ trên trên bản đồ. Khi thực hiện giao đất chỉ dựa vào kết quả kiểm kê trước đây chứ chưa đi điều tra đánh giá cụ thể về chất lượng, trữ lượng rừng tại thời điểm giao, chưa gắn với việc giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và các cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp của nhà nước. Dẫn đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ sử dụng đất, sử dụng rừng còn thấp. Vẫn còn tình trạng rừng bị cháy, bị phá mà không phát hiện ra đối tượng vi phạm, không quy được trách nhiệm cho ai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ thống nhất. Nguyên nhân do công tác giao đất, giao rừng qua các thời kỳ do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, trước năm 1997 do cơ quan kiểm lâm đảm nhiểm, từ năm 1997 đến nay do cơ quan Tài nguyên và môi trường đảm nhiệm. Sự phối kết hợp giữa hai ngành chưa chặt chẽ, năng lực về tổ chức quản lý, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp của một số cán bộ làm công tác giao đât, giao rừng còn hạn chế, đặc biệt là cấp cơ sở. Mặt khác công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ, trong những năm trước đây việc xác định ranh giới các loại rừng (phòng hộ, sản xuất) chưa rõ ràng, chưa được đóng mốc trên thực địa, gây khó khăn trong việc giao đất lâm nghiệp. Trong một thời gian dài quá tập trung và quy hoạch phát triển rừng phòng hộ để tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sánh, rừng sản xuất ít được quan tâm nên không khuyến khích, thu hút được các tổ chức đầu tư vào phát triển rừng. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giao dục pháp luật về cơ chế chính sách lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chính sách về quyền hưởng lợi của người dân, mặt khác một bộ phận người dân nhất là ở các xã vùng cao của huyện, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương thực để đảm bảo cuộc sống, một bộ phận do thiếu vốn đầu tư vào phát triển rừng, do thiếu đất canh tác nên họ vẫn sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy... nên tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao vào khai thác sử dụng có hiệu quả còn thấp.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra sử dụng đất lâm nghiệp ở một số hộ gia đình

TT Tên chủ hộ Địa chỉ Diện

tích (ha) Loại đất ln Mục đích SD

1 Triệu Tòn Kiều Thôn Vằng Mâu 5 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 2 Triệu Tòn Chìu Thôn Vằng Mâu 5,5 R.Tn.T.S T.S 3 Triệu Phúc An Thôn Vằng Mâu 5 R.Tn.T.S T.S 4 Hoàng Văn Đạm Thôn Vằng Mâu 4,5 R.Tn.T.S T.S 5 Đặng Long Huyện Thôn Vằng Mâu 4 R.P.H T.S. Trồng rừng 6 Đặng Tòn Sính Thôn Khe Nà 3 Đất trống Trồng rừng 7 Đặng Long Tài Thôn Khe Nà 7,2 R.T.S T.S 8 Triệu Tòn Viết Thôn Khe Nà 2,5 R.T.S T.S. Trồng rừng 9 Triệu Trung Thành Thôn Khe Nà 5,4 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 10 Đặng Tài Lâm Thôn Khe Nà 6,6 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 11 Bàn Tiến Châu Thôn Khe Tào 2,7 R.S.X Trồng rừng 12 Triệu Văn Phúc Thôn Khe Tào 4 R.Tn.T.S T.S 13 Đặng Tòn Phúc Thôn Khe Tào 7 R. Trồng Trồng rừng 14 Bàn Tiến Hương Thôn Khe Tào 6 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 15 Triệu Tòn Thim Thôn Khe Tào 5 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 16 Triệu Trung Đắc Thôn Khe Cóc 3,5 R.Trồng Trồng rừng 17 Bàn thừa Thanh Thôn Khe Cóc 2,6 R.T.S T.S 18 Bàn thừa Kim Thôn Khe Cóc 2,2 R.T.S T.S 19 Bàn Thị Phạm Thôn Khe Cóc 6 R.Trồng Trồng rừng 20 Bàn Thừa Dẫn Thôn Khe Cóc 5 Đồi trọc Trồng rừng 21 Đặng Nguyên Lý Thôn Phường Cong 5,5 R.T.S T.S 22 Đặng Long Vượng Thôn Phường Cong 4 R.S.X Trồng rừng 23 Triệu Tài Vượng Thôn Phường Cong 4,5 R.Tn.T.S T.S 24 Én Tiến Kim Thôn Phường Cong 4,5 R.Tn.T.S T.S 25 Triệu Thừa Phây Thôn Phường Cong 3,5 Đồi trọc Trồng rừng 26 Triệu Tón Liễu Thôn Khe Vai 5 R.Tn.T.S T.S 27 Triệu Tài Quan Thôn Khe Vai 6,5 R.T.S T.S 28 Triệu Văn An Thôn Khe Vai 5 R.T.S T.S 29 Triệu Quý Lâm Thôn Khe Vai 5 R.T.S T.S 30 Triệu Quý Hương Thôn Khe Vai 4,5 R.Trồng Trồng rừng 31 Triệu Tân Nhị Thôn Khe Păn 3,5 R.T.S T.S 32 Bàn Hữu An Thôn Khe Păn 3,5 R.T.S T.S 33 Lý Tiến Phây Thôn Khe Păn 6 R.T.S T.S 34 Triệu Tiến Phúc Thôn Khe Păn 5 R.P.H.S T.S. Trồng rừng 35 Lý Tiến Phúc Thôn Khe Păn 3 Đồi trọc Trồng rừng

(Chú thích; R.T.S: rừng tái sinh, R.S.X : rừng sản xuất, R.P.H.S : rừng phục hồi sau nương rẫy, T.S : tái sinh)

Qua bảng cho thấy số hộ nhận đất, nhận rừng chủ yếu là rừng tái sinh và rừng phục hồi sau nương rẫy với mục đích sử dụng là tái sinh, trồng mới rừng trên diện tích đã được giao.

Tại Đại hội đảng bộ huyện Văn Bàn, nhiệm kỳ 2010-2015 đã nêu tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng, diện tích rừng hiện có, phát huy vai trò của rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thu nhập từ rừng và có đời sống ổn định. Để đạt được mục tiêu đó, việc tiến hành giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê gắn trách nhiệm và quyền lợi người trực tiếp của các thành phần kinh tế là cần thiết, đặc biệt đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp UBND xã đang được tạm giao quản lý (diện tích lớn trong khi nhu cầu nhận đất của người dân còn cao). Tiến hành củng cố hoàn thiện hồ sơ giao đất giao rừng trước đây cho các hộ gia đình, nhằm tạo động lực phát triển sản xuất, tăng nguồn thu nhập nghề rừng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số, nhu cầu của người dân sống gần rừng, đòi hỏi nhu cầu cao về nhà ở, đất canh tác nông lâm nghiệp, các sản phẩm từ rừng cũng được tăng cao. Do đó việc giao đất giao rừng, cho thuê rừng, cho các hộ gia đình cộng đồng dân cư thôn bản, các thành phần kinh tế là phù hợp với nguyện vọng của người dân, theo đúng chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Giao đất giao rừng là gắn với trách nhiệm trực tiếp của người dân, tổ chức với rừng, tạo cơ hội và động lực cho nhân dân, các tổ chức đầu tư vào rừng nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân và nâng cao độ che phủ rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã nậm tha huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w